Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG <br />
VÀ PHẪU THUẬT BỆNH LÝ KHE MANG Ở TRẺ EM <br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I <br />
Nguyễn Phan Nguyên*, Trần Thị Bích Liên**, Đặng Hoàng Sơn*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phẫu thuật bệnh lý khe mang ở trẻ em. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên những bệnh nhiđược chẩn đoán và phẫu thuật <br />
bệnh lý khe mang tại khoa Tai‐mũi‐họng Bệnh Viện Nhi Đồng I từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013. <br />
Kết quả: Trong 34 ca được khảo sát, tỉ lệ bất thường khe mang số I chiếm 17,65 % biểu hiện là nang/lỗ dò <br />
chảy dịch vị trí trước tai, sau tai, vùng góc hàm; bất thường khe mang số II chiếm 38,24% biểu hiện chủ yếu là lỗ <br />
dò tiết dịch (84,62%) vị trí dọc theo bờ trước cơ ức đòn chủm; dò xoang lê chiếm 44,11% biểu hiện là viêm <br />
tấy/áp‐xe vùng tuyến giáp tái đi tái lại (66,67%). Siêu âm là phương tiện cận lâm sàng dễ thực hiện, không xâm <br />
lấn, có thể giúp sàng lọc những khối u vùng cổ. Phẫu thuật lấy nang/đường dò số I đòi hỏi phải bộc lộ thần kinh <br />
mặt, phẫu thuật đường dò số II sử dụng một hay hai đường rạch ngang cổ, phẫu thuật dò xoang lê phải bộc lộ <br />
thần kinh quặt ngược thanh quản trước khi cắt bán phần tuyến giáp. <br />
Kết luận: Bất thường khe mang là một bệnh lý bẩm sinh phức tạp cần chẩn đoán và điều trị đúng theo từng <br />
loại bất thường để tránh biến chứng và tái phát. <br />
Từ khóa: bệnh lý khe mang <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND SURGERY OF BRANCHIAL ANOMALIES IN <br />
CHILDREN IN CHILDREN HOSPITAL NUMBER I <br />
Nguyen Phan Nguyen, Tran Thi Bich Lien, Dang Hoang Son <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 242 ‐ 246 <br />
Objectives: survey clinical, paraclinical features and surgery of branchial anomalie in children. <br />
Subjects and Method: prospective study, case series report <br />
Patients who were diagnosed and operated on in ENT department of Children Hospital Number I from <br />
September 2012 to April 2013 were enrolled in the study. <br />
Result: Of the 34 patients, 17.65 % of the branchial anomalies were first branchial anomalies with <br />
presenting cysts/fistulae in parotid or retroauricular or submandible region; 38.24% were second branchial <br />
anomalies with main presenting pit‐like depression with/without fluid (84.62%) along the anterior border of <br />
sternocleidomastoid muscle (SCM); 44.11% were piryform sinus fistulae with presenting recurrent suppurative <br />
thyroiditis (66.67%). Ultrasound were easy to perform, noninvasive and to be able to screen neck mass. Surgical <br />
excision of first branchial anomalies required facial nerve dissection, one of second branchial anomalies used one <br />
or two (stepladder) transverse cervical incision and one of pityform sinus fistulae required recurrent laryngeal <br />
nerve dissection before hemithyroidectomy. <br />
Conclusion: Branchial anomalies were complicated congenital pediatric head and neck lesions but are <br />
* Bệnh viện Quận Thủ Đức Tp HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TP. HCM, <br />
*** Bệnh viện Nhi Đồng I <br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Phan Nguyên ĐT: 0909652217 <br />
Email: southsapphire@yahoo.com <br />
<br />
242<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
comprised by several diverse anomalies. Diagnosis and treatment must be tailored depending on which branchial <br />
arch was involved to avoid complication and recurrence. <br />
Key words: Branchial anomalies <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh lý khe mang là một trong những bệnh <br />
lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ chiếm <br />
30% trong những khối u bẩm sinh vùng cổ(5). <br />
Bệnh xuất phát từ sự phát triển không bình <br />
thường của bộ phận mang trong quá trình phát <br />
triển phôi thai, làm tồn tại những nang, xoang <br />
hay đường dò khe mang vùng đầu cổ mà theo <br />
như bình thường phải đóng lại và thoái triển. <br />
Những bệnh lý này biểu hiện về mặt lâm sàng là <br />
những khối u vùng cổ bên hay lỗ dò vùng cổ và <br />
tai kèm theo nhiễm trùng tái phát nhiều lần. <br />
Bệnh có thể diễn tiến thành những đợt nhiễm <br />
trùng nặng, áp‐xe hoá vùng cổ hay lan xuống <br />
trung thất và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối <br />
với trẻ. Đây là một bệnh lý phức tạp, liên quan <br />
giải phẫu phức tạp với những cấu trúc quan <br />
trọng vùng đầu cổ, biểu hiện đa dạng, có thể xơ <br />
dính do quá trình viêm nhiễm tái đi tái lại. Từ <br />
đó dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị ban đầu có <br />
thể không đầy đủ và chính xác, phẫu thuật lấy <br />
đường dò gặp nhiều khó khăn, dễ dàng nhầm <br />
lẫn hay bỏ sót đường dò. <br />
<br />
‐ Phẫu thuật cho thấy ống dò chạy từ lỗ dò <br />
ngoài da vào đến ống tai ngoài hay hòm nhĩ. <br />
Đối với bệnh lý khe mang II: <br />
‐ Có nang hoặc lỗ dò vùng cổ bên thấp, dọc <br />
theo bờ trước cơ ức đòn chủm. <br />
‐ Có lỗ dò ở vùng hạnh nhân khẩu cái. <br />
‐ Nội soi hạ họng kiểm tra thấy hai xoang lê <br />
bình thường. <br />
‐ Phẫu thuật thấy ống dò chạy từ lỗ dò ngoài <br />
da đi lên gần thành bên họng, tận hết ở vùng <br />
hạnh nhân khẩu cái. <br />
Bệnh lý khe mang III, IV: <br />
‐ Có biểu hiện bằng một hay nhiều đợt viêm <br />
tấy hoặc áp‐xe cổ bên. <br />
‐ Ngoài giai đoạn viêm nhiễm, có lõ dò ở cổ <br />
bên dọc theo bờ trước cơ ức đòn chủm. <br />
‐ Có lỗ dò bên trong xoang lê. <br />
‐ Phẫu thuật cho thấy ống dò đi từ phần <br />
dưới của cổ tận hết ở đáy xoang lê. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu <br />
<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng <br />
và phương pháp phẫu thuật của từng loại bệnh <br />
lý khe mang ở trẻ em. <br />
<br />
Thu thập các chỉ số về đặc điểm lâm sàng và <br />
hình ảnh học trước phẫu thuật. Thu thập các chỉ <br />
số về phẫu thuật, đặc điểm đường dò trong khi <br />
phẫu thuật.Thu thập các chỉ số về đặc điểm mô <br />
bệnh học. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
Những bệnh nhi được chẩn đoán và phẫu <br />
thuật bệnh lý khe mang tại khoa Tai Mũi Họng <br />
bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 9/2012 đến tháng <br />
4/2013. <br />
<br />
Kết quả khảo sát trên 34 bệnh nhi bất thường <br />
khe mang: nam 55,88%, nữ 44,12%, độ tuổi 5‐10 <br />
tuổi thường gặp nhất chiếm 44,12%. <br />
<br />
Đối với bệnh lý khe mang I: <br />
‐ Có nang hoặc lỗ dò ngoài da vùng sau tai <br />
hoặc vùng tam giác Poncet. <br />
‐ Có một lỗ dò bên trong thành ống tai ngoài <br />
hay hòm nhĩ. <br />
<br />
Tai Mũi Họng <br />
<br />
Tỉ lệ từng loại bất thường khe mang: Bệnh lý <br />
khe mang số I 17,65 %, bệnh lý khe mang số II <br />
38,24 %, bệnh lý dò xoang lê 44,11%. <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính <br />
Bệnh lý khe mang số I <br />
Bảng 1: Vị trí bệnh lý khe mang số I <br />
<br />
243<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
VỊ trí<br />
Trước tai<br />
Sau tai<br />
Góc hàm, trên xương<br />
móng<br />
Tổng<br />
<br />
Phải<br />
<br />
Trái<br />
1 ca (16,67%)<br />
1 ca (16,67%)<br />
2 ca (33,34%)<br />
<br />
2 ca (33,34%)<br />
<br />
2<br />
<br />
Bệnh lý khe mang số II <br />
Bảng 2: Lí do nhập viện bệnh lý khe mang số II <br />
Số ca<br />
11<br />
1<br />
1<br />
13<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
84,62<br />
7,69<br />
7,69<br />
100<br />
<br />
XQ đường dò cản quang <br />
Chụp cản quang: 5 ca (38,46%) <br />
<br />
Bảng 3: Lý do nhập viện dò xoang lê <br />
Số ca<br />
2<br />
10<br />
2<br />
1<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
13,33<br />
66,67<br />
13,33<br />
6,67<br />
100<br />
<br />
Vị trí: 1/3 cổ dưới, bên trái: 13 ca (86,67 %), <br />
bên phải: 2 ca (13,33 %) <br />
Bảng 4: Vị trí lỗ dò trong của dò xoang lê <br />
Vị Trí<br />
Không thấy lỗ dò trong<br />
Đáy xoang lê<br />
Thành xoang lê<br />
Đỉnh xoang lê<br />
<br />
Số ca<br />
1<br />
4<br />
7<br />
3<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
6,67<br />
26,7<br />
46,63<br />
20<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
15<br />
<br />
100<br />
<br />
Kết quả siêu âm<br />
Mô viêm/áp-xe tuyến giáp<br />
Mô viêm/áp-xe cạnh tuyến giáp, lan<br />
vào tuyến giáp<br />
Tổng<br />
<br />
Loại I<br />
Loại II<br />
<br />
Vị trí so với thần kinh(TK) VII<br />
Nông, ngoài TK VII Sâu, trong TK VII<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tai biến: 1 ca tiết dịch kéo dài, phẫu thuật lại <br />
lần hai yếu nhẹ dây thần kinh VII. <br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật bệnh lý khe mang số II <br />
Sử dụng đường rạch da ngang cổ một <br />
đường hay hai đường kiểu ” bậc thang” <br />
(Stepladder). <br />
Bảng 6: Phân loại theo Bailey(2) <br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật dò xoang lê <br />
Bộc lộ thần kinh quặt ngược thanh quản, cắt <br />
bán phần tuyến giáp bị viêm hay dính với u, cắt <br />
trọn u kèm đường dò. Soi hạ họng bằng Mac‐<br />
inktosh đốt lỗ dò trong bằng coblator. <br />
6 ca viêm trong tuyến giáp, 8 ca u nằm cạnh <br />
và dính chặt vào tuyến giáp không phân biệt rõ <br />
giới hạn,1 ca dạng nang nằm ngoài tuyến giáp; <br />
đường dò hướng về màng giáp móng. <br />
Bảng 7: Giải phẫu bệnh của bệnh lý khe mang <br />
<br />
Bảng 5: Kết quả siêu âm của dò xoang lê <br />
Số ca<br />
6<br />
9<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
40<br />
60<br />
<br />
15<br />
<br />
100<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật bệnh lý khe mang số I <br />
Sử dụng đường rạch như phẫu thuật tuyến <br />
mang tai, bộc lộ dây thần kinh VII đoạn thoát ra <br />
khỏi lỗ châm chủm, bộc lộ các nhánh chính, cắt <br />
<br />
244<br />
<br />
Phân Loại Work<br />
<br />
Phân loại<br />
Số ca Tỉ lệ (%)<br />
Loại 1: đến cơ platysma<br />
0<br />
0<br />
Loại 2: sâu xuống tới cơ ức đòn chủm, nằm 6<br />
46,15<br />
ngoài bao cảnh.<br />
Loại 3: vào giữa chạc cảnh, nằm ngoài<br />
4<br />
30,77<br />
họng<br />
Loại 4: vào chạc cảnh, vào hố amydan<br />
3<br />
23,08<br />
Tổng<br />
13<br />
100<br />
<br />
Dò xoang lê <br />
Lý do nhập viện <br />
LDNV<br />
Lỗ dò thứ phát chảy dịch<br />
Viêm tấy/áp xe tuyến giáp<br />
Áp-xe cạnh cổ<br />
Nang<br />
Tổng<br />
<br />
Bảng 6: Liên quan với TK VII của bất thường khe <br />
mang số I <br />
<br />
4<br />
<br />
Siêu âm 6 ca có khối dạng nang chứa dịch <br />
hồi âm <br />
<br />
LDNV<br />
Lỗ dò nguyên phát chảy dịch<br />
Lỗ dò thứ phát chảy dịch<br />
Nang<br />
Tổng<br />
<br />
một phần thùy nông tuyến nước bọt mang tai. <br />
<br />
Kết quả GPB<br />
Biểu mô gai<br />
Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển<br />
Biểu mô gai và trụ giả tầng có lông<br />
chuyển<br />
Không có biểu mô lót<br />
Mô viêm<br />
Tổng<br />
<br />
Số ca<br />
13<br />
1<br />
10<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
38,24<br />
2,94<br />
29,41<br />
<br />
2<br />
8<br />
34<br />
<br />
5,88<br />
23,53<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Về tỉ lệ từng loại bệnh lý khe mang trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh lý khe mang <br />
số I là 17,65 %, bệnh lý khe mang số II là 38,24 <br />
% và dò xoang lê là 44,11 %. Tỉ lệ này khác biệt <br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
nhiều so với các tác giả Âu Mỹ, theo Y. Bajaj(3) <br />
tỉ lệ cao nhất là bệnh lý khe mang số II là <br />
77,7%, bệnh lý khe mang số I 18,75 % và dò <br />
xoang lê chỉ chiếm 3,75 %. <br />
Đặc điểm lâm sàng của bệnh lý khe mang số <br />
I trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân chủ <br />
yếu đến khám bởi lỗ dò chảy dịch hay nang <br />
vùng trước tai, sau tai hay góc hàm trên xương <br />
móng. Điều này phù hợp với hầu hết y văn đã <br />
mô tả. Ngoài ra bệnh nhân có thể tới vì chảy <br />
dịch hay viêm tấy vết rạch áp‐xe hay vết mổ cũ <br />
ở vị trí như trên, nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ <br />
này là 50%. Siêu âm giúp phân biệt tốt dạng <br />
nang chứa dịch hồi âm với hạch viêm vùng này <br />
hay những khối u cần phân biệt khác. <br />
Đặc điểm lâm sàng của bệnh lý khe mang II <br />
ở trẻ em chủ yếu là lỗ dò tiết dịch dọc theo bờ <br />
trước cơ ức đòn chủm. Nghiên cứu chúng tôi là <br />
84,62 % phù hợp với Stephanie và cộng sự(1). <br />
Theo Peter M.Som và cộng sự, nang khe mang <br />
số II hầu hết được chẩn đoán lần đầu ở độ tuổi <br />
20‐40. Chụp cản quang đường dò thực hiện <br />
được trên 5 ca có thể luồn catheter để bơm <br />
thuốc, 2 ca thuốc vào đến hố amydan, 3 ca thuốc <br />
đọng tại mô vùng cổ. XQ cản quang chụp <br />
đường dò có thể giúp ích cho việc khảo sát <br />
đường đi của đường dò trước phẫu thuật. <br />
Đặc điểm lâm sàng của dò xoang lê trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là viêm <br />
tấy/áp‐xe vùng tuyến giáp tái đi tái lại nhiều lần <br />
chiếm 66,67%. Cận lâm sàng có giá trị, dễ thực <br />
hiện và ít xâm lấn là siêu âm. Kết quả siêu âm <br />
cho thấy khối echo kém không đồng nhất hay <br />
echo hỗn hợp cạnh tuyến giáp 9/15 ca hay trong <br />
tuyến giáp 6/15 ca. Siêu âm phân biệt tốt tổn <br />
thương dạng đặc với tổn thương dạng nang hay <br />
hỗn hợp và cho thấy hiện tượng viêm và khí bên <br />
trong hay bao quanh tuyến giáp(11). <br />
Phương pháp phẫu thuật bệnh lý khe <br />
mang số I, bộc lộ nhánh chính dây thần kinh <br />
VII tương tự như tác giả Lê Tự Thành Nhân đã <br />
thực hiện(8), có thể cắt một phần tuyến mang <br />
tai dính vào đường dò. Phân loại theo Work(12), <br />
bất thường khe mang số I loại I 4 ca, bất <br />
<br />
Tai Mũi Họng <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thường khe mang số I loại II 2 ca tương tự với <br />
kết quả của Schroeder(10). <br />
<br />
Biểu đồ 1: So sánh vị trí bất thường khe mang một <br />
so với dây thần kinh VII với một số tác giả <br />
Liệt nhẹ thần kinh VII xảy ra trong một <br />
trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi tuy <br />
nhiên theo D’Souza(4)hầu hết chỉ liệt tạm thời, chỉ <br />
một phần nhỏ liệt vĩnh viễn. <br />
Phẫu thuật bệnh lý khe mang số II sử dụng <br />
một đường rạch hay hai đường rạch <br />
(Stepladder) để lấy trọn đường dò dài và sâu. <br />
Việc sử dụng chụp cản quang và bơm xanh <br />
methylene trong phẫu thuật cũng còn nhiều <br />
tranh cãi. Phân loại đường dò khe mang số II <br />
theo Bailey, nghiên cứu của chúng tôi loại 1 <br />
không có ca nào, loại 2 có 6/13 ca, loại 3 có 4/13, <br />
loại 4 có 3/13 ca. Kết quả của Y. Bajaj và cộng <br />
sự(3) 6/74 đường dò loại 1, 14/74 đường dò loại 2, <br />
44/74 đường dò loại 3, 6/74 đường dò loại 4. <br />
Phẫu thuật dò xoang lê đòi hỏi phải bộc lộ <br />
thần kinh quặt ngược thanh quản trước khi cắt <br />
một phần tuyến giáp kèm đường dò. Chúng tôi <br />
không phân biệt được dò khe mang số III hay IV <br />
vì không thiết lập được mối liên quan về mặt <br />
giải phẫu giữa đường dò với thần kinh thanh <br />
quản trên và chỉ dựa vào vị trí lỗ dò trong ở đỉnh <br />
xoang lê là dò số IV hay đáy xoang lê là dò số III <br />
thì không đủ để kết luận. Chúng tôi tiến hành <br />
phẫu thuật lấy đường dò kết hợp với đốt lỗ dò <br />
trong xoang lê bằng coblator để tránh tối đa tái <br />
phát. Tuy nhiên theo Jordan và cộng sự(6) một <br />
phần đường dò sẽ tự bít tắc sau quá trình viêm <br />
nhiễm do đó chỉ cần đốt lỗ dò trong là đủ. <br />
Đối với kết quả giải phẫu bệnh,nghiên cứu <br />
của chúng tôi cho thấy biểu mô lát tầng chiếm <br />
38,24 %, biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển <br />
<br />
245<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
2,94%, sự kết hợp của hai loại biểu mô này <br />
29,41%,mô viêm lympho và tương bào hoặc chỉ <br />
có các tế bào viêm, mô hoại tử và xác bạch cầu <br />
chiếm 23,53%, (5,88%) có cấu trúc dạng ống <br />
không còn biểu mô lót, không phát hiện tế bào <br />
ác tính trong tất cả mẫu bệnh phẩm. So sánh với <br />
kết quả của Lê Minh Kỳ biểu mô lát tầng cũng <br />
chiếm tỉ lệ cao với 52,5%, biểu mô trụ giả tầng là <br />
17,5%, không tìm thấy biểu mô lót là 25%. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Bất thường khe mang là một bệnh lý bẩm <br />
sinh phức tạp, việc chẩn đoán bệnh dựa vào <br />
bệnh sử, thăm khám lâm sàng, hình ảnh học và <br />
đường đi của đường dò khi phẫu thuật cũng <br />
như kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh lý khe mang <br />
số I biểu hiện dạng nang hay đường dò <br />
trước/sau tai hay góc hàm, bệnh lý khe mang số <br />
II ở trẻ em chủ yếu biểu hiện lỗ dò tiết dịch vùng <br />
cổ giữa và dưới, dò xoang lê biểu hiện là viêm <br />
tấy/áp‐xe tuyến giáp tái đi tái lại. Điều trị chọn <br />
lựa vẫn là phậu thuật lấy đường dò và phương <br />
pháp thực hiện phải phù hợp với từng loại bất <br />
thường được chẩn đoán để tránh tái phát. <br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Fistulaeʺ. Otolaryngology clinics of North America, 40, 161‐176. <br />
Bailey H (1929) ʺBranchial cyst and other essays on surgical <br />
subjects in the facio‐cervical region.ʺ. <br />
Bajaj Y, Ifeacho S, Tweedie D, Jephson CG, Albert DM, <br />
Cochrane LA, Wyatt ME, Jonas N, Hartley BE (2011) <br />
ʺBranchial anomalies in childrenʺ. International journal of <br />
pediatric otorhinolaryngology, 75 (8), 1020‐3. <br />
DʹSouza AR, Uppal HS, De R, Zeitoun H (2002) ʺUpdating <br />
concepts of first branchial cleft defects: a literature reviewʺ. <br />
International journal of pediatric otorhinolaryngology, 62 (2), 103‐<br />
9. <br />
Enepekides D (2001) ʺManagement of congenital anomalies of <br />
the neckʺ. Facial Plast surgery Clinical North Am 9,131‐45. <br />
Jordan JAGJ (1998) ʺEndoscopic cauterization for treatment of <br />
fourth branchial cleft sinuses. ʺ. Arch Otolaryngology Head and <br />
neck Surgery, 124, 1021‐24. <br />
Lê Tự Thành Nhân NCHTNCT (2013) ʺDò khe mang số 1 loại <br />
2: kinh nghiệm 5 năm điều trịʺ. Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại <br />
học Y Dược TP HCM lần thứ 30, <br />
Schroeder JWM, Nadia Maddalozzo J (2007) ʺBranchial <br />
anomalies in the pediatric populationʺ. Otolaryngology. head <br />
and neck surgery: official journal of American Academy of <br />
Otolaryngology‐Head and Neck Surgery, 137 (2), 289‐295. <br />
Smith SL, Pereira KD (2008) ʺSuppurative thyroiditis in <br />
children: a management algorithmʺ. Pediatric emergency care, <br />
24 (11), 764‐7. <br />
Work W (1972) ʺNewer concepts of first branchial cleft <br />
defectsʺ. Laryngoscope, 82, 1581‐1593. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Acierno SP (2007) ʺCongenital cervical Cysts, Sinuses and <br />
<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
246<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />