intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào

Chia sẻ: Lê Thị Thúy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.088
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gồm các giáo án khái quát nội dung về hô hấp tế bào và quá trình hô hấp tế bào giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức sinh học 10. Qua bài học này, học sinh sẽ nắm được hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào sống, đây là quá trình phân giải chất hữu cơ qua nhiều sản phẩm trung gian cuối cùng là CO2, H2O và ATP. Từ đó học sinh biết được vai trò của hô hấp tế bào đối với quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng tế bào, các cơ chế hoạt động của hô hấp và những ứng dụng của hô hấp trong hoạt động sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào

  1. 1 GIÁO ÁN SINH HỌC 10 Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO I/ Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức: - Trình bày được khái niệm “hô hấp tb”. - Mô tả được các giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền e hô hấp. - Trình bày được mối quan hệ của các giai đoạn trong hô hấp tế bào. 2) Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích - Tổng hợp, so sánh vấn đề. - Phát triển tư duy cho HS. - Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống. 3) Thái độ: - HS thấy được sự cần thiết của các hoạt động sống trong cơ thể đối với sự tồn tại của con người: vì sao khi chạy một quãng đường dài thì ta lại thở nhanh ... vv… - Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lí & hoá học. II/ Nội dung trọng tâm bài học: - Khái niệm hô hấp tế bào. - 3 giai đoạn chính của hô hấp tế bào. III/ Phương pháp dạy học: - Thuyết trình- Ơrictic. - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. - Quan sát tranh ảnh- tìm tòi bộ phận. IV/ Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa Sinh học 10. - Sách tham khảo. - Các tranh ảnh liên quan được phóng to cỡ giấy A0 treo bảng.
  2. 2 CHUỖI CHUYỀN ELECTRON HÔ HẤP
  3. 3 V/ Tiến trình tổ chức tiết học: 1) Ổn định tổ chức lớp. (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) Enzim là gì ? Bản chất của enzim. -Ezim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là prôtêin, làm nhiệm vụ xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Ezim khác gì với chất xúc tác vô cơ ? -Ezim và chất xúc tác vô cơ đều giống nhau là làm tăng tốc độ của phản ứng. Tuy nhiên, enzim khác chất xúc tác vô cơ đó là: + Enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào với tốc độ nhanh hơn (thời gian ngắn) và trong nhiệt độ bình thường của cơ thể. + Chất xúc tác vô cơ cần thời gian lâu hơn và điều kiện nhiệt độ cao. 3) Tổ chức hoạt động dạy học bài mới: a- Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Chúng ta đã biết được quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào diễn ra qua đồng hoá và dị hoá.Dị hoá là quá trình phân giải chất hữu cơ để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Bài “Hô hấp tế bào” hôm nay sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về quá trình dị hoá b- Tổ chức hoạt động: (1’) GV phát phiếu học tập trước cho HS vào đầu giờ (tránh trong giờ học việc phát phiếu gây mất trật tự). Mỗi HS một phiếu. Nội dung phiếu học tập: Giai đoạn Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền e hô hấp Nơi xảy ra Nguyên liệu Diễn biến Kết quả Tg Hđ của giáo viên Hđ của học sinh Nd bài học 10’ HĐ 1: Tìm hiểu KN về hô I/ Khái niệm về hô hấp tế hấp tế bào. bào: - Treo tranh “QUA TRÌNH 1) Định nghĩa: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT”. - Yêu cầu HS quan sát TL: Chất tham gia là tranh bên& thảo luận nhóm glucose và Oxi.Sản để nêu KN hô hấp tế bào phẩm: CO2 & H2O, qua các câu hỏi sau: Chất năng lượng. tham gia & sản phẩm tạo Đặc điểm: chất tham thành? Đặc điểm của các gia là chất hữu cơ phức chất tham gia và sản phẩm? tạp, còn sản phẩm là chất hữu cơ đơn giản. - Từ đặc điểm đó, hãy nêu định nghĩa hô hấp tế bào theo cách hiểu của các em? - Gọi 2 em trả lời rồi bổ - 2 HS trả lời. Hô hấp tế bào là quá trình sung, hoàn chỉnh định chuyển hoá vật chất & NL nghĩa. trong tb sống : Chất hữu cơ bị
  4. 4 phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian & cuối cùng là CO2 & H2O (thực chất là chuỗi các pứ oxi hoá khử dưới tác dụng xúc tác của các enzim). Đồng thời giải phóng NL ATP cần cho mọi hoạt động sống của tb. * Bản chất: Là một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. 2) Phương trình tổng quát: -Trình bày pttq của hô hấp - Ghi chép. tế bào. C6H12O6 + 6 O2 6CO2 + 6 H2O + NL (ATP & nhiệt năng). - Hô hấp tế bào không phải đơn giản như phương trình tổng quát đưa ra mà gồm 3 giai đoạn. Chúng ta sẽ cùng đi vào phần II. HĐ 2: Tìm hiểu các giai II/ Các giai đoạn chính của đoạn chính của tế bào. hô hấp tế bào: - Gồm 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep & chuỗi truyền electron hô hấp. 1) Đường phân: 10’ - Treo bảng 2 phiếu học tập đã được ghi sẵn. - Chia lớp thành 2 nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình - Hoạt động nhóm. 23.2 trong SGK Sinh học 10NC để hoàn thành phần đường phân trong phiếu học tập đã được phát - Yêu cầu 2 HS đại diện - TL. cho 2 nhóm lên hoàn chỉnh. - Nơi diễn ra: tế bào chất .HS nào trả lời đúng sẽ - Nguyên liệu: glucozo, 2ATP, được điểm tốt. 2NADH - Quá trình đường phân - Diễn biến: gồm 3 giai đoạn: Glucozo->Glucozo 6P-> Fructozo + Hoạt hóa glucozo. 1,6dP -> 2C3-. 2a.pyruvic. + Cắt mạch Cacbon. + Tạo a. pyruvic. -Vì sao glucozo phải được - TL: Glucozo không hoạt hóa thành glucozo 6P? có khả năng tham gia các phản ứng hóa học vì vậy cần phải được hoạt hóa. - Kết quả:1C6H12O6 ->2C3H4O3
  5. 5 + 2ATP+ 2 NADH (nicôtinamit - Đường phân có thể xảy ra -TL: Đường phân có ađênin đinuclêôtit). trong môi trường thiếu Oxy thể xảy ra trong môi được không? trường thiếu Oxy vì quá trình này không cần nguyên liệu là O2. - Quá trình phân giải =>Giúp tế bào sản sinh glucôzơ xẩy ra từ từ qua và sử dụng năng lượng nhiều giai đoạn có ý nghĩa một cách tiết kiệm nhất gì? 2) Chu trình Creps: 10’ - Yêu cầu HS quan sát hình - Hoạt động nhóm. 23.3 trong SGK Sinh học 10NC để hoàn thành phần chu trình Creps trong phiếu học tập đã được phát. - Yêu cầu 2 HS đại diện - TL. cho 2 nhóm lên hoàn chỉnh. .HS nào trả lời đúng sẽ được điểm tốt. - Nơi diễn ra: trong chất nền của ti thể. - Nguyên liệu: 2C3H4O3 bị oxy hóa thành 2 axetyl-coenzymA. - Chu trình Crep gồm 2 giai - Diễn biến: đoạn: 2C3H4O3 2 axetyl-CoA + Axêtyl côenzim A kết hợp với C4(oxalôaxêtat) tạo ra C6. C4 C6 + Cắt mạch Cacbon. CO2 C5 - Kết quả: tạo 6CO2, 2ATP, 2 FADH2 và 8 NADH. - Chu trình Crep ngoài tạo =>Tạo ra nhiều hợp ra năng lượng ATP còn có chất hữu cơ trung gian ý nghĩa nào khác? trong quá trình TĐC, tạo nhiệt cho tế bào… 15’ 3) Chuỗi chuyền electron hô - Treo tranh “CHUỖI hấp: CHUYỀN ELECTRON HÔ HẤP” - Yêu cầu HS quan sát - Hoạt động nhóm. tranh bên& thảo luận nhóm để hoàn tất phiếu học tập phần Chuỗi chuyền electron hô hấp.
  6. 6 - Là viết tắt của - Hỏi: “Xit” trong hình “xittocrom”. Đó là các 24.1 ở SGK nghĩa là phương tiện vận chuyển e. gì? - Yêu cầu 2 HS đại diện - TL. - Nơi diễn ra: trên màng trong cho 2 nhóm lên hoàn chỉnh. của ti thể. .HS nào trả lời đúng sẽ - Nguyên liệu: O2, NADH( H+), được điểm tốt. FADH2(e-). - Diễn biến: Điện tử (êlectron) được chuyền từ NADH và FADH2 tới ôxi thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử kế tiếp nhau. - Kết quả: tạo H2O, 34 ATP. - Quan sát tranh “QUA -TL: Sản phẩm của 10’ TRÌNH HÔ HẤP Ở THỰC quá trình đường phân VẬT”, hãy cho biết mối là axit piruvic được liên quan giữa đường phân, tiếp tục vào chu trình chu trình crep và chuỗi vận Crep. Sản phẩm của chuyển êlectron hô hấp. chu trình Crep là các - Treo tranh “TỔNG phân tử NADH và NĂNG LƯỢNG CỦA FADH2 tiếp tục tham QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ gia vào chuỗi êletron BÀO” và giải thích. hô hấp và cuối cùng tạo ra ATP để cung cấp cho tế bào. 5’ - Yêu cầu học sinh xem III- Quá trình phân giải các Sách giáo khoa trang 82. chất khác: Sách giáo khoa - Giải thích sơ bộ hình 24.3. 4) Củng cố bài học: (5’) Hô hấp tế bào có phải là quá trình đốt cháy không? Xét về hiện tượng, hô hấp tế bào giống với quá trình đốt cháy đó là đều gồm các phản ứng ôxi hóa khử, có sử dụng ôxi ở khí quyển, tạo ra CO2 và năng lượng Tuy nhiên, hô hấp tế bào khác quá trình đốt cháy là: hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, còn quá trình đốt cháy diễn ra một phản ứng. 5) Bài tập về nhà: (2’) 1- Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người còn được gọi là hô hấp ngoài, đây là biểu hiện bên ngoài của quá trình phức tạp diễn ra bên trong tế bào. Quá trình hít thở thực chất là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Trong quá trình này, cơ thể thải khí CO2 (sản phẩm của quá trình hô hấp) và lấy O2 (giúp cho quá trình hô hấp diễn ra) 2- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay yếu? ( Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh mẽ vì khi luyện tập, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó có quá trình hô hấp tế bào phải tăng cường.) 3- Ôn tập bài vừa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2