Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 15 (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 2
download
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 15 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh chia sẻ được những điều đã quan sát trong tranh minh họa bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Nhận biết được nhân hóa bằng cách trò chuyện với sự vật hoặc để sự vật tự xưng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 15 (Sách Chân trời sáng tạo)
- TUẦN 15 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được những điều đã quan sát trong tranh minh hoạ bài đọc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. - Tìm đọc được một bài thơ hoặc lời một bài hát về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn suy nghĩ về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát. 2. Năng lực chung. - NL tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác xác định nhiệm vụ học tập, phân tích và trình bày được những điều giải quyết các câu hỏi trước lớp. - NL giao tiếp và hợp tác: Có thói quen cùng trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập. - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chia sẻ bài thơ hoặc lời bài hát đã sưu tầm được và có thể trang trí Nhật kí đọc sách theo chủ điểm hoặc nội dung bài thơ/ lời bài hát. - NL ngôn ngữ: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài - NL văn học: Đọc diễn cảm đoạn thơ; hiểu được ý nghĩa của bài; chia sẻ được ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc qua lời bài hát sưu tầm được. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Tự giác học tập. - Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động. - Trung thực: Nói lên được ý kiến của bản thân thông qua các hoạt động trong bài. - Yêu nước: Ước mơ khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. - Máy tính, bảng tương tác.
- - Bài giảng Powerpoint. - HS mang tới lớp bài thơ hoặc lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” đã đọc và Nhật kí đọc sách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học; + Đọc tên và đoán nội dung bài học. - Cách tiến hành: - Cho HS xem tranh minh họa trong bài tập đọc. - HS hoạt động nhóm đôi (Gợi ý: không gian, thời gian, cảnh vật, con hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với người,...) bạn những điều em quan sát được trong tranh minh hoạ - Yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động, đọc tên bài đọc. và phán đoán nội dung bài đọc. - Thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương. => Giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc “Thuyền - Lắng nghe và ghi tên bài trưởng và bầy ong”. vào vở. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: giọng đọc trong sáng, vui tươi, thể - Lắng nghe GV đọc mẫu. hiện niềm vui của bạn nhỏ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh đẹp và hoạt động của sự vật. - GV HD đọc và luyện đọc một số từ khó: râm - Lắng nghe cách đọc. bụt, buồm, quánh, sương giăng,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: Đàn ong/ cánh chở nắng/ Bay qua/ vườn mướp vàng/
- Ghé/ cành râm bụt đỏ/ Bình mật đầy/ vẫn mang.// - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp - GV chia đoạn: 2 đoạn lắng nghe. + Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu - Quan sát. + Đoạn 2: Ba khổ thơ cuối - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS đọc thành - Luyện đọc theo yêu cầu. tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu ( ngoài từ ngữ đã được - Lắng nghe. giải thích trong SHS): chở nắng (ý trong bài: đàn ong bay trong bầu trời ngập nắng), loang (lan rộng dần ra; ý trong bài: mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng lan rộng trên bãi cát),... - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi - HS đọc thầm lại bài đọc và trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả hỏi trong SHS. lời đầy đủ câu. + Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, đàn ong được miêu + Câu 1: Đàn ong trong khổ tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? thơ thứ nhất được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: cánh chở nắng bay qua vườn mướp vàng, mang bình mật + Câu 2: Bạn nhỏ tưởng tượng điều gì khi chơi đầy ghé cành râm bụt đỏ. trò chơi thả diều? + Câu 2: Khi chơi thả diều, bạn nhỏ tưởng tượng cánh diều là cánh buồm căng gió, + Câu hỏi 3: Em cảm nhận thế nào về cảnh thiên bầu trời là đại dương, còn nhiên được tả ở khổ thơ thứ ba và thứ tư? (Gợi ý: bản thân là người thuyền Cảnh thiên nhiên ở khổ thơ thứ ba và thứ tư được trưởng điều khiển cánh tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi sáng, bình buồm. yên: “Nắng quánh vàng như mật”, “Sao đã thắp + Câu hỏi 3: HS trả lời theo hải đăng”,...) suy nghĩ, cảm nhận riêng. (Gợi ý: Cảnh thiên nhiên ở
- + Câu hỏi 4: Khổ thơ cuối bài nói lên mơ ước mơ khổ thơ thứ ba và thứ tư gì của bạn nhỏ? được tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi sáng, bình yên: “Nắng quánh vàng như mật”, - GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn “Sao đã thắp hải đăng”,...) + Đoạn 1: Trò chơi thả diều đầy thú vị bắt đầu vào + Câu hỏi 4: Khổ thơ cuối ngày mới với vẻ đẹp tươi sáng của thiên nhiên. bài nói lên mơ ước được bay + Đoạn 2: Trò chơi kết thúc, bạn nhỏ trở về nhà xa như cánh diều và đàn ong khi chiều xuống. để trải nghiệm, khám phá vẻ - GV mời HS nêu nội dung bài. đẹp của quê hương đất nước - GV chốt nội dung bài đọc: Cậu bé – thuyền - Vài HS nêu. trưởng cùng con diều chu du theo đàn ong đến khám phá những vùng đất tươi đẹp. Mơ ước cùng với diều và đàn ong bay xa để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước của cậu bé. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng. - Cho HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa bài học Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ - Thực hiện. và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV hoặc HS đọc lại 3 khổ thơ cuối. (Gợi ý: giọng trong sáng, vui tươi như lời tâm - Lắng nghe. tình, trò chuyện, thể hiện niềm vui và ước mơ của bạn nhỏ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả hoạt động, tính chất của sự vật): Chiều/ loang dần trên cát Rơi/ tiếng chim gọi ngày Nắng/ quánh vàng như mật Ong về/ hay còn bay?// Cập bến thôi/ diều nhé!/ Sao/ đã thắp hải đăng/ Cơm chiều/ mẹ đã dọn/ Về thôi thuyền,/ sương giăng.// Đàn ong siêng,/ về tổ/ Thuyền trưởng ngoan,/ về nhà/
- Ngày mai/ cùng với nắng/ Ong và diều/ bay xa.// - GV đọc lại đoạn mẫu - GV yêu cầu đọc lại đoạn 2. - Lắng nghe. - GV nhận xét, tuyên dương. - Một vài HS đọc lại. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích. - Tiến hành học thuộc 4 khổ thơ yêu thích trong nhóm, trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. 2.4. Đọc mở rộng: - Mục tiêu: + Tìm được bài thơ / lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh”. + Chia sẻ những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ/ lời bài hát. + Biết trang trí “Nhật kí đọc sách” đơn giản theo chủ điểm, nội dung bài thơ hoặc lời bài hát. - Cách tiến hành: 2.4.1. Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát. - GV mời HS nêu chủ điểm. - Nêu: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách - GV yêu cầu HS đọc ở nhà (hoặc thư viện) một Chủ điểm: “Những ước mơ bài thơ hoặc lời bài hát phù hợp với chủ điểm xanh” trước buổi học khoảng 1 tuần. HS có thể đọc sách - Chuẩn bị bài thơ hoặc lời báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài thơ hoặc bài hát để mang tới lớp chia lời bài hát viết về: sẻ. + Ước mơ cho bản thân, gia đình + Ước mơ cho bạn bè, thầy cô, trường học + Ước mơ cho quê hương, đất nước,... - Nhận xét, tuyên dương. 2.4.2. Viết nhật kí đọc sách: - Yêu cầu HS viết vào Nhật kí đọc sách những - Lắng nghe. điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ hoặc lời bài hát: tên bài thơ hoặc tên bài hát, tên tác giả, những hình ảnh thể hiện ước mơ,... - Yêu cầu HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản - Thực hiện. theo nội dung chủ điểm, nội dung bài thơ hoặc lời bài hát. - Nhận xét, tuyên dương.
- 2.4.3. Chia sẻ về bài thơ hoặc lời bài hát đã - Thực hiện. đọc: - Vài HS đọc trước lớp, cùng - Yêu cầu HS đọc bài thơ/ lời bài hát trước lớp và chia sẻ cho các bạn trong chia sẻ cho các bạn trong nhóm cùng đọc. nhóm đọc bài của nhau. - Mời HS chia sẻ Nhật kí đọc sách của bản thân. - Trình bày Nhật kí đọc sách. - Mời HS nhận xét, góp ý. - Nhận xét, góp ý nhận xét - Yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ suy cho nhật kí của bạn, chỉnh nghĩ về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc sửa, hoàn thiện nhật kí của lời bài hát. bản thân. - Tiến hành bình chọn và dán vào góc sản phẩm,... - Mời HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc - Lắng nghe. Tiếng Việt. - Nhận xét, đánh giá hoạt động. 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” - HS tham gia chơi trò chơi + Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Thuyền và trả lời các câu hỏi. trưởng và bầy ong”. + Câu 2: Đọc bài thơ hoặc hát một bài hát đã sưu tầm được, nêu ước mơ được nhắc đến trong bài thơ/ bài hát đó. + Câu 3: Hãy nêu ước mơ của em. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. -------------------------------------------------------------------
- TUẦN 15 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH Bài 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Năng lực văn học: Nhận biết được nhân hoá bằng cách trò chuyện với sự vật hoặc để sự vật tự xưng. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu và làm được các bài tập - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. Nhân ái: ý thức giúp đỡ nhau trong học tập Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động Trách nhiệm: tự giác học tập và hoàn thành các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SHS, VBT, SGV. – Bảng tương tác - Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện BT từ câu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- - GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Niềm - HS tham gia múa hát. vui của em” - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói chia sẻ - HS thảo luận nhóm đôi, HS với bạn về các sự vật được nhân hóa trong bài hát chia sẻ kết quả trước lớp - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: “Luyện tập về nhân - HS lắng nghe. hóa”. 2. Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - Nhận biết được nhân hoá - Phát triển năng lực văn học - Cách tiến hành: 2.1. Nhận diện nhân hóa - GV gọi HS đọc đoạn thơ và xác định yêu cầu bài - HS đọc và xác định tập - Yêu cầu HS làm cá nhân bài tập 1a vào VBT : - HS thực hiện, 1 – 2 HS chia tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sẻ kết quả trước lớp: sự vật được nhân hóa (xe lu, hoa bưởi) - GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe -Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi bài tập 1b và - HS thực hiện, 2– 3 nhóm 1c: chia sẻ kết quả trước lớp: b. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào ? b. Xe lu tự xưng là “tớ”, trò c. Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì ? chuyện với người đọc; Hoa bưởi tự xưng là “tôi”, trò chuyện với nhân vật bé. c. Cách nhân hóa ấy khiến sự vật trở nên gần gũi, sinh động, biết trò chuyện với con người. - GV nhận xét tuyên dương - HS lắng nghe - GV chốt: Sự vật biết tự xưng, trò chuyện giúp câu thơ sinh động, lời thơ như lời kể, lời tâm tình, - HS lắng nghe trò chuyện của những người bạn. Có thể nhân hóa bằng cách để cho sự vật tự xưng hoặc trò chuyện với con người
- 2.2. Tìm sự vật nhân hóa - GV gọi HS đọc đoạn thơ và xác định yêu cầu bài - HS đọc và xác định tập 2 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài - HS thực hiện tập - Các nhóm trình bày kết quả trước lớp: a. Trăng: dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của trăng: soi, đi; gọi, trò chuyện với trăng như với người. b. Dế: tự xưng “tôi”, “chúng tôi” để giới thiệu về họ nhà dế bằng các từ ngữ chỉ người; trò chuyện với nhau như người - GV nhận xét, tuyên dương - Các nhóm nhận xét, bổ 2.3. Sử dụng biện pháp nhân hóa để hoàn sung chỉnh đoạn đối thoại - HS lắng nghe - GV gọi HS đọc đoạn đối thoại và xác định yêu cầu bài tập 3 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm bằng kĩ thuật khăn - HS xác định trải bàn - HS thực hiện - Các nhóm trình bày kết quả trước lớp: VD: Buổi sáng tốt lành nhé, cô bé! - GV nhận xét, tuyên dương Chào buổi sáng nhé, cô bé!.... 3. Vận dụng: Sử dụng biện pháp nhân hóa để - Các nhóm nhận xét, bổ ghi lại lời trò chuyện giữa các sự vật sung Mục tiêu: - HS lắng nghe - Củng cố cách đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa - Phát triển năng lực văn học Cách tiến hành: - Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 4
- - HS nghe GV hướng dẫn thực hiện BT: + Những sự vật nào trong thiên nhiên thường gắn bó với nhau? (Gợi ý: - HS xác định trăng – sao, mây – gió,....) + Tưởng tượng xem chúng trò chuyện - HS lắng nghe với nhau những gì? (Gợi ý: thăm hỏi, rủ nhau khám phá bầu trời,...) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa” - Luật chơi: cả lớp sẽ hát và cùng vỗ tay, khi kết thúc bài hát thì hoa tới tay bạn nào, bạn đó sẽ thực hiện đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về lời trò chuyện giữa các hiện tượng - HS lắng nghe thiên nhiên. Ví dụ bạn đầu tiên đặt 1 câu hỏi thì bạn thứ 2 sẽ đặt 1 câu trả lời của câu hỏi vừa rồi - Tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi - HS thực hiện trò chơi IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
- TUẦN 15 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH Bài 3:Thuyền trưởng và bầy ong Tiết 4: VIẾT - Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - NL văn học: Tìm ý và viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe. - NL ngôn ngữ: Tưởng tượng, biết cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi – đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay 2. Năng lực chung. - NL tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác xác định nhiệm vụ học tập, phân tích và trình bày được những điều giải quyết các câu hỏi trước lớp - NL giao tiếp và hợp tác: có thói quen cùng trao đổi, thảo luận với bạn hoàn thành bài tập - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống trong thực tế cuộc sống 3. Phẩm chất: - Nhân ái: có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập để cùng hoàn thành nhiệm vụ - Trách nhiệm: tự giác học tập và biết được các nhiệm vụ của mình trong học tập - Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: – SHS, VBT, SGV. – Bảng tương tác. – HS mang tới lớp bài thơ hoặc lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” đã đọc và Nhật kí đọc sách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: Mỗi em lấy 1 mảnh giấy nhỏ và viết nhanh: Nếu được gặp bà tiên/ông bụt em sẽ ước điều gì? - GV yêu cầu HS viết 1 điều ước - HS viết và sau đó chia sẻ nối - GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. tiếp cho cả lớp những điều ước - Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài. không trùng nhau. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi
- bài. 2. Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng - Mục tiêu: Tìm ý và viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe. - Cách tiến hành: 2.1. Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng - HS xác định yêu - GV y/c HS xác định yêu cầu của BT 1 cầu của BT 1 và đọc các - Cho HS thảo luận nhóm đôi gợi ý. - HS chia sẻ trong nhóm đôi, có thể ghi chép vắn tắt những nội dung chính. (Gợi ý: Tưởng tượng, xác định nội dung chia sẻ; nêu nội dung, - HS nhận xét bạn và GV nhận xét kết quả diễn biến của hoạt động tưởng tượng; nêu kết thúc/ kết quả.) 2.2. Viết đoạn văn tưởng tượng - 1 – 2 HS chia sẻ - GV y/c HS nêu BT 2 trước lớp. - HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả - HS làm vào VBT - HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc các gợi ý và xem lại các ý ghi chép được sau khi thảo - HS chia sẻ bài làm trong nhóm 4 và 1 – 2 luận ở BT 1. HS chia sẻ với lớp. - HS tưởng tượng, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,... trong một - HS và GV nhận xét câu chuyện đã đọc, đã nghe vào VBT. 2.3. Rà soát, chữa lỗi trong bài viết - HS chia sẻ bài - GV y/c HS nêu BT 2 làm trong nhóm 4, chỉnh
- - HS tự đọc và rà soát bài viết của sửa bài làm. mình, GV hỗ trợ - 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. 2.4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị HS nghe bạn và GV nhận xét - - GV cho HS nêu BT 4 kết quả. - Cho HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong tổ. - HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc các gợi ý. - HS tự đọc và rà soát bài viết - HS bình chọn đoạn văn hay nhất của mình, trao đổi theo Tổ về những vấn đề cần sửa chữa (nếu có). - HS và GV nhận xét – HS viết lại đoạn cần chữa của bài viết vào VBT (nếu có) - HS xác định yêu cầu của BT 4. - HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm hoặc trước lớp. - HS bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị bằng biểu tượng (bông hoa, ngôi sao,...) và giải thích lí do. - HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 3. Vận dụng: * Mục tiêu: HS biết tưởng tượng, biết cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi – đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay * Cách tiến hành: - Cho Hs đọc y/c và xác định yêu cầu của hoạt - HS xác định yêu cầu của hoạt động động: Tưởng tượng, đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để trò chuyện về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.
- - Chia nhóm 3 và thực hiện sắm vai - HS đóng vai, thực hiện yêu cầu của hoạt động trong nhóm - Cho HS nhận xét bạn 3. - GV nhận xét - 1 – 2 nhóm HS thực hành hoạt - Gv tổng kết bài học. động trước lớp. - HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau hoạt động. - HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học. 4. Hoạt động nối tiếp: Mục tiêu: Chuẩn bị cho tiết học viết tiếp theo Cách tiến hành: - Các em về xem tiếp tiết viết của bài 4: Cây - HS lắng nghe táo đã nảy mầm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
- TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH BÀI 4: HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Biết tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc khi hạt giống nảy mầm, cây lên xanh tốt, ra hoa, kết quả,...; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Nhờ được cô bé chăm sóc, hạt táo gieo trong chiếc chậu đất ngoài ban công đã nảy mầm. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mầm cây táo là minh chứng rõ ràng cho một niềm tin: gieo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm. 2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Biết tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề học tập của mình một cách sáng tạo. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, biết ước mơ những điều đẹp đẽ, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đối với giáo viên: SGK, SGV - Ti vi/ máy chiếu, tranh ảnh SHS phóng to. Đối với học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. - Cách tiến hành: - Chia nhóm, giao nhiệm vụ: Tưởng tượng - HS hoạt động nhóm đôi (có thể kết hợp mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc sử dụng ảnh các bạn đã chuẩn bị từ khi: trước) + Hạt giống nảy mầm + Khi hạt giống nảy mầm, em cảm thấy một niềm vui rạo rực với việc sắp thấy những bước đầu của đời sống bí ẩn đã được gieo mầm trong đất. + Khi cây lên xanh tốt, cảm xúc của em + Cây lên xanh tốt là hạnh phúc và hồi hộp. Em cảm thấy thỏa sức và hài lòng khi nhìn thấy cây
- phát triển, hồi hộp khi ngóng đợi thành quả của bản thân. + Cây ra hoa, kết quả + Khi cây ra hoa, kết quả, em cảm thấy vô cùng thỏa mãn và nóng lòng muốn thưởng thức thành quả do bản thân tạo ra. → Xem tranh, liên hệ nội dung khởi - GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên động với nội dung tranh → Đọc tên và bài đọc mới “Hạt táo đã nảy mầm”. phản đoán nội dung bài đọc. - HS nghe và nhắc lại tên bài, ghi vở. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu, gợi ý cách đọc: giọng đọc - HS nghe và tìm hiểu giọng đọc toàn trong sáng; đoạn 2 giọng trầm buồn, thể hiện bài. niềm hi vọng; đoạn 3 thể hiện niềm vui; giọng cô bé: đoạn đầu đỗ dành dịu dàng, đoạn sau hớn hở; nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm hoặc chỉ hoạt động,... - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, chia + Đoạn 1: Từ đầu đến “mọc lên một cây đoạn: (3 đoạn) táo”. + Đoạn 2:Tiếp theo đến “ở ban công nhà mình”. + Đoạn 3: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp 1 - Luyện đọc từ khó: gieo, lúc lỉu, bé xíu, đến 2 lần căng mọng, trắng muốt, trĩu cành, ắt - Luyện đọc câu dài thể hiện cảm xúc, suy - 2 HS đọc nghĩ của nhân vật: Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày/ với niềm tin chắc chắn rằng ở đó sẽ mọc lên một cây táo. // Nhưng/ cô bé vẫn không thôi mơ mộng/ về một cây táo có hoa trắng/ và chùm quả xanh/ xuất hiện ở ban công nhà mình. // - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện - Luyện đọc đoạn theo nhóm 3. đọc đoạn theo nhóm 3.
- - GV nhận xét, đánh giá các nhóm và khích lệ HS. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu trong SGK và thêm - HS tìm hiểu nghĩa của từ: lúc lỉu ở một số từ ngữ như: bằng chứng, hồn nhiên SGK. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi - HS tra từ điển hoặc tự nêu nghĩa từ. trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trả lời đầy đủ câu. theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời 1. Cô bé ao ước điều gì khi gieo hạt táo vào từng câu hỏi trong SHS. chiếc chậu đất ngoài ban công? 1. Khi gieo hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban công, cô bé ước ao ở đó sẽ - GV yêu cầu HS tìm ý đoạn 1 nhanh chóng mọc lên một cây táo. * Ý đoạn 1: Ước ao của cô bé khi gieo 2. Những chi tiết nào cho thấy cô bé rất hi hạt táo vào chiếc chậu đất ngoài ban vọng hạt táo sẽ nảy mầm? công. 2/ Những chi tiết cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo nảy mầm: tưới nước mỗi - GV yêu cầu HS tìm ý đoạn 2 ngày, luôn mơ mộng về cây táo có hoa trắng và quả xanh, thì thầm mỗi sáng 3. Lời nói của cô bé khi táo nảy mầm nói lên trước chậu đất. điều gì? Chọn các đáp án đúng: * Ý đoạn 2: Sự chăm sóc và niềm hi + Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm. vọng của cô bé với hạt táo. + Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm. 3/ Chọn các đáp án: Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm; Cô bé coi cây táo + Cô bé coi cây táo như một người bạn. như một người bạn. + Cô bé mong cây táo mau ra hoa, kết quả. - GV yêu cầu HS nêu lí do chọn đáp án - GV yêu cầu HS tìm ý đoạn 3 và khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ 4. Tưởng tượng, kể tiếp về việc chăm sóc * Ý đoạn 3: Sự chăm sóc và niềm hi của cô bé và sự phát triển của mầm táo nhỏ. vọng của cô bé với hạt táo. 4/ HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (Sau vài tuần chăm sóc, từ hai chiếc lá bé xíu ban đầu, cây táo đã ra thêm bốn, rồi năm, sáu chiếc lá xanh 5. Đặt một tên khác cho bài đọc. mơn mởn, hằng ngày cô bé vẫn chăm chỉ tưới nước cho cây, và không thôi ước ao - GV mời HS nêu nội dung bài. về một ngày cây tạo ra hoa, kết quả...) - GV hướng dẫn HS rút ra nội dung, ý nghĩa 5. HS trả lời theo cảm nhận riêng. bài đọc: (Rồi cây táo sẽ lớn, Mầm cây bé nhỏ,...) + Ý nghĩa: Mầm cây táo là minh chứng rõ Nội dung: Nhờ được cô bé chăm sóc,
- ràng cho một niềm tin: gieo hạt lành, ắt sẽ hạt táo gieo trong chiếc chậu đất ngoài được quả thơm. ban công đã nảy mầm. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. HS nêu nội dung bài. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. - GV đọc lại đoạn 3: Mỗi sáng/ cô bé thì thầm trước chậu đất: // “Hạt táo đang ngủ,/ mình sẽ tưới nước mỗi ngày/ để hạt táo thức dậy.” // Rồi một buổi sáng,/ có tiếng reo vui ngoài ban công của cô bé:// “Chào bạn táo!”.// Vậy là hạt táo đã nảy mầm/ với hai chiếc lá bé xíu/ non xanh.// Rồi cây táo sẽ lớn lên, sẽ cho những chùm hoa tảo trắng muốt,/ những trải tảo căng mọng trĩu cành...// Mầm cây bé nhỏ ấy/ là bằng chứng rõ ràng cho một niềm tin:// gieo hạt lành,/ ắt sẽ được quả thơm.// Chào mầm cây bé nhỏ/ đã đến nơi này,// đợi ngày nở hoa để đáp lại niềm tin hồn nhiên của cô bé./ - GV yêu cầu đọc lại đoạn 3 - HS đọc theo giọng đọc vui, trong sáng; giọng cô bé đoạn đầu đỗ dành dịu dàng, đoạn sau hớn hở; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - HS năng khiếu đọc toàn bài 3. HĐ Vận dụng. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ những trải nghiệm - HS chia sẻ trước lớp của bản thân nếu đã từng chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- .................................................................................................................................
- TIẾNG VIỆT BÀI 4: HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM (Tiết 2) Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù. - Xác định đúng các cách nhân hoá, biết sử dụng biện pháp nhân hoá để ghi lại lời nói của sự vật. - Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về nhân hóa gần gũi với đời sống. 2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. - Biết tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề học tập của mình một cách sáng tạo. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, biết ước mơ những điều đẹp đẽ, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đối với giáo viên: SHS, VBT, SGV. - Ti vi/ máy chiếu/tranh ảnh SHS phóng to. - Bảng phụ ghi đoạn 3. Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT từ câu. 1. Đối với học sinh: - SHS, VBT, bảng con, bút viết bảng - Một số câu văn, câu thơ có hình ảnh nhân hóa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Khởi động. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: - GV quan sát, giúp đỡ, cổ vũ HS. - Ban học tập, điều hành cả lớp chơi trò chơi, - Nhận xét, tuyên dương. bạn nào phạm luật sẽ trả lời câu hỏi: + Tìm các sự vật được nhân hóa trong câu thơ, câu văn cho trước. - Dẫn dắt vào giới thiệu bài + Nhân hóa là gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ “Dũng cảm”
5 p | 54 | 4
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 8 (Sách Chân trời sáng tạo)
21 p | 14 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 10 (Sách Chân trời sáng tạo)
27 p | 13 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 9 (Sách Chân trời sáng tạo)
21 p | 4 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 12 (Sách Chân trời sáng tạo)
21 p | 12 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 7 (Sách Chân trời sáng tạo)
22 p | 30 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
25 p | 15 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 5 (Sách Chân trời sáng tạo)
24 p | 14 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 1 (Sách Chân trời sáng tạo)
24 p | 15 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 19 | 3
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 18 (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 17 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 20 (Sách Chân trời sáng tạo)
29 p | 13 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 27 (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 29 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 – Luyện từ và câu: Danh từ hoạt động hình thành kiến mới
5 p | 51 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
29 p | 14 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
22 p | 14 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 2 (Sách Chân trời sáng tạo)
27 p | 8 | 2
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 4: Tuần 35 (Sách Chân trời sáng tạo)
19 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn