Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29: Diễn đạt trong văn nghị luận
lượt xem 32
download
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29: Diễn đạt trong văn nghị luận
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29: Diễn đạt trong văn nghị luận
- Giáo án Ngữ văn 12 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp) ******* A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận. - Rèn luyện nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. - Giáo dục HS biết cách tránh lỗi về sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, STK, tham khảo tài liệu soạn giáo án, … - Chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy để HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ. 2. Học sinh: - Xem trước nội dung bài mới, nghiên cứu trước những bài tập thực hành; soạn bài theo câu hỏi SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) CÂU HỎI ĐÁP ÁN Câu 1: Khi viết văn nghị Câu 1: Yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận: luận, chúng ta cần lưu ý - Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần khi sử dụng về từ ngữ như nghị luận, tránh sử dụng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo thế nào? rỗng, cầu kì. - Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm Câu 2: Khi viết văn nghị xúc phù hợp. luận cần chú ý đảm bảo về Câu 2: Yêu cầu cơ bản khi sử dụng kết hợp các kiểu câu cách sử dụng kết hợp các trong văn nghị luận kiểu câu như thế nào? - Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giộng điệu linh hoạt, biểu hiện Diễn đạt trong văn nghị luận Page 1
- Giáo án Ngữ văn 12 cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần… - Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, CHTT... 3. Bài mới: Lời vào bài : (1’) Ở tiết Làm văn hôm trước, các em đã biết: Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài viết. Song diễn đạt trong văn nghị luận không chỉ cần chú ý tới việc sử dụng từ ngữ, sử dụng câu và kết hợp các kiểu câu mà còn phải xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp. Hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu thêm một số bài tập để hiểu về vấn đề này, từ đó trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo hơn! TL HOẠTĐỘNGCỦAGV HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HS 25’ HĐ1: Tổ chức HS tìm HĐ1: Tìm hiểu I. Xác định giọng điệu phù hiểu việc xác định việc xác định hợp trong văn nghị luận giọng điệu phù hợp giọng điệu phù trong văn nghị luận hợp trong văn VL1: Hướng dẫn tìm nghị luận hiểu các đoạn trích 1. Tìm hiểu các đoạn trích: - GV yêu cầu HS đọc VL1: Tìm hiểu bài tập (1) và (2) – các đoạn trích 1.1- Bài tập 1: SGK/tr 155,156 và tổ - HS đọc ví dụ và a) Đối tượng nghị luận và nội chức cho HS thực hiện: yêu cầu BT 1,2. dung cụ thể của hai đoạn văn + Chia lớp thành 2 khác nhau: Một đoạn tố cáo tội nhóm để thảo luận: ác của thực dân Pháp đối với . Nhóm 1: làm bài tập nhân dân ta, còn đoạn kia thể (1) - HS thảo luận hiện nhận xét về giá trị tư nhóm; Thực hiện tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. . Nhóm 2: làm bài tập yêu cầu của GV. Tuy nhiên, về giọng điệu, hai (2). đoạn đó có điểm tương đồng: + Gọi đại diện từng giọng điệu khẳng định một nhóm trình bày, cho HS cách hùng hồn, dứt khoát, nhận xét, bổ sung. trang nghiêm. Diễn đạt trong văn nghị luận Page 2
- Giáo án Ngữ văn 12 + GV tổng kết. - Cử đại diện từng Điểm khác nhau: nhóm trình bày, - Đoạn văn của Chủ tịch Hồ nhận xét, bổ sung Chí Minh thể hiện thái độ căm hoàn chỉnh. thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau. - Đoạn văn của Nguyễn Minh Vỹ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi, đồng thời cũng thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh). b) Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung đánh giá, nhận xét) cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,... cùng tạo nên sự khác nhau đó. c) Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, biện pháp tu từ có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn: - Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do, bình đẳng, bác Diễn đạt trong văn nghị luận Page 3
- Giáo án Ngữ văn 12 ái, chính trị, dân chủ,…), sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê… tạo giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn. - Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời (lời thơ, ý thơ, thơ điên, thơ loạn…), dùng kết hợp các kiểu câu, các bptt tạo giọng văn trầm lắng thiết tha 1.2- Bài tập 2: Đoạn trích (l) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn và câu dài một cách hợp VL2: Tổ chức HS rút lí. Giọng văn thể hiện sự hô ra kết luận về đặc điểm hào, thúc giục đầy nhiệt huyết. của giọng điệu trong văn nghị luận Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành H: Căn cứ vào việc tìm VL2: Rút ra kết phần đồng chức năng (câu có hiểu các đoạn trích ở luận về đặc điểm nhiều chủ ngữ, vị ngữ) tạo các bài tập trên, em hãy của giọng điệu giọng văn giầu cảm xúc. xác định những đặc trong văn nghị điểm của giọng điệu luận 2. Đặc điểm của giọng điệu trong văn nghị luận? trong văn nghị luận: GV: yêu cầu HS đọc - Căn cứ vào việc ghi nhớ. tìm hiểu các đoạn HĐ2: Tổ chức HS trích ở các bài tập - Giọng điệu cơ bản của lời văn Luyện tập trên, HS phát biểu nghị luận là trang trọng, ý kiến. nghiêm túc. GV: yêu cầu HS làm bài tập 1. - Ở các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể. - HS đọc ghi nhớ. Diễn đạt trong văn nghị luận Page 4
- Giáo án Ngữ văn 12 12’ HĐ2: Thực hành luyện tập - HS làm bài tập 1 II. Luyện tập: tại lớp. 1. Bài tập 1: - Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp với tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với câu ngắn -> giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết. - Đoạn 2: Nói về Thời và thơ - Hướng dẫn, gợi ý HS Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử làm bài tập 2 ở nhà. dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp -> giọng điệu riêng. - Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của - HS làm bài tập 2 Kiều và Từ Hải. Vì vậy đoạn ở nhà. văn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản -> đoạn văn mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. 2. Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận ngắn có sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp theo chủ đề tự chọn (Làm ở nhà) Diễn đạt trong văn nghị luận Page 5
- Giáo án Ngữ văn 12 4. Củng cố, dặn dò: (1’) -Củng cố: Nắm vững kiến thức và kĩ năng về những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận. - Dặn dò: + Xem lại các bài tập thực hành; học bài. + Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc. D. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG KIẾN THỨC: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………. Diễn đạt trong văn nghị luận Page 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Đất Nước ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm )
11 p | 1389 | 86
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7: Tây Tiến
16 p | 2073 | 51
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 6: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
8 p | 884 | 42
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
6 p | 890 | 39
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Đọc thêm: Đất nước ( Nguyễn Đình Thi )
4 p | 630 | 38
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 6: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003
10 p | 650 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
7 p | 480 | 32
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Luật thơ ( tiếp theo)
4 p | 349 | 27
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (TT)
6 p | 690 | 26
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 9: Phát biểu theo chủ đề
4 p | 384 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 11: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
8 p | 413 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Dọn về làng
7 p | 410 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Tiếng hát con tàu
4 p | 460 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ ( trích )
6 p | 514 | 20
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Đò Lèn
7 p | 300 | 17
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2: Giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt
9 p | 173 | 11
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Đọc thêm: Đố t - xtôi - ép - xki ( trích )
4 p | 163 | 8
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 5: Trả bài viết số 1 và ra đề số 2
5 p | 198 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn