PHẦN II. CÁC KỸ THUẬT XỬ LÝ, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM<br />
Chương 3. PHÂN RIÊNG HỆ KHÔNG ĐỒNG NHẤT<br />
1. KHÁI NIỆM HỆ KHÔNG ĐỒNG NHẤT<br />
1.1. Đặc trưng của hệ không đồng nhất<br />
Hệ không đồng nhất là hệ có ít nhất 2 pha:<br />
- Pha phân tán, còn gọi là pha trong (pha nội) gồm những hạt rắn hoặc lỏng phân tán<br />
trong môi trường khí hoặc lỏng.<br />
- Pha liên tục còn gọi là pha ngoài (pha ngoại), chính là môi trường lỏng hoặc khí trong<br />
đó chứa những hạt của pha phân tán.<br />
1.2. Phân loại hệ không đồng nhất<br />
<br />
1.2.1. Hệ khí không đồng nhất<br />
Hệ khí không đồng nhất là hệ gồm các hạt rắn hoặc lỏng phân tán trong môi trường khí.<br />
Trong công nghiệp người ta chia hệ khí không đồng nhất thành 2 nhóm:<br />
- Hệ khí không đồng nhất cơ học: Các hạt phân tán hình thành do sự va đập và vỡ vụn<br />
của các hạt rắn hoặc lỏng. Hệ này thường gọi là hệ bụi. Kích thước hạt bụi thường vào khoảng<br />
5-50 μm.<br />
- Hệ khí không đồng nhất ngưng tụ: Các hạt phân tán tạo thành do khí hoặc hơi ngưng<br />
tụ hoặc do tác dụng hóa học. Nếu hạt hình thành là hạt rắn thì hệ khí không đồng nhất này gọi<br />
là hệ khói. Nếu hạt hình thành là hạt lỏng thì hệ khí không đồng nhất đó gọi là hệ mù. Kích<br />
thước hạt của hệ khói và hệ mù khoảng 0,3- 0,001μm.<br />
Tuy nhiên trong hệ khí không đồng nhất ngưng tụ vẫn có các hạt có kích thước lớn hơn<br />
kích thước các hạt trong hệ khí không đồng nhất cơ học và ngược lại.<br />
<br />
1.2.2. Hệ lỏng không đồng nhất<br />
Hệ lỏng không đồng nhất là hệ gồm có các hạt rắn, lỏng hoặc khí phân tán trong môi<br />
trường lỏng.<br />
Căn cứ vào thành phần pha phân tán mà người ta phân hệ lỏng không đồng nhất làm 3<br />
loại là: huyền phù, nhũ tương và hệ bọt.<br />
- Hệ huyền phù là hệ gồm các hạt rắn phân tán trong môi trường lỏng.<br />
Đối với hệ huyền phù, tùy theo kích thước của hạt rắn mà người ta chia thành các hệ<br />
sau:<br />
+Huyền phù thô là huyền phù mà trong đó các hạt rắn có kích thước lớn hơn 100μm.<br />
+Huyền phù mịn là huyền phù mà trong đó các hạt rắn có kích thước từ 100 - 0,5μm.<br />
+Chất lỏng đục là huyền phù mà trong đó các hạt rắn có kích thước từ 0,5 – 0,1μm.<br />
+Dung dịch keo cũng là huyền phù mà các hạt rắn có kích thước nhỏ hơn 0,1 μm.<br />
- Nhũ tương là hệ gồm các hạt lỏng phân tán trong môi trường lỏng. Hệ nhũ tương<br />
không bền vững, dễ bị phân lớp, chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ thì nổi lên trên, chất<br />
lỏng nào có khối lượng riêng lớn thì ở lớp dưới. Muốn cho nhũ tương bền vững ta phải cho<br />
vào nhũ tương một chất trợ nhũ tương. Chất này sẽ tạo thành một lớp vỏ bảo vệ xung quanh<br />
các hạt chất lỏng không cho chúng liên kết lại với nhau. Đặc điểm của hệ nhũ tương là pha<br />
phân tán có thể chuyển thành pha liên tục và ngược lại tùy thuộc vào nồng độ các hạt phân<br />
tán.<br />
<br />
90<br />
<br />
- Hệ bọt là hệ gồm các hạt khí hoặc hơi phân tán trong mội trường lỏng. Hệ bọt không<br />
bền, muốn hệ bọt bền phải thêm vào đó chất ổn định bọt.<br />
2. LẮNG<br />
2.1. Khái niệm về lắng<br />
Lắng là một quá trình tách các hạt rắn ra khỏi hệ khí không đồng nhất (hệ bụi) hoặc hệ<br />
lỏng không đồng nhất (hệ huyền phù), nhờ tác dụng của trọng lực hoặc của lực ly tâm.<br />
- Lắng bằng trọng lực: Dưới tác dụng của trọng lực, hạt rắn trong huyền phù hoặc hệ bụi<br />
sẽ lắng xuống đáy thiết bị tạo thành lớp bã (cặn), còn chất lỏng trong hoặc khí sạch ở phía<br />
trên.<br />
- Lắng bằng lực ly tâm: Dưới tác dụng của lực ly tâm sinh ra khi dòng chất lỏng (hoặc<br />
khí) chứa các phần tử rắn chuyển động quay tròn trong thiết bị có đáy hình nón, các hạt rắn<br />
sẽ văng ra phía thành thiết bị và chuyển động men theo thành thiết bị rồi tập trung ở đáy, chất<br />
lỏng trong (hoặc khí sạch) thoát ra ngoài ở cửa phía trên thiết bị ở phía trên chẳng hạn như<br />
cyclon lỏng, bể lắng xoáy hình côn.<br />
Lắng được áp dụng trong các nhà máy sản xuất đường (làm trong nước mía), nhà máy<br />
sản xuất tinh bột (tách dịch bào ra khỏi tinh bột), nhà máy sữa (tinh chế sữa bột), xử lý và làm<br />
sạch nước, v.v…<br />
2.2. Lắng dưới tác dụng trọng lực<br />
<br />
2.2.1. Vận tốc lắng<br />
<br />
Vận tốc không đổi của vật rơi trong môi trường khí hay lỏng gọi là vận tốc lắng, ký hiệu<br />
ω0, đơn vị đo là [m/s].<br />
Công thức tính vận tốc lắng:<br />
<br />
ω0 =<br />
<br />
4 gd h ( ρ − ρ 0 )<br />
3ξρ 0<br />
<br />
(3.1)<br />
<br />
Trong đó ξ là hệ số trở lực, là một hàm của Re<br />
Trong trường hợp lắng dưới tác dụng trọng lực, ở chế độ chảy dòng thì vận tốc lắng<br />
được tính theo công thức:<br />
<br />
ω0 =<br />
<br />
d h2 g ( ρ h − ρ 0 )<br />
18µ 0<br />
<br />
(3.2)<br />
<br />
Trong đó: dh - đường kính hạt, m<br />
ρh, ρ0 - khối lượng riêng của hạt, khối lượng riêng của môi trường, kg/m3.<br />
μ0 - độ nhớt động lực của môi trường, Ns/m2.<br />
Tốc độ lắng của hạt rắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, khối lượng riêng,<br />
hình dáng và mức độ phân tán của các hạt rắn.<br />
<br />
2.2.2. Năng suất lắng<br />
Năng suất lắng là lượng chất lỏng trong thu được trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là<br />
V, đơn vị đo là m3/h<br />
Công thức tính năng suất lắng:<br />
V = 3600F0ω0<br />
(3.3)<br />
3<br />
Trong đó: V - Năng suất lắng, m /h<br />
F0 - Diện tích bề mặt thiết bị lắng, m2<br />
ω0 - Tốc độ lắng của hạt rắn, m/s<br />
<br />
91<br />
<br />
Theo phương trình (3.3), năng suất thiết bị lắng chỉ phụ thuộc vào tốc độ lắng và diện<br />
tích tiết diện ngang của thiết bị lắng mà không phụ thuộc vào chiều cao thiết bị. Vì vậy, người<br />
ta thường chế tạo thiết bị lắng có tiết diện ngang lớn hoặc thiết bị lắng có nhiều tầng.<br />
Nếu ta gọi:<br />
V1 - thể tích chất lỏng có trong huyền phù đi vào thiết bị lắng, m3/h<br />
V2 - thể tích chất lỏng có trong lớp cặn, m3/h<br />
x1 - nồng độ chất rắn trong huyền phù đi vào thiết bị lắng, kg cặn khô/m3 chất lỏng<br />
x2 - nồng độ chất rắn trong lớp cặn sau khi lắng, kg cặn khô/m3 chất lỏng<br />
Nếu lắng hoàn toàn và không có mất mát thì lượng cặn khô trước khi lắng và sau khi<br />
lắng bằng nhau, ta có:<br />
V1.x1 = V2.x2<br />
(3.4)<br />
V2 = V1.x1/x2<br />
Ta có: V1 = V + V2<br />
hay V = V1 - V2<br />
(3.5)<br />
Thay (3.4) vào (3.5), ta được:<br />
<br />
x1<br />
x <br />
= V1 1 − 1 <br />
x2<br />
x2 <br />
<br />
Thay (3.3) vào (3.6), ta được:<br />
V = V1 − V1<br />
<br />
(3.6)<br />
<br />
<br />
x <br />
(3.7)<br />
3600F0 ω0 = V1 1 − 1 <br />
x2 <br />
<br />
Dựa vào công thức (3.7) ta có thể kiểm định tốc độ lắng (ω0) của hạt rắn trong thiết bị<br />
lắng trong quá trình sản xuất hoặc để tính năng suất lắng sau khi có được các số liệu ω0, x1,<br />
x2, F0.<br />
Ví dụ: Một thiết bị lắng nước mía hỗn hợp có 3 tầng, diện tích lắng mỗi tầng là 28,8 m2,<br />
lưu lượng nước mía hỗn hợp đi vào thiết bị lắng là 90 m3/h. Nồng độ chất rắn trong nước mía<br />
hỗn hợp là 10 gam/lít, nồng độ chất rắn trong lớp cặn sau khi lắng (nước bùn) là 40 gam/lít.<br />
Cho biết khối lượng riêng của nước mía hỗn hợp là 1,05 gam/lít. Hãy tính tốc độ lắng của hạt<br />
rắn ở trong thiết bị.<br />
Giải:<br />
Theo đề bài, ta có:<br />
Thể tích chất lỏng trong nước mía hỗn hợp: V1 = 90 m3/h<br />
Diện tích của thiết bị lắng: F0 = 28,8 m2 x 3 = 86,4 m2<br />
x1 = 10 gam/lít = 10 kg/m3 ; x2 = 40 gam/lít = 40 kg/m3<br />
<br />
x <br />
1 − 1 <br />
x2 <br />
<br />
Thay số liệu vào công thức trên ta có được vận tốc lắng<br />
90<br />
10 <br />
ω0 =<br />
1 − = 0,000217 m/s = 0,78 m/h<br />
3600.86,4 40 <br />
Để đơn giản cho việc nghiên cứu, ta xem rằng hạt rắn có dạng hình cầu, kích thước và<br />
khối lượng không đổi trong quá trình lắng.<br />
<br />
Từ công thức (3.7), ta được: ω0 =<br />
<br />
V1<br />
3600F0<br />
<br />
2.2.3. Thiết bị lắng trọng lực<br />
<br />
- Thiết bị lắng huyền phù dưới tác dụng của trọng lực<br />
Trong sản xuất thực phẩm, quá trình lắng huyền phù bằng trọng lực thường được tiến<br />
hành trong các bể lắng, thùng lắng, máng lắng. Thùng lắng được dùng phổ biến trong công<br />
92<br />
<br />
nghiệp sản xuất đường saccharose như thùng lắng, máng lắng (dùng để lắng tinh bột - hiện<br />
nay ít dùng)<br />
Thùng lắng là một thùng hình trụ đứng, có đáy hình nón. Bên trong thùng có một trục,<br />
trên đó có gắn cánh khuấy, trên cánh khuấy có gắn các răng dùng để cào bã. Trục quay với tốc<br />
độ chậm, khoảng ½ vòng/phút. Huyền phù liên tục cho vào thùng lắng, chất lỏng trong tràn<br />
vào một máng ở phía trên bên trong thùng rồi theo ống dẫn ra ngoài. Bã lắng xuống đáy hình<br />
nón, được các răng cào đưa vào hộc chứa bùn ở giữa thùng rồi theo ống tự chảy hoặc được<br />
bơm hút bùn tháo ra ngoài. Thiết bị lắng răng cào có thể là loại một tầng hoặc nhiều tầng, mỗi<br />
tầng xem như một thùng lắng một tầng (hình 3.1).<br />
- Thiết bị lắng bụi dưới tác dụng của trọng lực<br />
Buồng lắng bụi có cấu tạo dạng hộp, không khí vào một đầu và ra đầu kia (hình 3.3).<br />
Nguyên tắc tách bụi của buồng lắng bụi chủ yếu là:<br />
- Giảm tốc độ hỗn hợp không khí và bụi một cách đột ngột khi vào buồng. Các hại bụi<br />
mất động năng và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực.<br />
- Dùng các vách chắn, vách ngăn để làm rẽ ngoặt dòng không khí lẫn bụi khi chuyển<br />
động trong buồng đồng thời khi va đập vào các vách, hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống<br />
đáy buồng.<br />
1. Đỉnh thiết bị<br />
2. Thân thiết bị<br />
3. Đĩa nghiêng<br />
4. Cơ cấu tay gạt<br />
5. Ống vòng<br />
6. Đáy thiết bị<br />
7.Cửa tháo bùn<br />
8. Bàn đáy<br />
9. Ống quan sát<br />
nước bùn nhỏ<br />
10.Bể đựng nước<br />
mía trong<br />
11. Hệ thống lấy<br />
nước trong<br />
12.Ống thoát khí<br />
nhỏ ở các tầng<br />
13.Trục ống<br />
trung tâm<br />
14.Ống thoát khí<br />
lớn<br />
15. Bộ truyền<br />
động<br />
<br />
Hình 3.1. Thiết bị lắng huyền phù nhiều tầng<br />
Để lắng được bụi thì yêu cầu chiều dài của phòng lắng phải bảo đảm sao cho thời gian<br />
dòng khí đi qua phòng ít nhất phải bằng thời gian lắng của hạt bụi kích thước nhỏ nhất và vận<br />
tốc dòng khí không quá lớn nhằm tránh lôi kéo hạt bụi đã lắng.<br />
Ký hiệu:<br />
93<br />
<br />
L, H, B – lần lượt là chiều dài, chiều cao và chiều rộng của phòng, m<br />
u – tốc độ dòng khí, m/s<br />
v – tốc độ lắng của hạt, m/s<br />
F0 = L.B – diện tích tiết diện đáy phòng lắng, m2<br />
F = H.B – diện tích tiết diện ngang phòng lắng, m2<br />
Năng suất phòng lắng là:<br />
Vs = u.F = u. B.L<br />
Để bảo đảm yêu cầu lắng được bụi thì phòng lắng thỏa mãn:<br />
hay<br />
<br />
(3.8)<br />
<br />
Thay vào công thức tính năng suất, ta được: Vs = F0 v0<br />
(3.9)<br />
Dựa vào phương trình (3.8) và (3.9) ta tính được kích thước phòng lắng khi biết năng<br />
suất và vận tốc lắng.<br />
Các loại thiết bị lắng nhờ trọng lực, có nhược điểm là cồng kềnh, hiệu suất thấp<br />
<br />
Hình<br />
3.33.4.<br />
Buồng<br />
lắnglắng<br />
Hình<br />
Đường<br />
2.3. Lắng dưới tác dụng lực ly tâm<br />
<br />
2.3.1. Lắng bụi nhờ lực ly tâm (cyclon)<br />
Thiết bị lắng bụi cyclon là thiết bị được sử dụng tương đối phổ biến để tách hạt rắng ra<br />
khỏi khí. Cấu tạo của cyclon (hình 3.4) gồm có thân hình trụ 2, cửa dẫn khí bụi 1 đặt tiếp<br />
tuyến với thân 2, trên thân hình trụ có nắp đậy. Ở giữa nắp có lỗ để bố trí đoạn ống hình trụ<br />
nhỏ 4 để đẫn khí ra. Phía dưới phần hình nón 3 có ống tháo bụi 5a và bên trong có van chắn<br />
5b để giữ bụi trong khi cyclon làm việc.<br />
- Nguyên lý làm việc<br />
Nguyên lý làm việc của thiết bị lắng bụi kiểu cyclon là lợi dụng lực ly tâm sinh ra khi<br />
dòng không khí chuyển động quay tròn trong thân thiết bị để tách bụi ra khỏi không khí.<br />
Cho khí có lẫn bụi chuyển động với tốc độ lớn (20 – 25m/s) theo cửa 1 vào cyclon<br />
theo phương tiếp tuyến. Khi vào trong cyclon, dòng khí chuyển động quay tròn và sinh ra lực<br />
ly tâm. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi văng ra phía thành của cyclon và chuyển<br />
động men theo thành của cyclon và rơi xuống đáy hình nón, tích tụ ở đó rồi thỉnh thoảng được<br />
lấy ra ngoài. Một phần khí đi vào đoạn ống 4 và tiếp tục chuyển động quay đi ra ngoài, phần<br />
khí còn lại chuyển động quay tròn xuống thân hình nón nhưng bán kính quay càng nhỏ dần<br />
nên tạo thành dòng xoáy lốc đi ngược lên theo đường tâm hình trụ rồi qua ống hình trụ nhỏ 5<br />
ra ngoài.<br />
- Yếu tố phân ly ly tâm<br />
94<br />
<br />