Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng
lượt xem 36
download
Tài liệu với các nội dung: sơ đồ tổ chức quân đội nhân dân việt nam; vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ các quân chủng; quân chủng hải quân; binh chủng thông tin liên lạc; binh chủng hóa học; binh chủng công binh... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CÁC QUÂN, BINH CHỦNG MỞ ĐẦU Quân, binh chủng là một thành phần cơ bản trong tổ chức biên chế thuộc lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng đượ c tổ chức, biên chế, trang b ị vũ khí, huấ n luyện theo đặ c tr ưng, ch ức năng nhi ệm v ụ và phươ ng thức tác chiến phù hợ p vớ i t ừng môi tr ườ ng(trên không, trên biển); Binh ch ủng là nhữ ng ngành chuyên môn chi ến đấ u và bả o đả m chiến đấ u cho quân độ i. Lự c lượ ng Quân, binh ch ủng đượ c tổ chức biên chế, xây dự ng, chiến đấ u, trưở ng thành của Quân độ i Nhân dân Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc; lực lượng quân ,binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng mang tính quyết định nhất là trong các chiến dịch lớn có tính bước ngoặt. Để góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bên cạnh việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh; Đảng, Nhà nước ta xác định:“Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng hiện đại”. Việc học tập, nghiên cứu về tổ chức biên chế, vị trí vai trò và chức năng nhiệm vụ của Quân, Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt nam là vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1
- NỘI DUNG I. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ CÁC QUÂN CHỦNG A. QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN 2
- Ngày truyền thống Quân chủng PKKQ: 22/10/1963 Quân chủng Phòng không Không quân là một trong các quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng. 1.1. Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh 3
- trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm nòng cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các loại máy bay địch. 1.2. Tổ chức biên chế: Quân chủng PKKQ được tổ chức thành Bộ tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu; khối bảo đảm; khối nhà trường và các đơn vị kinh tế. Bộ Tư lệnh quân chủng có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh; Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần và các đơn vị trực thuộc. Quân chủng có các sư đoàn không quân, sư đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là các đơn vị chiến đấu chủ yếu. Quân chủng PKKQ từng bước được trang bị các loại máy bay, tên lửa, pháo phòng không và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác trong đó có máy bay tiêm kích đa năng, tên lửa phòng không tầm xa, ra đa thế hệ mới… Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có các tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn phục vụ như ra đa, vận tải.. 1.3. Nhiệm vụ: Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Quân chủng PKKQ là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân; đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng PKKQ có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Quân chủng PKKQ làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế. Quân chủng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đồng thời quản lý vùng trời của Tổ quốc và tham gia tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai. Trong cuộc chiến tranh giải phóng, lực lượng PKKQ đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân và Hải quân Mỹ ra miền Bắc, bảo vệ giao thông vận tải chi viện cho miền Nam, góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 4
- B. QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN Quân chủng Hải quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ngày thành lập: 07/5/1955 2.1. Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. 2.2. Tổ chức biên chế: Tổ chức biên chế thành các hạm tàu hạm đội, tàu, xuồng các trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hải quân đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu vận tải và một số đơn vị bảo đảm chiến đấu như: hậu cần kỷ thuật, công binh thông tin…. Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, 5
- các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hải quân nhân dân Việt Nam đã được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn. Trong tương lai, Hải quân nhân dân Việt Nam được tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Các vùng Hải quân cụ thể như sau: + Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân, trực thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. + Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, trực thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển từ 6
- Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam, trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế khoa học dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà RịaVũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau). + Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, trực thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa, v.v. + Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, trực thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. + Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, trực thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang 2.3. Nhiệm vụ: Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển. II. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BINH CHỦNG 1. BINH CHỦNG PHÁO BINH Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967. Ngày thành lập Binh chủng: 29 tháng 6 năm 1946 7
- 1.1. Vị trí: Binh chủng Pháo binh là một binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của Lục quân, đồng thời là hỏa lực chính ở mặt đất của Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị các loại pháo, tên lữa, súng cối. 1.2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Pháo binh được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là khẩu đội. Ví dụ: Tổ chức biên chế của một khẩu đội pháo tổng số là 10 người, trong đó có 2 lái xe (1 chính, 1 phụ) 1 khẩu đội trưởng, 7 pháo thủ được qui định từ số 1 đến số 7. Binh chủng Pháo binh biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn pháo, cối, tên lửa, các lữ đoàn. Tùy thuộc vào tính chất nhiệm vụ, đối tượng địch, ….để tổ chức pháo binh cấp chiến thuật, chiến dịch. 1.3. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ chung: Dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng và các binh chủng hoàn thành nhiệm vụ (trong các hình thức chiến đấu cấp chiến dịch, chiến thuật khi hiệp đồng quân, binh chủng). Dùng hỏa lực đánh chiếm các mục tiêu được phân công riêng cho pháo binh để thực hiện được ý định chiến đấu nào đó nằm trong kế hoạch chung của binh chủng hợp thành. + Nhiệm vụ cụ thể: Chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa tên lửa của địch. Diệt xe tăng, xe cơ giới, các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không. Chế áp và sát thương sinh lực, hỏa lực địch tập trung, chú trọng các hỏa điểm chống tăng và phá hủy có trọng điểm công trình phòng ngự của địch. Chi viện kịp thời liên tục, có hiệu quả cho bộ binh và xe tăng của ta trong chiến đấu phòng ngự, chiến đấu tiến công và phản công. Đánh phá vào hậu phương, các con đường giao thông tiếp tế, các căn cứ hậu cần, các mục tiêu trong hậu phương của địch. Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, Binh chủng Pháo binh còn đảm nhận nhiệm vụ sử dụng các loại pháo, tên lữa và súng cối để chế áp, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước. 2. BINH CHỦNG TĂNG THIẾT GIÁP Binh chủng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe thiết giáp, với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao. Ngày thành lập Binh chủng: 5 tháng 10/1965. 2.1. Vị trí: Là một binh chủng chiến đấu, là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân và Hải quân đánh bộ, được trang bị xe tăng, xe thiết giáp là loại trang bị kỷ thuật hiện đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt. 2.2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Tăng Thiết giáp được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là xe (Xe tăng hoặc xe thiết giáp). 8
- Ví dụ: Tổ chức biên chế của một xe tăng gồm có 4 người trong đó có 1 trưởng xe, 1 lái xe, 2 pháo thủ(pháo thủ số 1, pháo thủ số 2) Ngoài ra Binh chủng Tăng Thiết giáp còn có biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn tăng thiết giáp. Một trung đội xe tăng có 3 xe, có 1 trung đội trưởng phụ trách chung, quân số 12 người. Một đại đội xe tăng có 3 trung đội, trong đó có 1 đại đội trưởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trưởng kỷ thuật. Quân số một đại đội từ 43 đến 47 người, số xe: 10 x,. 2.3. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ chung của Binh chủng Tăng Thiết giáp kết hợp cùng các binh chủng khác tạo thành sức mạnh tổng hợp kết thúc trận chiến đấu. + Nhiệm vụ cụ thể: Sử dụng hỏa lực, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt để nhanh chóng tiêu diệt quân địch. Đột phá đánh chiếm địa hình phần đất đai có giá trị chiến thuật, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu bên trong (Ví dụ: sở chỉ huy, trận địa cối, trận địa pháo, tên lửa của địch…). Tham gia phối hợp với các lực lượng khác ngắm bắn trực tiếp. Một xe tăng thực hiện theo nhiệm vụ của trung đội xe tăng (có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ hoặc một nhiệm vụ). Ngoài ra các loại xe thiết giáp có nhiệm vụ chở bộ đội và chở các phương tiện, vũ khí hành quân, làm nhiệm vụ theo kế hoạch chiến đấu. 3. BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch. Ngày thành lập Binh chủng 19 tháng 3 năm 1967 3.1. Vị trí: Là một binh chủng chiến đấu, binh chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức trang bị và huấn luyện đặc biệt, trở thành lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân. Có 2 loại đặc công: đặc công và đặc công nước. 3,2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Đặc công được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là mũi đặc công. Ở cấp như đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tổ chức biên chế như Binh chủng Bộ binh. 3.3. Nhiệm vụ: Binh chủng Đặc công sử dụng các phương pháp tác chiến đặc biệt, để tiến công những mục tiêu hiểm yếu, sâu trong hậu phương và trong đội hình đối phương. 4. BINH CHỦNG CÔNG BINH 9
- Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Ngày thành lập Binh chủng Công binh là ngày 25 tháng 3 năm 1946 4.1. Vị trí: Là binh chủng bảo đảm chiến đấu trong tiến công và trong phòng ngự, binh chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị phương tiện công binh, có thể trực tiếp chiến đấu. 4.2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Công binh được tổ chức biên chế ở cấp đại đội công binh có 90 người, nằm trong đội hình trung đoàn bộ binh, có ba trung đội công binh. Chỉ huy ở cấp đại đội công binh gồm: 1 đại đội trưởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trưởng kỷ thuật. Ngoài ra Binh chủng Công binh còn biên chế cấp tiểu đoàn công binh. 4.3. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ chung: Bảo đảm công trình trong tác chiến và xây dựng công trình quốc phòng. + Nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm chiến đấu cho các binh chủng khác như: Binh chủng Tăng Thiết giáp, Binh chủng Pháo binh... Kết hợp cùng với các lực lượng địa phương làm kho, đường, sở chỉ huy phục vụ chiến đấu. Trước, trong và sau trận đánh phỉa khác phục hậu quả chiến đấu. Khi tham gia chiến đấu, lực lượng công binh dùng thuốc nổ đánh phá một số mục tiêu được phân công, phá bom nổ chậm. Các công trình đảm bảo trong chiến đấu là; hầm hào các loại, trận đìa pháo, ngụy trang, nghi trang trong trận đánh. Trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, các lực lượng công binh dùng thuốc nổ phá mục tiêu, mở cửa mở làm đường xuất kích, bảo đảm cho bộ đội cơ động. 5. BINH CHỦNG HÓA HỌC Binh chủng Hóa học trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Bộ đội Hóa học còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa. Ngày thành lập Binh chủng Hóa học là ngày 19 tháng 4 năm 1958 10
- 5.1. Vị trí: Binh chủng Hóa học là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có thể trực tiếp chiến đấu. 5.2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Hóa học được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là tiểu đội. Ví dụ: Tổ chức biên chế của một tiểu đội tiêu độc gồm có 6 người, trong đó có 1 tiểu đội trưởng và 5 chiến sĩ. Tổ chức biên chế của một trung đội hóa học gồm 4 tiểu đội , trong đó có 2 tiểu đội trinh sát hóa học 10 người, 2 tiểu đội tiêu độc 12 người, 4 tiểu đội trưởng và một trung đội trưởng. 5.3 Nhiệm vụ: Binh chủng Hóa học có chức năng bảo đảm hóa học cho hoạt động tác chiến. Làm nòng cốt trong việc phòng chóng vũ khí hủy diệt lớn( vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí lữa,…) Có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa. Ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng và nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. 6. BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC. Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy trong toàn quân. Ngày thành lập Binh chủng là ngày 9 tháng 9 năm 1945. 6.1. Vị trí: Binh chủng Thông tin liên lạc là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được trang bị các phương tiện liên lạc, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. 6.2. Tổ chức biên chế: Binh chủng Thông tin liên lạc được tổ chức biên chế như Binh chủng Bộ binh. Ví dụ: Tổ chức biên chế 1 đại đội thông tin là: Đại đội thông tin có 69 người, có 3 trung đội: trung đội thông tin liên lạc bằng sóng ngắn, trung đội thông tin bằng sóng cực ngắn, trung đội thông tin hữu tuyến. Ban chỉ huy đại đội gồm: 1 đại đội trưởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trưởng quân sự. Có các bộ phận phục vụ được biên chế trong đại đội thông tin. 6.3. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ chung: Binh chủng Thông tin liên lạc có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống. + Nhiệm vụ cụ thể: Thông tin liên lạc bảo đảm chỉ huy tác chiến và hợp đồng tác chiến. Thông tin liên lạc bảo đảm hiệp đồng quân binh chủng, Thông tin liên lạc bảo đảm hậu cần và kỹ thuật. Bảo đảm thông báo, báo động. Bảo đảm quân bưu và dẫn đường. Bảo đảm đối phó thông tin với 11
- thông tin địch (chống các thủ đoạn phá hoại của địch, phá rối không cho địch làm viêc) KẾT LUẬN Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc, ngày nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, LLVTND nói chung, Quân chủng, Binh chủng nói riêng cần phải thấm nhuần đường lối đổi mới, đường lối quân sự của Đảng; quán triệt đầy đủ tinh thần các Nghị quyết của Đảng về tăng cường quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương hiện đại hóa Hải quân, Phòng không Không quân. Không ngừng tăng cường thực lực cho các lực lượng để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đối với sinh viên, học sinh là lực lượng trẻ chủ nhân, tương lai của đất nước đang được Đảng và Nhà nước giáo dục đào tạo thành những cán bộ khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ, người trí thức XHCN. Đó là lực lượng to lớn sẵn sàng bổ sung cho LLVTND. Do vậy, sinh viên đang học tại Trung tâm, ngoài nội dung học tập chuyên môn, chuyên ngành, rèn luyện nâng cao đạo đức thể chất. Còn cần phải tích cực tham gia công tác phong trào của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; tích cực tham gia vào các hoạt động quốc phòng, an ninh của Nhà trường. Góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện. Sẵn sàng tham gia LLVTND khi Tổ quốc cần. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1. Hiểu biết về vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của quân chủng Hải quân Việt nam. 2. Hiểu biết về vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của quân chủng Phòng không Không quân. 3. Quân đội nhân dân Việt nam có bao nhiêu binh chủng, đó là những binh chủng nào Ngày tháng 8 năm 2017 NGƯỜI BIÊN SOẠN GI ẢNG VIÊN 12
- MỘT SỐ TƯ LIỆU CẦN THAM KHẢO Tổ chức biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam 13
- Trong các tài liệu chính thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu, quân đoàn. * Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lưỡng vũ trang. Một tiểu đội thường gồm từ 6 đến 12 người. Trong phòng không – không quân, tiểu đội tương đương với tổ bay; trong tăng thiết giáp, tiểu đội tương đương với kíp xe; trong pháo binh, tiểu đội tương đương với khẩu đội v.v... Kí hiệu: a * Trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội. Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn. Kí hiệu: b * Đại đội: thường gồm ba trung đội. Đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên). Kí hiệu: c * Tiểu đoàn: là phân đội chiến thuật lớn nhất: Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên. Kí hiệu: d * Trung đoàn: là binh đội chiến thuật cơ bản. Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v… Kí hiệu: e * Sư đoàn: là binh đoàn chiến thuật cao nhất. Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập... Kí hiệu: f * Quân đoàn: là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch chiến thuật. Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên. * Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ. Quân khu gồm một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tỉnh, thành phố trong địa bàn quân khu v.v... * Bộ Quốc phòng: gồm các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy. 14
- Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam". Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế". Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B40/41, 1 M79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK (hiếm), còn lại là AK. Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 2036 người. Đại đội gồm : 3 trung đội bộ binh. Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin. Quân số đại đội khoảng 80120 người. Tiểu đoàn gồm : Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin. 3 đại đội bộ binh. 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B41, đại liên (K 53/63), cối (60mm và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm). Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y. Quân số tiểu đoàn từ 300500 người. Trung đoàn gồm : Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin. 3 tiểu đoàn bộ binh. 3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm). Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y. Quân số trung đoàn từ 1.5003.000 người. Lữ đoàn gồm : Lữ đoàn bộ. 4 tiểu đoàn bộ binh. 1 tiểu đoàn pháo binh. 1 tiểu đoàn phòng không. Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát... Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người. Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập. Sư đoàn bộ binh gồm : Sư đoàn bộ. 3 trung đoàn bộ binh. 15
- 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc 85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm). Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải... Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá... Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành. Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm : Sư đoàn bộ. 3 trung đoàn bộ binh cơ giới. 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực. 1 trung đoàn phòng không. 1 tiểu đoàn xe tăng. Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa. Các đại đội vệ binh, phòng hoá. Quân số sư đoàn nói chung từ 8.00010.000 người. Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm : Quân đoàn bộ. 35 sư đoàn bộ binh. 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp. 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H 12, BM13/14/21... 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm. 1 lữ đoàn công binh. 1 trung đoàn thông tin. Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải.... Quân số quân đoàn khoảng từ 30.00050.000 người. Biên chế cụ thể các Quân đoàn bộ binh và Quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau: Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng: Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 – Sư đoàn Quân tiên phong: e36bb – Trung đoàn Bắc Bắc, e88bb – trung đoàn Tu Vũ, e102bb – Trung đoàn Thủ đô. Sư đoàn bộ binh 312 – Sư đoàn Chiến thắng: e141bb (đơn vị Ba Vì), e165bb (đơn vị Thành đồng biên giới), e209bb (đơn vị sông Lô) Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 390: e3bb, e4bb, e5bb Lữ đoàn pháo binh 368 – Đoàn pháo binh B68 Lữ đoàn phòng không 241 – Đoàn phòng không H41 Trung đoàn xe tăng 202 – Đơn vị xe tăng H02 Trung đoàn công binh 299 – Đơn vị công binh H99 Trung đoàn thông tin 240 Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang 16
- Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 – Sư đoàn Vinh quang: e9bb – Trung đoàn Ninh Bình, e24bb, e66bb – Trung đoàn Đông Sơn, e68pb Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 306: e111bb, e421bb, e422bb Sư đoàn bộ binh 325 – Đoàn Bình Trị Thiên: e18bb, e95bb, e101bb Lữ đoàn 164 pháo binh – Đoàn pháo binh Bến Hải Lữ đoàn phòng không 673 Trung đoàn xe tăng 203 Trung đoàn công binh 219 Tiểu đoàn 1 trinh sát Tiểu đoàn 46 vệ binh Tiểu đoàn 32 ô tô vận tải (thuộc Cục hậu cần Quân đoàn) Tiểu đoàn 5 hóa học (thuộc Bộ tham mưu Quân đoàn) Trung đoàn thông tin 463 Tiểu đoàn sửa chữa 51 (thuộc Cục kỹ thuật Quân đoàn) Viện Quân y 43 Trường Quân sự của Quân đoàn. Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb Lữ đoàn 40 pháo binh Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34 Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm Trung đoàn công binh 7 Đơn vị công binh 7 Trung đoàn thông tin 29 Viện Quân y 211 Trường Quân sự của Quân đoàn Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long Sư đoàn bộ binh 7 – Đoàn bộ binh 7 Sư đoàn bộ binh 9 – Đoàn bộ binh 9 Sư đoàn bộ binh 309 – Đoàn bộ binh 309 Lữ đoàn phòng không 71 – Đoàn phòng không 71 Lữ đoàn pháo binh 24 – Đoàn pháo binh H4 Trung đoàn xe tăng 22 – Đơn vị xe tăng H2 Trung đoàn 550 công binh – Đơn vị công binh N50 Trung đoàn thông tin 29 Trường Quân sự của Quân đoàn Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội Cục chính trị Bộ Tham mưu Cục Hậu cần 17
- Cục Kỹ thuật Văn phòng Bộ tư lệnh Sư đoàn bộ binh 301 Trung đoàn Pháo binh 452 KTT Trung đoàn Tăng Thiết giáp 47 Tiểu đoàn Thông tin 610 Quân khu 1: Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn, e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải. Sư đoàn 338 Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb Sư đoàn 399 Đoàn kinh tế quốc phòng B99: Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb, Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82 Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10 Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75 Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09 Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01 Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51 Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật) Trường Quân sự Quân khu 1 Quân khu 2: Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb Sư đoàn 313 Đoàn kinh tế quốc phòng B13 Sư đoàn 314 Đoàn kinh tế quốc phòng B14 Sư đoàn 326 Đoàn kinh tế quốc phòng B26 Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45 Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79 Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97 Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43 Trung đoàn bộ binh 82 Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06 Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04 Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52 Viện quân y 6. Kho K814 (Cục Kỹ thuật) Trường Quân sự Quân khu 2 Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2) Quân khu 3: Sư đoàn 327 (đoàn kinh tế quốc phòng) Sư đoàn 350 (tại Ninh Bình) Sư đoàn 395 (tại Quảng Yên Quảng Ninh) Lữ đoàn 214 (Hải Dương) 18
- Lữ đoàn 454 (Quảng Ninh) Lữ đoàn 513 (Hải Dương) Trung đoàn 405 (Quảng Ninh) Trung đoàn 582 (Ninh Bình) Trung đoàn 603 (Hải Phòng) Đoàn H73 (tại Hải An Hải Phòng) Đoàn H42 (tại Vân Đồn Quảng Ninh) Bệnh viện quân y 7 (thuộc Cục Hậu cần Hải Dương) Bệnh viện quân y 5 (thuộc Cục Hậu cần Ninh Bình ) Trường quân sự Quân khu (tại Chí Linh Hải Dương) Tổng Công ty 319 (tại Long Biên Hà Nội) Công ty 389 (tại Kiến An Hải Phòng) Quân khu 4: Sư đoàn 324 – Đoàn Ngự Bình: e1bb, e3bb, e335bb, d24 quân y, d25 vận tải, (Nghệ An, Thanh Hóa) Sư đoàn 341 – Sư đoàn Sông Lam Sư đoàn 968 – Đoàn bộ binh C68: e19bb, e176bb Sư đoàn 337 – Đoàn kinh tế quốc phòng B37 Lữ đoàn phòng không 283 – Đoàn phòng không H83 Lữ đoàn pháo binh 16 – Đoàn Pháo binh Thuận An Lữ đoàn công binh 414 – Đoàn công binh Hải Vân Trung đoàn xe tăng 206 – Đơn vị xe tăng H06 Trung đoàn thông tin 80 Trung đoàn vận tải 654 – Đơn vị vận tải S54 Tiểu đoàn đặc công 41 – Phân đội đặc công B1 Tiểu đoàn trinh sát 12 – Phân đội trinh sát 12 Viện quân y 104 Quân khu 5 Sư đoàn bộ binh 2 – Đoàn bộ binh H: e1 (trung đoàn Ba Gia), e38 Sư đoàn bộ binh 305 – Đoàn bộ binh B05: Sư đoàn bộ binh 315 – Đoàn bộ binh B15: e143bb Sư đoàn 92 – Đoàn kinh tế quốc phòng 92 Lữ đoàn pháo binh 572 – Đoàn pháo binh N72 Lữ đoàn phòng không 573 – Đoàn phòng không N73 Trung đoàn công binh 270 – Trung đoàn công binh H70 Trung đoàn công binh 280 – Trung đoàn công binh H80 Trung đoàn xe tăng 574 – Đơn vị xe tăng N74 Trung đoàn thông tin 575 – Đơn vị thông tin N75 Tiểu đoàn đặc công 409 – Liên đội đặc công B09 Tiểu đoàn phòng hóa 48 – Phân đội phòng hóa B8 Viện quân y 17 Quân khu 7 19
- Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75 Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77 Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5 Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6 Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3 Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu) Quân khu 9 Sư đoàn bộ binh 4 – Đoàn bộ binh 4: e10bb Sư đoàn bộ binh 8 – Đoàn bộ binh 8: e9 Sư đoàn bộ binh 330 – Đoàn bộ binh B30: e3bb, e20bb, e820bb, Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959 Lữ đoàn pháo binh 6 – Đoàn pháo binh S Lữ đoàn phòng không 226 Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5 Trung đoàn thông tin 29 – Đơn vị thông tin H9 Trung đoàn vận tải 659 – Đơn vị vận tải S59 Viện quân y 121 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHECK LIST TRƯỚC KHI TỔ CHỨC SỰ KIỆN
0 p | 495 | 150
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học - Vũ Quốc Chung (Chủ biên)
142 p | 1708 | 127
-
Tập bài giảng Nghiệp vụ văn thư
65 p | 272 | 58
-
Bài giảng Quy trình hoạt động quan hệ công chúng
15 p | 271 | 52
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Xây dựng văn hóa tổ chức - vai trò của người quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
19 p | 225 | 51
-
Tóm tắt tình hình giới
87 p | 135 | 38
-
nhập môn công tác lưu trữ
19 p | 292 | 33
-
Bài giảng Tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn
89 p | 203 | 28
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: Phần 2
156 p | 62 | 16
-
người chàm hồi giáo miền tây nam phần việt nam: phần 1
166 p | 71 | 11
-
Tài liệu học tập hiểu biết chung về Quân binh chủng (Học phần IV môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh)
30 p | 107 | 10
-
Thư mục học đi về đâu?
7 p | 90 | 6
-
Hành trình nâng cao nghiệp vụ báo chí môi trường
40 p | 60 | 6
-
Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ dành cho các hoạt động liên trường
164 p | 20 | 5
-
Hỏi-Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
162 p | 9 | 4
-
Tiềm năng cấu trúc thể loại trang giới thiệu thông tin bằng tiếng Anh của một số cơ quan tổ chức ở Việt Nam
18 p | 67 | 3
-
Giáo trình Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
78 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn