intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbonhiđrat va lipit

Chia sẻ: Trần Việt Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

711
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbonhiđrat va lipit để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbonhiđrat va lipit được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbonhiđrat va lipit

Bài 4 :

CACBÔHĐRAT VÀ LIPIT

I. Mục tiêu bài học :

            Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

  • Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật.
  • Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
  • Liệt kê được tên của các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật.
  • Trình bày được chức năng của các loại lipit.

II. Phương pháp :

            Hỏi đáp + Diễn giảng – Minh họa + Thảo luận nhóm.

III. Phương tiện dạy học :

            Hình 4.1 và hình 4.2  SGK Sinh học 10 phóng to.

            Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,…

IV. Nội dung dạy học :

  1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số.
  2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Thế nào là nguyên tố vi lượng ? Cho ví dụ về một vài nguyên tố vi lượng trong cơ thể người?

Câu 2 : Mô tả cấu trúc hóa học và nêu vai trò của nước trong tế bào?

  1. Bài mới :

Hoạt động của GV

 

Hoạt động của HS

Nội dung

 

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Cacbôhiđrat là gì ?

 

? Có mấy loại cacbôhi-

đrat ? Kể tên đại diện cho từng loại?

 

 

 GV cho HS xem các mẫu hoa quả chứa nhiều đường, yêu cầu HS quan sát.

 

 

GV nêu câu hỏi, yêu

 cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

 ? Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng loại liên kết gì ?

 

GV gọi HS khác bổ sung.

 

? Hãy phân biệt các loại đường đa?

 

  GV gọi HS trả lời, sau đó nhận xét,kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1

 GV chia nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận theo sự phân công.

 

Câu hỏi : Nêu chức năng của từng loại đường ?

 

 

 

GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.

? Đặc điểm chung của các loại lipit là gì ?

 

Hoạt động 2:

  GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận.

 

Câu hỏi : Phân tích cấu trúc và chức năng  của từng loại lipit ?

 

 

 

 

 

  GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.

  GV dặn HS vẽ hình 4.2 vào tập học.

 

 

HS nghe câu hỏi, thảo luận nhanh, trả lời.

 

 

 

HS nghe câu hỏi, đọc SGK, cá nhân trả lời.

 

Các HS khác bổ sung.

 

HS quan sát, thảo luận, xác định loại đường có trong các mẫu vật.

 

 

 

 

HS tham khảo SGK, thảo luận nhanh, cử đại diện trả lời.

 

 

 

 

Các HS khác  bổ sung theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV. Tiến hành thảo luận theo sự phân công.

 

HS thảo luận, đại diện của 1 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại bổ sung.

 

 

 

HS đọc SGK, độc lập trả lời.

 

 

 

HS tiến hành thảo luận theo sự phân công.

 

 

Nhóm đại diện  ghi và dán kết quả lên bảng.

 

 

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

HS ghi nhận, đánh dấu vào SGK.

I. Cacbôhiđrat: (Đường)

1. Cấu trúc hóa học:

   Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O.

Cacbôhiđrat có 3 loại :

+ Đường đơn : Hexôzơ (Glucôzơ, Fructôzơ,…) ; Pentôzơ (Ribôzơ,…)

 

+ Đường đôi : Saccarôzơ, Galactôzơ, Mantôzơ,…

 

+ Đường đa :Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ, kitin

    

Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.

  Phân tử Xenlulôzơ có cấu tạo mạch thẳng. Tinh bột, Glicôgen có cấu tạo mạch phân nhánh.

2. Chức năng :

   + Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể.

   + Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

   + Đường đa : dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật.

 

II. Lipit :

   - Có tính kị nước.

   - Được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau.

1. Mỡ :

    - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol và 3 phân tử axit béo.

+ Mỡ động vật : A. béo no.

+ Mỡ thực vật : A. béo không no.

   - Chức năng : dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

2. Phôtpholipit :

   - Cấu tạo : gồm 1 phân tử Glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.

   - Chức năng : cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

3. Stêrôit :

   Là thành phần cấu tạo của  màng sinh chất và một số loại hoocmôn trong cơ thể sih vật.

4. Sắc tố và Vitamin :

   Một số sắc tố như Carôtenôit và Vitamin như A, D, E, K cũng là một dạng lipit.

.............Xem online hoặc tải về máy...........

Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Cacbonhiđrat và lipit, để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quí thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.

Để soạn bài được đầy đủ và chi tiết hơn, quí thầy cô có thể tham khảo thêm:

  • Bài giảng sinh học 10 bài 4: Cacbonhiđrat và lipit với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cấu tạo và chức năng của Cacbonhiđrat và lipit kèm với đó là các hình ảnh minh họa rõ ràng về cấu tạo của Cacbonhiđrat cũng như  lipit  sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của quí thầy cô.
  • Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về cấu tạo và chức năng của Cacbonhiđrat và lipit  sẽ giúp quí thầy cô hoàn thiện hơn bài giảng của mình.
  • Bên cạnh đó, quí thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.

Ngoài ra, Tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quí thầy cô Giáo án sinh học 10 bài 5: prôtêin để hỗ trợ quí thầy cô trong công tác soạn giáo án bài tiếp theo.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2