Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 59-B: CỦNG CỐ TÁN SẮC ÁNH SÁNG
lượt xem 6
download
Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức - Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh - Nắm vững khái niệm ánh sắc. 2.Kỹ năng - Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra trong tự nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 59-B: CỦNG CỐ TÁN SẮC ÁNH SÁNG
- Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 59-B: CỦNG CỐ TÁN SẮC ÁNH SÁNG A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức - Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh ang. - Nắm vững khái niệm ánh ang trắng, ánh ang đơn sắc. 2.Kỹ năng - Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra trong tự nhiên. - Giải thích màu sắc của các vật. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a) Kiến thức và dụng cụ: - Thí nghiệm tán sắc ánh sáng, thí nghiệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng. - Hình vẽ 35.1, 35.2 trong SGK ra giấy.
- - Một số câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung của bài. - Những điều cần lưu ý trong SGV. b) Phiếu học tập: P1. Phát biểu nào dưới đây sai, khi nói về ánh sáng trắng và đơn sắc: A) ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B) Chiếu suất của chất làm lăng kính đỗi với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau. C) ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính. D) Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. P2. Chọn câu Đúng. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì: A. không bị lệch và không đổi màu. B. chỉ đổi màu mà không bị lệch.
- C. chỉ bị lệch mà không đổi màu. D. vừa bị lệch, vừa đổi màu. P3. Chọn câu Đúng. Hiện tượng tán sắc xảy ra: A. chỉ với lăng kính thuỷ tinh. B. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc lỏng. C. ở mặt phân cách hai môi trường khác nhau. D. ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng với chân không (hoặc không khí). P4. Hiện tượng tán sắc xảy ra do ánh sáng trắng là một hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau và còn do nguyên nhân nào dưới đây. A. lăng kính bằng thuỷ tinh. B. lăng kính có góc chiết quang quá lớn. C. lăng kính không đặt ở góc lệch cực tiểu. D. chiết suất của mọi chất - trong đó có thuỷ tinh - phụ thuộc bước sóng (do đó vào màu sắc) của ánh sáng. P5. Chọn phát biểu Đúng. Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí. B. chỉ xảy ra với chất rắn và chất lỏng.
- C. chỉ xảy ra với chất rắn. D. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh. * Cho các ánh sáng sau: I. ánh sáng trắng; II. ánh sáng đỏ; III. ánh sáng vàng; IV. ánh sáng tím. Hãy trả lời các câu hỏi 6.2; 6.3, 6.4 dưới đây: P6. Những ánh sáng nào có bước sóng xác định? Chọn câu trả lời đúng theo thứ tự tăng của bước sóng. A) I, II, III; B) IV, III, II; C) I, II, IV; D) I, III, IV. P7. Cặp ánh sáng nào có bước sóng tương ứng là 0,589m và 0,400m: Chọn kết quả đúng theo thứ tự. A) III, VI; B) II, III; C) I, II; D) IV, I. P8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
- B. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh lăng kính không làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó. C. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc. D. Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh dù ánh sáng có màu gì thì khi đi qua lăng kính đều bị lệch về phía đáy của lăng kính. P9. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ
- P10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên P11. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm ánh sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím.
- A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục. C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định. D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất. P12. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Niutơn là A. thủy tinh đã nhuộm màu cho chùm ánh sáng mặt trời. B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau. C. lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng mặt trời. D. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu loạn khi đi qua lăng kính. P13. Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có
- góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là A. 4,00; B. 5,20; C. 6,30; D. 7,80. P14. Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì khoảng cách giữa hai vết sáng trên màn là A. 9,07 cm; B. 8,46 cm; C. 8,02 cm; D. 7,68 cm. c) Đáp án phiếu học tập: 1(B); (2C); 3(C); 4(D); 5(A); 6(B); 7(A); 8(A); 9(D); 10(C); 11(C); 12(B); 13(B); 14(A).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
7 p | 614 | 52
-
Giáo án Vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
7 p | 651 | 48
-
Giáo án Vật lý 12 bài 17: Máy phát điện xoay chiều
6 p | 634 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng
7 p | 662 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
6 p | 1822 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
9 p | 714 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp
7 p | 669 | 43
-
Giáo án Vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng
6 p | 508 | 42
-
Giáo án Vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
5 p | 429 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
10 p | 369 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
8 p | 478 | 30
-
Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
6 p | 522 | 28
-
Giáo án Vật lý 12 bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
8 p | 508 | 25
-
Giáo án Vật lý 12 bài 19: Thực hành: Khảo sát mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp
6 p | 585 | 23
-
Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Đoàn Văn Doanh
187 p | 172 | 16
-
Giáo án Vật lý 12 nâng cao năm học 2009-2010 - Chương 3: Sóng cơ
22 p | 100 | 5
-
Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Năm học 2009-2010
16 p | 91 | 2
-
Giáo án Vật lý 12 nâng cao năm học 2009-2010 - Chương 6: Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
26 p | 105 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn