Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
(NB) Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật; Trình bày được các nội dung cơ bản của hình học hoạ hình; Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRỊNH THỊ HẠNH (Chủ biên) BÙI VĂN CÔNG - TRƯƠNG VĂN HỢI GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN Nghề: Cơ điện tử Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
- LỜI NÓI ĐẦU Để cung cấp tài liệu học tập cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy, Khoa Điện tử Trường CĐN Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội đã chỉnh sửa, biên soạn cuốn giáo trình “VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN” dành riêng cho học sinh - sinh viên nghề Điện tử công nghiệp. Đây là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp trình độ Cao Đẳng. Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu: Giáo trình “Vẽ kỹ thuật điện” Cao đẳng kỹ thuật của tác giả Lê Công Thành, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Năm 1998 và nhiều tài liệu khác. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Chủ biên: Trịnh Thị Hạnh 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................. 3 Chương 1 .......................................................................................................... 6 Khái niệm chung về bản vẽ điện .................................................................... 6 1.1. Qui ước trình bày bản vẽ ........................................................................ 6 1.2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện ............................................................ 11 Hình 1.8: Mạch điều khiển động cơ rôto lồng sóc qua 2 cấp tốc độ kiểu /YY Chương 2.................................................................................................. 13 Các ký hiệu quy ước dùng trong bản vẽ điện ............................................. 14 2.1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng ................................. 14 2.2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng ................................. 15 2.3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp. ............................. 19 2.4. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện ................................... 26 2.5. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện tử. ............................................. 28 2.6. Ký hiệu bằng chữ dùng trong bản vẽ ................................................... 31 Chương 3 ........................................................................................................ 36 Vẽ sơ đồ điện .................................................................................................. 36 3.1. Mở đầu ................................................................................................. 36 3.2. Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí ............................................................ 38 3.3. Vẽ sơ đồ nối dây................................................................................... 39 3.4. Vẽ sơ đồ đơn tuyến .............................................................................. 43 3.5. Nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ và dự trù vật tư ...................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 2
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vẽ kỹ thuật điện Mã số của môn học: MH 13 Thời gian của môn học: 30 giờ. (LT: 15 giờ; BT: 13 giờ; KT: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học + Vị trí của môn học: Là môn học kỹ thuật cơ sở, trước khi học các mô đun chuyên môn + Tính chất của môn học: Là môn học kỹ thuật cơ sở. II. Mục tiêu của môn học + Về kiến thức: - Trình bày được các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật; - Trình bày được các nội dung cơ bản của hình học hoạ hình; + Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng các phương pháp vẽ cơ bản - Vẽ và đọc được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến... + Về thái độ: - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và thực hiện công việc. 3
- III. Nội dung của môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian Thực hành/ Thực Kiểm TT Tên chương mục Tổng Lý tập/thí tra* số thuyết nghiệm/bài tập/thảo luận I Khái niệm chung về bản vẽ điện 2 2 0 1. Qui ước trình bày bản vẽ 1.1. Vật liệu dụng cụ vẽ 1.2. Khổ giấy 1.3. Khung tên 1.4. Chữ viết trong bản vẽ 1.5. Đường nét 1.6. Cách ghi kích thước. 1.7. Cách gấp bản vẽ. 2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện 2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam 2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế. II Các ký hiệu qui ước dùng trong bản vẽ 8 5 2 1 điện 1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng 2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng 2.1. Nguồn điện 2.2. Các loại đèn điện và thiết bị dùng điện 2.3. Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ 2.4. Các loại thiết bị đo lường. 3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện 4
- công nghiệp 3.1. Các loại máy điện 3.2. Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển 4. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện 4.1. Các loại thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ 4.2. Đường dây và phụ kiện đường dây 5. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện tử 5.1. Các linh kiện thụ động 5.2. Các linh kiện tích cực 5.3. Các phần tử logíc 6. Ký hiệu bằng chữ dùng trong vẽ điện 7. Bài tập chương 2 III Vẽ sơ đồ điện 20 7 12 1 1. Mở đầu 1.1. Khái niệm 1.2. Ví dụ 2. Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí 2.1. Khái niệm 2.2. Ví dụ 3. Vẽ sơ đồ nối dây 3.1. Khái niệm 3.2. Nguyên tắc thực hiện 3.3. Ví dụ 4. Vẽ sơ đồ đơn tuyến 4.1. Khái niệm 4.2. Ví dụ 5. Nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ và dự trù vật tư 6. Bài tập chương 3 Cộng 30 14 14 2 5
- Chương 1 Khái niệm chung về bản vẽ điện Mục tiêu - Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện. - Trình bày đúng hình thức bản vẽ điện như: khung tên, lề trái, lề phải, đường nét, chữ viết... - Phân biệt được các tiêu chuẩn của bản vẽ điện. - Rèn luyện tính tư duy và tác phong công nghiệp 1.1. Qui ước trình bày bản vẽ 1.1.1. Vật liệu dụng cụ vẽ a. Giấy vẽ Trong vẽ điện thường sử dụng các loại giấy vẽ sau đây: Giấy vẽ tinh, Giấy bóng mờ, Giấy kẻ ô li. b. Bút chì H: Loại cứng: từ 1H, 2H, 3H ... đến 9H. Loại này thường dùng để vẽ những đường có yêu cầu độ sắc nét cao. HB: Loại có độ cứng trung bình, loại này thường sử dụng do độ cứng vừa phải và tạo được độ đậm cần thiết cho nét vẽ. B: Loại mềm: từ 1B, 2B, 3B ... đến 9B. Loại này thường dùng để vẽ những đường có yêu cầu độ đậm cao. Khi sử dụng lưu ý để tránh bụi chì làm bẩn bản vẽ. c. Thước vẽ Trong vẽ điện, sử dụng các loại thước sau đây: Thước dẹt Thước chữ T Thước rập tròn Eke d. Các công cụ khác Compa, tẩy, khăn lau, băng dính… 6
- 1.1.2. Khổ giấy Khổ giấy là kích thước qui định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy được ký hiệu bằng 2 số liền nhau Ký hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11 Kích thước các cạnh của khổ 1189×841 594×841 594×420 297×420 297×210 giấy (mm) Ký hiệu của tờ A0 A1 A2 A3 A4 giấy tương ứng Quan hệ giữa các khổ giấy như sau: Hình 1.1: Quan hệ các khổ giấy 1.1.3. Khung tên Khung tên trong bản vẽ được đặt ở góc phải, phía dưới của bản vẽ. Hình 1.2: Khung tên 7
- Thành phần và kích thước khung tên Khung tên trong bản vẽ điện có 2 tiêu chuẩn khác nhau ứng với các khổ giấy như sau Với khổ giấy A2, A3, A4: Nội dung và kích thước khung tên như hình 1.3. Với khổ giấy A1, A0: Nội dung và kích thước khung tên như hình 1.4. Chữ viết trong khung tên Chữ viết trong khung tên được qui ước như sau: Tên trường: Chữ IN HOA h = 5mm (h là chiều cao của chữ). Tên khoa: Chữ IN HOA h = 2,5mm. Tên bản vẽ: Chữ IN HOA h = (7 – 10)mm. Các mục còn lại: Có thể sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường h = 2,5mm. Hình 1.3: Nội dung và kích thước khung tên dùng cho Bản vẽ khổ giấy A2, A3, A4 Hình 1.3: Nội dung và kích thước khung tên dùng chobản vẽ khổ giấy A1, A0 8
- 1.1.4. Chữ viết trong bản vẽ Chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn nhà nước qui định cách viết chữ và số trên bản vẽ như sau Khổ chữ : là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ qui định là : 1.8 ; 2.5 ; … Kiểu chữ (kiểu chữ A và kiểu B): gồm có chữ đứng và chữ nghiêng. -Kiểu chữ A đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) -Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) -Kiểu chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/10h) -Kiểu chữ B nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h) 1.1.5. Đường nét Nét liền đậm : cạnh thấy, đường bao thấy. Nét đứt : cạnh khuất, đường bao khuất. Nét chấm gạch : đường trục, đường tâm. Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau. Tên gọi Hình dáng Ứng dụng cơ bản Nét liền đậm -Khung bản vẽ, khung tên. Bề rộng s -Cạnh thấy, đường bao thấy. Nét liền mảnh -Đường dóng, đường dẫn, đường kích Bề rộng s/3 thước. -Đường gạch gạch trên mặt. -Đường bao mặt cắt chập -Đường tâm ngắn. -Đường thân mũi tên chỉ hướng. Nét đứt Bề -Cạnh khuất, đường bao khuất. rộng s/2 Nét gạch Trục đối xứng chấm mảnh Đường tâm của vòng tròn Nét lượn sóng Đường cắt lìa hình biểu diển Đường phân cách giữa hình cắt và hình chiếu khi không dùng trục đối xứng làm trục phân cách 9
- Quy tắc vẽ: Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên : Nét liền đậm: Cạnh thấy, đường bao thấy. Nét đứt: Cạnh khuất, đường bao khuất. Nét chấm gạch: Đường trục, đường tâm. Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau. 1.1.6. Cách ghi kích thước. Đường dóng ( đường nối): Vẽ nét liền mảnh và vuông góc với đường bao Đường ghi kích thước: Vẽ bằng nét mảnh song song với đường bao và cách đường bao từ 7-10mm Mũi tên: Nằm trên đường ghi kích thước, đầu mũi tên vừa chạm sát vào đường gióng , mũi tên phải nhọn và thon Ngyên tắc ghi kích thước: Nguyên tắc chung, số ghi độ lớn không phụ thuộc độ lớn của hình vẽ, đơn vị thống nhất là mm (không cần ghi đơn vị trên bản vẽ), đơn vị góc là độ Cách ghi kích thước: Trên bản vẽ: kích thước chỉ được phép ghi 1 lần Đối với bản vẽ có hình nhỏ, thiếu chổ ghi kích thước cho phép kéo dài đường ghi kích thước, con số kích thước ghi ở bên phải, mũi tên có thể ghi ở bên ngoài Con số kích thước: Ghi dọc theo đường kích thước và khoảng giữa và cách một đoạn khoản 1.5mm Hướng viết số kích thước phụ thuộc vào độ nhiêng đường ghi kích thước, đối với các góc có thể nằm ngang Để ghi kích thước một góc hay một cung, đường ghi kích thước là một cung tròn Đường tròn trước con số kích thước có ghi φ Cung tròn trước con số kích thước có ghi R 1.1.7. Cách gấp bản vẽ Các bản vẽ thực hiện xong, cần phải gấp lại đưa vào tập hồ sơ lưu trữ để thuận tiện trong việc quản lý và sử dụng Cách gấp bản vẽ phải tuân theo một trình tự và đúng kích thước đã cho sẵn, khi gấp phải đưa khung tên ra ngoài để khi sử dụng không bị lúng túng, và không mất thời thời gian tìm kiếm 10
- 1.2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện 1.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam Các ký hiệu điện được áp dụng theo TCVN 1613 – 75 đến 1639 – 75, các ký hiệu mặt bằng thể hiện theo TCVN 185 – 74. Theo TCVN bản vẽ thường được thể hiện ở dạng sơ đồ theo hàng ngang và các ký tự đi kèm luôn là các ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Việt Hình 1.5: Sơ đồ điện theo tiêu chuẩn Việt Nam Chú thích: CD: Cầu dao; CC: Cầu chì; K: Công tắc; Đ: Đèn; OC: Ổ cắm điện; 1.2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế. Trong IEC, ký tự đi kèm theo ký hiệu điện thường dùng là ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh và sơ đồ thường được thể hiện theo cột dọc Chú thích: SW (source switch): Cầu dao; F (fuse): Cầu chì; S (Switch): Công tắc; L (Lamp; Load): Đèn Hình 1.6: Sơ đồ điện theo tiêu chuẩn quốc tế 11
- Câu hỏi ôn tập chương 1 Câu 1. Nêu công dụng và mô tả cách sử dụng các loại dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện bản vẽ điện. Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Vật liệu dụng cụ vẽ Câu 2. Nêu kích thước các khổ giấy vẽ A3 và A4? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy Câu 3. Giấy vẽ khổ A0 thì có thể chia ra được bao nhiêu giấy vẽ có khổ A1, A2, A3, A4? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy ở trên Câu 4. Cho biết kích thước và nội dung của khung tên được dùng trong bản vẽ khổ A3, A4? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết khổ giấy Khung tên Câu 5. Cho biết kích thước và nội dung của khung tên được dùng trong bản vẽ khổ A0, A1? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Khung tên Câu 6. Cho biết qui ước về chữ viết dùng trong bản vẽ điện? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Chữ viết trong bản vẽ Câu 7. Trong bản vẽ điện có mấy loại đường nét? Đặc điểm của từng đường nét? Hướng dẫn: Xem phần lý thuyết Đường nét Bài thực tập Thực hiện vẽ lại bản vẽ sau đây (hình 1.8) trên khổ giấy A4 đứng có 1. Khung tên. 2. Bảng kê thiết bị. 3. Vẽ và bố trí sơ đồ hợp lý. 4. Ghi chú thích trên bản vẽ 12
- Hình 1.8: Mạch điều khiển động cơ rôto lồng sóc qua 2 cấp tốc độ kiểu /YY 13
- Chương 2 Các ký hiệu quy ước dùng trong bản vẽ điện Mục tiêu - Vẽ được các ký hiệu như: Ký hiệu mặt bằng, ký hiệu điện, ký hiệu điện tử theo qui ước đã học. - Phân biệt được các dạng ký hiệu khi được thể hiện trên những dạng sơ đồ khác nhau như: Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đơn tuyến...theo các ký hiệu qui ước đã học. - Có ý thức tự giác, tinh thần kỷ luật cao, tích cực tham gia học tập 2.1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng Trên sơ đồ mặt bằng cho ta biết vị trí lắp đặt các thiết bị điện cũng như các thiết bị khác. *Một số ký hiệu cơ bản trên sơ đồ mặt bằng: STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Cửa ra vào 1 cánh 2'-6" 2 Cửa ra vào 2 cánh 5'-0" 3 Van nước 4 Thang máy 5 Cửa sổ 2'-6" 14
- 6 Cầu thang 7 Bồn tắm Ngoài ra còn có rất nhiều các ký hiệu trên bản vẽ, mà chúng ta có thể tìm hiểu trong hệ thống tiêu chuẩn Viêt Nam (TCVN) về xây dựng Ví dụ 2.1. ta có sơ đồ mặt bằng của một căn hộ như sau: Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng một căn hộ 2.2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng 2.2.1. Nguồn điện STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Dòng điện 1 chiều 2 Điện áp một chiều 3 Dòng điện xoay chiều hình sin 4 Dây trung tính N 5 Điểm trung tính O 6 Các pha của mạng điện A, B, C 7 Dòng điện xoay chiều 3 pha 4 dây 3+N 50Hz, 380V 15
- 2.2.2. Các loại đèn điện và thiết bị dùng điện STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Đèn huỳnh quang 2 Đèn nung sáng 3 Đèn đường 4 Đèn ốp trần 5 Đèn pha bóng solium 150W treo trên tường. 150 la chỉ số công suât, ngoài ra còn có 35, 70W 6 Đèn cổng ra vào 7 Đèn trang trí sân vườn 8 Đèn chiếu sáng khẩn cấp 9 Đèn thoát hiểm EXIT 16
- 10 Đèn chùm 11 Quạt thông gió 12 Điều hòa nhiệt độ 13 Bình nước nóng 14 Ô cắm đơn, ổ cắm đôi 2.2.3. Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ. TT Tên gọi Ký hiệu 1 Cầu chì 2 MCB, MCCB 3 Tủ phân phối 17
- 4 Cầu dao một pha 5 Đảo điện một pha 6 Công tắc đơn, đôi, ba, bốn 7 Cầu dao ba pha 8 Nút nhấn kép 9 Đảo điện ba pha 10 Nút nhấn thường hở 11 Nút nhấn thường đóng 2.2.4. Các loại thiết bị đo lường. 1 Ampemet 2 Vônmet 3 Đồng hồ kiliwatt Một số mạch điện chiếu sáng cơ bản Ví dụ 2.2. Mạch đèn nung sáng một công tắc: 18
- Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý Ví dụ 2.3. Mạch đèn một đèn, một công tắc và một ổ cắm Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý Ví dụ 2.4. Mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý Ví dụ 2.5. Ta cũng có thể mắc Mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi theo sơ đồ dưới đây: Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý 2.3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp. Các khí cụ điện, thiết bị điện đóng cắt trong các sơ đồ phải biểu diễn ở trạng thái cắt (trạng thái hở mạch), nghĩa là không có dòng điện trong tất cả các mạch và không có lực ngoài cưỡng bức tác dụng lên tiếp điểm đóng. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện: Phần 1
28 p | 497 | 113
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện: Phần 2
14 p | 236 | 88
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật - GV. Nguyễn Tiến Mạnh
58 p | 130 | 25
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
59 p | 67 | 11
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
59 p | 49 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
100 p | 15 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
118 p | 9 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
107 p | 10 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 34 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật-Vẽ điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
126 p | 17 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
63 p | 13 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
148 p | 16 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
88 p | 11 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
69 p | 27 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Điện dân dụng - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 29 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật điện (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
53 p | 30 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Vẽ điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
56 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn