intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện này được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh sinh viên các ngành chuyên ngành điện các kiến thức xoay quanh các vấn đề chính như sau: vẽ kỹ thuật; vẽ điện; các khái niệm chung về autocad; các lệnh chỉnh sửa cơ bản; quản lý bản vẽ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔN: VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Trình độ: trung cấp nghề/ cao đẳng nghề (Ban hành theo quyết định số: 70/QĐ-CĐN ngày 11/01/2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang – Năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lêch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Với chương trình môn học 90 tiết, cuốn giáo trình này cung cấp cho học sinh sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về vẽ kỹ thuật, vẽ điện và vẽ Autocad. Vì những điều cơ bản cho nên nhiều chỗ có tính chất tóm lược. Trong nội dung được trình bày có phần lý thuyết chung có phần bài tập nhưng lồng vào đó những kinh nghiệm, những bài học rút ra từ thực tế. Trong quá trình biên soạn bản thân đã cố gắng rút gọn, cô đọng các vấn đề và đưa vào một số mẫu bài tập cụ thể cho phù hợp với trình độ học sinh sinh viên và hình thức đào tạo của trường. Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật Điện này được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh sinh viên các ngành chuyên ngành điện các kiến thức xoay quanh các vấn đề chính như sau: CHƯƠNG 1 – VẼ KỸ THUẬT CHƯƠNG 2 – VẼ ĐIỆN CHƯƠNG 3 – CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AUTOCAD CHƯƠNG 4 – CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN CHƯƠNG 5 – QUẢN LÝ BẢN VẼ Kèm theo mỗi chương, có một số bài tập áp dụng phần lý thuyết đã học, giúp học sinh sinh viên rèn luyện kỹ năng. Mỗi cán bộ giáo viên phải có những kiến thức nhất định về vẽ autocad để nâng cao sự hiểu biết chung và phục vụ tốt cho chuyên ngành của mình. Khi biên soạn giáo trỉnh này chúng tôi đã được sự ủng hộ của BGH đặc biệt là tổ bộ môn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Hiện nay giáo trình tham khảo về vẽ autocad có nhiều nhưng mỗi giáo trình đó phải thích hợp cho từng đơn vị và từng cấp học. Vì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có hạn nên việc biên soạn giáo trình này không gặp ít khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các học sinh sinh viên. Xin chân thành cám ơn. An Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2018 Tham gia biên soạn Chủ biên Trần Đức Anh
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1 CHƯƠNG 1: VẼ KỸ THUẬT I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 4 1. Khổ giấy 2. Khung tên , khung vẽ 3. Tỷ lê 4. Đường nét 5. Chữ viêt 6. Ghi kích thước II. CÁC DẠNG BẢN VẼ 12 1. Vẽ hình học 2. Các hình biểu diễn Câu hỏi 23 Bài tập 24 CHƯƠNG 2: VẼ ĐIỆN I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 29 1. Khổ giấy 2. Khung tên , khung vẽ 3. Tỷ lê 4. Đường nét 5. Chữ viêt 6. Ghi kích thước 7. Cách gấp bản vẽ II. CÁC KÝ HIỆU QUI ƯỚC DÙNG TRONG BẢN VẼ ĐIỆN 33 1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng 2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng. 3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện. III. VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN 42 1. Vẽ sơ đồ mặt bằng 2. Vẽ sơ đồ bố trí điện 3. Vẽ sơ đồ đơn dây Bài tập 45 CHƯƠNG 3: CÁC KHÁI NIÊM CHUNG VỀ AUTOCAD I. KHÁI QUÁT VỀ AUTOCAD 48 1. Cài đặt 2. Khởi động 3. Bảng chức năng trong Autocad 4. Thay đổi giao diện trong Autocad 5. Chuyển đổi Autocad 3D về Autocad 2D II. MỘT SỐ LỆNH VẼ TRONG AUTOCAD 56 1. Lệnh vẽ đường thẳng 2. Lệnh vẽ đường tròn 3. Lệnh vẽ cung tròn III. HỆ TRỤC TỌA ĐỘ 58 1. Hệ tọa độ đề các 2. Hệ tọa độ cực 1
  5. IV. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY BẮT ĐIỂM 58 1. Truy bắt điểm thường trú 2. Truy bắt điểm tạm trú Thực hành 62 CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN I. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH CƠ BẢN 65 1. Di dời đối tượng 2. Cắt một phần đối tượng giao nhau 3. Quay đối tượng quanh một điểm 4. Thay đổi kích thước theo tỉ lệ II. CÁC LỆNH DỰNG HÌNH 68 1. Tạo các đối tượng song song 2. Vuốt góc hai đối tượng 3. Vát mép hai đối tượng 4. Sao chép các đối tượng 5. Đối xứng quanh trục 6. Sao chép theo dãy 7. Lênh phá vở đối tượng III. CHÈN KÝ HIỆU VẬT LIỆU CHO MẶT CẮT 74 1. Chèn vật liệu cho mặt cắt 2. Hiệu chỉnh vật liệu cho mặt cắt Thực hành 76 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ BẢN VẼ I. QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LỚP, ĐƯỜNG NÉT, MÀU 79 1. Tạo lớp mới 2. Hiệu chỉnh II. NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 82 1. Tạo kiểu chữ 2. Nhập văn bản 3. Hiệu chỉnh văn bản III. GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC 84 1. Định dạng kiểu kích thước 2. Cách ghi kiểu kích thước 3. Hiệu chỉnh kiểu kích thước 4. Tạo khối 5. Chèn khối vào văn bản Thực hành THỰC HÀNH TỔNG HỢP 90 I. Vẽ ký hiệu II. Vẽ sơ đồ mặt bằng III. Vẽ sơ đồ bố trí điện VI. Vẽ sơ đồ đơn dây V. Vẽ các mạch trang bị điện 2
  6. CHƯƠNG 1 VẼ KỸ THUẬT Giới thiệu bài học Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ thuật, là công cụ chủ yếu của người cán bộ kỹ thuật để diễn đạt ý đồ thiết kế và đồng thời cũng là tài liệu kỹ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất và gia công. Bản vẽ kỹ thuật được thành lập theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế. Các tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng là cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa nước ta, là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa. Việc áp dụng các tiêu chuẩn nhằm mục đích thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm...Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu chuẩn còn làm thay đổi lề lối làm việc cho phù hợp với nền sản xuất lớn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu của bài: - Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật. - Trình bày đúng hình thức bản vẽ cơ khí như: khung tên, lề trái, lề phải, đường nét, chữ viết. - Trình bày được các khái niệm về hình chiếu. - Vẽ được các dạng bản vẽ cơ khí cơ bản theo qui ước của vẽ kỹ thuật. - Dựng được các đường thẳng song song cách đều, dựng đường thẳng vuông góc,chia đều đoạn thẳng,dựng được góc vuông, chia đôi một góc bất kỳ; - Chia đường tròn thành một số phần bằng nhau; - Ứng dụng các kiểu vẽ nối tiếp, vẽ đường cong hình học để vẽ các các vật thể có đường bao là mặt cong. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo trong công việc. I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 1. Khổ giấy TCVN 7285 : 2003 tương ứng ISO 5457 : 1999. Tiêu chuẩn này quy định khổ giấy và cách trình bày tờ giấy vẽ. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ Khổ giấy bao gồm các khổ chính và các khổ phụ. 4
  7. - Khổ chính gồm có khổ có kích thước là 1189x841 với diện tích bằng 1m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy này - Các khổ giấy tiêu chuẩn đều đồng dạng nhau với tỷ số đồng dạng là 2 = 1,41 (kích thước cạnh dài chia cho kích thước cạnh ngắn). Ngoài các khổ giấy chính ra, cho phép dùng các khổ phụ. Các khổ phụ là các khổ giấy kéo dài được tạo thành bằng cách kéo dài một cạnh ngắn của khổ giấy của dãy ISO-A đến một độ dài bằng bội số cạnh ngắn của khổ giấy cơ bản đã chọn ( Bảng 8.2), khổ phụ được dùng trong trường hợp khi cần thiết, tuy nhiên không khuyến khích dùng các khổ giấy kéo dài. 2. Khung tên , khung vẽ Khung tên phải bố trí ở ngay góc phải phía dưới bản vẽ (Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó). Kích thước và nội dung của khung tên được quy định như sau: Ô1 : Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết Ô 2: Vật liệu của chi tiết Ô3 : Tỷ lệ Ô 4 : Ký hiệu bản vẽ Ô 5 : Họ và tên người vẽ 5
  8. Ô 6 : Ngày vẽ Ô 7 : Chữ ký của người kiểm tra Ô 8 : Ngày kiểm tra Ô 9 : Tên trường, khoa, lớp Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm , khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm . 3. Tỷ lê - Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể. Có 3 loại tỷ lệ: Tỷ lệ thu nhỏ, tỷ lệ nguyên hình, tỷ lệ phóng to. 1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1:20 ; 1:25 ; 1:40 ; 1:50 ; 1:75 Tỉ lệ thu nhỏ ; 1:100 ; 1:200; 1: 400; 1:500 ; 1:800; 1: 1000 Tỉ lệ nguyên hình 1:1 Tỉ lệ phóng to 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 20:1 ; 40:1 ; 50:1 ; 100:1 Khi cần biểu diễn công trình lớn, cho phép dùng tỷ lệ 1:2000 … 1:50000 - Trị số kích thước trên hình biểu diễn chỉ giá trị thực của kích thước vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình biểu diễn đó - Ký hiệu tỷ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và viết theo kiểu:1:1; 1:2; 2:1; v.v….Ngoài ra, trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu : TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; V.V… 4. Đường nét TCVN 8-20 : 2002 (ISO 128-20 :1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn . Phần 20 : Quy ước cơ bản về nét vẽ, thiết lập các loại nét vẽ, tên gọi, hình dạng của chúng và các quy tắc về nét vẽ trên bản vẽ kỹ thuật. 6
  9. TCVN 8-24 : 2002 (ISO 128-24 : 1999) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn . Phần 24 : Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí quy định quy tắc chung và quy ước cơ bản của các loại nét vẽ trên bản vẽ cơ khí Tên gọi Hình dạng Công dụng 1. Nét liền đậm (nét - Cạnh thấy, đường bao cơ bản) thấy (A1) - Đường đỉnh ren thấy (A2) 2.Nét liền mảnh - Giao tuyến tưởng tượng (B1) - Đường kích thước (B2) - Đường gióng (B3) - Đường dẫn và đường chú dẫn. - Đường gạch gạch mặt cắt (B4) - Đường bao mặt cắt chập (B5) - Đường tâm ngắn - Đường chân ren thấy (B6) 3. Nét đứt đậm Khu vực cho phép cần xử lý bề mặt. 4. Nét đứt mảnh - Cạnh khuất (D) - Đường bao khuất (F1) 5. Nét lượn sóng Đường biểu diễn giới hạn của hình chiếu hoặc hình cắt (C1). 6. Nét gạch chấm - Đường tâm (G1) mảnh - Đường trục đối xứng (G2) - Vòng tròn chia của bánh răng. - Vòng tròn đi qua tâm các lỗ phân bố đều 7. Nét gạch chấm - Khu vực cần xử lý bề mặt đậm 8. Nét cắt - Đường biểu diễn vị trí vết của mặt phẳng cắt. 9. Nét gạch dài hai - Đường bao của chi tiết chấm mảnh liền kề - Vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động (K2). - Đường trọng tâm - Đường bao ban đầu trước khi tạo hình - Các chi tiết đặt trước mặt phẳng cắt… 10. Nét dích dắc Đường biểu diễn giới hạn của hình chiếu hoặc hình cắt… 7
  10. 5. Chữ viêt Theo TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0 : 1997 Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm - Chữ viết Phần 0 : yêu cầu chung, quy định các yêu cầu chung đối với chữ viết gồm chữ, số dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như sau : - Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm, có các khổ chữ sau : 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28;40 (mm) Chiều rộng của nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ. - Các thông số của chữ :xem qui định trong (hình 8.20) và ( bảng 8.5 ) Thông số chữ viết Kí hiệu Kích thước tương đối Kiểu A Kiểu B Chiều cao chữ hoa h (14/14)h (10/10)h Chiều cao chữ thường c (10/14)h (7/10)h Khoảng cách giữa các chữ a (2/14)h (2/10)h Bước nhỏ nhất của các dòng b (22/14)h (17/10)h Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h (6/10)h Chiều rộng nét chữ d (1/14)h (1/10)h Vùng ghi dấu (cho chữ hoa) f (5/14)h (4/10)h 6. Ghi kích thước Quy định chung - Các kích thước ghi trên bản vẽ chỉ độ lớn thật của vật thể được biểu diễn. Cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử được biểu diễn là các kích thước, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ hình biểu diễn. - Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác. - Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệnh giới hạn. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. - Trường hợp dùng đơn vị độ dài khác như centimét, mét… thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ. - Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. - Không ghi kích thước dưới dạng phân số trừ các kích thước độ dài theo hệ Anh. Đơn vị đo độ dài theo hệ Anh là inch. Kí hiệu : 1 inch=1"; 1"=25,4mm. Các thành phần của kích thước Đường kích thước : là đoạn thẳng được vẽ song song với đoạn thẳng cần ghi kích thước - Đường kích thước vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có mũi tên. - Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước 8
  11. - Đường kích thước của độ dài cung tròn là cung tròn đồng tâm - Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc Đường gióng : - Đường gióng được kẻ vuông góc với đoạn được ghi kích thước. Đường gióng được kẻ bằng nét liền mảnh và được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn ngắn (khoảng từ 2 đến 5mm). - Đường gióng vẽ cho góc phải qua hướng tâm cung. - Khi cần, đường gióng được kẻ xiên góc . Ở chỗ có cung lượn, đường gióng được kẻ từ giao điểm của hai đường bao nối tiếp với cung lượn 9
  12. - Có thể dùng đường tâm, đường trục hay đường bao để thay cho đường gióng. Mũi tên - Mũi tên được vẽ ở đầu mút đường kích thước. Độ lớn của mũi tên lấy theo chiều rộng nét đậm của bản vẽ . - Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước và cho phép thay mũi tên bằng một chấm hoặc một gạch xiên . Chữ số kích thước Dùng khổ chữ từ 2,5mm trở lên để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt ở vị trí như sau: - Ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, riêng đường kích thước trong vùng nghiêng 300 so với đường trục thì con số kích thước được viết trên giá nằm ngang 10
  13. - Để tránh các chữ số sắp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số sole nhau về hai phía của đường kích thước - Trong trường hợp không đủ chỗ, chữ số được viết trên đoạn kéo dài của đường kích thước và thường viết về phía bên phải của đường này + Hướng chữ số kích thước dài, theo hướng nghiêng của đường kích thước + Hướng chữ số kích thước góc được ghi 11
  14. II. CÁC DẠNG BẢN VẼ 1. Vẽ hình học Dựng hình cơ bản: - Dựng đường thẳng song song: Bài toán: Cho một đường thẳng a và một điểm C . Hãy vạch đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a. Cách dựng: - Trên đường thẳng a lấy một điểm B tuỳ ý làm tâm, vẽ một cung tròn bán kính BC, cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A. - Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B, bán kính CA, hai cung tròn này cắt nhau tại D. - Nối CD, đó chính là đường thẳng b song song với đường thẳng a. - Dựng đường thẳng vuông góc: Bài toán: Cho một đường thẳng a và điểm C. Hãy vạch đường b thẳng đi qua C và vuông góc với đường thẳng a. Cách dựng: - Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từ điểm C đến a, cung tròn này cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B. AB - Lấy A,B làm tâm vẽ 2 cung tròn có bán kính lớn hơn . Hai cung tròn cắt nhau 2 tại điểm D. - Nối C và D, CD chính là đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a Chia đôi một góc - Để chia đôi góc xOy, ta thực hiện như sau : - Lấy O làm tâm vẽ cung tròn bán kính tùy ý , cắt tia Ox và Oy tại A và B. AB - Lấy A, lấy B làm tâm vẽ cung tròn bán kính > 2 - Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm I. Đường thẳng OI chínhlà đường phân giác của góc xOy, chia góc này ra 2 phần bằng nhau. 12
  15. Chia đều đoạn thẳng - Chia đôi một đoạn thẳng Để chia đôi một đoạn thẳng AB, ta lấy hai điểm A,B AB làm tâm vẽ hai cung tròn có bán kính R (R> ) cắt nhau tại hai điểm 1 và 2. Đường 2 thẳng 1, 2 cắt AB tại điểm C. Đó là điểm giữa của đoạn AB. - Chia một đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau Để chia đoạn thẳng AB ra n phần bằng nhau, cách vẽ như sau Qua điểm A kẻ đường Ax bất kỳ (nên lấy sao cho góc xAB là góc nhọn) - Từ A, dùng compa đo để đặt lên Ax n đoạn thẳng bằng nhau, ví dụ:4 đọan, bằng các điểm chia C', D', E', F'. - Nối F’B và qua các điểm C', D', E', kẻ các đường song song với F’B. Giao điểm của các đường thẳng đó với AB cho ta các điểm chia tương ứng C,D,E,F là những điểm cần tìm. Chia đều đường tròn - Chia đường tròn thành 3 phần và 6 phần bằng nhau: Chia đường tròn thành 3 phần bằng nhau, vẽ tam giác đều nội tiếp Lấy 1 trong 2 giao điểm của đường kính với đường tròn (O,R) làm tâm (giả sử điểm 4), vẽ một cung tròn có bán kính bằng bán kính của đường tròn R, cung tròn này cắt đường tròn tâm O tại hai điểm : 2, 3. Các điểm 1, 2 và 3 là những điểm chia đường tròn ra 3 phần bằng nhau. Nối 3 điểm , ta được tam giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O 13
  16. Chia đường tròn thành 6 phần bằng nhau, vẽ lục giác đều nội tiếp - Lấy 2 trong 4 giao điểm của 2 đường kính vuông góc nhau của đường tròn (O,R) với đường tròn (O,R) làm tâm, vẽ hai cung tròn tâm 1 và 4 có bán kính bằng bán kính của đường tròn R, cung tròn này cắt đường tròn tâm O tại bốn điểm 2, 6, 3, 5. Các điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 6 là những điểm chia đường tròn ra 6 phần bằng nhau . - Nối 6 điểm, ta được lục giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O. Chia đường tròn thành 4 phần bằng nhau, vẽ tứ giác đều nội tiếp: Hai đường tâm vuông góc chia đường tròn ra 4 phần bằng nhau . Nối bốn điểm 1, 2, 3, 4, ta được tứ giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O . Chia đường tròn thành 8 phần bằng nhau, vẽ bát giác đều nội tiếp : Hai đường kính vuông góc nhau cắt nhau tại 4 điểm 1, 3, 5, 7. Vẽ đường phân giác của các góc 1O3 và 3O5, chúng cắt đường tròn tại 4 điểm 2, 4, 6, 8. Nối 8 điểm, ta được bát giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O 14
  17. Vẽ tiếp tuyến với một đường tròn - Điểm cho trước nằm trên đường tròn C  vòng tròn (O,R). Nối OC. Vẽ AB ⊥ OC. AB là tiếp tuyến cần vẽ. - Điểm cho trước nằm ngoài đường tròn. Nối OC, tìm trung điểm I của OC, vẽ đường tròn phụ đường kính OC. Đường tròn phụ tâm I, bán kính OI cắt đường tròn (O, R) tại T1 và T2 . CT1 và CT2 là 2 tiếp tuyến cần vẽ Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn Cho 2 đường tròn O1 và O2 , bán kính R1, R 2 , khoảng cách tâm O1 O2= A. Có 2 trường hợp : - Đường thẳng tiếp xúc ngoài . - Đường thẳng tiếp xúc trong 15
  18. 2. Các hình biểu diễn HÌNH CHIẾU Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần. Sáu hình chiếu cơ bản TCVN 8 -30 quy định lấy sáu mặt của một hình hộp làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản. Sáu hình chiếu cơ bản được bố trí như sau và có tên gọi như sau: 1. Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) 4. Hình chiếu từ phải 2. Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) 5. Hình chiếu từ dưới 3. Hình chiếu từ trái ( hình chiếu cạnh ) 6. Hình chiếu từ sau 16
  19. Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới, từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính (hình chiếu đứng) như đã quy định trong hình sau thì các hình đó phải ghi ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi và trên hình chiếu có liên quan cần vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn kèm theo ký hiệu tương ứng Phương pháp biểu diễn Phương pháp chiếu góc thứ nhất (phương pháp E) Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu (hình 5.4). Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 (hình 5.4). Phương pháp này được các nước châu Âu và nhiều nước trên thế giới sử dụng. Phương pháp chiếu góc thứ ba (phương pháp A) Trong phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3), các mặt phẳng hình chiếu được đặt ở giữa người quan sát và vật thể Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 (hình 5.4). 17
  20. Hiện nay trên thế giới có 2 nhóm tiêu chuẩn chính là tiêu chuẩn Quốc tế ISO và tiêu chuẩn Mỹ ANSI. Tiêu chuẩn Việt Nam về Vẽ kỹ thuật cơ khí của TCVN dựa theo tiêu chuẩn quốc tế ISO nên dùng Phép Chiếu Góc Thứ Nhất (First Angle Projection) như hình 5.4 Trên một số bản vẽ của một số nước trên thế giới có vẽ ký hiệu chiếu kiểu Quốc tế (Chiếu góc thứ 1) hay chiếu kiểu Mỹ (Chiếu góc thứ 3) như sau: Hình 5.6 : Dấu hiệu chiếu kiểu TCVN- Quốc tế Dấu hiệu chiếu kiểu Mỹ Trên các bản vẽ TCVN mặc nhiên dùng phép chiếu góc thứ 1 và không ghi ký hiệu gì cả. Phương pháp này được các nước châu Mỹ sử dụng nên gọi là phương pháp A. Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 128 – 1982 Nguyên tắc chung về biểu diễn quy định bản vẽ có thể dùng một trong hai phương pháp E hoặc A và phải có dấu đặc trưng của phương pháp đó. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2