intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Toán 4 chương 2 bài 3: Chia cho số có hai chữ số

Chia sẻ: Nguyenthicamnhung Nhung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

169
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Toán 4 chương 2 bài 3: Chia cho số có hai chữ số để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Toán 4 chương 2 bài 3: Chia cho số có hai chữ số được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Toán 4 chương 2 bài 3: Chia cho số có hai chữ số

  1. BÀI 6: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.Mục tiêu : Giúp học sinh -Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số . -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập -2 HS lên bảng làm bài (có đặt tính), 1a/80 và kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài HS khác. làm của bạn. 420 : 60 = 7 ; 4500 : 500 = 9. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết -HS nghe. cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số b) Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số * Phép chia 672 : 21 + Đi tìm kết quả -GV viết lên bảng phép chia 672 : 21, yêu cầu -HS thực hiện. HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để 672 : 21 = 672 : ( 3 x 7 ) tìm kết quả của phép chia. = 672 : 3 : 7 = 224 : 7 = 32 672 : 21 = 32 -Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu ? - HS nghe giảng. -GV giới thiệu : Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672 : 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có -1 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài một chữ số. vào vở nháp. +Đặt tính và tính. - thực hiện từ trái sang phải.
  2. -GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính - là 21. chiacho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21 -Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào ? -Số chia trong phép chia này là bao nhiêu ? -Vậy khi thực hiện phép chia chúng ta nhớ -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm lấy 672 chia cho số 21 , không phải là chia cho bài vào giấy nháp. 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 là các chữ số của 21. 672 21 -Yêu cầu HS thực hiện phép chia. 63 32 42 -GV nhận xét cách đặt phép chia của HS, sau 42 đó thống nhất lại với HS cách chia đúng như 0 SGK đã nêu. -Là phép chia hết vì có số dư bằng 0. -Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay -1 HS lên bảng làm bài . cả lớp làm phép chia hết. bài vào giấy nháp. * Phép chia 779 : 18 -HS nêu cách tính của mình. -GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. -GV theo dõi HS làm. Nếu thấy HS chưa làm đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp ,nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không ? -GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 779 18 72 43 59 54 5 Vậy 779 : 18 = 43 ( dư 5 ) -Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép -Là phép chia có số dư bằng 5. chia có dư ? -Trong các phép chia có số dư chúng ta phải -Số dư luôn nhỏ hơn số chia. chú ý điều gì ? * Tập ước lượng thương -HS theo dõi GV giảng bài. -Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.
  3. -GV viết lên bảng các phép chia sau : -HS đọc các phép chia trên. 75 : 23 ; 89 : 22 ; 68 : 21 + Để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục. + GV cho HS ứng dụng thực hành ước lượng thương của các phép chia trên + HS nhẩm để tìm thương sau đó + Cho HS lần lượt nêu cách nhẩm của từng kiểm tra lại. phép tính trên trước lớp -GV viết lên bảng phép tính 75 : 17 và yêu + HS cả lớp theo dõi và nhận xét. cầu HS nhẩm. -HS có thể nhân nhẩm theo cách. -GV hướng dẫn thêm: Khi đó chúng ta giảm 7 : 1 = 7 ; 7 x 17 = 119 ; 119 > 75 dần thương xuống còn 6, 5, 4 … và tiến hành -HS thử với các thương 6, 5, 4 và tìm nhân và trừ nhẩm. ra 17 x 4 = 68 ; 75 - 68 = 7. Vậy 4 là thương thích hợp. -Để tránh phải thử nhiều, chúng ta có thể làm -HS nghe GV huớng dẫn. tròn số trong phép chia 75 : 11 như sau : 75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80; 17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20, sau đó lấy 8 chia cho 2 được 4, ta tìm thương là 4, ta nhân và trừ ngược lại. -Nguyên tắt làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất, VD các số 75, 76, 87, 88, 89 có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm lên đến số tròn chục 80, 90. Các số 41, 42, 53, 64 có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40, 50, 60,… - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực -GV cho cả lớp ước lượng với các phép chia hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào khác 79 : 28 ; 81 : 19 ; 72 : 18 bảng con. c) Luyện tập , thực hành -HS nhận xét. Bài 1b -Các em hãy tự đặt tính rồi tính. 469 : 67 = 7 ; 397 : 56 = 7 (dư 5) -1 HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của -1 HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào bạn. vở. -GV chữa bài và cho điểm HS. Tóm tắt Bài 2 15 phòng xếp 240 bộ -Gọi 1 HS đọc đề bài. 1 phòng xếp bộ ?
  4. -Yêu cầu HS tự tóm tắt đề bài và làm bài. Bài giải Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là: 240 : 15 = 16 ( bộ ) Đáp số : 16 bộ -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở . -GV nhận xét và cho điểm HS. a) X x 34 = 714 Bài 3 X = 714 : 34 -GV yêu cầu HS tự làm bài. X = 21 b) 846 : X = 18 X = 846 :18 X = 47 -1 HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân,1 HS nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để giải thích. -Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình. -HS. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Dặn dò HS làm bài tập 1a và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... BÀI 6: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I.Mục tiêu : Giúp HS: -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
  5. -Áp dụng phép chia để giải các bài toán có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập -HS lên bảng làm bài (có đặt tính), HS 1a/81 kiểm tra vở bài tập về nhà của một số dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm HS khác. của bạn. 288 : 24 = 12 ; 740 : 45 = 16 (dư 20) -GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai -HS nghe. chữ số b) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 8 192 : 64 -GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài -GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm vào nháp. chưa đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính -HS nêu cách tính của mình. của mình trước, nếu sai nên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không. -GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. -Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay -Là phép chia hết . phép chia có dư ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài trong các lần chia : vào nháp. + 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5) 8192 64 + 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) 64 128 179 128 512 512 * Phép chia 1 154 : 62 0 -GV ghi lên bảng phép chia, cho HS thực -1 HS nêu cách tính của mình. hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm -HS theo dõi.
  6. đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không ? -GV hướng dẫn lại cho HS cách thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 1154 62 62 18 534 496 38 Vậy 1 154 : 62 = 18 ( dư 38 ) -Phép chia 1 154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -Là phép chia có số dư bằng 38. -Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. gì ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia . + 115 : 62 có thể ước luợng 11 : 6 = 1 (dư 5 ) + 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 ( dư 5 ) c) Luyện tập , thực hành - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực Bài 1a hiện một con tính, cả lớp làm bài vào -GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. bảng con. 4674 : 82 = 57 ; 2488 : 35 = 71 (dư 3) -HS nhận xét . -GV cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 -HS đọc đề toán. -Gọi HS đọc đề bài trước lớp. - Phép tính chia 3500 : 12. -Muốn biết đóng được bao nhiêu tá bút chì và thừa mấy cái chúng ta phải thực hiện phép -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài tính gì ? vào . -Các em hãy tóm tắt đề bài và tự làm bài. Tóm tắt 12 bút : 1 tá 3 500 bút : … tá thừa ….cái Bài giải Ta có 3500 : 12 = 291 ( dư 8 ) Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc
  7. Đáp số: 281 tá thừa 8 chiếc bút -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một -GV yêu cầu HS tự làm bài. phần, cả lớp làm bài vào vở. 75 x X = 1800 1855 : X = 35 X = 1800 : 75 X=1 800 : 35 X= 24 X = 53 -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn -HS 1 nêu cách tìm thừa số chưa biết trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng trong phép chia. HS 2 nêu cách tìm số giải thích cách làm của mình. chia chưa biết trong phép chia để giải -GV nhận xét và cho điểm HS. thích. 4.Củng cố, dặn dò : -Dặn dò HS làm bài tập 1b và chuẩn bị bài sau . -HS. -Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... BÀI 6: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I.Mục tiêu : Giúp học sinh -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp : oạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập -2 HS lên bảng làm bài 1a (có đặt 1a, 2b/83, kiểm tra vở bài tập về nhà của một tính), 2 em làm bài 2b, HS dưới lớp số HS khác. theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
  8. 1a) 855 : 45 = 19 ; 579 : 36 = 16 (dư 3) 2b) 46 857 + 3 444 : 28 601759 - 1 988 : 14 = 46857 +123 = 601759 - -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 142 3.Bài mới : = 46980 = 601617 a) Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ -HS nghe giới thiệu bài. số . b ) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 10 105 : 43 -GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm tính và tính . bài vào nháp. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng -HS nêu cách tính của mình. nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không ? -GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính -HS thực hiện chia theo hướng dẫn và tính như nội dung SGK trình bày. của GV. 10105 43 150 235 215 00 Vậy 10105 : 43 = 235 -Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -là phép chia hết. -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : 101 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 2 ( dư 2) 105 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 3 ( dư 3 ) 215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5 -GV hướng dẫn các thao tác thong thả rõ ràng, chỉ rõ từng bước, nhất là bước tìm số dư trong mỗi lần chia vì từ bài này HS không viết kết quả của phép nhân thương trong mỗi lần chia với số chia vào phần đặt tính để tìm số dư * Phép chia 26 345 : 35 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài hiện đặt tính và tính. vào nháp.
  9. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng -HS nêu cách tính của mình. thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 26345 35 184 752 095 25 Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25) -Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay - Là phép chia có số dư bằng 25. phép chia có dư ? -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú -Số dư luôn nhỏ hơn số chia. ý điều gì ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : 263 : 35 có thể ước lượng 26 : 3 = 8 (dư 2) hoặc làm tròn rồi chia 30 : 4 = 7 (dư 2) 184 : 35 có thể ước lượng 18 : 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5 95 : 35 có thể ước lượng 9 : 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2) -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 263 chia 35 được 7, viết 7 7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 nhớ 4. 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 băng 25, 26 trừ 25 bằng 1, viết 1. Khi thực hiện tìm số dư ta nhân thương lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. Lần 1 lấy 7 nhân 5 được 35, ví 3 (của 263) không trừ được 35 nên ta phải mượn 4 của 6 chục để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4, 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có.
  10. 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 của 263 không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 trăm để được 26 trừ 25 bằng 1, viết 1 . - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực c ) Luyện tập thực hành hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào . Bài 1 a -HS nhận xét. -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 23576 : 56 = 421 ; 31628 : 48 = 658 (dư 44) -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên -HS đọc đề toán. bảng. -Tính xem trung bình mỗi phút vận -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. động viên đi được bao nhiêu mét. Bài 2 -Vận động viên đi được quãng đường -GV gọi HS đọc đề bài toán dài là : 38 km 400 m = 38 400 m . -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đi trong 1 giờ 15 phút = 75 phút. -Vận động viên đi được quãng đường dài bao - Tathực hiện tính chia 38400 : 75. nhiêu mét ? -Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài bao nhiêu phút ? vào vở. -Muốn tính trung bình mỗi phút vận động Tóm tắt viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì ? 1 giờ 15 phút : 38 km 400m -GV yêu cầu HS làm bài. 1 phút : ……m Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút 38 km 400m = 38 400m Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là: 38 400 : 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m -HS cả lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Dặn dò HS làm bài tập 1b/84 và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1