Giáo trình Quản trị rủi ro ngoại hối kinh doanh quốc tế: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Văn Tiến
lượt xem 13
download
Giáo trình Quản trị rủi ro ngoại hối kinh doanh quốc tế: Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: giao dịch tiền tệ tương lai; giao dịch quyền chọn tiền tệ; quản lý nhà nước về ngoại hối trong kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản trị rủi ro ngoại hối kinh doanh quốc tế: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Văn Tiến
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 211 CHƯƠNG 5 GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Mục đích chương: Như đã trình bày chương trước, hợp đồng kỳ hạn được ứng dụng rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh XNK, đầu tư và đi vay quốc tế. Tuy nhiên, một thực tế là: thời điểm mà nhà XNK thực sự phát sinh nhu cầu thu chi ngoại tệ lại có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn. Ví dụ, nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền hàng sớm hơn hay muộn hơn so với hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ là 5, 7 hay 10 ngày; hoặc, nhà nhập khẩu có thể phải thanh toán tiền hàng sớm hơn hay muộn hơn so với hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ là 5, 7 hay 10 ngày. Trong những trường hợp như vậy, hợp đồng kỳ hạn tỏ ra có hạn chế, khiến cho những nhà kinh doanh XNK không mặn mà sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này của hợp đồng kỳ hạn, các ngân hàng đã cung cấp các hợp đồng hoán đổi, cho phép nhà kinh doanh XNK tuần hoàn trạng thái ngoại tệ, kéo dài hay rút ngắn thời hạn hợp đồng kỳ hạn phù hợp với nhu cầu thu chi ngoại tệ thực tế trong kinh doanh. Đọc xong chương này, bạn đọc sẽ nắm được những kiến thức sau: Khái niệm về hoán đổi ngoại hối, nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, phân biệt được hợp đồng kỳ hạn một chiều (outright forwards) và kỳ hạn hoán đổi (swap forwards). So sánh các công cụ được sử dụng trong việc tuần hoàn trạng thái ngoại tệ gồm mua bán giao ngay, đi vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, và tuần hoàn bằng hợp đồng hoán đổi ngoại hối. Kỹ thuật sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối để tuần hoàn các khoản phải thu hay phải trả bằng ngoại tệ bằng cách kéo dài hay rút ngắn kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Kỹ thuật kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi ngoại hối. .
- 212 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 1. CĂN BẢN VỀ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một số lượng nhất định về một đồng tiền, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. Từ khái niệm cho thấy, hợp đồng hoán đổi có đặc điểm: 1. Một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: "vế mua vào" và "vế bán ra" được ký kết ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau. 2. Căn cứ đặc điểm ngày giá trị, giao dịch hoán đổi gồm hai loại: SWAPS Spot - Forward Swaps Forward - Forward Swaps 3. Nếu không có thoả thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá; và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá. 4. Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi. Ví dụ về hợp đồng hoán đổi: Theo kế hoạch, Công ty XNK Thăng Long cần 1 triệu USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu USD từ hàng xuất khẩu sau 30 ngày. Công ty quyết định tiến hành giao dịch với VCB như sau: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế là "vế mua giao ngay" và "vế bán kỳ hạn" 30 ngày một lượng USD không đổi là 1 triệu USD. Giả sử tỷ giá giao ngay VCB áp dụng trong giao dịch hoán đổi là 23.730VND/USD và điểm kỳ hạn gia tăng 30 ngày là 50VND/USD. Ta có: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn gia tăng = 23.730 + 50 = 23.780VND/USD .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 213 Trạng thái luồng tiền và tiền tệ của Công ty. Luồng tiền (triệu) Thời điểm Giao dịch hoán đổi vào (+); ra (-) USD VND Hôm nay Vế mua spot USD +1 -23.730 Sau 30 ngày Vế bán kỳ hạn USD -1 +23.780 Dòng tiền ròng 0 +50 Ghi chú: Để đơn giản, ta coi các dòng tiền trong giao dịch spot xảy ra tại ngày ký kết hợp đồng và trong giao dịch forward tại ngày kết thúc hợp đồng. Qua ví dụ trên cho thấy: 1. Giao dịch hoán đổi không tạo ra trạng thái ngoại hối mở, tức trạng thái ngoại tệ USD luôn bằng 0 nên tránh được rủi ro tỷ giá. 2. Giao dịch hoán đổi tạo ra độ lệch thời gian của các luồng tiền. Trong đó, USD có dòng tiền dương hôm nay và có dòng tiền âm sau 30 ngày; ngược lại, VND có dòng tiền âm hôm nay và có dòng tiền dương sau 30 ngày, do đó, đã đáp ứng được nhu cầu về dòng tiền của Công ty. 1.2. ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI Theo tập quán, trong thực tế nhiều mặt hàng kinh doanh được tính lãi trên đơn vị là chiếc, là cái... Ví dụ, tiền lãi trên 1 chiếc quần jean hay trên một chiếc xe đạp bán ra..., nghĩa là trên cơ sở giá mua vào, nhà kinh doanh sẽ định giá bán ra để đạt được một số tiền lãi nhất định trên một đơn vị hàng hóa bán ra. Mỗi đơn vị hàng hóa Tiền lãi (cố định) = Giá bán ra (biến động) - Giá mua vào (biến động) Với tập quán kinh doanh như vậy, mục tiêu của nhà kinh doanh sẽ tập trung vào số tiền lãi phát sinh trên một đơn vị hàng hóa, mà không tập trung vào giá mua vào là bao nhiêu. Bởi vì nhà kinh doanh nhận thấy rằng mình mua vào với giá là bao nhiêu thì cũng bán ra với giá là bấy nhiêu và cộng thêm tiền lãi cố định trên một đơn vị hàng hoá. Ví .
- 214 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối dụ, nếu nhà kinh doanh đặt mục tiêu tiền lãi trên 1 chiếc xe đạp là 50.000VND, thì ông ta sẽ có chiến lược định giá kinh doanh như sau: Giá mua vào Lãi trên/1 chiếc Giá bán ra Phương án (vế Spot - S) xe đạp (P = fixed) (vế Forward - F) A 1.000.000 50.000 (FIXED) = 1.000.000 + 50.000 B 1.050.000 50.000 (FIXED) = 1.050.000 + 50.000 C 950.000 50.000 (FIXED) = 950.000 + 50.000 Tổng quát Si P = Fi - Si Fi = Si + P Hoán đổi ngoại hối có cùng bản chất, nghĩa là tỷ giá vế giao ngay và tỷ giá giao ngay ở vế kỳ hạn là như nhau. Do tỷ giá giao ngay gồm Bid và Offer, nên các phương án lựa chọn là: Phương án Points Forward Loại hợp đồng Spot rate (fixed) rate SB PO FO = SB + PO Mua Spot - Bán SO PO FO = SO + PO Forward S PO FO S PO SB PB FB = SB + PB Bán Spot - Mua SO PB FB = SO + PB Forward S PB FB S PB Để thấy được tại sao mức tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi lại có thể linh hoạt, ta xét ví dụ với các thông số như sau: Tỷ giá giao ngay: S(USD/VND) = 23.730 - 23.750 Tỷ giá hoán đổi 15 ngày: P(USD/VND) = 5- 10 Tỷ giá kỳ hạn outright 15 ngày: F(USD/VND) = 23.735 - 23.760 Giả sử Ngân hàng tiến hành giao dịch hoán đổi: 1. Bán Spot - Mua Forward" 1 USD kỳ hạn 15 ngày: Các luồng tiền swap ứng với các tỷ giá giao ngay khác nhau: (Fi = Si + PB; trong đó, PB cố định bằng 5) .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 215 Tỷ giá Luồng tiền Tỷ giá vào (+); ra (-) giao ngay Giao dịch áp dụng Si USD VND Vế giao ngay 23.730 -1 +23.730 23.730 (SB) Vế kỳ hạn 23.735 +1 -23.735 Luồng tiền ròng 0 -5 Vế giao ngay 23.750 -1 + 23.750 23.750 (SO) Vế kỳ hạn 23.755 +1 -23.755 Luồng tiền ròng 0 -5 Vế giao ngay 23.740 -1 +23.740 23.740 ( S ) Vế kỳ hạn 23.745 +1 -23.745 Luồng tiền ròng 0 -5 Nhìn vào bảng trên thấy rằng, dù tỷ giá giao ngay áp dụng là khác nhau, nhưng kết quả luồng tiền ròng của swap trong cả ba trường hợp đều bằng nhau là -5. Điều này nói lên rằng, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi không có vai trò quyết định đến luồng tiền ròng của Swap. Do đó, trong giao dịch hoán đổi ngoại hối, ta có thể chọn tỷ giá giao ngay là tỷ giá mua vảo hay tỷ giá bán ra đều cho kết quả là như nhau. Tuy nhiên, có điểm khác biệt giữa hai trường hợp, đó là: nếu áp dụng tỷ giá giao ngay là tỷ giá bán ra, thì sẽ tạo ra một luồng vốn bổ sung tạm thời mà ngân hàng có thể sử dụng trong thời hạn 15 ngày, đúng bằng chênh lệch giữa tỷ giá bán giao ngay và tỷ giá mua giao ngay: 23.750 - 23.730 = 20VND trên 1 USD giao dịch Giả sử, giá trị của hợp đồng swap là 1 triệu USD, mức lãi suất của VND kỳ hạn 15 ngày là 3%/năm. Nguồn vốn bổ sung tạm thời mà ngân hàng có thể sử dụng trong 15 ngày là: 1.000.000(23.750 - 23.730) = 20.000.000VND Số lãi mà ngân hàng có thể thu được từ nguồn vốn bổ sung là: 15 20.000.000 0, 03 24.658 VND 365 .
- 216 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối Tóm lại, đối với một hợp đồng swap có trị giá 1 triệu USD, nếu ngân hàng áp dụng tỷ giá giao ngay bán ra, sẽ thu được lãi bổ sung là 24.658VND so với trường hợp áp dụng tỷ giá giao ngay mua vào. Nếu thời hạn hợp đồng là 1 tháng thì số lãi bổ sung sẽ là 49.316VND/1 triệu USD. Nếu giá trị hợp đồng là 100.000USD thì số lãi bổ sung cho hợp đồng kỳ hạn 1 tháng chỉ là 4.932VND. Số lãi này là quá nhỏ bé nên có thể bỏ qua. Nghĩa là, trong giao dịch hoán đổi, tỷ giá giao ngay có thể là tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra đều được chấp nhận. 2. Mua Spot - Bán Forward" 1 USD kỳ hạn 15 ngày: Các luồng tiền swap ứng với các tỷ giá giao ngay khác nhau: (Fi = Si + PO; trong đó, PO cố định bằng 10) Tỷ giá Luồng tiền Tỷ giá vào (+); ra (-) giao ngay Giao dịch áp dụng Si USD VND Vế giao ngay 23.730 -1 +23.730 23.730 (SB) Vế kỳ hạn 23.740 +1 -23.740 Luồng tiền ròng 0 -10 Vế giao ngay 23.750 -1 + 23.750 23.750 (SO) Vế kỳ hạn 23.760 +1 -23.760 Luồng tiền ròng 0 -10 Vế giao ngay 23.740 -1 +23.740 23.740 ( S ) Vế kỳ hạn 23.750 +1 -23.750 Luồng tiền ròng 0 -10 Trong thực tế, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết giá quyết định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, do đó ta có: SB SO S 2 FBw S PB FOw S PO .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 217 1.3. YẾT TỶ GIÁ KỲ HẠN KIỂU OUTRIGHT VÀ KIỂU SWAP Trong thực tế, tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi được yết theo kiểu Swap, còn trong các giao dịch kỳ hạn một chiều được yết theo kiểu Outright. Để thấy được sự khác nhau giữa yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Swap và kiểu Outright ta khảo sát bảng yết tỷ giá dưới đây. Niêm yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright và kiểu Swap Yết giá theo kiểu Outright Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,6440 - 50 1,6341 - 53 1,6162 - 75 1,5904 - 20 USD/SGD 1,7140 - 50 1,7136 - 48 1,7140 - 53 1,7153 - 69 USD/CAD 1,1720 - 30 1,1760 - 73 1,1825 - 39 1,1895 - 911 USD/JPY 145,80 - 90 145,58 - 70 145,32 - 45 144,44 - 60 Yết giá theo kiểu Swap Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,6440 - 50 99 - 97 278 - 275 536 - 530 USD/SGD 1,7140 - 50 4-2 0-3 13 - 19 USD/CAD 1,1720 - 30 40 - 43 105 - 109 175 - 181 USD/JPY 145,80 - 90 22 - 20 48 - 45 136 - 130 Một số điểm cần lưu ý khi đọc bảng yết tỷ giá: 1. Các tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright là những số tuyệt đối, do đó, chúng ta không cần phải tính toán gì thêm. 2. Tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi là tỷ giá trung bình của tỷ giá giao ngay mua vào và bán ra. 3. Để tính được tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, chúng ta phải tiến hành hai bước: Bước 1: Tính tỷ giá giao ngay trung bình. Bước 2: Tính tỷ giá kỳ hạn hoán đổi (Swap forward rate) như sau: Swap forward bid rate = Avarage spot rate Swap bid rate Swap forward offer rate = Avarage spot rate Swap offer rate (+) nếu điểm swap là gia tăng; (-) nếu điểm swap là khấu trừ. .
- 218 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 4. Như vậy, tỷ giá kỳ hạn outright và tỷ giá kỳ hạn swap là không bằng nhau. 5. Quy tắc cộng (trừ) điểm kỳ hạn: Vì trong niêm yết điểm kỳ hạn, người ta không thể hiện dấu (+) hay dấu (-) để nhận biết đó là điểm kỳ hạn gia tăng hay khấu trừ. Do đó, để biết được là điểm kỳ hạn gia tăng hay khấu trừ, ta tuân thủ quy tắc: - Nếu điểm kỳ hạn đứng trước nhỏ hơn điểm kỳ hạn đứng sau, thì đó là điểm kỳ hạn gia tăng. Do đó, tỷ giá kỳ hạn sẽ bằng tỷ giá giao ngay cộng với điểm kỳ hạn. - Nếu điểm kỳ hạn đứng trước lớn hơn điểm kỳ hạn đứng sau, thì đó là điểm kỳ hạn khấu trừ. Do đó, tỷ giá kỳ hạn sẽ bằng tỷ giá giao ngay trừ đi điểm kỳ hạn. 1.4. HOÁN ĐỔI ĐỒNG NHẤT VÀ HOÁN ĐỔI GHÉP 1. Đặt vấn đề Giả sử, một công ty tại thời điểm hiện hành: - Đang dư thừa VND, nhưng có kế hoạch sử dụng sau 1 tháng. - Có nhu cầu ngay USD, nhưng 1 tháng sau mới nhận được USD. Công ty có thể xử lý trạng thái tài chính theo một số phương án: Phương án 1: Đi gửi VND dư thừa và đi vay USD thiếu hụt. Sau 1 tháng nhận lại VND và hoàn trả USD. Nhìn chung, phương án 1 là khả thi, nhưng có một số hạn chế như: phải làm thủ tục tín dụng, tài sản thế chấp, liên quan đến năng lực đi vay... nên tỏ ra không linh hoạt. Phương án 2: Bán giao ngay VND để tài trợ cho USD. Sau 1 tháng nhận được USD bán giao ngay lấy VND. Nhìn chung, phương án 2 là linh hoạt, nhưng phải chịu rủi ro tỷ giá. Phương án 3: Bán giao ngay VND lấy USD, đồng thời ký một hợp đồng kỳ hạn bán số USD sẽ nhận. Nhìn chung, phương án 3 là linh hoạt, tránh được rủi ro tỷ giá, tuy nhiên công ty có thể phải chịu chi phí lớn hơn phương án 4. Phương án 4: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: - Vế giao ngay: Mua USD - Bán VND - Vế kỳ hạn: Bán USD - Mua VND .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 219 Nhìn chung, phương án 4 là linh hoạt, tránh được rủi ro tỷ giá và hiệu qủa hơn phương án 3. Thoạt nhìn, thì phương án 3 và 4 là giống nhau, bởi vì đều bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn và đều tránh được rủi ro tỷ giá. Thực ra, hai phương án này là khác nhau, bởi vì phương án 3 bao gồm hai hợp đồng độc lập là hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn, còn phương án 4 chỉ bao gồm một hợp đồng hoán đổi. Trong thực tế, phương án 4 được gọi là giao dịch hoán đổi đồng nhất, còn phương án 3 được gọi là giao dịch hoán đổi ghép. Từ phân tích trên, đi đến khái niệm: Giao dịch hoán đổi đồng nhất (pure swap) là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc một hợp đồng hoán đổi. Giao dịch hoán đổi ghép (engineered swap) là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợp đồng độc lập. Spot rates trong hoán đổi đồng nhất và hoán đổi ghép: Vì là hợp đồng hoán đổi đồng nhất, nên tỷ giá giao ngay áp dụng cho vế giao ngay và vế kỳ hạn là như nhau, và là tỷ giá trung bình. Đối với giao dịch hoán đổi ghép, vì hoán đổi ghép bao gồm hai hợp đồng độc lập, nên tỷ giá giao ngay áp dụng cho vế giao ngay và vế kỳ hạn là khác nhau là SB và SO. 2. Ưu việt của hoán đổi đồng nhất so với hoán đổi ghép Do tỷ giá giao ngay trong hoán đổi ghép áp dụng cho hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn là khác nhau, nên làm tăng chi phí giao dịch cho khách hàng. Chi phí tăng thêm đúng bằng chênh lệch tỷ giá giao ngay mua vào và bán ra (spread). Tại sao lại như vậy? Trong các ví dụ dưới đây, ta lấy vị thế của doanh nghiệp, do đó, nếu luồng tiền ròng của swap là dương (+) sẽ phản ánh thu nhập hoán đổi của doanh nghiệp và là chi phí hoán đổi của ngân hàng; nếu luồng tiền ròng của swap là âm (-) sẽ phản ánh chi phí hoán đổi của doanh nghiệp và là thu nhập hoán đổi của ngân hàng. Như vậy, nếu thu nhập của doanh nghiệp tăng, thì chi phí của ngân hàng cũng tăng; nếu chi phí của doanh nghiệp giảm, thì thu nhập của ngân hàng cũng giảm. .
- 220 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối Ví dụ 1. Cho các thông số thị trường: Tỷ giá giao ngay: S(USD/VND) = 23.730 - 23.750 Tỷ giá hoán đổi 3 tháng: P(USD/VND) = 150 - 180 Tỷ giá kỳ hạn outright 3 th: F(USD/VND) = 23.880 - 23.930 Trường hợp mua spot 1 USD và bán forward 3 tháng 1 USD Giao dịch đồng nhất Không đồng nhất Giao ngay (mua) +23.730 +23.750 +23.740 +23.730 Giao kỳ hạn (bán) -23.910 -23.930 -23.920 -23.930 Thu nhập swap -180 -180 -180 -200 Trường hợp bán spot 1 USD và mua forward 3 tháng 1 USD Giao dịch đồng nhất Không đồng nhất Giao ngay (bán) -23.730 -23.750 -23.740 -23.750 Giao kỳ hạn (mua) +23.880 +23.900 +23.890 +23.880 Chi phí swap +150 +150 +150 +130 Ghi chú: Các luồng tiền phản ánh vị thế của doanh nghiệp. Ví dụ 2. Với các thông số thị trường: Tỷ giá giao ngay S(USD/VND) = 23.730 - 23.750 Tỷ giá hoán đổi 3 tháng W(USD/VND) = 180 - 150 Tỷ giá kỳ hạn outright 3 th: F(USD/VND) = 23.550 - 23.600 Trường hợp mua spot 1 USD và bán forward 3 tháng 1 USD Giao dịch đồng nhất Không đồng nhất Giao ngay (mua) +23.730 +23.750 +23.740 +23.730 Giao kỳ hạn (bán) -23.580 -23.600 -23590 -23.600 Chi phí swap +150 +150 +150 +130 Trường hợp bán spot 1 USD và mua forward 3 tháng 1 USD Giao dịch đồng nhất Không đồng nhất Giao ngay (bán) -23.730 -23.750 -23.740 -23.750 Giao kỳ hạn (mua) +23.550 +23.570 +23.560 +23.550 Thu nhập swap -180 -180 -180 -200 .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 221 Qua phân tích các bảng luồng tiền cho thấy, trong mọi trường hợp, giao dịch hoán đổi ghép đều làm tăng chi phí hay giảm thu nhập cho doanh nghiệp là 20VND trên mỗi USD giao dịch, đúng bằng chênh lệch tỷ giá giao ngay mua vào và bán ra. Do đó, trong thực tế những doanh nghiệp am hiểu bao giờ cũng ưu tiên sử dụng giao dịch hoán đổi đồng nhất để tăng được thu nhập (hay giảm được chi phí) trong khi xử lý các trạng thái tài chính. 2. ỨNG DỤNG HOÁN ĐỔI TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1. KÉO DÀI TRẠNG THÁI TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK BÀI 1: Một công ty XK ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 1.000.000USD cho NHTM tại tỷ giá kỳ hạn USD/VND = 23.730. Hợp đồng kỳ hạn đến hạn, nhưng công ty chỉ nhận được tiền xuất khẩu sau 15 ngày. Hỏi có những phương án nào nhà XK có thể sử dụng để xử lý các trạng thái của USD và VND? Biết rằng các thông số thị trường hiện hành như sau: - Tỷ giá giao ngay USD/VND: = 23.730 - 23.750 - Tỷ giá hoán đổi 15 ngày: = 10 - 20 - Mức lãi suất 15 ngày của VND = 5,20 - 6,70%/năm - Mức lãi suất 15 ngày của USD = 2,50 - 3,50%/năm Bài giải: Phương án 1: Xử lý thông qua thị trường giao ngay. Thời Luồng tiền Giao dịch điểm USD VND (nghìn) 1. Hợp đồng kỳ hạn gốc đến hạn -1.000.000 +23.730.000 Hôm 2. Mua giao ngay USD +1.000.000 -23.750.000 nay Dòng tiền ròng 0 -20.000 3. Nhận tiền hàng XK +1.000.000 Sau 15 4. Bán giao giay USD -1.000.000 n.a ngày Dòng tiền ròng 0 n.a .
- 222 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối Phương án 1 đơn giản, dễ hiểu, nhưng không hấp dẫn, vì: - Nhà XK phải xử lý trạng thái dòng tiền ròng hôm nay -20 triệu VND và phải có kế hoạch chủ động sử dụng VND sau 15 ngày (GD 4). - Sử dụng nhiều giao dịch độc lập nên phát sinh nhiều chi phí giao dịch, phải chịu chênh lệch tỷ giá mua bán. - Nhà XK chịu rủi ro tỷ giá (GD 4). Phương án 2: Xử lý thông qua thị trường tiền tệ được tóm tắt bằng bảng dòng tiền sau: Luồng tiền Thời Thông số Giao dịch VND điểm USD áp dụng (nghìn) 1. Đi vay USD kỳ hạn 15 ngày +1.000.000 3,50% 2. Thanh lý HĐ Forward -1.000.000 +23.730.000 23.730 Hôm 3. Đi gửi VND kỳ hạn 15 ngày -23.730.000 5,20% nay 4. Ký mua kỳ hạn khoản lãi USD 23.770 Luồng tiền ròng 0 0 5. Nhận tiền hàng xuất khẩu +1.000.000 Sau 6. Thanh lý HĐ kỳ hạn (lãi USD) +1.438 -34.181 23.770 15 7. Hoàn trả gốc lãi tiền vay USD -1.001.438 ngày 8. Nhận gốc và lãi tiền gửi VND +23.780.711 Luồng tiền ròng 0 +23.746.530 Như vậy, thông qua thị trường tiền tệ, công ty đã tuần hoàn một cách hoàn hảo các trạng thái luồng tiền của VND và USD, cụ thể là: 1. Công ty không chịu bất kỳ rủi ro nào về tỷ giá và lãi suất. 2. Hôm nay, công ty không cần thanh lý hợp đồng kỳ hạn cũ (vì luồng tiền ròng bằng 0). 3. Khoản tiền công ty chắc chắn nhận được sau 15 ngày là 23.746.530.000VND, nên có thể chủ động lên kế hoạch để sử dụng. Phương án 3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi như được tóm tắt tại bảng luồng tiền sau. .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 223 Thời Luồng tiền Thông số Giao dịch điểm USD VND(nghìn) áp dụng 1. Hợp đồng kỳ hạn (cũ) đến hạn -1.000.000 +23.730.000 23.730 Hôm 2. Vế mua USD giao ngay (swap) +1.000.000 -23.740.000 23.740(1) nay 3. Đi vay phần VND thiếu hụt +10.000 6,70% Luồng tiền ròng 0 0 Sau 4. Nhận USD từ xuất khẩu +1.000.000 15 5. Vế bán USD kỳ hạn (swap) -1.000.000 +23.750.000 23.750(2) ngày 6. Trả gốc lãi tiền vy VND (GD 3) -10.411 Luồng tiền ròng 0 +23.739.589 Ghi chú: (1)đây là tỷ giá giao ngay trung bình; (2) đây là tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, bằng tỷ giá giao ngay trung bình cộng với điểm kỳ hạn mua vào. Với các thông số thị trường đã cho, công ty đã kéo dài được trạng thái của USD và VND bằng hợp đồng hoán đổi một cách hoàn hảo. Tương tự như sử dụng thị trường tiền tệ, công ty đã đạt được: 1. Công ty không chịu bất kỳ rủi ro nào về tỷ giá và lãi suất. 2. Hôm nay, công ty không cần thanh lý hợp đồng kỳ hạn cũ (vì luồng tiền ròng bằng 0). 3. Khoản tiền công ty chắc chắn nhận được sau 15 ngày là 23.739.589.000VND, nên có thể chủ động lên kế hoạch để sử dụng. So sánh thị trường tiền tệ với thị trường ngoại hối thấy rằng: 1. Nếu cả 2 thị trường đều thanh khoản và liên thông với nhau thì số tiền bằng VND công ty nhận được sau 15 ngày về cơ bản là bằng nhau; tuy nhiên, nếu 2 thị trường này không thanh khoản và không liên thông với nhau thì sẽ tồn tại một độ lệch nhất định. Khi đó, công ty cần tính toán để lựa chọn phương án có lợi cho mình. Trong ví dụ đang xét, thị trường tiền tệ có thu nhập cao hơn thị trường forex là 6.941.000VND. 2. Thị trường tiền tệ có nhược điểm so với Forex ở chỗ: Mức lãi suất áp dụng trong đi vay và đi gửi có thể khác nhau đối với từng .
- 224 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối khách hàng, trong khi đó, tỷ giá giao dịch trên Forex là thống nhất với mọi khách hàng. Một thực tế là, thời điểm thu chi tiền XNK thường bị dao động ít nhiều so với dự tính. Vì vậy, sau khi ký hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ, nhu cầu thanh toán cho nước ngoài có thể phát sinh sớm hơn hay muộn hơn; tương tự, nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền sớm hơn hay muộn hơn so với thời hạn hợp đồng kỳ hạn. Đối với những nước có thị trường ngoại hối phát triển, thì điều này quá quen thuộc và đơn giản, tuy nhiên điều này còn hạn chế ở Việt Nam, vì thị trường chưa phát triển và nhận thức của khách hàng còn hạn chế. BÀI 2: Một công ty NK ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua 1.000.000USD từ NHTM tại tỷ giá kỳ hạn USD/VND = 23.730. Hợp đồng kỳ hạn đến hạn, nhưng công ty chỉ phải trả tiền hàng NK sau 15 ngày. Hỏi có những phương án nào nhà NK có thể sử dụng để xử lý các trạng thái của USD và VND? Biết rằng các thông số thị trường hiện hành như sau: - Tỷ giá giao ngay USD/VND: = 23.730 - 23.750 - Tỷ giá hoán đổi 15 ngày: = 10 - 20 - Mức lãi suất 15 ngày của VND: = 5,20 - 6,70%/năm - Mức lãi suất 15 ngày của USD: = 2,50 - 3,50%/năm Bài giải: Phương án 1: Xử lý thông qua thị trường giao ngay. Luồng tiền Thời điểm Giao dịch USD VND (nghìn) 1. Hợp đồng kỳ hạn gốc đến hạn +1.000.000 -23.730.000 Hôm nay 2. Bán giao ngay USD -1.000.000 +23.730.000 Dòng tiền ròng 0 0 3. Thanh toán tiền hàng NK -1.000.000 Sau 15 4. Mua giao giay USD +1.000.000 n.a ngày Dòng tiền ròng 0 n.a .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 225 Phương án 1 đơn giản, dễ hiểu, nhưng không hấp dẫn, vì: - Nhà XK phải xử lý trạng thái dòng tiền ròng hôm nay nếu có chênh lệch tỷ giá và phải có kế hoạch chủ động nguồn VND để mua USD sau 15 ngày (GD 4). - Sử dụng nhiều giao dịch độc lập nên phát sinh nhiều chi phí giao dịch, phải chịu chênh lệch tỷ giá mua bán. - Nhà XK chịu rủi ro tỷ giá (GD 4). Phương án 2: Xử lý thông qua thị trường tiền tệ được tóm tắt bằng bảng dòng tiền sau. Thời Luồng tiền Thông số Giao dịch điểm USD VND(nghìn) áp dụng 1. Đi vay VND kỳ hạn 15 ngày +23.730.000 6,70% 2. Thanh lý HĐ Forward +1.000.000 -23.730.000 23.730 Hôm 3. Đi gửi USD kỳ hạn 15 ngày -1.000.000 2,50% nay 4. Ký bán kỳ hạn khoản lãi USD 23.740 Luồng tiền ròng 0 0 5. Nhận gốc lãi bằng USD +1.001.027 Sau 6. Thanh toán tiền hàng NK -1.000.000 15 7. Thanh lý HĐ kỳ hạn (lãi USD) -1.027 +24.381 23.740 ngày 8. Hoàn trả gốc lãi tiền vay VND -23.795.339 Luồng tiền ròng 0 -23.770.958 Như vậy, thông qua thị trường tiền tệ, công ty đã tuần hoàn một cách hoàn hảo các trạng thái luồng tiền của VND và USD, cụ thể là: 1. Công ty không chịu bất kỳ rủi ro nào về tỷ giá và lãi suất. 2. Hôm nay, công ty không cần thanh lý hợp đồng kỳ hạn cũ (vì luồng tiền ròng bằng 0). 3. Khoản tiền công ty chắc chắn phải trả sau 15 ngày là 23.770.958.000VND, nên phải chủ động tìm nguồn thanh toán. .
- 226 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối Phương án 3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi như được tóm tắt tại bảng luồng tiền sau. Thời Luồng tiền Thông số Giao dịch điểm USD VND(nghìn) áp dụng 1. Hợp đồng kỳ hạn (cũ) đến hạn +1.000.000 -23.730.000 23.730 Hôm 2. Vế bán USD giao ngay (swap) -1.000.000 +23.740.000 23.740(1) nay 3. Đi gửi phần VND dư thừa -10.000 5,20% Luồng tiền ròng 0 0 Sau 4. Vế mua USD kỳ hạn (swap) +1.000.000 -23.760.000 23.760(2) 15 5. Thanh toán tiền hàng NK -1.000.000 ngày 6. Nhận gốc lãi bằng VND (GD 3) +10.021 Luồng tiền ròng 0 -23.749.979 Ghi chú: (1) đây là tỷ giá giao ngay trung bình; (2) đây là tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, bằng tỷ giá giao ngay trung bình cộng với điểm kỳ hạn mua vào. Với các thông số thị trường đã cho, công ty đã kéo dài được trạng thái của USD và VND bằng hợp đồng hoán đổi một cách hoàn hảo. Tương tự như sử dụng thị trường tiền tệ, công ty đã đạt được: 1. Công ty không chịu bất kỳ rủi ro nào về tỷ giá và lãi suất. 2. Hôm nay, công ty không cần thanh lý hợp đồng kỳ hạn cũ (vì luồng tiền ròng bằng 0). 3. Khoản tiền công ty chắc chắn phải trả sau 15 ngày là 23.749.979.000VND, nên phải chủ động nguồn thanh toán. So sánh thị trường tiền tệ với thị trường ngoại hối thấy rằng: 1. Nếu cả 2 thị trường này đều thanh khoản và liên thông với nhau thì số tiền bằng VND công ty phải trả sau 15 ngày về cơ bản là bằng nhau; tuy nhiên, nếu 2 thị trường này không thanh khoản và không liên thông với nhau thì sẽ tồn tại một độ lệch nhất định. Khi đó, công ty cần tính toán để lựa chọn phương án có lợi cho mình. .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 227 2. Thị trường tiền tệ có nhược điểm so với Forex ở chỗ: Mức lãi suất áp dụng trong đi vay và đi gửi có thể khác nhau đối với từng khách hàng, trong khi đó, tỷ giá giao dịch trên forex là thống nhất với mọi khách hàng. Trong ví dụ đáng xét, thị trường tiền tệ có chi phí cao hơn thị trường forex là 20.979.000VND. 2.2. RÚT NGẮN TRẠNG THÁI TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK Rút ngắn trạng thái tiền tệ là việc "chiết khấu" dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại. Vì kỹ thuật và kết quả chiết khấu là khác nhau xét từ đó là vị thế của ngân hàng hay vị thế của khách hàng, do đó, sinh viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức về chiết khấu dòng tiền trước khi thực hành đối với hoạt động XNK. Trước hết, cần nắm được nguyên tắc kinh doanh cơ bản của ngân hàng, người cung cấp dịch vụ cho những nhà kinh doanh XNK, đó là: Thứ nhất, trong mua bán ngoại tệ, ngân hàng là nhà tạo thị trường (market maker), luôn mua thấp (Bid - B) và bán cao (Offer - O), nên luôn có thu nhập. Còn doanh nghiệp là khách hàng, người chấp nhận giá (price taker) thì ngược lại, luôn mua cao (Offer - O) và bán thấp (Bid - B), nên luôn chịu chi phí. Thứ hai, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng là nhà tạo thị trường (market maker), luôn trả lãi suất huy động thấp (Bid - B) và thu lãi suất cho vay cao (Offer - O), nên luôn có thu nhập. Còn doanh nghiệp là khách hàng, người chấp nhận giá (price taker) thì ngược lại, đi vay chịu lãi suất cho vay cao (Offer - O) và đi gửi thì được hưởng lãi suất tiền gửi thấp (Bid - B), nên luôn chịu chi phí. Thứ ba, về quan hệ dòng tiền, nếu ngân hàng là người thu từ khách hàng thì đó phải là khoản tiền lớn nhất, và nếu ngân hàng là người chi cho khách hàng thì đó phải là khoản tiền nhỏ nhất. Ngược lại, nếu khách hàng là người trả cho ngân hàng thì đó phải là khoản tiền lớn nhất, và nếu khách hàng là người nhận từ ngân hàng thì đó phải là khoản tiền thấp nhất. Chúng ta xét hai trường hợp chiết khấu dòng tiền đối với doanh nghiệp là: .
- 228 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối (i) Chiết khấu dòng tiền dương, tức chiết khấu dòng tiền sẽ thu (được nhận) trong tương lai về giá trị hiện tại (thu hồi trước hạn). (ii) Chiết khấu dòng tiền âm, tức chiết khấu dòng tiền sẽ chi (phải trả) trong tương lai về giá trị hiện tại (trả trước hạn). Trường hợp 1: Chiết khấu dòng tiền dương (trường hợp nhà XK) Doanh nghiệp đang nắm giữ một kỳ phiếu ngân hàng có mệnh giá 100 triệu VND, thời hạn 270 ngày, lãi suất 7,50%/năm. Còn 30 ngày nữa thì đến hạn, doanh nghiệp đem kỳ phiếu chiết khấu tại ngân hàng. Hỏi doanh nghiệp sẽ nhận được bao nhiêu VND? Biết rằng mức lãi suất ngân hàng niêm yết hiện hành là: rVND (rT) = 7,25 - 8,00%/năm. Bước 1, xác định giá trị đến hạn nhận được (dòng tiền dương) của kỳ phiếu (gốc và lãi): P270 = 100(1 + 0,075*270/365) = +105,548 triệu VND Bước 2, chiết khấu giá trị 105,548 triệu VND về giá trị hiện tại hôm nay (30 ngày): Gọi PVD (hay PD) là giá trị chiết khấu mà doanh nghiệp nhận được hôm nay, ta có: P270 = PVD(1 + rTO.tD) Trong đó: D = Discount; tD = thời gian chiết khấu. Lưu ý: Vì ngân hàng trả trước hạn cho doanh nghiệp nên ngân hàng áp dụng mức lãi suất rTO (tương tự như một khoản ngân hàng cho doanh nghiệp vay). P270 105,548 PVD 104,858 1 rTO t D 1 0, 08*30 / 365 Thay vì nhận được +105,548 triệu VND sau 30 ngày, thì hôm nay doanh nghiệp chỉ nhận được là +104,858 triệu VND. -100 +104,858 +105,548 240 Hôm tD = 30 ngày nay ngày .
- Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối 229 Trường hợp 2: Chiết khấu dòng tiền âm (trường hợp nhà NK) Doanh nghiệp có khoản vay từ ngân hàng giá trị 100 triệu VND, thời hạn 270 ngày, lãi suất 7,50%/năm. Còn 30 ngày nữa thì đến hạn, doanh nghiệp muốn trả trước hạn (thanh lý khoản vay). Hỏi, hôm nay doanh nghiệp phải trả bao nhiêu VND? Biết rằng mức lãi suất ngân hàng niêm yết hiện hành là: rVND (rT) = 7,25 - 8,00%/năm. Bước 1, xác định giá trị đến hạn phải trả (dòng tiền âm) của khoản vay (gốc và lãi): P270 = 100(1 + 0,075*270/365) = -105,548 triệu VND Bước 2, chiết khấu (trả trước hạn) 105,548 triệu VND về giá trị hiện tại hôm nay (30 ngày): Gọi PVD (hay PD) là giá trị chiết khấu mà doanh nghiệp phải trả hôm nay, ta có: P270 = PVD(1 + rTB.tD) Lưu ý: Vì doanh nghiệp trả trước hạn cho ngân hàng nên ngân hàng áp dụng mức lãi suất rTB (tương tự như một khoản tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng). P270 105,548 PVD 104,923 1 rTB t D 1 0, 0725*30 / 365 Thay vì phải trả -105,548 triệu VND sau 30 ngày, thì hôm nay doanh nghiệp chỉ phải trả là -104,923 triệu VND. +100 -104,923 -105,548 240 Hôm tD = 30 ngày nay ngày Tóm lại, khi chiết khấu dòng tiền dương (đối với nhà XK) thì áp dụng mức lãi suất rO, và khi chiết khấu dòng tiền âm (đối với nhà NK) thì áp dụng mức lãi suất rB. .
- 230 Chương 5: Giao dịch hoán đổi ngoại hối BÀI 3: Một công ty XK ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 1.000.000USD cho NHTM tại tỷ giá kỳ hạn USD/VND = 23.730. Còn 15 ngày nữa thì hợp đồng kỳ hạn đến hạn, nhưng hôm nay công ty đã nhận được tiền xuất khẩu. Hỏi có những phương án nào nhà XK có thể sử dụng để xử lý các trạng thái của USD và VND? Biết rằng các thông số thị trường hiện hành như sau: - Tỷ giá giao ngay USD/VND: = 23.730 - 23.750 - Tỷ giá hoán đổi 15 ngày: = 10 - 20 - Mức lãi suất 15 ngày của VND: = 5,20 - 6,70%/năm - Mức lãi suất 15 ngày của USD: = 2,50 - 3,50%/năm Bài giải: Phương án 1: Xử lý thông qua thị trường giao ngay. Luồng tiền Thời điểm Giao dịch USD VND (nghìn) 1. Nhận tiền hàng XK bằng USD +1.000.000 Hôm nay 2. Bán giao ngay USD -1.000.000 +23.730.000 Dòng tiền ròng 0 +23.730.000 3. Hợp đồng kỳ hạn đến hạn -1.000.000 +23.730.000 Sau 15 ngày 4. Mua giao giay USD +1.000.000 n.a Dòng tiền ròng 0 n.a Phương án 1 đơn giản, dễ hiểu, nhưng không hấp dẫn, vì: - Nhà XK phải xử lý chênh lệch dòng tiền giữa GD3 và GD4, đặc biệt trong trường hợp thiếu hụt thì phải chủ động có nguồn bù đắp. - Sử dụng nhiều giao dịch riêng biệt nên phát sinh nhiều chi phí giao dịch, phải chịu chênh lệch tỷ giá mua bán. - Nhà XK chịu rủi ro tỷ giá (GD 4). Phương án 2: Xử lý thông qua thị trường tiền tệ được tóm tắt bằng bảng dòng tiền. .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO - CHƯƠNG I
7 p | 1052 | 77
-
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO - CHƯƠNG IV
8 p | 262 | 65
-
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO - CHƯƠNG II
23 p | 234 | 62
-
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO - CHƯƠNG III
20 p | 220 | 54
-
CHƯƠNG I - GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
13 p | 178 | 45
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - TS. Huỳnh Minh Triết
17 p | 159 | 34
-
Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 1
110 p | 78 | 34
-
Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2
106 p | 59 | 29
-
Giáo trình Quản trị tri thức: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc
211 p | 52 | 14
-
Giáo trình Quản trị rủi ro ngoại hối kinh doanh quốc tế: Phần 1 - GS. TS Nguyễn Văn Tiến
211 p | 52 | 12
-
Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia: Phần 2 - PGS. TS Phan Duy Minh
118 p | 18 | 5
-
Giáo trình Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
104 p | 8 | 5
-
Giáo trình Nguyên lý quản trị rủi ro: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Lê Cường
172 p | 19 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý quản trị rủi ro: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Lê Cường
113 p | 11 | 3
-
Giáo trình Quản trị kinh doanh: Phần 2
140 p | 11 | 2
-
Giáo trình Quản trị nguồn vốn và tài sản của ngân hàng thương mại: Phần 2
64 p | 5 | 1
-
Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại: Phần 2
140 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn