intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phát triển vùng: Phần 1

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Phát triển vùng" cung cấp cho người đọc các kiến thức 4 chương đầu tiên bao gồm: Tổng quan về phân vùng lãnh thổ, bản chất và nội dung của vùng kinh tế, một số lí thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ, marketing và liên kết vùng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phát triển vùng: Phần 1

  1. ,1HỌC-ĨHÁLMGUYÊN- ... NG ĐẠI HỌC Sư PHẠM TS. NGUYỀN XUÂN TRƯỜNG GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG (D ùng cho chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, chuyên ngành Đ ịa l í học) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2013
  3. 02 - 24 M ÃSÓ: ----------------------- Đ H T N -2013
  4. LỜI NÓI ĐẦU Vùng kinh tế hình thành và tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đế Nhà nước hoạch định, triển khai, quản lí cúc chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Với chức năng là chủ thế quàn lí và to chức lãnh tho, Nhà nước có khả năng nắm bắt, vận dụng quy luật vận động cùa các yếu to tạo vùng và các quy luật kinh tế vùng để điểu tiết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển các vùng kinh tế trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng cùa mỗi vùng, nhằm mục tiêu thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng, thúc đay lăng trường kinh tế nhanh và bển vừng cho cả nước nói chung, từng vùng nói riêng. Đe phát triển vùng, Nhà nước phải thực hiện các chính sách điểu tiết, phát triển kinh tế - xã hội vùng. Chinh sách phát triền vùng là chính sách kinh tế - xã hội thuộc tầm trung mô do Nhà nước (Quốc hội, Chính phù, Chính quyền địa phương) ban hành và chi đạo tổ chức thực hiện. Đây là hành động can thiệp cùa Nhà nước nhằm giải quyết các vấn để có liên quan đến phát triển vùng. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vùng kinh tế đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm, đặc biệt lừ sau thong nhất đất nước (năm 1975) đến nay. Các công trình nghiên cứu tập trung vào một sổ vấn đề như phân vùng kinh tế, to chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, định hướng phát triển vùng,... chù yếu do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Viện Phân vùng và quy hoạch thuộc ủ y ban Kế hoạch Nhà nước) thực hiện. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học địa ị i ở các trường đại học về phân vùng kinh tế. Gần đây, có một số công trình nghiên cứu để cập đến nội dung cơ bản vé kinh tế vùng, chính sách phát triển vùng và 3
  5. vận dụng trong nghiên cứu thực tiễn phát triển vùng ở Việt Nam trong những năm đoi mới. Việc biên soạn giáo trình ậ’Phát triển vùng" được thực hiện với mong muốn có một giáo trình cơ bản đề cập đến vấn đề vùng, chính sách phát triển vùng, phát triển vùng ở Việt Nam để phục vụ cho công tác đào tạo sau đại học ngành học Địa lí ở Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành học Địa lí. Nội dung cùa giáo trình đề cập đến kiến thức có tính liên ngành, phù hợp với quy định chương trình đào tạo trình độ thạc s ĩ cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thải Nguyên. Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này, lác giả đã sử dụng nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu cùa tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Lê Thu Hoa, Nguyễn Tiến Dũng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Văn Huân (Viện Kinh tế Việt Nam), Ngô Doãn Vịnh (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và một số tác giả khác. Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ, góp ỷ về chuyên môn cùa các cơ quan, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Tác giả xin chân thành cảm cm tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả đỏ. Mặc dù giáo trình được biên soạn công phu, nhưng là tài liệu được sử dụng cho đào tạo chuyên ngành hẹp, nguồn thông tin tư liệu có tính liên ngành. Mặt khác, giáo trình được phát triển từ chuyên đề đào tạo sau đại học (trình độ thạc sì), do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình cùa độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Tháng 5 năm 2013 TÁC GIẢ 4
  6. M Ụ C LỤC LỜI NÓI Đ Â U ..............................................................................................3 C huông 1. Tổng quan về vùng và phân vùng 9 1. Quan niệm về vùng.................................................................................9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vùng.......................................... 9 1.2. Quan niệm về vùng........................................................................ 11 2. Quy hoạch và tổ chức lãnh th ổ .......................................................... 14 2.1. Quy hoạch lãnh thổ........................................................................14 2.2. Tổ chức lãnh thổ............................................................................ 15 3. Phân vùng kinh tế ................................................................................ 23 3.1. Vùng kinh tế và các loại vùng kinh tế........................................ 23 3.2. Phân vùng kinh t ế ......................................................................... 25 Chưong 2. Bản chất và nội dung của vùng kinh tế...........................31 1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế ........................................... 31 2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế................................................................. 31 2.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ....................................31 2.2. Yếu tố tự nhiên.............................................................................. 33 2.3. Yếu tố kinh tế.................................................................................35 2.4. Yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ....................................... 36 2.5. Yếu tố dân cư, dân tộc.................................................................. 36 2.6. Yếu tố lịch sử - văn hóa................................................................36 3. N ội dung của vùng kinh tế ................................................................. 37 3.1. Lĩnh vực sản xuất.......................................................................... 37 3.2. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng.............................................................. 41 3.3. Các nguồn lực phát triển vùng.....................................................42 4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng.............................................. 44 4.1. Nhóm chi tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..44 4.2. Nhóm chi tiêu phát triển xã hội................................................... 45 5
  7. 4.3. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng....................... 45 4.4. Nhóm các chi tiêu về phát triển bền vững................................. 46 5. Định hướng không gian của các cơ sở và ngành kinh t ế .............46 5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng không gian của các cơ sở kinh tế (doanh nghiệp), các ngành kinh tế ....................................46 5.2. Định hướng không gian của các doanh nghiệp theo yểu tố vị trí ......... .......................... ............................................. ............. ................49 5.3. Định hướng không gian của các doanh nghiệp theo yếu tố khoảng cách...........................................................................................52 Chương 3. M ột số lí thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh th ổ...................................................................................................... 55 1. L í thuyết tăng trưởng vùng.................................................................. 55 2. L í thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp...................................... 56 3. L í thuyết định vị công nghiệp cùa A. Weber..................................... 57 4. L i thuyết về "Điểm trung tâm "........................................................... 59 5. L i thuyết cực phát triển cùa F. Perroux............................................. 61 6. L i thuyết về chu trình sàn xuẩt năng lượng........................................63 7. L i thuyết đầu tư tập trung.................................................................... 64 8. L i thuyết phát triển ph i cân đối........................................................... 64 Chương 4. Marketing và liên kết vùng............................................... 67 1. Marketing vùng....................................................................................67 1.1. Các vẩn đề lí luận liên quan đến Marketing vùng.....................67 1.2. Đối tượng cùa Marketing vùng.................................................... 73 1.3. Chủ thể Marketing vùng...............................................................78 1.4. Chính sách và chiến lược Marketing vùng................................. 81 2. Liên kết vùng......................................................................................... 86 2.1. Liên kết kinh tế.............................................................................. 86 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên kết vùng....................................88 2.3. Nguyên tắc phân bố theo lãnh thổ và liên kết vùng.................. 91 2.4. Các điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững......................92 2.5. Các kiểu liên kết vùng...................................................................93 3. Liền kết vùng ở Việt Nam ....................................................................96 6
  8. 3.1. Thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam ........................................ 96 3.2. Nguyên nhân của hạn chế liên kết vùng ở Việt Nam ..............103 3.3. Liên kết phát triển vùng Duyên hải miền Trung- Ví dụ cho sự tìm kiếm mô hình liên kết vùng ở Việt N a m ................................. 107 C hưong 5. Chính sách phát triển vùng 113 1. Cliinlt sách phát triển vùng..............................................................113 1.1. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... ...................................... 113 1.2. Chính sách phát triển vùng........................................................ 115 1.3. Cấu trúc cùa chính sách phát triển vùng.................................. 119 2. Kinh nghiệm quốc tế thực hiện chinh sách phát triểnvùng.........124 2.1. Vai trò điều tiết của Nhà nước trong phát triển vùng........... 124 2.2. Các phương hướng thực hiện chính sách vùng........................126 2.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng ờ một số nước châu  u........................................................................................................ 127 2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng một số nước ASEAN... 131 2.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng ở Trung Quốc............. 131 Chương 6. Phát triển vùng ờ Việt N am ............................................137 1. Phát triển vùng ở Việt Nam qua các giai đoạn...............................137 1.1. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1986..............................................137 1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay...............................................139 2. Phương thức và công cụ thực hiện chínhsách vùng ở Việt Nam ..................................................... ... ..... ........ ...........................................142 2.1. Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ kinh tể - xã hội....................... 142 2.2. Các công trình trọng điểm quốc gia phát triển cơ sở hạ tàng với tư cách là công cụ thực hiện chính sách vùng................................ 146 2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển các vùng khó khăn .................. I ....................................I ... 1...........................................147 3. Pltát triển các vùng kinli tế............................................................ 149 3.1. Khái quát chung........................................................................149 3.2. Khái quát sự phát triển các vùng kinh tế..................................154 4. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm 162 7
  9. 4.1. Sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam.....................................................................................................162 4.2. Các vùng kinh tế trọng điểm...................................................... 168 5. Phát triển các kltu vực (lãnh thổ) đặc biệt..................................... 176 5.1. Phát triển khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất................ 176 5.2. Phát triển khu công nghệ cao, cơ sờ ươm tạo công nghiệp... 178 5.3. Phát triển các khu kinh tế ven biển.......................................... 183 5.4. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu..........................................185 5.5. Hợp tác quốc tế trong phát triển vùng..................................... 190 8
  10. Chương 1 T Ỏ N G Q U A N VÈ VÙNG VÀ PHÂN VÙNG 1. QUAN NIỆM VỀ VÙNG 1.1. M ột sổ khái niệm liên quan đến vùng 1.1.1. K hái niệm không gian và lãnh thồ Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Mác - Lênin, dùng để chi về một phương thức tồn tại cùa vật chất (cùng với phạm trù vận động), trong đó không gian chi hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước nhất định và ờ một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Theo quan điểm triết học, không gian là hình thức tồn tại của các khách thể và các quá trình vật chất được đặc trung bằng cấu trúc và quảng tính của các hệ thống vật chất; còn thời gian là hình thức thay thế kế tiếp nhau của các hiện tượng và các trạng thái của vật chất được đặc trưng bằng độ dài tồn tại của chúng. Trong giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người luôn tồn tại hoạt động và phát triển của các quá trình đối lập nhau, trong đó có quá trình phân hóa và quá tìn h tổng hợp. Dưới góc độ không gian, quá trình phân hóa trong tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện các thành tố tự nhiên, các tổng thề tự nhiên mang những đặc trưng khác nhau, với những quy mô khác nhau. Đến lượt mình, bên trong các thành tố và tổng thể tự nhiên ấy lại diễn ra quá trình tổng hợp hóa. Sự vận động kết hợp, thống nhất của haỉ quá trình này tạo ra các không gian đa dạng, muôn màu, muôn vẻ về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (chiều sâu). Các không gian đó thường được hiểu như là các không gian địa lí được xác định bởi các tọa độ khác nhau. Lãnh thổ được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ thông nhất, lãnh thổ là một khoảng không gian thuộc
  11. chủ quyền của một quốc gia có vị trí địa lí nhất định, có hình dạng, kích thước và quy mô xác định mà ở đó diễn ra các hoạt động sản xuất và đời sống một cách thường xuyên, liên tục. Lãnh thổ là một thực thể hay một hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất (tức là một không gian địa lí xác định) thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định, được xác định bời một văn bản pháp quy. Lãnh thổ được giới hạn trong đường biên giới quốc gia. Lãnh thổ cỏ thể bao gồm cả đất liền và vùng biển, lãnh hải, khoảng không gian trên đất liền và trên vùng lãnh hải. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm: phần đất liền, nội thuỳ, lành hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Theo nghĩa đầy đù, lãnh thổ là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bời các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu và sự tái sinh sản của chính nó. Các yếu tố quyết định đặc trưng cơ bản của một lãnh thổ là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên, các cơ sở sản xuất và dịch vụ, các điểm dân cư, cơ sở cấu trúc hạ tầng, các quan hệ kinh tế, thị trường, lịch sử xã hội,... Việc xác định các yếu tố đặc trưng lãnh thổ làm cơ sờ để nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng. 1.1.2. Khái niệm không gian kinh tế Trong lí thuyết kinh tế vùng, không gian có thể được tiếp cận theo hai hướng khác nhau (Lê Thu Hoa, 2007). Hướng thứ nhất, không gian là nguồn lực tự nhiên cung cấp các "đầu vào" cho các quá trình kinh tế, cung cấp các điều kiện sống (vật thể và phi vật thể) cho con người với tư cách là yếu tố quan trọng và quyết định của các quá trinh kinh tế. Hướng thứ hai, xem không gian như là một ttở lực, ngăn cản các hoạt động bình thường, đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc 10
  12. phục. Chẳng hạn, khoảng cách xa từ nơi khai thác và cung cấp nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành hàng hóa và dịch vụ. Trong cả hai trường hợp, nguời ta thuờng sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để định vị các tác nhân kinh tế và xác định các hình thức tổ chức các hoạt động kinh tế phù hợp. Như vậy, không gian kinh tế được hình thành khi áp dụng các biến số (các quan hệ) kinh tế vào một không gian địa lí cụ thể để mô tà và phân tích các quá trình kinh tế diễn ra trong đó. Ở mức độ nào đó, không gian kinh tế là không gian trừu tượng. Tùy theo các mục tiêu nghiên cứu hay khảo sát nhằm rút ra những quy luật nào đó về phát triển kinh tế, trong phạm vi của một quốc gia, có thể có các loại không gian kinh tế sau: - Không gian kinh tế được xác định bời kế hoạch mà các khoảng cách trong không gian này được đo bằng giá cà và chi phí, tức là được xác định bởi các yếu tố bên ngoài kế hoạch. - Không gian kinh tế được xác định nhu là trường của các lực - trường lực, bao gồm các trung tâm (các cực) và từ đây các lực ly tâm lan tỏa ra ngoại vi và từ ngoại vi các lực hướng tâm hướng tới. - Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp đồng nhất mà trong không gian này các hãng (công ty, doanh nghiệp) khác nhau được định vị gần như nhau và giá cả hàng hỏa, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp xỉ nhau đối với tất cả các khách hàng ở ưên cùng một khoảng vật lí. 1.2. Quan niệm về vùng Cho đến nay, các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước có các cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về vùng, từ đó người ta xác định cơ sở cho việc nghiên cứu vùng, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết (1988), vùng là một lãnh thổ được tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu có quan hệ mật thiết với nhau, là một cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ. Vùng là một lãnh thổ toàn vẹn được đặc trưng bởi sự đồng nhất về nguồn gốc, 11
  13. về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ địa lí hoặc của nền sản xuất xã hội. Cũng theo cách hiểu này (Lê Bá Thào, 1997), vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn lọc với không gian và với các cấp bên ngoài. Ở nước ta, trong một số trường hợp, thuật ngữ “vùng” chưa được phân biệt rõ ràng. Các nhà khoa học thường dùng các thuật ngữ “vùng” khi nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh lãnh thổ như “vùng đồng bàng sông Hồng”, “vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”,... Người dân (và hiện nay cả các cấp lãnh đạo) thường sử dụng từ này để chi một lãnh thổ nhất định, có kích thước thay đổi không xác định như “vùng đồi núi”, “vùng đồng bằng”, “vùng sâu, vùng xa”, “vùng khỏ khăn”. Thậm chí, trong quy hoạch lãnh thổ của một địa phương (cấp tinh hay huyện) khi đề cấp đến sự phân hóa lãnh thổ, người ta cũng sử dụng khái niệm “vùng” hay “khu vực”. Dù nhìn nhận dưới góc độ nào, xét về mặt quản lí lãnh thổ, hiện nay không chi các nhà khoa học, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phuơng, các nhà doanh nghiệp và phần đông người dân đều nhận thấy rằng: giữa cấp Nhà nước Trung ương và cấp tinh phải cỏ một cấp trung gian nào đó mà người ta gọi là “vùng”. Lãnh thổ của vùng trong trường hợp này bao gồm một sổ địa phương (cấp tinh), thông thường có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hay lịch sử tương đổi đồng nhất. v ề phưcmg diện địa lí học (Lê Thông, 2010), vùng là một bộ phận lãnh thồ toàn vẹn thường được đặc trưng bàng sự đồng nhất về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lởp vỏ địa lí hoặc của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ quản lí đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và tinh, vùng bao gồm một số tình và một quốc gia có nhiều vùng. Vùng nói chung có những dấu hiệu đặc trưng cơ bàn sau: - Vùng là một không gian địa lí, một lãnh thổ xác định thuộc quyền sờ hữu của một quốc gia. Lãnh thổ này có các đặc trưng về vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, kích thước và quy mô xác định. Vùng có nhiều cấp phân vị theo quy mô (về điện tích, dân số, quy mô của các 12
  14. hoạt động kinh tế - xã hội). Ranh giới vùng và số lượng vùng của một quốc gia thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau. - Vùng là một thực thể khách quan, trong đó tồn tại những yếu tố tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, động thực vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước...), các yếu tố xã hội (dân cư và nguồn lao động, dân tộc, văn hóa, lịch sử...), các yếu tố kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, cơ sờ vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động kinh tế). Các yếu tố trên chính là các nhân tố tạo vùng và tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Ở mỗi vùng, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên, nhân khẩu học, kinh tế - xã hội ở các mức độ khác nhau. Các quá trình này có bản chất khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo những quy luật riêng của mình, nhưng đều là những khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên tục trong không gian, thời gian. - Theo quan điểm cấu trúc hệ thống, vùng là một thực thể khách quan nhưng không tồn tại độc lập. Vùng có mối liên hệ bên trong, bên ngoài và tất cả các mối liên hệ đó bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển vùng. Ví dụ: Sự phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc không thể tách rời với sự tác động cùa vùng Đồng bàng sông Hồng, các vùng phía nam Trung Quốc và vành đai vịnh Bắc Bộ. - Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông qua những nguyên tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quàn lí các quá trình phát triển kinh tế - xà hội trên mỗi vùng của đất nước. - Trên góc độ quản lí lãnh thổ hành chính của đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa chính quyền Trung ương và địa phương, tinh. Vùng có thể bao gồm một số địa phương, tinh cùa một quốc gia và ranh giới vùng có thể thay đồi theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Hệ thống các vùng của một quốc gia luôn có sự thay đổi về ranh giới và quy mô theo thời gian, vì sự tồn tại cùa vùng là khách quan nhưng được chủ quan hóa, tức là vùng được con người phân định và tổ chức không gian theo nguyên tắc chủ quan phục vụ mục đích phát triển. 13
  15. 2. QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC LÃNH THÔ 2.1. Quy hoạch lãnh thổ Trước đây, quy hoạch là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và hiện nay phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Quy hoạch không gian là thuật ngữ tổng quát của lĩnh vực quy hoạch không gian - vật thể trên bề mặt Trái đất, từ quy hoạch quốc gia (thường gọi là quy hoạch lãnh thổ) đến quy hoạch phát triển và xây dựng các điểm dân cư đô thị - nông thôn và các bộ phận của chúng. Nói một cách đơn giản, quy hoạch lãnh thổ là việc bố trí các nguồn lực trên lãnh thổ để có được phương án phát triển tối ưu. Quy hoạch lãnh thổ được tiến hành trong phạm vi một vùng lãnh thổ quốc gia (gồm nhiều tinh hoặc bang), có thể hiểu đây là quy hoạch vùng lớn. Đây là nhiệm vụ của chính quyền Trung ương hoặc chính quyền bang (nếu quốc gia đó theo thể chế chính trị liên bang). Chính quyền Trung ương soạn thảo và đề xuất các mục tiêu quy hoạch không gian của vùng quy hoạch trong các kế hoạch phát triển vùng, về nội dung, các kế hoạch phát triển này gắn liền với các dự kiến quy hoạch không gian chung của quốc gia hay liên bang và được thể hiện trong Luật Quy hoạch không gian. Vào những năm 90 của thế kì XX, nước ta triển khai manh mẽ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nội hàm của nó bao gồm quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Dù là quy hoạch ngành hay quy hoạch lãnh thổ, mục tiêu cuối cùng là xây dựng được phương án phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ liên ngành và liên vùng cho mỗi lãnh thổ. Như vậy, quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ có mối quan hệ tương hỗ. Quy hoạch ngành quan tâm trước hết đến các ngành kinh tế. Trong quy hoạch phài xác định được cơ cấu ngành hợp lí và cụ thể hoá việc phát triển, phân bố các ngành. Tuy nhiên, tất cả các công việc này phải triển khai trên những lãnh thổ cụ thể. Ngược lại, quy hoạch lãnh thổ phải chú ý đến các ngành, bởi vì nếu thiếu các ngành thì quy hoạch lãnh thổ sẽ không cỏ ý nghĩa. 14
  16. Ở mức độ cụ thể hơn của quy hoạch lãnh thổ là quy hoạch vùng. Quy hoạch vùng là đề án bố trí họp lí trên lãnh thổ vùng những cơ sở sản xuất - kinh doanh, giao thông vận tải và các điểm dân cư có tính đến các nhân tố và các điều kiện địa lí, kinh tế, kiến trúc, xây dựng và kĩ thuật,... Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng là bố trí hiệu quả các cơ sở sàn xuất - kinh doanh trên cơ sở sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật tư, lao động và kĩ thuật, tổ chức hợp tác liên doanh giữa các cơ sờ, bố trí dân cư họp lí đảm bảo kiến trúc xây dựng, vệ sinh, thuận tiện cho dân, phối hợp sử dụng chung hệ thống cấu trúc hạ tầng và dịch vụ. Quy hoạch vùng được tiến hành trên cơ sở các vùng kinh tế có ranh giới tương đối ổn định, làm cơ sở cho việc lập các đồ án thiết kế xây dựng (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2011). 2.2. Tổ chức lãnh thể 2.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ, hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội,... vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ cỏ) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân c ư ,...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một sổ nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát triển thành công và hiệu quả. Hom nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai ừên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lí công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003). 15
  17. 2.2.2. Đặc tinh của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội có những đặc tính sau: Tính kết cấu hệ thống, tính lãnh thổ và tính đa phương án. - Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức là sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn vận động và phát triển, chúng độc lập tương đối và cỏ tác động qua lại với nhau. Hệ thống lãnh thổ cỏ giới hạn, sức chứa của nó quy định tính chất và trình độ phát triển. Tính kết cấu thể hiện ở sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong việc sắp xếp và định hướng các đối tượng. Tính định hướng thể hiện ờ việc làm cho các phần tử phát triển hài hòa, nhịp nhàng với nhau. - Tính lãnh thổ: Tính lãnh thổ thể hiện ờ sự đa dạng không gian. Trong một vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện tự nhiên khác nhau làm cho việc phân bố các đối tượng trong vùng có sự đa dạng, linh hoạt nên việc tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và cỏ một “biên độ” thay đổi sau đó. - Tính đa phương án: Trong thực tiễn diễn ra, do thiếu thông tin, thiếu những căn cứ khoa học cần thiết khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, đồng thời việc dự báo các nhân tố ảnh hường đến tổ chức lãnh thổ trong tương lai cũng bị giới hạn bời các nhân tố dự báo thay đổi khó lường, vì vậy khi xây dựng phương hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần phải tính toán và đưa ra nhiều phương án, trong đó có một phương án tối ưu được lựa chọn. 2.2.3. Cap vị lãnh thổ của tổ chức lãnh thổ kinh tể - xã hội Lãnh thổ đuợc xem với tư cách là địa bàn để tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là một thực thể hay hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Lãnh thổ có ranh giới xác định (có thể có tính pháp lí hoặc ước lệ), nhưng dù sao thì ranh giới đỏ phải được xác định bời một văn bản pháp quy. Xét theo vai trò và đặc điểm tạo vùng, địa bàn của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm các đô thị (trung tâm tạo vùng), các ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô), các lãnh thổ khu biệt trong hệ thống lãnh thổ vùng như: vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, tam giác tăng trưởng, khu công nghiệp,...
  18. Xét ở góc độ địa lí tổ chức, địa bàn tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm những vùng lớn (gồm nhiều tỉnh) và những tiểu vùng. Xét theo hành vi cụ thể trong quá trình phát triển thì đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm: Các xí nghiệp, các công trình kỹ thuật, các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu,... 2.2.4. Bản chất của tổ chức lânlt thồ kinh tế - xã hội Các đối tượng của tổ chức lãnh thổ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc, theo cà thời gian và không gian. Chúng liên kết với nhau trong sự vận động không ngừng. Tùy thuộc vào quy mô lãnh thổ, vào mỗi thời kỳ phát triển mà xuất hiện các mối liên hệ và vai trò cùa các mối liên hệ. Các liên hệ của tổ chức lãnh thổ cụ thể như sau: Liên hệ địa lí với đặc trưng cơ bản là tính liên tục của các quá trình tự nhiên; Liên hệ kỹ thuật (thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng, trong sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất trong việc sản xuất thiết bị hay bộ phận của sản phẩm); Liên hệ kinh tế (các mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp, dân cư được lượng hóa bằng các giá trị cụ thể trong hoạt động kinh tế). Trong hệ thống các mối liên hệ, các liên hệ kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất và quyết định các liên hệ khác. Yêu cầu cơ bản đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần chú ý các nội dung sau: Thứ nhất, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội trong trạng thái động, bời vì hệ thống kinh tế - xã hội luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng; Thứ hai, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải đạt mục tiêu phát triển trong thế vận động đi lên và bền vững; Thứ ba, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải lựa chọn được các phương án kiến thiết hợp lí, dài hạn; Thứ tư, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải thể hiện sinh động phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt; Thứ năm, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải tuân thủ trình tự phát triển, tránh phát triển nóng, tôn trọng sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của toàn hệ thống cũng như từng phần tử cấu thành lãnh thổ kinh tế - xã hội; Thứ sáu, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội đảm bảo một trật tự ngắn hạn cũng như yêu cầu phát triển dài hạn. 17
  19. 2.2.5. Nội dung của tồ chúc lãnh thổ kinli tể - xã liội Ở Việt Nam, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hóa nền kinh tế. Theo các nhà khoa học, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là quy hoạch vùng) gần với khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ờ các nước phương Tây. Hình Ị.l. Sơ đồ tiếp cận nội dung cùa tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội (Nguồn: Dần theo Ngô Doãn Vịnh, 2003, Viện Chiến lược phái triển) Trong điều kiện kinh tế thị trường, tổ chức lãnh thổ có hai nhiệm vụ chính là dự báo phát triển và luận chứng các phương án kiến thiết lãnh thổ. Ở nhiệm vụ thứ nhất, phải dự báo được sự phát triển trong tương lai của các ngành (lĩnh vực) và các nội dung có liên quan ưên lãnh thổ của vùng, nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào,... Nhiệm vụ thú hai là trên cơ sở luận chứng khoa học dự kiến phân bổ ở đâu cho có hiệu quả nhất. Hai nhiệm vụ kể trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. 18
  20. Tổ chức lãnh thổ cỏ hai hình thức thể hiện chủ yếu, tùy theo các đối tượng cụ thể: - Tổ chức lãnh thổ theo các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước. Các đối tượng ở đây được hiểu là các vùng kinh tế, các đơn vị hành chính các cấp (tỉnh, thành phố, huyện, thị...). Việc tổ chức lãnh thổ được triển khai theo vùng kinh tế, các tỉnh thành, huyện thị mà theo pháp luật, đó là các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển. - Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư. Các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt gồm có: Vùng kinh tế trọng điểm; hành lang kinh tế; khu công nghiệp; khu chế xuất, khu kinh tế phát triển, khu kinh tế mở, khu du lịch,... 2.2.6. Quan niệm về các khu vục (lãnh thồ) đặc biệt a) Vùng kinh tế trọng điềm v ề lí thuyết, tất cả các khu vực (lãnh thổ) trong một quốc gia không thể phát triển đồng đều như nhau do có sự khác nhau về nguồn lực. Khu vực này phát triển nhanh hơn nhờ các lợi thế so sánh và ngược lại, khu vực kia phát triển chậm hơn do không có các lợi thế đó. Việc phát triển các khu vực có nhiều thế mạnh giống như đầu tàu kéo theo các khu vực khác cùng phát triển với các mối quan hệ của chúng trong một thể thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước với một số đặc điểm chủ yếu sau đây (Ngô Doãn Vịnh, 2003): (i) Tập trung các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển, tập trung tiềm lực kinh tế, có vị trí địa lí hấp dẫn đầu tư; (ii) Có tì trọng lớn trong GDP của cả nước, cỏ thể tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh; (iii) Có khả năng tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng không chi cho mình, mà còn phải hỗ trợ các vùng khác; (iv) c ỏ khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đây lan toả tới các vùng khác. b) Hành lang kinh tế Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2