Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" cung cấp những kiến thức nền tảng về chăm sóc sức khỏe, giúp sinh viên hiểu rõ các phương pháp và kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. Sinh viên sẽ được thực hành các kỹ thuật điều dưỡng quan trọng. Việc thực hành này giúp sinh viên tự tin và thành thạo trong công việc. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 19 /QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng liên quan đến các quá trình chăm sóc người bệnh. Mô đun là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành y sỹ hệ trung cấp, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong mô đun này, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều nội dung quan trọng và thực hành các kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh. Tài liệu này được biên soạn gồm các chủ đề nội dung bám sát mục tiêu môn Điều dưỡng cơ sở của chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng do Bộ Y tế và Bộ thương binh lao động – xã hội ban hành. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Bài 1: Kỹ thuật đo các dấu hiệu sinh tồn Bài 2: Nguyên tắc dùng thuốc đưa thuốc vào cơ thể Bài 3: Kỹ thuật truyền dịch Bài 4: Chăm sóc vết thương Bài 5: Các kỹ thuật băng bó vết thương Bài 6: Các phương pháp nuôi ăn Bài 7: Kỹ thuật hút dịch dạ dày, rửa dạ dày Bài 8: Chăm sóc người bệnh đặt thông tiểu Bài 9: Kỹ thuật hút đàm dãi Bài 10: Kỹ thuật thở oxy cho người bệnh Bài 11: Kỹ thuật sơ cứu ngưng tim, ngưng thở Bài 12: Kỹ thuật sơ cứu gãy xương, vết thương mạch máu Bài 13: Phòng ngừa và chăm sóc loét tỳ Bài 14: Kỹ thuật thụt tháo và thụt giữ Bài 15: Kỹ thuật chườm nóng và chườm lạnh Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. 3
- Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Lan 2. Lê Chí Tựu 2. Nguyễn Thị Lan 3. Võ Thị Thu Thuỷ 4. Huỳnh Linh Út 5. Cao Phương Nam 6. Lê Minh Thơi 7. Lâm Khánh Linh 4
- MỤC LỤC 5
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG 2. Mã mô đun: KY05060 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ trung cấp Y sĩ tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Sinh viên cần nắm vững mô đun Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng là điều kiện tiên quyết để học mô đun này. Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh, gồm có: các kiến thức về các kỹ thuật chăm sóc người bệnh toàn diện. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế thuộc lĩnh vực chăm sóc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun cung cấp những kiến thức nền tảng về chăm sóc sức khỏe, giúp sinh viên hiểu rõ các phương pháp và kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. Sinh viên sẽ được thực hành các kỹ thuật điều dưỡng quan trọng. Việc thực hành này giúp sinh viên tự tin và thành thạo trong công việc. Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân: Bằng cách nắm vững các kỹ thuật điều dưỡng, sinh viên có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Mô đun giúp sinh viên hiểu rõ cách phối hợp và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của toàn bộ đội ngũ y tế. Mô đun là bước chuẩn bị quan trọng để sinh viên trở thành những điều dưỡng viên chuyên nghiệp, sẵn sàng đối mặt với các thách thức trong môi trường làm việc thực tế. 4. Mục tiêu mô đun: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được định nghĩa, chỉ định, chống chỉ định các kỹ thuật chăm sóc người bệnh. A2. Trình bày được những lưu ý thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được quy trình của từng kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng. B2. Thực hiện các kỹ thuật thực hành một cách an toàn và hiệu quả. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 6
- C1. Tươm tất, gọn gàng, khẩn trương, chia sẻ, đồng cảm khi chăm sóc người bệnh. C2. Cân nhắc đưa ra quyết định chăm sóc người bệnh. C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Chương trình chi tiết mô đun: TÊN BÀI Số giờ STT GIẢNG Thực Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Kỹ thuật đo 1 các dấu hiệu 8 2 6 sinh tồn Nguyên tắc dùng thuốc 2 5 2 3 đưa thuốc vào cơ thể Kỹ thuật 3 truyền dịch, 5 2 3 truyền máu Chăm sóc vết 4 9 3 6 thương Các kỹ thuật 5 băng bó vết 5 2 3 thương Các phương 6 5 2 3 pháp nuôi ăn Kỹ thuật hút 7 dịch dạ dày, 5 2 3 rửa dạ dày Chăm sóc 8 người bệnh 6 3 3 đặt thông tiểu Kỹ thuật hút 9 5 2 3 đàm dãi Kỹ thuật thở 10 oxy cho 5 2 3 người bệnh 11 Kỹ thuật sơ 5 2 3 cứu ngưng 7
- TÊN BÀI Số giờ STT GIẢNG Thực Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành tim, ngưng thở Kỹ thuật sơ cứu gãy 12 xương, vết 8 2 6 thương mạch máu Phòng ngừa 13 và chăm sóc 5 2 3 loét tỳ Kỹ thuật thụt 14 tháo và thụt 5 2 3 giữ Kỹ thuật 15 chườm nóng 5 2 3 – chườm lạnh Tổng 86 32 54 4 6. Điều kiện thực hiện mô đun 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị máy móc: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, giáo án, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực tập. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. 8
- + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy mô đun như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc mô đun 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 30 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2 Báo cáo C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 80 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2 Báo cáo C1,C2 Kết thúc mô Viết Tự luận và A1, A2 1 Sau 86 giờ đun trắc nghiệm B1, B2 C1, C2, C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ 9
- số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều dưỡng. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học mô đun này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2016), Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học 2016. 2. Bộ Y tế (2007), Điều dưỡng cơ bản 1-2, Nhà xuất bản Y học 2007. 3. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. 4. Bộ y tế - Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT – BYT-BTMMT về quản lý chất thải y tế. 5. Bộ y tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. 10
- 11
- BÀI 1. KỸ THUẬT ĐO CÁC DẤU HIỆU SINH TỒN GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu về nội dung kỹ thuật đo các dấu hiệu sinh tồn để người học có được kiến thức về mục đích, chỉ định của việc theo dõi dấu sinh tồn, quy trình lấy dấu hiệu sinh tồn, quy trình chăm sóc khi có dấu sinh hiệu bất thường. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày mục đích, chỉ định của việc theo dõi dấu sinh tồn. - Lập quy trình chăm sóc khi có dấu sinh hiệu bất thường. - Rèn luyện ý thức thực hiện kỹ thuật đo dấu sinh tồn. Về kỹ năng: - Thực hiện được quy trình kỹ thuật đo dấu sinh tồn. - Thực hiện lập quy trình chăm sóc khi có dấu sinh hiệu bất thường. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc đo dấu kiệu sinh tồn - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi trắc nghiệm bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi trắc nghiệm bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 12
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG BÀI 1 1. Mục đích − Theo dõi chức năng sinh lý (dấu sinh tồn) có nhiều mục đích khác nhau − Kiểm tra sức khoẻ định kỳ. − Giúp chẩn đoán bệnh. − Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh. − Theo dõi kết quả điều trị chăm sóc. − Phát hiện biến chứng của bệnh. − Kết luận sự sống còn của người bệnh. 2. Chỉ định Kỹ thuật đo dấu sinh hiệu là nhiệm vụ thông thường của người điều dưỡng thực hiện khi − Nhận bệnh. − Kiểm tra sức khỏe. − Người bệnh đang nằm viện. − Người bệnh trước và sau phẫu thuật. − Trước và sau dùng thuốc ảnh hưởng hô hấp tim mạch, nhiệt độ ... − Tình trạng người bệnh có những thay đổi về thể chất (hôn mê, lú lẫn, đau). − Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng. − Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện. Đối với người bệnh đang nằm viện, Bộ Y tế quy định điều dưỡng ghi nhận kết quả vào phiếu theo dõi hai lần trong ngày vào buổi sáng và chiều, dù người bệnh có dấu sinh hiệu ổn định Trong trường hợp tình trạng người bệnh đang hồi sức hay dấu sinh hiệu không ổn định thì cần theo dõi nhiều lần hơn. 3. Hướng dẫn thực hiện kỹ năng Điều dưỡng có trách nhiệm phải theo dõi dấu sinh hiệu biết phân tích sự thay đổi để có những quyết định can thiệp hợp lý. 13
- Lựa chọn những dụng cụ để đo đếm phù hợp với tình trạng của người bệnh. Điều dưỡng phải biết chỉ số dấu sinh hiệu bình thường, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo đếm. Điều dưỡng phải hiểu biết về tiền sử, bệnh sử, hướng điều trị, chỉ định dùng thuốc nhất là những can thiệp nào làm ảnh hưởng đến dấu sinh hiệu. Điều dưỡng phải kiểm soát được các yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến dấu sinh hiệu. Tùy theo tình trạng bệnh, điều dưỡng hội ý với bác sĩ để quyết định thời gian số lần theo dõi dấu sinh hiệu. Nếu kết quả dấu sinh hiệu thay đổi bắt đầu xấu dần, điều dưỡng cần theo dõi nhiều lần hơn dù không có ý kiến của thầy thuốc. Điều dưỡng cần phối hợp kết quả đo lường dấu sinh hiệu và những dấu hiệu khác để xác định chẩn đoán điều dưỡng. Điều dưỡng có thể hội ý với điều dưỡng khác trong tua trực khi ghi nhận kết quả dấu sinh hiệu bất thường. Đối với người bệnh ngoại trú, dấu sinh hiệu được đo trước khi thực hiện việc khám bệnh. 3.1. Theo dõi thân nhiệt - Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, được ký hiệu T0 - Thân nhiệt được cân bằng giữa hai quá trình của tạo nhiệt và thải nhiệt, chịu ảnh hưởng một phần bởi môi trường bên ngoài. Tạo nhiệt − Sự co mạch. − Sự vận động, co cơ, rung giật cơ. − Chuyển hoá các chất. − Hoạt động của hệ nội tiết. Thải nhiệt − Sự bài tiết qua hơi thở, mồ hôi, giảm khối lượng tuần hoàn. − Sự dãn mạch ngoại biên. − Do ức chế thần kinh. Tuy nhiên nhiệt độ cơ thể còn chịu sự kiểm soát của trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) và được duy trì trong giới hạn hẹp. Các mô và tế bào trong cơ thể có khả năng chịu đựng nhiệt độ tốt nhất trong khoảng từ 350C - 380C, khoảng cách này có thể khác nhau tùy thuộc theo tuổi, giới tính, hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhiệt độ trung bình của cơ thể từ 35,50C - 370C Sốt xảy ra khi cơ chế thải nhiệt mất khả năng quân bình nhiệt độ. Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,5 0C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 350 thì gọi là hạ thân nhiệt. 14
- Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế (Thermometer). 3.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt - Tuổi trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi kèm co giật. Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ. - Khi hoạt động nhiệt độ tăng. - Nội tiết phụ nữ nhiệt độ thương cao hơn nam giới đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng. - Stress thường làm thay đổi nhiệt độ tăng hoặc hạ nhiệt độ. - Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,50C. Đặc biệt ở người già hay trẻ em thường nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ môi trường hơn so với người trẻ. - Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch. - Thời gian đo thân nhiệt nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5 0C đến 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 5 giờ chiều. Vị trí đo thân nhiệt kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt. 3.1.2. Phân loại nhiệt kế Phân loại theo chất liệu Phân loại chất TT Ích lợi Bất lợi liệu nhiệt kế Tiện dùng Dễ vỡ gây nguy hiểm do chứa Nhiệt kế thủy Rẻ tiền thủy ngân ( Hg). 1 ngân Thời gian tuỳ theo vị trí đặt, Dễ nguy cơ lây nhiễm nếu đặt ở trung bình 3 phút miệng hoặc ở hậu môn Cho kết quả trong thời gian Dễ nguy cơ lây nhiễm nếu đặt ở 2 Nhiệt kế điện tử ngắn 4 giây miệng hoặc ở hậu môn Dùng một lần rồi bỏ Khó đọc kết quả do phải quan Nhiệt kế bằng hóa Thường dùng cho người bệnh sát màu sắc thay đổi 3 chất cần cách ly Thời gian trung bình 3 phút Phân loại theo vị trí Vị trí đặt Ích lợi Bất lợi nhiệt kế Nhiệt kế đặt ở - Dễ dùng - Bất lợi đối với người bệnh tai (dạng nhiệt - Đọc kết quả chính xác trong dùng dụng cụ trợ thính kế điện tử) 15
- thời gian ngắn 2 - 5 giây - Ráy tai có thể làm thay đổi - Không gây khó chịu cho người nhiệt độ bệnh Viêm tai làm sai lệch kết quả Thay lớp áo phủ bên ngoài đầu nhiệt Không dùng ở người bệnh có mổ ở kế sau khi dùng cho người bệnh tai, màng nhĩ - Đắt tiền Nhiệt kế hậu - Kết quả phản ánh nhiệt độ cơ Không dùng cho người bệnh tiêu môn thể chính xác. chảy, táo bón, vết thương vùng hậu - Thời gian 2 phút môn, tình trạng dễ xuất huyết (trĩ).. Thường áp dùng khi không đặt được ở miệng - Làm người bệnh lo sợ - Không nên dùng cho trẻ mới sinh Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết Nhiệt kế Phản ảnh nhiệt độ chính xác sau 3 - Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ miệng phút của thức ăn, nước uống Tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn - Không dùng khi có tổn thương và phẫu thuật ở vùng miệng, tình trạng lạnh run, động kinh, co giật ở trẻ nhỏ. - Người bệnh hôn mê lú lẫn không hợp tác, chườm nóng lạnh vùng cổ - Người bệnh đang khó thở - Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết Nhiệt kế nách - An toàn, ít có nguy cơ gây Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở nhiễm Có thể dùng cho trẻ sơ sinh, áp miệng, tai (0,50C 0,90C) dụng cho những người bệnh không đặt được ở các vị trí khác - Thời gian đặt 3 – 5 phút Nhiệt kế đặt - An toàn, không gây nhiễm - Người bệnh sốt đổ mồ hôi ngoài da (hoá - Có thể dùng cho trẻ sơ sinh làm băng dán không dính. chất) - Có thể bị ảnh hưởng bởi - Thời gian đặt 1 phút nhiệt độ môi trường - Đắt tiền 16
- 3.1.3. Đơn vị đo thân nhiệt − Nhiệt kế độ C (Celcius) thang độ được chia từ 350C đến 410C, mỗi vạch nhỏ là 0 0,1 C. − Nhiệt kế độ F (Fahrenheit) thang độ được chia từ 940F - 1050F, mỗi vạch nhỏ là 0 0,2 F. 3.1.4. Phân loại sốt 3.1.4.1. Theo độ − Sốt nhẹ: 37,50C - 380C − Sốt vừa: >380C - < 390C − Sốt cao: 390C - 400C − Sốt quá cao: > 400C 3.1.4.2. Theo tính chất − Sốt cao nguyên khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên 1 0C. Gặp trong các bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi. − Sốt liên tục khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, thường gặp trong nhiễm trùng huyết − Sốt hồi qui các cơn sốt lặp đi lặp lại nhiều lần với biên độ không thay đổi như sốt do chấy rận, sốt vàng da do Leptospira, sốt rét. − Say nóng nóng da khô do ảnh hưởng của môi trường, huyết áp giảm, cảm giác khát, vọp bẽ, nhìn kém hoa mắt, lú lẩn, mê sảng. Tình trạng tăng thân nhiệt, không tiết ra mồ hôi do rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể bất tỉnh, tử vong. 3.1.5. Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể Sốt có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến toàn thân. − Tuần hoàn mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ. − Hô hấp nhịp thở tăng. − Tiêu hóa chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. − Bài tiết mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô đặc sậm màu. − Thần kinh gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co giật nhất là trẻ em. Sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt. 3.1.5. Qui trình chăm sóc − Chỉ định yêu cầu theo dõi nhiệt độ − Theo dõi nhiễm trùng, phỏng, vết thương hở. − Tình trạng rối loạn nước, điện giải. − Kết quả xét nghiệm bạch cầu bất thường. 17
- − Trước, sau phẫu thuật. Truyền máu, truyền dịch, trước khi thực hiện các thủ thuật như chọc dịch màng phổi, chọc dich màng tim. 3.1.5.1. Nhận định Hỏi − Cảm giác khát, lạnh run không kiểm soát? − Tình trạng đau nhức, sưng, có vết thương, nhiễm trùng? − Tiêu chảy, nôn ói, tiểu nhiều? − Mệt. − Lưu ý tình trạng đói có thể gây hạ thân nhiệt Khám − Đo thân nhiệt vị trí đo, tính chất thân nhiệt − Mạch nhanh hay chậm − Nhịp thở nhanh (sốt) hay thở rối loạn không đều (thân nhiệt thấp) − Huyết áp (HA tăng trong sốt cấp tính, HA giảm khi sốt kéo dài) Da − Màu sắc da đỏ hay tái − Nhiệt độ da ấm, nóng, hay lạnh. − Ẩm khô, ướt. − Đàn hồi da − Niêm miệng, môi. − Tình trạng tri giác giảm, lơ mơ, mê sảng? − Theo dõi kết quả xét nghiệm ion đồ, công thức máu. − Theo dõi lượng nước xuất nhập. 3.1.5.2. Chẩn đoán điều dưỡng Sau khi nhận định điều dưỡng phân tích và phối hợp các dấu hiệu liên quan để đề ra chẩn đoán điều dưỡng. Thí dụ Người bệnh sốt cao do rối loạn trung khu điều hòa nhiệt do nhiễm trùng cấp, do mất dịch cơ thể. Người bệnh có thân nhiệt thấp do suy kiệt. 3.1.5.3. Can thiệp điều dưỡng Kế hoạch chăm Vấn đề Thực hiện sóc Sốt Giảm thân nhiệt - Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, cùng một vị trí. - Tìm hiểu, xác định nguyên nhân gây sốt. 18
- - Hạ nhiệt độ - Lau mát, lau ấm nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 20C thường áp dụng đối với bệnh nhi hay ở những người do rối loạn trung khu điều hòa nhiệt. - Tắm lạnh, nằm phòng lạnh - Thuốc hạ nhiệt theo chỉ định bác sĩ. Chăm sóc Tùy theo nguyên nhân gây sốt mà thực hiện thuốc theo chỉ điều trị theo định điều trị kháng sinh, bù nước nguyên nhân Duy trì dịch và - Theo dõi lượng xuất nhập điện giải - Cho người bệnh uống nhiều nước 2 lít/ngày, truyền dịch theo y lệnh - Theo dõi độ đàn hồi da, quan sát da niêm, cảm giác khát Duy trì dinh - Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích dưỡng thích - Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa, mỗi lần ăn 1 ít Chăm sóc hỗ - Cung cấp sự thoải mái tiện nghi Nhiệt độ phòng mát, trợ tránh gió lùa - Tránh các kích thích từ môi trường xung quanh tránh tiếng ồn, ánh sáng dịu - Vệ sinh cá nhân giường nằm khô ráo, sạch sẽ; quần áo khô sạch thấm hút mồ hôi; không ủ ấm bằng mền, áo len, áo khoác; vệ sinh răng miệng mỗi 4 giờ. Giữ người bệnh - Theo dõi sát người bệnh tri giác kém, kích động an toàn - Tránh té ngã, cắn lưỡi nhất là đối với trẻ - Báo bác sỹ khi trẻ lên cơn động kinh co giật Phòng nhiễm Kiểm soát các ổ nhiễm khuẩn vết thương, dụng cụ can khuẩn thiệp chăm sóc đường hô hấp, tiết niệu Phát hiện biến Theo dõi, báo cáo khi có dấu hiệu bất thường kèm theo sốt chứng dao động, nôn, tiêu chảy, ho Thân nhiệt Kiểm soát sự - Theo dõi sát nhiệt độ, mạch huyết áp thường xuyên Xác thấp dao động thân định nguyên nhân. nhiệt - Theo dõi tổng trạng, tri giác - Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm - Cho người bệnh uống nước ấm, súp sữa nóng (nếu được) - Thực hiện y lệnh điều trị truyền máu, truyền dịch, dùng 19
- thuốc Theo dõi lượng xuất nhập - Hồi sức, chăm sóc tích cực Cung cấp tiện - Kiểm soát nhiệt độ phòng, tránh gió lùa nghi an toàn - Vệ sinh quần áo khô, ấm, mền đắp 3.2. Theo dõi mạch Mạch là cảm giác mạch đập của tim khi ta sờ tay lên thành động mạch ở sát xương. Nhận định mạch ngoại biên cần phải biết các tính chất của mạch, gồm các yếu tố − Tần số số lần tim đập trong 1 phút. − Cường độ tim đập mạnh hay yếu. − Nhịp điệu tim đập đều hay không đều. − Sức căng thành mạch mềm hay cứng. Khi nhận định mạch còn giúp ta đánh giá cung lượng tim (CO cardiac output) là số lượng máu được tim bơm trong l phút. Trong trường hợp mạch nhanh và chậm bất thường là do tim mất hay giảm khả năng bóp của tim hay không đủ máu (CO giảm). Cường độ mạch phản ánh lượng máu được tim 1 lần co bóp tống ra ngoài tác động lên thành động mạch gọi là SV (stroke volume). Nếu SV giảm thì mạch thường yếu và khó đếm. 3.2.1. Vị trí đếm mạch Vị trí động Cách xác định Chỉ định mạch Thái Trên vùng xương thái Dễ dàng nhận định mạch cho trẻ dương dương (trên 1 bên mắt) Cảnh Trước cơ ức đòn - Kiểm soát tuần hoàn ở não Chũm - Dùng khi người bệnh bị sốc, mạch ngoại biên xẹp, để đánh giá sự sống còn của người bệnh Dưới đòn Hõm xương đòn Kiểm soát tuần hoàn chi trên Mỏm tim Liên sườn 4, 5 đường - Nghe tiếng tim, khi có mạch bất thường ở vị trí giữa xương đòn thường quy - Người có bệnh lý tim mạch Cánh tay Nếp khuỷu hay giữa cơ Đo HA cánh tay nhị đầu và tam đầu Nhận định tuần hoàn của vùng dưới cánh tay 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 – Trung cấp
164 p | 71 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
258 p | 8 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 3 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 5 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 8 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 10 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 8 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
215 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
520 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
213 p | 3 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 3 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 3 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
228 p | 3 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản - Kỹ thuật điều dưỡng (Ngành: Y sĩ - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
141 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn