intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Ngành: May thời trang - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Ngành: May thời trang - Trình độ Cao đẳng) bao gồm các chương sau: Chương 1: Vật liệu, dụng cụ vẽ và cách sử dụng; Chương 2: Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật; Chương 3: Ký hiệu và quy ước của bản vẽ kỹ thuật ngành may. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Ngành: May thời trang - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

  1. TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG ((Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Một trong những mục tiêu đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam là đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 36 - 38 tỉ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2016. Để đạt được mục tiêu trên, việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý để bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành. Trong nội dung, chương trình đào tạo nhóm ngành dệt may, Vẽ kỹ thuật ngành may là một trong những môn học cơ sở ngành quan trọng. Vì vậy, việc biên soạn giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may giúp cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinh, sinh viên hiện nay là cần thiết.. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1: Vật liệu, dụng cụ vẽ và cách sử dụng Chương 2: Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật Chương 3: Ký hiệu và quy ước của bản vẽ kỹ thuật ngành may Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Dương Cao Thanh 2. KS. Trần Thị Trang Thanh 3. KS. Nghiêm Thị Nhung 4. KS. Nguyễn Thị Hạt 5. KS. Trương Thị Nhật Lệ 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ....................................... 9 CHƯƠNG 2. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT ....... 17 CHƯƠNG 3. KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY28 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Vẽ kỹ thuật ngành may 2. Mã môn học: MH07 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở chuyên môn nghề bắt buộc 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Vị trí: Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may là môn học kỹ thuật cơ sở, được bố trí học trước khi học các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề may thời trang. Tính chất: Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may là môn học lý thuyết kết hợp với bài tập vẽ thực hành. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1 Về kiến thức: A1. Nhận biết được vật liệu, dụng cụ và cách sử dụng để hoàn thành bản vẽ theo yêu cầu kỹ thuật; A2. Trình bày được các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỷ lệ, các nét vẽ, kích thước của bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành đạt yêu cầu kỹ thuật; 4.2 Về kỹ năng: B1. Thực hiện được các bài tập ứng dụng vẽ đường may và các cụm chi tiết một số sản phẩm ngành may B2. Phân tích được mặt cắt đường may của bản vẽ kỹ thuật 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nghiêm túc và tự giác trong học tập. C2. Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Mã Thời gian học tập (giờ) Tên môn học, mô đun MH, Trong đó 4
  6. MĐ Thực hành/ Thi, Số thực tập/ Tổng Lý Kiểm tín thí cộng thuyết tra/ Báo chỉ nghiệm/ cáo bài tập/ thảo luận I Các môn học chung 21 435 172 240 23 MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 MH 04 Giáo dục Quốc phòng và An 4 75 36 35 4 ninh MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Tiếng Anh 6 120 57 57 6 Các môn học, mô đun đào II 89 2265 581 1609 75 tạo nghề bắt buộc Các môn học, mô đun kỹ II.1 13 210 143 54 13 thuật cơ sở MH07 Vẽ kỹ thuật ngành may 1 30 12 17 1 MH08 Vật liệu may 3 45 32 10 3 MH09 Nhân trắc học 2 30 25 3 2 MH10 Cơ sở thiết kế trang phục 1 15 12 2 1 MH11 An toàn lao động 2 30 24 4 2 MH12 Thiết bị may 2 30 18 10 2 MH13 Mỹ thuật trang phục 2 30 20 8 2 Các môn học, mô đun II.2 76 2055 438 1555 62 chuyên môn nghề MĐ14 Quản lý chất lượng sản phẩm 2 30 28 0 2 MĐ15 Thiết kế trang phục 1 3 60 30 27 3 MĐ16 May áo sơ mi nam, nữ 6 150 30 114 6 MĐ17 May quần âu nam, nữ 6 150 30 114 6 MĐ18 Thiết kế trang phục 2 2 45 15 28 2 MĐ19 May áo Jacket 6 150 30 114 6 MĐ20 Thiết kế trang phục 3 2 45 15 28 2 MĐ21 May áo Vest 5 120 30 85 5 MĐ22 Thiết kế mẫu công nghiệp 2 45 15 28 2 MĐ23 Chuyên đề - Balo, túi xách 1 20 5 14 1 Thiết kế, nhảy size và giác sơ MĐ24 4 90 30 56 4 đồ trên máy tính MĐ25 Thực tập tốt nghiệp 14 650 650 5
  7. Chuyên đề - Kiến tập doanh MĐ26 1 20 5 14 1 nghiệp MĐ27 Lập tài liệu kỹ thuật 2 45 15 28 2 MĐ28 Thiết kế trang phục 4 2 45 15 28 2 MĐ29 May đầm, váy 5 120 30 85 5 MĐ30 Cải tiến sản xuất 2 45 15 28 2 MĐ31 May áo dài 4 90 30 56 4 MĐ32 Tiếng Anh chuyên ngành 3 60 30 27 3 MĐ33 Định mức 2 45 15 28 2 MĐ34 Quản lí đơn hàng 2 30 25 3 2 Tổng cộng 110 2700 753 1849 98 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập, bản vẽ kỹ thuật ngành may 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 6
  8. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ Viết/ A1, Thường xuyên Trắc nghiệm/ 1 Sau … giờ. Thuyết trình B1 Báo cáo Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A2, B2, C1 2 Sau… giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2, Kết thúc môn Tự luận và Viết B1, B2 1 Sau… giờ học trắc nghiệm C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng may thời trang 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy 7
  9. * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: …. 8
  10. CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG  GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU  MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: Nhận biết được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ kỹ thuật  Về kỹ năng: Biết cách sử dụng và trình tự hoàn thành bản vẽ;  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI MỞ ĐẦU - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 9
  11. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ: không có 10
  12.  NỘI DUNG BÀI MỞ ĐẦU 1. Vật liệu vẽ Vật liệu để vẽ gồm có: giấy vẽ, bút chì đen, mực đen, gôm… 1.1.Giấy vẽ Giấy để lập các bản vẽ kỹ thuật là loại giấy rô-ky mặt phải nhẵn, mặt trái nhám. Khi vẽ chì hay vẽ mực đều dùng mặt phải. Ngoài ra còn có giấy kẻ ly dùng để vẽ phác thảo và giấy bóng mờ để can các bản vẽ. 1.2.Bút chì Bút chì dùng để vẽ có hai loại: -Loại cứng, ký hiệu là H -Loại mềm, ký hiệu là B Với mỗi chữ ấy có kèm theo chữ số chỉ độ cứng và độ mềm khác nhau, ứng với hệ số của các chữ càng lớn thì độ cứng hoặc độ mềm càng tăng. Ví dụ: Loại bút chì cứng H, 2H, 3H,... loại bút chì mềm: B, 2B, 3B,... Bút chì loại vừa có ký hiệu là HB. Trong vẽ kỹ thuật người ta thường dùng loại bút chì cứng có ký hiệu là H, 2H, 3H để vẽ nét mảnh và dùng chì B, 2B, 3B để vẽ nét đậm hay viết chữ. Ngoài loại chì cây ta còn có thể sử dụng bút chì min có đường kính: 0,5 mm; 0,7 mm; 0,9 mm. Bút chì được vót nhọn hay được vót theo hình lưỡi đục (xem hình 1.1) 5 10 30 Hình 1.1. Cách vót bút chì 1.3.Vật liệu khác Vật liệu khác gồm có: tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực; có thể dùng lưỡi dao sắc để cạo vết bẩn trên bản vẽ; giấy nhám dùng để mài nhọn bút chì; đinh mũ hoặc băng dính dùng để ghim giấy lên bản vẽ. 11
  13. 2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 2.1 Ván vẽ Ván vẽ thường được làm bằng gỗ mềm, phẳng, nhẵn, hai bên của ván có nẹp gỗ cứng để ván không bị vênh và để trượt thước chữ T. Kích thước của ván vẽ được lấy theo bản vẽ (xem hình 1.2). 2.2 Thước chữ T Thước chữ T được làm bằng gỗ hay bằng chất dẻo. Thước gồm thân ngang mỏng và đầu T (xem hình 1.3). Mép trượt của đầu T thẳng góc với mép trượt trên thanh ngang. Thước chữ T dùng để vẽ các đường nằm ngang song song với nhau. Ta có thể trượt mép của đầu thước chữ T dọc theo mép trái của ván vẽ (xem hình 1.4). 2.3 Eke Ê-ke có hai chiếc, một chiếc hình tam giác vuông cân và một chiếc có hình nửa tam giác đều (xem hình 1.5). Ê-ke được làm bằng gỗ hay chất dẻo. Ê-ke có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Người ta thường dùng một bộ ê-ke cỡ trung bình, có hai chiếc; một chiếc có góc 450 và chiếc kia có góc 600 dùng để vẽ các góc nhọn. Ê-ke phối hợp với thước chữ T hay thước dẹp để kẻ các đường thẳng hay đường nghiêng. 12
  14. Dùng ê-ke để vẽ các góc nhọn 300, 450 và các góc bù của chúng (xem hình 1.5). Có thể vạch các đường xiên góc song song bằng cách trượt ê-ke này theo cạnh ê-ke kia. Kiểm tra góc vuông của ê-ke bằng cách lật ê-ke (xem hình 1.6). 2.4 Compa Hộp compa thường dùng có các dụng cụ sau: compa quay vòng tròn, compa đo, bút kẻ mực,. Sau đây trình bày cách sử dụng một số dụng cụ đó. 2.4.1.Bút kẻ mực Bút kẻ mực là loại bút chuyên dùng để tô mực các đường thẳng hay đường cong của bản vẽ. Ta có thể điều chỉnh bề dầy nét vẽ bằng cách vặn ốc điều chỉnh ở đầu bút, khi dùng bút cần chú ý: -Không nhúng trực tiếp đầu bút kẻ mực vào bình mực để lấy mực mà nên dùng bút sắt để lấy mực, rồi cho mực vào giữa hai mép của bút kẻ mực. Nên luôn luôn giữ độ cao của mực ở trong bút vào khoảng 6 đến 8 mm. -Khi vạch các nét, cần giữ cho hai mép của đầu bút kẻ mực chạm vào mặt giấy, cán bút hơi nghiêng theo hướng di chuyển của ngòi bút. -Sau khi dùng xong phải lau sạch bút bằng giẻ mềm. Khi cất bút vào hộp, hai mép của đầu bút cần mở cách xa nhau. 2.4.2.Compa quay vòng tròn 13
  15. Compa loại thường dùng để vẽ các đường tròn có bán kính lớn hơn 12 mm. Khi quay những vòng tròn có đường kính lớn hơn 150 mm thì chắp thêm cần nối. Khi quay vòng tròn cần chú ý: -Giữ cho đầu kim và đầu chì vuông góc với mặt giấy và quay đều liên tục theo một chiều nhất định. -Khi quay nhiều vòng tròn đồng tâm nên dùng đầu kim ngắn có ngấn để kim không bị ấn sâu vào làm cho lỗ kim to ra, nét vẽ mất chính xác. -Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm đầu núm compa, quay compa một cách đều đặn và liên tục. 2.4.3.Compa quay vòng bé Loại compa này dùng để quay các vòng tròn có đường kính từ 0,6 mm đến 12 mm. Khi quay ta dùng ngón tay cái, trỏ và giữa, ngón tay trỏ ấn nhẹ trục mang đầu kim và giữ cho đầu kim thẳng góc với mặt giấy, ngón tay cái và ngón tay giữa quay đều cần mang đầu chì hay đầu mực. 2.4.4.Compa đo Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng. Khi vẽ ta so hai đầu kim của compa đo đúng với hai đầu mút của đoạn thẳng cần lấy hoặc hai vạch của thước kẻ ly rồi đưa đoạn đó lên giấy vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy. 2.5 Thước cong Thước cong dùng để vẽ các đường cong không tròn như hình elíp, đường sin…. Thước cong làm bằng gỗ hay chất dẻo, có nhiều loại khác nhau. Khi vẽ, trước hết cần xác định một số điểm của đường cong, sau đó dùng thước cong để nối các điểm đó lại, sao cho đường cong vẽ ra tròn đều (xem hình 1.7). 3. Trình tự hoàn thành bản vẽ 3.1 Giai đoạn vẽ mờ (phác thảo) 14
  16. Dùng bút chì cứng H hoặc 2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác. Không được xem bước vẽ mờ như bước vẽ nháp. Sau khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ rồi mới tiến hành tô đậm. 3.2 Giai đoạn tô đậm Dùng bút chì mềm có ký hiệu là B hoặc 2B tô đậm các nét cơ bản, dùng bút chì có ký hiệu là B hoặc HB tô các nét đứt và viết chữ. Chì dùng để vẽ vòng tròn nên dùng chì mềm hơn là chì dùng để vẽ đường thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn luôn nhọn bằng cách chuốt hay mài, không nên tô đi tô lại từng đoạn một của nét vẽ. Nói chung, nên tô các nét vẽ khó trước, các nét dễ vẽ sau, tô các nét đậm trước, các nét mảnh sau. Cần chú ý: Khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ, tẩy xóa những nét không cần thiết, sửa chữa những sai sót rồi mới tiến hành tô đậm. Trình tự tô các nét vẽ như sau: -Vạch các đường trục và đường tâm (nét gạch chấm). -Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự: Đường cong lớn đến đường cong bé; Đường bằng từ trên xuống dưới; Đường thẳng từ trái sang phải; Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. -Theo thứ tự như trên tô các nét đứt. -Tô các nét mảnh: đường gióng, đường kích thước, đường gạch,… -Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước và viết các ghi chú bằng chữ, các yêu cầu kỹ thuật,… -Tô khung bản vẽ, khung tên. -Kiểm tra toàn bộ lại bản vẽ và sửa chữa.  TÓM TẮT BÀI MỞ ĐẦU Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Vật liệu vẽ - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng  CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 Câu hỏi 1. Anh (chị) liệt kê một số vật liệu trong vẽ mĩ thuật? Câu hỏi 2. Anh (chị) cho biết bản vẽ kỹ thuật thường dùng vật liệu nào? Câu hỏi 3 Anh (chị) hãy nêu công dụng của ván vẽ trong bản vẽ kỹ thuật 15
  17. Câu hỏi 4: Giai đoạn vẽ phác thảo, gồm có những bước nào? Yêu cầu của từng bước Câu hỏi 5. Giai đoạn tô đậm cần thực hiện những công việc nào? 16
  18. CHƯƠNG 2. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương này trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật như: khổ giấy, khung tên và khung bản vẽ, kích thước, đường nét và chữ số. Sau khi học xong chương này, học sinh, sinh viên thực hiện được khung tên và khung bản vẽ, kích thước, đường nét và chữ số đúng theo tiêu chuẩn đã quy định.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật Xác định được khổ giấy, tỉ lệ , nét vẽ và cách ghi kích thước  Về kỹ năng: Dựng khung vẽ, khung tên theo tiêu chuẩn kỹ thuật  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ, chính xác và phát huy tính sáng tạo khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định..  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức 17
  19.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)  Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra (hình thức: thực hành ) 18
  20.  NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật cơ bản liên quan đến sản phẩm, dùng trong thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công sử dụng trong trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, trong chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia,… Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong mọi lĩnh vực như cơ khí, xây dựng, kiến trúc, thủy lợi, điện lực, giao thông,… Vì vậy, bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về bản vẽ kỹ thuật. Các tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tổng cục Đo lường và Chất lượng là cơ quan nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta. Nó là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa được thành lập từ năm 1962. Năm 1997 với tư cách là thành viên chính thức, nước ta đã tham gia tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, gọi tắt là ISO, được thành lập từ năm 1946, hiện nay có 143 nước và tổ chức quốc tế tham gia. Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, về các hình biểu diễn, các ký hiệu và quy ước… cần thiết cho việc lập các bản vẽ kỹ thuật. 2. Khổ giấy, kích thước và ký hiệu 2.1 Khổ giấy Để tiện bảo quản, các bản vẽ phải được lập trên những khổ giấy có kích thước đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2-74). Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ. Khổ giấy được chia làm hai loại: khổ giấy chính và khổ giấy phụ. Khổ giấy chính còn gọi là khổ giấy A0 có kích thước là 1189 mm x 841 mm, diện tích bằng 1 m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy A0 (xem hình 2.1). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1