Giáo trình Thực hành Vi sinh ký sinh trùng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Thực hành Vi sinh ký sinh trùng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Sử dụng và bảo quản kính hiển vi; cách lấy và bảo quản bệnh phẩm, các phương pháp nhuộm; quan sát hình dạng vi trùng; ký sinh trùng đường ruột lớp đơn bào; ký sinh trùng đường ruột lớp đa bào; ký sinh trùng sốt rét. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Vi sinh ký sinh trùng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH VI SINH KÝ SINH TRÙNG NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 Năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình học thực hành Vi sinh – Ký sinh do bộ môn Xét nghiệm Sinh hóa – vi ký sinh biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương trình đào tạo chuyên ngành Y – Dược. Giáo trình môn học thực hành Vi sinh– Ký sinh trùng có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Vi sinh – Ký sinh trùng, có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả. Giáo trình thực hành vi sinh – ký sinh trùng bao gồm các bài học, mỗi bài học có 3 phần (Mục tiêu, nội dung và phần tự lượng giá). Giáo trình môn học thực hành Vi sinh – Ký sinh trùng là tài liệu chính thức để sử dụng cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Sử dụng và bảo quản kính hiển vi Bài 2: Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm, các phương pháp nhuộm Bài 3: Quan sát hình dạng vi trùng Bài 4: Ký sinh trùng đường ruột lớp đơn bào Bài 5: Ký sinh trùng đường ruột lớp đa bào Bài 6: Ký sinh trùng sốt rét Bộ môn Xét nghiệm sinh hóa - vi ký sinh xin cảm ơn các chuyên gia đầu ngành, các thầy thuốc chuyên khoa đã tham gia góp ý kiến. Xin trân trọng cám ơn Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình các môn học của trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có đánh giá và xếp loại cho giáo trình môn học thực hành Vi sinh – ký sinh trùng. Giáo trình môn học Thực hành Vi sinh – Ký sinh trùng chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh nhà trường để giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện. Cà Mau, ngày 05 tháng 5 năm 2022 NHÓM BIÊN SOẠN TRẦN THỊ NGA QUÁCH KIM CƯƠNG 3
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: THỰC HÀNH VI SINH - KÝ SINH TRÙNG 2. Mã môn học: MH 18 Thời gian thực hiện môn học: 21 giờ; (Thực hành: 18 giờ; Kiểm tra, thi: 03 giờ) 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Vi ký sinh học là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy vào đầu năm học, song song với môn sinh học. 3.2. Tính chất: Vi ký sinh sinh là môn học chuyên nghiên cứu về các đặc điểm và tính chất cơ bản của các loài vi sinh vật và ký sinh trùng, từ đó nắm được các loại bệnh và biết được cách phòng chống các bệnh. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Sử dụng thành thạo kính hiển vi và biết cách quan sát được tiêu bản trên kính hiển vi. 4
- A2. Nhuộm được bệnh phẩm. Nhận định được từng loại vi khuẩn trên kính hiển vi và trên mẫu bệnh phẩm. A3. Nhận định được các loại ký sinh trùng 4.2. Về kỹ năng: B1. Phát triển được kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá ban đầu trong chẩn đoán bệnh trên lâm sàng. B2. Vận dụng kiến thức về vi sinh học để nhận định đúng khả năng gây bệnh, biện pháp dự phòng và điều trị. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. C2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. C3. Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. 5. Nội dung môn học Thời gian (giờ) Tên bài, Số TT Tổn Lý Thực Kiểm mục g số thuyết hành tra 1 Sử dụng và bảo quản kính hiển vi 3 0 3 0 2 Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm 3 0 3 0 3 Quan sát hình dạng vi trùng 3 0 3 0 4 Ký sinh trùng đường ruột lớp đơn bào 3 0 3 0 5 Ký sinh trùng đường ruột lớp đa bào 3 0 3 0 6 Ký sinh trùng sốt rét 3 0 3 0 Cộng 21 0 18 3 6. Điều kiện thực hành môn học: 6.1. Phòng học lý thuyết/ Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 5
- 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT- LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, Sau 9 giờ. Thường xuyên Thực hành Thực hành B1, B2, B3, 1 C1, C2 Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 Sau 12 giờ Định kỳ 2 Thực hành Thực hành Thực hành Tự luận cải A1, A2, A3, A4, Sau 21 giờ Chạy trạm tiến và thực A5, Kết thúc môn hành B1, B2, B3, B4, 2 học B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Hộ sinh học tập tại trường CĐYT Cà Mau 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm 6
- * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Trần Xuân Mai (1997) “Ký sinh trùng y học”, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh xuất bản, trang 336. 2. Đại học y khoa Hà Nội (1978), “Ký sinh trùng trong y học” Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Môn Ký sinh trùng (2005) “Ký sinh trùng Y học”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 4. Bộ môn Ký sinh trùng (2002) “Xét nghiệm cơ bản và atlas ký sinh trùng”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 5. Bộ môn Vi sinh, khoa dược “ Giáo trình vi sinh”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 6. GS.TS Lê Huy Chính. “Vi sinh vật Y học”. Nhà xuất bản Y học. 2007 7. PGS.TS Lê Hồng Hinh, “Vi sinh”. Nhà xuất bản Y học 2007 7
- BÀI 1. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về kính hiển vi, các bộ phận kính hiển vi, cách sử dụng và cách bảo quản kính để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Mô tả được các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi. Về kỹ năng: - Biết cách sử dụng kính hiển vi một cách thuần thục. - Biết cách bảo quản kính hiển vi. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. - Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. - Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thao tác mẫu bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. 8
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có. Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. NỘI DUNG BÀI 1 Đại cương: 9
- Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 - 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh. I. CẤU TẠO: Gồm 2 phần: 1. Phần cơ học: - Chân kính, giá đỡ ống kính, mâm kính. - Ốc điều chỉnh gồm: ốc đại cấp (thứ cấp), ốc vi cấp, ốc điều chỉnh tụ quang, ốc điều chỉnh tiêu bản. 2. Phần quang học: - Thị kính có ghi độ phóng đại: x5, x10, x15…. - Vật kính có ghi độ phóng đại: x10, x40, x100…. - Tụ quang và chắn sáng điều chỉnh cường độ ánh sáng. II. CÁCH SỬ DỤNG KHV: 1. Chuẩn bị: Dầu soi, giấy lau kính, khăn lau, tiêu bản…. 2. Thao tác soi kính: - Bật công tắc, điều chỉnh ánh sáng. - Để tiêu bản lên mâm kính, mở chắn sáng, nâng tụ quang. - Xoay vật kính x10 về vị trí soi. - Dùng ốc thứ cấp điều chỉnh lên cho đến khi mắt nhìn thấy hình ảnh rõ. - Dùng ốc vi cấp điều chỉnh nhẹ nhàng đến khi thấy hình ảnh rõ nét. - Nếu dùng vật kính x40 thì xoay x40 vào vị trí soi và điều chỉnh hình ảnh bằng ốc vi cấp. - Nếu dùng vật kính x100 (vật kính dầu) thì xoay x100 vào vị trí soi, mở hết chắn sáng, nâng tối đa tụ quang. Nhỏ dầu soi vào tiêu bản và điều chỉnh rõ bằng ốc vi cấp. - Dùng các ốc điều chỉnh tiêu bản để di chuyển tiêu bản sang trái, phải, trên, dưới (theo hình chữ chi Z). 3. Bảo quản: - Không dùng cồn lau vật kính, phải lau bằng giấy thấm mềm. Đối với vật kính 100x phải lau bằng giấy thấm dầu và có tẩm xylen. - Khi sử dụng xong phải cho kính trở về trạng thái nghỉ. - Đậy kính bằng túi nylon tránh bụi và tránh ẩm. - Không tự ý tháo kính ra sửa chữa. 10
- Lưu ý: Tùy vào mỗi loại tiêu bản mà sử dụng vật kính khác nhau. Cần chú ý tránh làm rơi vỡ tiêu bản trong quá trình sử dụng kính. BÀI 2. CÁCH LẤY VÀ BẢO QUẢN BỆNH PHẨM CÁC PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GIỚI THIỆU BÀI 2 11
- Bài 2 là bài giới thiệu cách lấy và bảo quản bệnh phẩm, các phương pháp nhuộm để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Nắm được nguyên tắc thu nhận bệnh phẩm Về kỹ năng: - Biết cách thu nhận, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm. - Làm được các phương pháp nhuộm. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. - Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. - Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thao tác mẫu bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 12
- + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có. Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. NỘI DUNG BÀI 2 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU BỆNH PHẨM 1.1. Lấy mẫu dịch não tủy Mẫu xét nghiệm cần phải được lấy do các bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm. Dịch não tủy được dùng để chẩn đoán virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và viêm màng não do nấm. 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ Khay để chọc dịch, gồm: 13
- - Dụng cụ vô khuẩn: găng tay, bông thấm nước, gạc. - Gây tê vùng: kim và bơm tiêm. - Sát trùng da: povidon iodin 10% hoặc cồn y tế 70%. - 6 tuýp vô trùng loại nhỏ, có nắp xoắy và giá đựng tuýp. - Máy đo áp lực nước. - Kính hiển vi quang học và lam kính. 1.1.2. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm Chỉ có những người có kinh nghiệm mới được tham gia lấy dịch não tủy. Dịch não tủy được lấy và chuyển trực tiếp vào các tuýp có nắp vặn. Nếu bệnh phẩm không được chuyển nhanh chóng thì các tuýp riêng nên được tập trung để cho quy trình xử lý virus và vi khuẩn. 1.1.3. Vận chuyển mẫu Vận chuyển tới phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Mẫu dịch não tủy cho xét nghiệm vi khuẩn được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ môi trường, nói chung là không cần môi trường vận chuyển. Không được để đông đá vì rất nhiều tác nhân gây bệnh sẽ không tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp. Mẫu dịch não tủy cho phân lập virus không cần môi trường vận chuyển. Chúng có thể vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC, thời gian trên 48 giờ, hoặc - 70oC cho thời gian kéo dài hơn. 1.2. Lấy mẫu phân Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh vật rất hiệu quả nếu được thu thập ngay sau khi bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (với virus ≤ 48 giờ và vi khuẩn < 4 ngày) nên lấy trước khi điều trị kháng sinh. Có thể lấy từ 2 - 3 mẫu phân chia ra cho các ngày. Phân là mẫu xét nghiệm ưu tiên cho nuôi cấy vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Tăm bông trực tràng được dùng để lấy phân ở trẻ em và tăm bông trực tràng không khuyến cáo để lấy phân cho chẩn đoán virus. 1.2.1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ - Hộp chứa phân phải sạch, khô và có nắp vặn. - Chuẩn bị môi trường vận chuyển vi khuẩn thích hợp cho tăm bông trực tràng: CARRY – BLAIR. - Hộp vận chuyển phân để chán đoán ký sinh trùng: dung dịch formalin 10%, polyvinyl alcohol (PVA). Phương pháp lấy mẫu phân - Lấy mẫu phân tươi (5 ml dung dịch hoặc 5 gram phân đặc) đưa vào hộp hoặc tuýp bảo quản. - Dán nhãn. Phương pháp lấy mẫu phân bằng tăm bông trực tràng (ở trẻ em) - Tăm bông phải được làm ẩm bằng nước muối vô khuẩn. - Đưa chóp tăm bông vào qua cơ thắt hậu môn rồi xoay nhẹ nhàng. - Lấy tăm bông ra và kiểm tra chắc chắn đầu tăm bông đã có dính phân. 14
- - Đưa tăm bông vào tuýp vô khuẩn hoặc hộp bảo quản có chứa môi trường thích hợp cho vận chuyển virus hoặc vi khuẩn. - Bẻ gãy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào tuýp, sau đó vặn nắp lại. - Dán nhãn lên tuýp. 1.2.2. Vận chuyển mẫu xét nghiệm Mẫu phần cần được vận chuyển ở điều kiện 4 - 8oC. Số lượng vi khuẩn có thể giảm đáng kể nếu mẫu xét nghiệm không được xử lý trong vòng 1 - 2 ngày sau khi được thu thập. Vi khuẩn Shigella có nhạy cảm đặc biệt khi nhiệt độ tăng lên. Mẫu xét nghiệm để kiểm tra ký sinh trùng thì nên cho vào dung dịch formalin 10% hoặc PVA (3 phần phân/1 phần bảo quản). Vận chuyển ở điều kiện nhiệt độ môi trường, trong túi nilong bịt kín miệng. 1.2.3. Lấy mẫu xét nghiệm từ đường hô hấp Mẫu xét nghiệm được lấy từ trên hoặc dưới bộ máy đường hô hấp là còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên (virus và vi khuẩn) thường được phân lập từ bệnh phẩm họng hoặc tỵ hầu (Streptococcus, Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae...). Và căn nguyên gây bệnh đường hô hấp dưới thường phân lập được từ mẫu xét nghiệm đờm (Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae....) Khi viêm thanh quản cấp, nếu chúng ta không lấy mẫu xét nghiệm hầu họng hoặc tỵ hầu để kiểm tra thì có thể từ đó dẫn đến tiến triển làm tắc nghẽn đường hô hấp. a. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ Môi trường vận chuyển vi khuẩn và virus. Tăm bông hoặc loại có cán bằng kim loại, mềm có đầu là sợi mềm đặc biệt. Đè lưỡi, dụng cụ banh mũi. Máy hút dịch hoặc bơm tiêm loại 20 - 50 ml. Tuýp vô khuẩn có nắp vặn. Mẫu xét nghiệm lấy từ đường hô hấp trên Dùng dụng cụ đè lưỡi để đè lưỡi xuống. Dùng đèn có nguồn sáng mạnh soi vào vị trí có viêm hoặc xuất tiết sau tỵ hầu. Dùng tăm bông chà sát nhẹ mặt sau và trước của hốc amidal, sau lưỡi gà rồi kéo ra không được chạm vào lưỡi, răng hoặc thành trong của má và đưa vào tuýp đựng môi trường vận chuyển có nắp vặn. Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp. Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm. Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm. Lấy mẫu qua đường mũi Để bệnh nhân ngồi ở tư thế thật thoải mái, hơi ngả đầu ra phía sau và đưa banh mũi vào. 15
- Dùng loại tăm bông có cán được làm bằng kim loại mỏng, mềm, không gỉ vào qua banh mũi, song song với sàn mũi và không hướng đi lên. Sau đó bẻ cong dây kim loại và đưa vào trong cổ họng, di chuyển đầu bông lên phía trên khu vực tỵ hầu. Xoay đầu bông trên màng tỵ hầu vài lần rồi nhẹ nhàng kéo ra đưa vào tuýp có môi trường vận chuyển và có nắp vặn. Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc nắp. Dán nhãn trên tuýp đựng mẫu xét nghiệm. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới Hướng dẫn cho bệnh nhân thở sâu và ho bật đờm mủ trực tiếp vào hộp vô trùng có miệng rộng, ít nhất là 1 ml. Tránh nước bọt hoặc mũi. Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm. Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm. b. Vận chuyển mẫu xét nghiệm Tất cả mẫu xét nghiệm đường hô hấp trừ đờm đều được vận chuyển trong môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoặc virus. Chuyển nhanh chóng đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm tối đa sự phát triển của vi khuẩn hội sinh ở miệng. Nếu để tới 24 giờ, qua trình vận chuyển mẫu xét nghiệm vi khuẩn và virus cần để trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC ở môi trường thích hợp. 1.3. Lấy mẫu xét nghiệm máu Máu và huyết thanh là mẫu xét nghiệm thường được làm để điều tra các bệnh truyền qua đường máu. Máu tĩnh mạch có thể dùng để phân lập và định danh căn nguyên gây bệnh trong quá nuôi cấy, hoặc tách huyết thanh để phát hiện các gen (PCR), đặc biệt là kháng thể, kháng nguyên hoặc độc tố (bằng phương pháp ELISA). Để xử lý các mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán virus thì huyết thanh thích hợp hơn là máu nguyên, trừ khi sử dụng trực tiếp. 1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ lấy máu - Khử trùng ngoài da: cồn 70% hoặc povidon iodin 10%, bông gạc, băng sơ cứu. - Găng tay vô khuẩn dùng 1 lần. - Ga rô, bộ lấy máu chân không (vacutainer) hoặc bơm kim tiêm dùng 1 lần. - Bộ lấy chứa máu chân không hoặc tuýp đựng máu có nắp vặn, chai cấy máu (50 ml/người lớn, 25 ml/trẻ em) có chứa môi trường thích hợp. - Gắn nhãn và dùng bút không xoá ghi thông tin bệnh nhân 1.3.2. Phương pháp lấy máu - Đặt ga rô phía trên vị trí chọc ven. - Bắt mạch để xác định vị trí ven. Sát trùng tại vị trí lấy vên và rộng ra vùng xung quanh, để bay hơi hết rồi thực hiện chọc ven. - Nếu dùng bơm tiêm một lần thì lấy 5-10 ml/người lớn, từ 2-5 ml/trẻ em. - Xong bỏ ga rô, ép mạch đến khi máu ngừng chảy và dán băng lên trên. 16
- - Chuyển máu vào tuýp vận chuyển có nắp và chai cấy máu - Dán nhãn tuýp, dùng bút không xoá ghi số bệnh nhân. - Hoàn thành các mẫu yêu cầu trường hợp điều tra của phòng thí nghiệm theo số của bệnh nhân. 1.3.3. Quy trình vận chuyển Chai máu nuôi cấy và tuýp bệnh phẩm máu cần được chuyển ở tư thế đứng thẳng và an toàn trong khay đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển. Đi qua khu vực địa hình khó đi, nên đệm hoặc treo chai lên để tránh vỡ hồng cầu. Chèn giấy thấm xung quanh đề phòng bị tràn dung dịch ra ngoài. Nếu mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm trong 24 giờ, hầu như các căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn vẫn tồn tại trong điều kiện vận chuyển ở nhiệt độ môi trường. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHUỘM 2.1 Chuẩn bị mẫu nhuộm - Đặt một giọt nước trên lamell, rồi dùng que cấy lấy một khóm vi khuẩn đặt vào góc giọt nước để đưa một lượng vi khuẩn vừa đủ lên lamell. Nếu là huyền trọc vi khuẩn thì dùng trực tiếp không cần giọt nước. - Dùng que cấy trải vi khuẩn trên lamell cho đều. Để khô tự nhiên. - Khi đã khô mới cố định mẫu bằng cồn hay hơ nóng nhẹ, khi đó vi khuẩn sẽ chết và bám trên lamell để sẵn sàng cho việc nhuộm. 2.2 Phương pháp nhuộm ngược Nhuộm ngược là nhuộm môi trường xung quanh mà không nhuộm vi khuẩn, khi đó vi khuẩn không màu, chiết quang nổi rõ trên nền màu nhuộm. Phương pháp này giúp nhận định rõ ràng hình dạng thực của vi khuẩn và vi khuẩn không bị biến dạng bởi tác động nhiệt, dung môi như các phương pháp nhuộm khác. Nguyên tắc: tế bào vi khuẩn có điện tích âm, nếu ta dùng một thuốc nhuộm có tính acid, ion mang màu mang điện tích âm (A -) thì màu không bám được vào vi khuẩn mà bám vào nền. Mục đích: Quan sát hình dạng, cách sắp xếp Tiến hành: vi khuẩn được trộn trên lamell với một phẩm nhuộm acid như Nigrosin (mực tàu) hay đỏ Congo. Sau đó hỗn hợp được tạo vết trải mỏng trên mặt lamell rồi để cho khô tự nhiên. Quan sát vật kính 100X. 2.3. Nhuộm đơn Nhuộm vi khuẩn bằng một loại phẩm nhuộm như: tím gentian, xanh methylen, fuchsin,.. trong 5 phút. Rửa nước. 17
- 2.4. Nhuộm Gram a. Nguyên tắc Phương pháp nhuộm Gram căn cứ vào nguyên tắc: chất rượu (alcol) sẽ tẩy được màu của hợp chất “Tím Gentian – Iod” của vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn chia làm 2 nhóm: Gram dương hoặc Gram âm tùy theo sự đáp ứng của vi khuẩn đối với phương pháp nhuộm Gram (tên của nhà phát minh ra phương pháp nhuộm vi khuẩn). Sự khác biệt giữa vi khuẩn Gram âm và Gram dương tùy thuộc vào sự khác biệt về thành phần hóa học trong sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Trong tế bào vi khuẩn Gram dương có 40 lớp peptidoglycan, chiếm đến 50% vật liệu cấu tạo vách, còn vi khuẩn Gram âm chỉ có 1 hoặc 2 lớp peptidoglycan, chiếm từ 5 – 10% vật liệu cấu tạo vách. b. Vật liệu - Lam sạch - Que cấy vòng - Bộ thuốc nhuộm Gram - Đèn cồn - Giấy thấm c. Thực hiện - Làm phết vi khuẩn - Nhuộm với tím gentian trong trong 30 giây – rửa bằng nước - Cố định màu bằng Lugol trong 30 giây – rửa bằng nước - Tẩy bằng cồn 95o trong 30 giây – rửa bằng nước 18
- - Nhuộm lại bằng đỏ Safranin trong 30 giây – rửa bằng nước, làm khô Vi khuẩn Gram dương: giữ được màu của phức hợp tím gentian – iod sau khi tẩy cồn nên giữ được màu tím. Vi khuẩn Gram âm: không giữ được phức hợp tím gentian – iod sau khi tẩy cồn nên bắt màu hồng của fuchsin khi nhuộm lại. Cơ chế nhuộm Khi nhuộm với tím Gentian cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) đều bắt màu do tím gentian và iod tạo phức hợp trong tế bào chất vi khuẩn. Tuy nhiên, vì vi khuẩn Gram âm có nhiều lipid trong thành tế bào nên khi tẩy bằng cồn lipid sẽ bị lấy đi và để lại các lỗ trên thành tế bào. Từ đó phức hợp màu tím gentian bị trôi ra làm vi khuẩn gram âm mất màu nhanh hơn vi khuẩn gram dương. Khi nhuộm lại bằng fuchsin vi khuẩn sẽ bắt màu mới nên có màu hồng. Ngược lại vi khuẩn Gram dương ít có lipid nên giữ được màu của tím gentian do đó không bắt màu fuchsin nữa. d. Đọc kết quả Nhỏ một giọt dầu Cèdre lên phết nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi bằng vật kính dầu (100X). Nếu nhuộm đúng vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, Gram âm bắt màu hồng. 2.5. Nhuộm kháng acid – cồn Một số vi khuẩn nhất là nhóm Mycobacterium chứa nhiều lipid đặc biệt ở thành tế bào vì vậy rất khó nhuộm màu bằng các phương pháp nhuộm thông thường. Sự nhuộm màu sẽ dễ dàng hơn với tác nhân nhuộm màu mạnh, nồng độ cao hoặc tác động của nhiệt. Tuy nhiên, khi vi khuẩn đã bắt màu lại khó tẩy bởi các tác nhân tẩy mạnh như cồn pha acid loãng, trong khi các vi khuẩn khác bị mất màu nhanh chóng, do vậy nhóm vi khuẩn này được gọi là vi khuẩn kháng acid-cồn. Phương pháp này dùng để phân biệt vi khuẩn kháng acid – cồn với các vi khuẩn thường, ví dụ được dùng để tìm vi khuẩn lao. a. Cách tiến hành - Nhuộm bằng Kinyoun Carbol fuchsin (nồng độ cao gấp 10 lần nhuộm Gram) trong 3 phút – rửa bằng nước. - Tẩy màu bằng acid – cồn trong 30 giây – rửa bằng nước – làm khô. 19
- - Nhuộm lại bằng xanh methylen trong 3 phút – rửa bằng nước. b. Kết quả Vi khuẩn kháng acid – cồn bắt màu hồng còn vi khuẩn không kháng acid - cồn bắt màu xanh. BÀI 3. QUAN SÁT HÌNH DẠNG VI TRÙNG GIỚI THIỆU BÀI 3 Bài 3 là bài giới thiệu hình dạng vi khuẩn, cách nhận dạng vi khuẩn dưới kính hiển vi để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU BÀI 3 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Nhận dạng đúng hình dạng vi khuẩn sau khi quan sát trên kính hiển vi. Về kỹ năng: - Mô tả đúng hình dạng vi khuẩn sau khi quan sát trên kính hiển vi. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. - Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. - Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thao tác mẫu bài 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực tập Hóa Sinh: Phần 1
94 p | 411 | 116
-
Giáo trình Ký sinh trùng thực hành: Phần 1
150 p | 562 | 82
-
Giáo trình Ký sinh trùng thực hành: Phần 2
68 p | 257 | 59
-
Giáo trình Dược học cổ truyền - Nghề: Dược (Trình độ: Cao đẳng)
52 p | 64 | 9
-
Giáo trình Y đức (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
103 p | 23 | 5
-
Kiến thức, hành vi về chăm sóc hậu sản của các bà mẹ dân tộc thiểu số tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
6 p | 32 | 3
-
Giáo trình Thực vật dược (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
184 p | 4 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính - cộng hưởng từ (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
323 p | 7 | 3
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
48 p | 3 | 2
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Kỹ thuật y học xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 4 | 2
-
Giáo trình Dược học cổ truyền (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
142 p | 3 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính - cộng hưởng từ (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
323 p | 3 | 2
-
Kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS ở thân nhân người nhiễm HIV tại huyện Bàu Bàng và Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2018
7 p | 2 | 2
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 3 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 2 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
260 p | 1 | 1
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
116 p | 1 | 1
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn