intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gọi mùa xuân về

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Nhà báo tới, ông ơi, nhà báo tới. Tiếng la của thằng nhỏ khiến tôi chột dạ. Thế này thì hỏng bét, cả ngày lặn lội thành công không. Chẳng là năm nay là năm Hợi, thành ra cái làng làm nghề heo đất lâu nay vốn chẳng được ai để ý tới nay tự dưng đắt khách. Hầu như tất cả các nhà báo ở các tỉnh lân cận đều tìm đến viết bài. Theo như lời của mấy lò trước thì gần cả tháng nay, ngày nào làng cũng được đón ít nhất một nhà báo. Thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gọi mùa xuân về

  1. Gọi mùa xuân về TRUYỆN NGẮN CỦA ĐOÀN PHƯƠNG HUYỀN - Nhà báo tới, ông ơi, nhà báo tới. Tiếng la của thằng nhỏ khiến tôi chột dạ. Thế này thì hỏng bét, cả ngày lặn lội thành công không. Chẳng là năm nay là năm Hợi, thành ra cái làng làm nghề heo đất lâu nay vốn chẳng được ai để ý tới nay tự dưng đắt khách. Hầu như tất cả các nhà báo ở các tỉnh lân cận đều tìm đến viết bài. Theo như lời của mấy lò trước thì gần cả tháng nay, ngày nào làng cũng được đón ít nhất một nhà báo. Thành ra, tôi là người đi chậm nhất. Biết viết gì khi mà quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng ấy chuyện và chừng ấy báo đều đưa na ná giống nhau. Đúng là cái khó nằm ở chỗ chúng ta có con mắt nhìn khác đi, viết khác đi mới mong có điểm riêng được. Mấy chủ lò cũng chán chường bảo: “Mấy hôm nay, nói riết cũng chán. Mà có thấy báo nào đưa đâu”. Tôi giải thích là phải chờ ra báo xuân mới có. Rồi có chủ lò mách: “Cô cứ vào lò của ông Mười, ở trong con hẻm cụt ấy. Cô làm thế nào khai thác chuyện đời tư của ông ấy, xem chừng hấp dẫn hơn nhiều”. Tôi cố gắng hỏi thêm chuyện đời tư là chuyện gì thì mấy chủ lò chỉ bảo “tùy sự khéo léo khai thác của cô thôi. Ông ấy kín lắm, chưa bao giờ kể cho ai nghe chuyện của mình cả”. Lò heo nhà ông Mười nằm tận cuối con hẻm cụt, cách những lò khác một khoảng khá xa. Nó như bị lọt thỏm trong một khu rừng nhỏ, cây cối um tùm. Gần tới nhà, tôi xuống xe dắt bộ vì không muốn phá vỡ cái không gian yên tĩnh nơi đây. Không giống như những làng nghề khác, thu hút nhiều nhân công, làm heo đất số nhân công rất hạn chế. Dường như chủ yếu là anh em con cháu trong gia đình tự làm lấy nên thường chỉ dăm bảy người. Mỗi người 1 công đoạn khác nhau nên ai cũng âm thầm làm công việc của mình một cách cần mẫn. Lò heo nhà ông Mười nhỏ hơn những lò kia, nhưng mới nhìn thoáng qua đã dễ dàng nhận ra nó đã có từ rất lâu. Tôi dựng xe và lên tiếng hỏi cậu bé:
  2. - Cháu là cháu của ông Mười hả? Cậu bé không trả lời mà gục gặc cái đầu, mắt mở to trông rất dễ thương. - Ông cháu có ở nhà không? Thằng bé lại giơ tay chỉ vào phía trong căn lều nhỏ. Tôi móc túi đưa cho nó gói kẹo thay cho lời cảm ơn. Thằng bé nhoẻn cười, hai lúm đồng tiền xinh như con gái. ----- Nghĩa yêu tôi vì tôi có cái vẻ hiền lành chân chất. Gia đình tôi không được như người ta. Ba mẹ tôi mất sớm. Tôi lại chẳng có anh em ruột rà thân thích. Tôi trở thành mồ côi khi bước sang tuổi 17. Với sức vóc của mình, tôi làm mọi việc để nuôi sống bản thân. Tôi chưa bao giờ dám mơ rằng sẽ có một cô gái làng đồng ý lấy tôi làm vợ. Vậy mà không ngờ, chính Nghĩa lại là người ngỏ lời cầu hôn tôi trước. Cha mẹ Nghĩa biết chuyện, tới nhà tôi, lúc đầu thì năn nỉ xin tôi buông tha cho Nghĩa vì đã có nơi giàu sang dạm hỏi Nghĩa. Sau họ đe dọa nếu tôi vẫn còn tiếp tục với Nghĩa thì tôi sẽ chẳng còn chốn mà dung thân. Thực sự lúc đó tôi nghĩ cái tình mà Nghĩa dành cho tôi. Tôi hiểu Nghĩa thương tôi thật lòng. Nhưng tôi cũng không muốn vì tôi mà Nghĩa khổ. Tôi đã thấu cái sự cô đơn vì không anh em thân thích. Tôi không muốn Nghĩa lâm vào hoàn cảnh giống tôi. Theo tôi Nghĩa sẽ mất hết. Vậy thì tôi tiếc gì mà không ra đi. Tôi quyết định không nói gì với Nghĩa, âm thầm ra đi. Tôi còn nhớ, đêm đó cũng là một đêm giáp tết như bây giờ. Ở quê tôi, mùa này rét kinh khủng lắm nên người ta vẫn gọi là rét cắt da cắt thịt. Tôi bịt kín người, mang tay nải ra đi. Ra đến cuối làng, tôi ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà thân quen mà tôi sắp phải xa mãi mãi, ngôi làng đã nuôi tôi khôn lớn thành người. Tôi cúi chào tất cả, chào Nghĩa và chúc cho Nghĩa được hạnh phúc. Sẽ chẳng bao giờ tôi còn gặp lại Nghĩa nữa. Nhưng đúng lúc ấy thôi thấy một bóng người đang hớt hải chạy về hướng mình. Tôi nhận ra Nghĩa. Nghĩa đã nhất định không bỏ tôi. Ông Mười chớp chớp bên con mắt trái. Hố mắt phải sâu hoắm như đang rịn ra giọt nước. Ông đang xúc động khi nhớ lại câu chuyện cách đây hai mấy năm. Tôi im lặng nhìn ông rít thuốc. Tôi không dám nhìn vào hốc mắt bên phải. Tất cả sự cô đơn buồn tủi, những
  3. dằn vặt, những đau thương đều nằm cả trong đó. Hai mấy năm qua, nó đã vật vã quá nhiều. Tôi chờ cho ông Mười hút xong 3 mồi thuốc mới lên tiếng: - Vậy là cô chú đã phiêu bạt vào tận đây để làm lò Heo này? - Không, tụi tôi còn truân chuyên nhiều lắm mới đến được đây. Hồi đó, vì sợ gia đình không bỏ qua, tôi đưa Nghĩa lên tận Gia Lai, Kon Tum lập nghiệp. Mấy năm đầu cũng đỡ, có thể sống tạm bợ. Nhưng rồi sức bà ấy yếu, lại gặp rừng thiêng nước độc, chịu đâu có nổi, cứ bệnh hoạn suốt. Mãi 5 năm mà chúng tôi chẳng dám có con, sợ không lo được cho nó. Tôi thấy bà ấy tiều tụy nhiều, già đi nhiều lắm. Đôi lúc đi rừng về, tôi gặp bà ấy đang khóc thầm, mắt hướng về nơi ấy, nơi chúng tôi đã ra đi. Có lần tôi bảo: thôi, mình theo tôi như vậy là trọn tình trọn nghĩa lắm rồi. Tôi ơn mình nhiều lắm, giờ mình hãy về đi, chắc là vẫn còn kịp. Bà ấy không nói gì chỉ ôm tôi khóc. Tôi biết không lay chuyển được bà ấy nên tìm cách khác. Mà còn cách nào hơn là phải bỏ chốn ấy mà đi. Chúng tôi về Sài Gòn vì nghe nói ở đó dễ làm ăn. Hàng ngày tôi ra làm thuê ở Cảng. Ai thuê gì làm đó, còn bà ấy thì đi giặt mướn và làm mấy việc vặt trong xóm. Năm đó nhà tôi có mang thằng Toàn đây. Tụi tôi vừa mừng vừa lo. Thích có con lắm nhưng lại sợ không chu tất được cho nó. Nhưng nghĩ lại nếu trời thương cho tôi mỗi ngày đều đều có người mướn thì cũng không đến nỗi. Nhưng dường như kiếm trước tôi ăn ở độc ác quá, chướng nghiệp nó vận vào mình rồi. Tôi làm thuê ở càng được một thời gian thì có 1 nhóm giang hồ xuất hiện. Chúng tôi làm được bao nhiêu đều bị chúng giám sát và lột hết. Có ngày tôi chỉ mang về cho vợ được ổ bánh mì cứng ngắc. Thế là trời lại hành hạ tôi, đuổi tôi đi. Tôi đang phân vân không biết đi đâu về đâu thì lại gặp được một người quen cũ, hồi còn ở trên Kon Tum. Anh ấy rủ tôi về Lái Thiêu làm mướn. Thế là ngày ngày tôi với anh ấy lọc đèo nhau trên chiếc xe cà tàng của anh ấy ngược về Lái Thiêu. Chúng tôi cùng vào làm chung trong một lò Heo đất. Công việc không mấy vất vả mà tiền công cũng kha khá, có thể lo nổi cho vợ con lúc cơ cực. Tôi đặc biệt được ông chủ rất quý vì tôi có đôi tay khéo. Tôi làm được tất cả các công đoạn nhưng chủ yếu là trang trí hoa văn cho con heo. Sản phẩm của lò chúng tôi
  4. bán chạy nhất trong làng và được nhiều người biết đến. Tôi gắn bó với lò heo ấy gần mười năm trời, cả vợ con tôi cũng về ở và làm cùng. Còn anh bạn tôi thì đã lấy vợ ở một vùng khác. Năm đó, thằng Toàn đã qua tuổi lên 10 nên giúp được tôi khá nhiều việc. Đôi tay nó cũng khéo léo không kém gì tôi nên ông chủ yêu quý cả hai cha con. Nhưng một lần nữa tôi lại phải từ biệt một người mà tôi vô cùng kính trọng, yêu quý như cha ruột. Ông chủ tôi qua đời vì tuổi già và lao lực. Từ đó, tôi có thêm một gánh nặng là phải nuôi nấng chăm sóc đứa con gái 17 tuổi của ông. Nó bị bại liệt não từ nhỏ, nên 17 tuổi cũng chỉ nằm 1 chỗ. Tôi thương nó như em gái mình. Tôi đã hứa với ông là sẽ chăm sóc nó đến nơi đến chốn. Thế nhưng bà nhà tôi thì bắt đầu đổi tính. Những lúc không có tôi, bà hắt hủi chì chiết con bé. Mà nào nó có hiểu gì đâu. Chúng tôi cãi nhau cũng vì những chuyện đó. Một năm sau, con bé cũng ra đi theo cha. Cái lò heo này đã hoàn toàn thuộc về tôi. Ông Mười dừng lại, hướng con mắt trái nhìn xa xăm. Tôi im lặng chờ đợi, không muốn phá tan dòng hồi ức đang cuồn cuộn trở về. Lúc này, như đã thân quen, tôi kín đáo ngắm nhìn khuôn mặt ông. Dường như cả khuôn mặt ông đã bị tàn phá hết bởi một trận hỏa hoạn rất lớn. Con mắt phải chỉ còn lại một cái lỗ sâu hoắm. Xung quanh da mặt đều bị cháy sẹm. Những lớp da nhăn nhúm, chằng chịt đè lên nhau. Duy nhất con mắt trái còn rất sáng nhưng chứa đựng đầy vẻ u buồn của một người đã trải qua nhiều gian truân. Đúng là nếu ai mà không quen, nhìn mặt ông sẽ thấy rất sợ. - Cô sợ phải không? Tôi bỗng giật thót người khi bị ông đọc trúng suy nghĩ. - Cô yên tâm, tôi không buồn đâu. Nó đã qúa quen với tôi. Ban đầu, mọi người đều sợ khi nhìn thấy tôi. Con mắt trái lại nhìn xa xăm đầy suy tư. - Từ ngày bà ấy ra đi, chưa bao giờ tôi nói nhiều như vậy. Tôi đã nguyện sẽ chôn chặt những kỷ niệm của mình cho đến khi không còn trên cõi đời này nữa. Nhưng có lẽ cô có duyên với tôi. Ngay từ lúc gặp cô, tôi biết mình sẽ không giữ câu chuyện đau buồn ấy
  5. nữa. Tôi biết cô đang nóng lòng chờ nghe tiếp. Ông lại rít thuốc. Lồng ngực lép kẹp phập phồng, rồi ông ho sặc sụa. Thằng cháu nhỏ đang chạy chơi ở ngoài nhanh chân vào nhà lấy áo ấm cho ông. Ông ôm thằng nhỏ vuốt ve mái tóc vàng khè của nó rồi bảo nó ra ngoài chơi. - Cô thấy thằng nhỏ có giống ai trong nhà này không? Nó không phải là con thằng Toàn. Thằng Toàn chỉ có một đứa con gái, đang học ở trên Huyện. Thằng nhỏ này là tôi nhặt được lúc nó mới khoảng hơn 1 tuổi, bé như cái kẹo mà khóc thì cả làng đều nghe. Vợ chồng thằng Toàn nhận nó làm con, không sinh thêm nữa. Tội nghiệp, cũng thân phận bọt bèo với nhau cả. Thằng đó vậy chớ khá, mới 5 tuổi mà cái gì cũng biết. Nó thương tôi lắm. Tôi buột miệng hỏi: - Sao lúc cháu vừa bước vào sân nó đã la toáng lên vậy ạ? Ông già cười: - Tại mấy hôm nay ngày nào cũng có nhà báo tới. Lần nào tôi cũng từ chối nên nó biết tôi không thích. Thấy nhà báo là nó la lên cho ông nó đi trốn. Thằng nhỏ khôn thiệt. Ông cười khùng khục. Những lớp da quanh con mắt trái giãn ra trông bớt đau đớn hơn. --- Tôi học được cách đốt lò của ông cụ đã nhiều năm nên thành thạo lắm. Trong làng thường mời tôi đến để chỉ cách cho họ. Tôi luôn giúp mọi người tận tình. Không bao giờ có chuyện sập lò xảy ra. Nhưng rồi việc đó một lần nữa lại ứng lên đầu tôi. Cả ngày hôm đó tôi và mấy người thợ, đều là dân quanh vùng, chuẩn bị đốt 2 lò cuối để kịp giao hàng trước tết. Tôi thường cẩn thận tự tay kê những lỗ hổng và chất củi. Nhưng lần đó, do quá mệt, tôi đã không kiểm tra lại. Hơn nữa, anh em làm chung cũng đều quá thành thạo nên tôi hết sức tin tưởng. Vậy mà nửa đêm, khi ngọn lửa trong lò đang hừng hực cháy thì bỗng những tiếng “ầm, ầm” vang lên. Những ngọn lửa bắn ra tung tóe. Cái lò to đổ sập xuống. Hốt hoảng, tôi lao vào để cứu cái lò bên. Nhưng rồi một cành củi cháy dở đã đập ngay vào mặt. Tôi tối tăm mặt mũi và không còn biết gì hết. Tôi mất sạch. Cũng may mà
  6. khách hàng quen thương tình nên không bắt bù hợp đồng. thế nhưng, tôi trở thành kẻ trắng tay. Tôi mê man cả tuần liền trong bệnh viện. Bao nhiêu tiền của hai vợ chồng dành dụm được đều theo đó mà ra đi. Một tháng sau tôi trở về căn lều nhỏ, chỉ nghe gió lùa lạnh lẽo. Nhưng tôi quyết làm lại tất cả. Tôi biết mình có thể gầy dựng lại được. - Nghĩa ơi! Tự dưng ông ôm lấy mặt và khóc. Tôi hốt hoảng không biết nên làm thế nào? Tôi đã đào sâu vào nỗi đau của ông. Nỗi đau mà bấy lâu ông quyết chôn sâu tận đáy mồ. Tôi lặng lẽ bước ra ngoài, để mình ông với những kỷ niệm. Trời đã nhuốm màu vàng nhạt. Tôi đi về phía anh Toàn đang cặm cụi bên những sàn Heo mới ra khuôn. Đôi tay anh khéo léo cặt gọt những mảnh đất sét dư thừa. Anh mỉm cười nhìn tôi: - Cô cứ để cho ông cụ khóc. Lâu lắm rồi ông cứ im lặng mãi nên tôi cũng sợ. Nhờ cô mà cụ giãi bày hết. Chút nữa cụ bình tĩnh lại, cô hãy vào. Tôi hỏi anh: - Sức khỏe của chú có tốt không anh? - Ba tôi được cái dẻo dai lắm. Có điều mỗi khi trở trời vết thương lại hành tội nghiệp lắm. Thôi cô vào với cụ đi. Tôi quay trở vào. Lúc này ông Mười lại đang rít thuốc, mặt bình thản. Tôi châm bình trà mời ông. Ông bảo tôi cứ ngồi yên đó rồi ông kể tiếp. Nhả làn khói mỏng mảnh, ông nói khẽ: - Đoạn cuối, cô nhớ ghi cho kỹ càng nghe. Nó rất quan trọng với tôi. Tôi bật máy thu và hí hoáy ghi chép. ---- Sau khi từ viện về, tôi thường xuyên bị bệnh tật hành hạ. Không còn lò để đốt, tôi quay ra làm gia công cho những chủ lò bên cạnh. Thế nhưng ngày đực ngày cái vì bệnh tật hoành hành. Cũng lúc này tôi nhận ra khuôn mặt của tôi khiến cho nhiều người sợ hãi. Mà cũng đúng thôi, ngay cả tôi còn không dám nhìn nó trong gương nữa là. Nhưng có một điều
  7. làm tôi dằn vặt là Nghĩa không còn ngủ chung với tôi từ đó. Cô ấy sợ. Tôi biết, nửa đêm tỉnh dậy mà nhìn thấy khuôn mặt tôi thì ai cũng phải ngất xỉu. Nhưng sao tôi thấy đau quá. Người yêu thương nhất trong đời tôi mà không sẻ chia được, không chịu được tôi thì tôi còn biết nương tựa vào ai. Lẽ ra lúc đó, tôi phải dịu dàng mềm mỏng hơn với Nghĩa, tập cho cô ấy quen dần với gương mặt xấu xí của tôi thì tôi lại quay ra hắt hủi cô ấy. Tôi sinh tật xấu, uống rượu vào là chửi cô ấy không ra gì. Rồi tôi đuổi cô ấy. Thế nhưng Nghĩa cắn răng chịu đựng, không nói một tiếng nào. Sau những lần như thế, đêm nào tôi cũng trằn trọc không ngủ được. Tôi rất thương cô ấy nên không muốn cô ấy phải chịu khổ vì tôi. Tôi cố tình làm mọi cách cho cô ấy căm ghét tôi mà ra đi. Nhưng không ngờ… Người ông Mười lại rung lên bần bật. Nỗi đau làm khuôn mặt biến dạng của ông càng thêm kinh khủng. Ông từ từ đứng dậy, ra hiệu cho tôi đi theo. Ông bước về phía khu đồi còn le lói chút ánh nắng buổi chiều tà. Xa xa hiện ra 3 ngôi mộ nằm kề bên nhau như chở che, ôm ấp lẫn nhau. Ông Mười thắp nhang rồi ngồi xuống bên những ngôi mộ vừa được phát cỏ. - Đây là mộ ông cụ - ông chỉ ngôi mộ to nhất và nói – Còn đây là con bé 17 tuổi; và Nghĩa cũng nằm ở đây. Cô có hiểu không ? Tôi hắt hủi Nghĩa vì mong cô ấy sẽ bỏ tôi đi tìm cuộc sống mới. Thế nhưng cô ấy từ lâu đã nguyện chết bên tôi. Cô ấy không muốn nằm chung giường với tôi không phải vì cô ấy sợ những hình thù quái dị trên mặt tôi mà vì cô ấy sợ tôi đau. Thì ra cô ấy đã bị một căn bệnh quái ác hành hạ từ rất lâu. Sau khi bôn ba nhiều nơi, sống cực khổ, cô ấy đã mang bệnh nhưng không hề biết. Rồi lúc chăm sóc tôi trong bệnh viện, quá kiệt sức nên bệnh mới bùng phát. Cô ấy giấu tôi. Nghĩa đã đi như vậy đó. Không oán trách, không hờn giận tôi một lời. Cô ấy chỉ trăng trối tôi cố nuôi thằng Toàn. Có đi thêm bước nữa cũng được nhưng cố đừng để con khổ. Đó, cuộc đời tôi là thế đó. Cô là người đầu tiên biết rõ ngọn ngành. Cô muốn viết sao cũng được nhưng cô phải nhớ viết rõ, Nghĩa đã hết lòng vì tôi. Nắng đã tắt hẳn trên ngọn đồi. Gió chiều se se lạnh. Mùa xuân đang về quanh đây. Xung quanh chúng tôi, cây lá đang đâm chồi nảy lộc xanh biếc. Thằng nhỏ má lúm đồng tiền từ đâu chạy vụt lên gọi vang:
  8. - Ông ơi! Chị Hằng về rồi. Tôi đoán được Hằng là cô bé con anh Toàn. Chắc cô bé được nghỉ về ăn tết. Thằng nhỏ, tôi nắm chặt tay ông Mười bước xuống đồi. 3 cái bóng, một già, một trẻ và một búp măng bước vững chãi xuống đồi. --- Khi tôi viết xong câu chuyện này, ngẩng mặt lên, chỉ thấy trước sân một màu vàng rực. Đã là mống 3 tết. Tôi hứa với thằng cu má lúm đồng tiền sẽ đến thăm nó vào đúng ngày sinh nhật nó. Thằng cu chìa con heo có đôi mắt 1 mí, miệng chum chím xinh trước mặt tôi. Tôi thả vào đó mấy đồng tiền cắc kêu leng keng. Tôi trao xấp bản thảo cho ông Cụ rồi cùng bé hằng và cu má lúm bước lên đồi. Một mua xuân ấm áp đang về. Trước mắt chúng tôi, mai vàng nở rực cả một góc trời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2