Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 6 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 8
download
(NB) Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 6 cung cấp cho người học những kiến thức như: Múa cơ bản dân tộc Khơ Me; Múa cơ bản dân tộc Chăm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 6 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 6 NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC (Dành cho Nam) Lưu hành nội bộ Năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân gian phong phú, nhiều màu sắc. Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ môn múa này cần được bổ sung và hoàn chỉnh dần. Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi. Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ thống các động tác cơ bản. Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu, có sắc thái rõ rệt) Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực. Tuy nhiên do tài liệu tham khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm. Trong quá trình sử dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Văn Mạnh 3
- MỤC LỤC Contents BÀI 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KHƠ ME 6 A. TRỐNG XÀ DĂM 6 1. ĐI CHỈ ĐƯA CỔ 6 2. ĐI CHÉO TAY CHÂN 7 3. NHẢY CO CHÂN ĐƯA CỔ 7 4. XOAY NHÍCH VAI 7 5. ĐẤM TRỐNG 7 6. ĐÁNH TRỐNG ĐẦU GỐI 8 7. ĐÁNH TRỐNG CÙI TAY 8 8. CẮN TRỐNG 8 BÀI 2. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC CHĂM 9 1. NHẢY RUNG ĐI NGANG 9 2. BẺ MÍA 10 3. UỐNG RƯỢU 10 4. DẬM CHÂN NHẢY QUAY 11 5. NHẢY NHANH NHỎ 11 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 6 Mã môn học: MHT11.6 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 3 là học phần thứ hai trong khối các học phần kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam . Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm. Mục tiêu Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. Về kỹ năng: - Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) - Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam - Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc - Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp - Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh - Hoàn thiện kĩ năng, kỹ xảo của hệ thống động tác - Làm bài tập thi tốt nghiệp NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH 5
- Bài 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KHƠ ME Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. Về kỹ năng: - Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) - Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam - Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc - Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp - Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh - Hoàn thiện kĩ năng, kỹ xảo của hệ thống động tác - Làm bài tập thi tốt nghiệp Nội dung chính A. TRỐNG XÀ DĂM 1. ĐI CHỈ ĐƯA CỔ Chuẩn bị: Hai chân song song gập gối thấp. Hai tay để chéo hai cổ tay qua nhau phía trước cằm, các ngón tay khum tròn, mở riêng ngón tay trỏ. Đầu mặt nhìn nghiêng. a. Gập gối chậm nhấn: Tà: Chân trụ giữ nguyên độ gấp thấp, chân động sệt thẳng lên dài. Hai cánh tay hơi duỗi, đồng hơi hai cổ tay hơi đẩy, đưa hai bàn tay chỉ phía trước. Đầu và cổ như kéo về sau. 1: Trọng tâm đổ nhấn theo chân bước, đẩy đầu gối gập sâu. Hai tay kéo về đồng thời hai cổ tay hất ngón tay ngược về phía câm. Đầu cổ đưa nhấn ra trước. Tính chất chắc, gọn. Làm trên độ bằng không nhấp nhô. Hoàn thành động tác 1 nhịp 2/4, tốc độ vừa. Chú ý: Động tác này có thể làm với trống (tay trái ôm trống cạnh sườn trái, tay phải đưa tròn trước ngực, bàn tay nằm ngón cải thẳng lên đẩy ra nhấn vào theo nhịp chân). b. Gập gối bước nhanh: Chân bước theo tiết tấu từng phách 2/4. Tốc độ nhanh, nhịp trống dồn. Hai tay nhấn chỉ liên tục cùng với đầu theo chân. 6
- 2. ĐI CHÉO TAY CHÂN Tà 1: Chân trái bước dài lên trước. Tay phải vuốt vắt chéo dài lên trước. gập bàn tay kéo theo vai phải và thân lao về phía trước. Trọng tâm chuyển sang chân trái, gập gối. Chân sau xoải, mắt nhìn về phía trước. Tà 2: Chuyển sang chân phải bước làm ngược lại. Tà 3: Chuyển sang chân trái làm lại như nhịp 1. Tà tà 4: Chân bước nhanh 3 bước phải, trái, phải đồng thời 2 tay vắt đuổi nhau liên tục (như khoanh vào nhau) nhịp 4 vắt rõ. Sau đó quay ngoắt lại 180° làm lại từ đầu. Hoàn thành động tác 4 nhịp 2/4. Tốc độ vừa. 3. NHẢY CO CHÂN ĐƯA CỔ Chuẩn bị: Một chân gập gối trụ, một chân co vắt chéo ngang gót chân đế phía trước đầu gối chân trụ, tay chỉ và cổ đầu như động tác a “Đi chỉ đưa cổ" 1, 2, 3: Chân trụ nhảy nhích từng cái vào phách mạnh. Tay và đầu “chỉ đưa cổ" 3 cái. 4: Chân động nhảy sang bên cạnh đồng thời chân trụ nhấc lên đưa và vị trí chuẩn bị đổi bên. Hai tay buông xuống đưa ra hai bên cạnh đưa vòng lên thế 3 rồi kéo xuống thế 1. Hoàn thành động tác 1 nhịp 2/4 4. XOAY NHÍCH VAI Đứng xoay nhích vai: 1: Chân phải bước ra H3 làm trụ gấp gối ít. Chân trái xoải thắng ra ngang nhích chân liên tục xoay 1 vòng, Nhích vai cùng nhịp nhích chân xoay. Khi xoay, chân động đẩy mũi chân cho chân trụ nhấc gót chuyến nhích liên tục 4 nhịp 2/4 xoay một vòng, 8 phách, nhích 7 cái dừng 1 phách nghỉ để chuyển bên. Hai tay động tác “Uốn đuổi dọc" (Thế 2). Nếu xoay vòng phải thì tay phải xốc trước. Có thể làm theo kiểu lật nhanh hơn. 1 tà 2 tà: Tay phải xốc cùng nhích 2 vai 4 cái. Người lượn nghiêng theo đường xoay phải 1 vòng. 3: Không quay chỉ nhảy nhích đổi bên cả tay và chân, người hơi trả lại 4: Làm như nhịp 3 nhưng đổi bên. Đổi bên làm ngược lại từ đầu. Hoàn thành động tác 4 nhip 2/4. Tốc độ vừa và nhanh vừa. b. Quỳ xoay nhích vai: Dáng và tay giống động tác đứng nhưng chân trụ quỳ gối cao, thẳng đùi. Nhích chuyển xoay bằng đầu gối, chân động xoải dài và làm như đứng. 5. ĐẤM TRỐNG a. Thấp 7
- Tay trái ôm trống nằm ngang bên sườn, mặt tróng H1. Tay phải cổ tay, bàn tay nắm lại. Đấm thẳng đầu tay vào mặt trống, đấm theo. gập từng nhịp chân bước. Chân như bước “Gập gối chậm nhấn". b. Cao. Ôm ngang trống lên vai mặt trống H1. Tay phải nắm đấnm d ngang hướng lòng bàn tay vào mặt trống. Động tác này có thể nh m. hợp bước “Gập gối bước nhanh’. 6. ĐÁNH TRỐNG ĐẦU GỐI Hai tay ôm thân trống để dọc xế thân trống, hướng mặt trống vào đầu gối. Mỗi nhịp nhảy, chân động đưa gập đầu gối lên đánh thẳng vào mặt trống. Chân sau đặt thắng xuống làm trụ, có nhún dập dình vào phách nhệ. Mỗi bước chuyển chân đều nhảy thấp. Thân trên và đầu hơi ngửa sau. Hoàn thành động tác 1 nhịp 2/4. 7. ĐÁNH TRỐNG CÙI TAY Tà 1: Trống ôm ngang bên sườn. Cùi tay phải đánh vào mặt trống, kéo theo vai và thân bên phải nghiêng ép về phía trống, người H8. Chân trái nhảy thẳng lên trước. Chân phải sau hất gập cảng chân lên, chìa xế ra ngoài, bàn chân H4. Đầu, mặt nhìn thẳng. Tà 2: Nhảy đổi chân làm ngược lại. Hoàn thành động tác 1 nhịp 2/4. 8. CẮN TRỐNG Chuẩn bị: Hai tay nâng trống, đặt thành đáy trống lên miệng rãng cấn chặt. Mặt ngửa đỡ trống cho trống đứng thẳng. Hai tay dang thế 2 múa uốn lượn xốc. Chân đứng tại chỗ hoặc có thế di động ngang tiến, lùi, có thể kết hợp với chân động tác quỳ nhún xoay. 8
- Bài 2. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC CHĂM Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. Về kỹ năng: - Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) - Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam - Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc - Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp - Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh - Hoàn thiện kĩ năng, kỹ xảo của hệ thống động tác - Làm bài tập thi tốt nghiệp Nội dung chính 1. NHẢY RUNG ĐI NGANG Chuẩn bị: Chân T1 kiễng vừa, người H1. Hai cánh tay mở; bàn tay ngang 2 bên sườn, khuỷu tay gấp như vuông góc. Hai bàn tay dựng. Hai tay ngang hông, hai mũi tay ngoài H3 và H7. Chân: 1: Chân phải bước ngang ra H3 cách chân trái một bàn chân, dồn trọng 1. tâm vào chân phải. Bàn chân trái kéo theo là là mặt sàn. Tà: Chân trái bước trả về bên trái (H7) đặt cạnh chân phải (nửa bàn chân), dồn trọng tâm về theo, chân phải không trả về mà cũng kiễng như chân trái tạo thành thế 1 rộng. Tiếp bước thứ 2. Quá trình đi rung nẩy trên nửa bàn chân, mặt nhìn theo hướng đi. Tay: 1: Khuỷ tay kéo vào, sau đó đẩy trả ra ngay (kéo vào là chính). Tà: Làm lại như trên. Động tác hoàn thành trong 1 nhịp 2/4. 9
- Chú ý: Có thể để tay chống nạnh, tay sau lưng. 2. BẺ MÍA Chuẩn bị: Chân T3 rộng (chân phải sau), người H1, tay chống nạnh. Chân: Tà: Nhấc bàn chân phải cách sàn 5cm lấy đà. 1: Dậm chân phải xuống sàn, đầu gối chùng, chân trái hất ra trước cách mặt sàn khoảng 5 cm, bàn chân móc. Tay: Tà: Từ chống nạnh thả xuôi theo hai bên cạnh người rồi đưa ra trước, khung tay tròn, hai bàn tay nằm, tay phải đưa vòng ra ngoài tay trái. 1: Tay trái từ dưới tay phải bật ra H1, khung tay tròn. Tay phái kéo từ ngoài vào, vòng xuống bật cố tay và kéo giật về phía người, vai phải cũng kéo giật về sau. Người khom, nghiêng đầu về vai trái (vai từ H2 giật về H4) thân người cũng ảnh hưởng lắc giật về sau Chú ý: Quá trình làm, bàn tay phải như vẽ một đường tròn, vai phải lượn theo tay. Động tác hoàn thành trong một nhịp 2/4. 3. UỐNG RƯỢU Chuẩn bị: Chân T1, tay chống nạnh, mặt và người H1 Chân : Tà: Bàn chân phải nhấc là là khỏi mặt sàn để lấy đà nhún. 1: Nhẩy nhẹ, đặt bàn chân phải xuống sàn, gối chùng có nhún, chân trái duỗi ra H1, bàn chân móc, gót là là mặt sàn Tà 2, 3, 4: Làm 3 bước tiếp như nhịp tà 1. Tay: Tà 1: Từ chống nạnh thả xuôi xuống hai bên người. Hai tay song song chao đẩy từ hông phải đưa vòng lên trước mặt rồi vát xuống sườn trái (lòng bàn tay trái ngửa, tạy phải úp). Đầu nhìn theo tay. Tà 2: Làm ngược lại. Tà 3: Hai tay tiếp tục đà chao, nhưng không sang bên trái mà chỉ hất ra trước, tay phải đưa lên xế H2, cao hơn vai rồi gập khuỷu tay, đưa cánh tay dưới vào phía mặt, nhấn cổ tay, lòng bàn tay ngửa như dó rượu uống. Tay trái hất, buông vòng qua trước người về xế sau hòng trái (H6) xuôi theo vai. Tà 4: Đổi tay đổ rượu uống. Động tác hoàn thành trong 4 nhịp 2/4. Chú ý: Động tác làm khoan thai, lúc uống khuỷu tay cảm giác kéo hãng xuống. Đầu và thân trên luôn ngửa. 10
- 4. DẬM CHÂN NHẢY QUAY Chuẩn bị: Chân T1, người H1, tay chống nạnh Tà: Chân phải bước sang T1 rộng, đầu gối cả hai chân chùng. Hai tay từ chống nạnh đưa sang ngang (H7) cao ngang thất lưng, lòng bàn tây ngửa. 1: Chân trái thu về T6, dậm nẩy bằng nửa bàn chân trên. Nắm hai bàn tay, guộn vào phía trong bật mu tay lên trên. Đầu, người hơi cúi về trước, nghiêng về vai phải (ngược với tay), mắt nhìn theo bàn tay. Tà 2: Đổi bên. 3: Đặt chân phải lấy đà, nhẩy quay một vòng (theo chiều chân phải) về T1, H1 gối chùng. Hai bàn tay ngửa để như phách tà của nhịp 1. Động tác hoàn thành trong 3 nhịp 2/4. 5. NHẢY NHANH NHỎ Chuẩn bị: Chân T1, người H1, hai tay chống nạnh. Chân: 1, 2, 3: Như nhảy nhỏ guộn quạt của nữ (trái, phải, thẳng - mỗi một nhịp đều có 3 nhảy nhỏ chuyển trọng tâm). Tay: 1: Khi nhảy sang trái, tay phải đưa thẳng ra H1 vuông góc với vai. Tay trái đưa ngang ra H7 thấp hơn vai. Khuỷu tay thẳng, hai bàn tay úp. Đầu nghiêng sang tay trái, mắt nhìn H1. 2: Đổi tay 3: Hai tay hơi hạ xuống lấy đà, đưa lên T3 vỗ 3 cái. Đầu, mặt ngước lên nhìn. Động tác hoàn thành trong 3 nhịp 2/4. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam part 10
13 p | 480 | 206
-
Giáo trình Múa và phương pháp dạy trẻ vận động theo âm nhạc: Phần 1 - Đinh Xuân Đại
44 p | 1010 | 129
-
Văn học Nga - Chương 2
15 p | 352 | 87
-
Giáo trình Lý luận và lịch sử múa (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
38 p | 119 | 22
-
Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 1 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
27 p | 80 | 17
-
Múa lửa trong nghi lễ lên Đồng
6 p | 184 | 14
-
Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 2 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
25 p | 101 | 10
-
Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
30 p | 61 | 9
-
Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 5 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
32 p | 32 | 9
-
Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 3 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
34 p | 37 | 8
-
Giáo trình Múa cổ điển Châu Âu (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
117 p | 42 | 6
-
Giáo trình Múa hiện đại (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
30 p | 39 | 5
-
Giáo trình Múa Tính cách (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
44 p | 56 | 4
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
31 p | 40 | 4
-
Biểu tượng trong lễ hội Rija Praong của người Chăm ở Nam Trung Bộ
6 p | 48 | 3
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
20 p | 63 | 3
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa tập thể (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
17 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn