intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ giá trị văn hóa doanh nhân trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đi sâu phân tích thực trạng hệ thống giá trị văn hóa doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ giá trị văn hóa doanh nhân góp phần hoàn thiện thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn yếu tố văn hóa doanh nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ giá trị văn hóa doanh nhân trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NHÂN TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM , Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh lananh1903@gmail.com TÓM TẮT Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề thách thức đối với hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng đó là văn hóa doanh nghiệp mà trung t m là văn hóa doanh nh n. Hệ giá trị văn hóa doanh nhân là nền tảng cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, tạo ra giá trị đặc trưng cho tổ chức. Hệ giá trị văn hóa doanh nh n được xem x t trên các phương diện: nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo - đổi mới, thành quả bền vững. Bài viết đi s u ph n tích thực trạng hệ thống giá trị văn hóa doanh nh n trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ giá trị văn hóa doanh nh n góp phần hoàn thiện thêm về mặt lý luận c ng như thực tiễn yếu tố văn hóa doanh nh n. Từ khóa: Văn hóa doanh nghiệp; Văn hóa doanh nh n; hệ giá trị văn hóa doanh nh n. ABSTRACT The issue challenges to the Vietnamese busines system in the context of globalization and international economic is now enhanced competitiveness. Coporate culture that is specially business culture plays an important role to do this. The enterprise culture value is the core foundation for building and developing organizational culture, creating unique value for the organizations. The enterprise culture value is considered in terms of: seize business opportunities, dare to take risks, creativity - innovation, sustainable results. This article analysises in the deep of the current status of business cultural value system in small and medium enterprises in Vietnam at present, from which suggests some solutions for improvement and development of business cultural values contribute further improve the theoretical and practical elements entrepreneurial culture. Keywords: Corporate culture; Business culture; the business culture value 1. Đặt Vấn Đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế và nền kinh tế thị trƣờng hiện đại các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển ngoài các nguồn lực nhƣ tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thì văn hóa kinh doanh cũng là nguồn lực rất quan trọng, là phƣơng thức phát triển bền vững của tổ chức tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng có của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh biểu hiện trong một tổ chức, một doanh nghiệp ngƣời ta gọi đó là văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp. Nhờ có văn hóa mà các doanh nghiệp có thể tìm thấy giá trị cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức mình, chính các giá trị cốt lõi này sẽ tạo ra những ranh giới hành xử cho các thành viên trong doanh nghiệp, thấm nhuần vào từng suy nghĩ, hành động của các thành viên từ đó tạo ra nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp đó để có thể đứng vững trong sự tác động nhiều chiều của môi trƣờng kinh doanh. Điểm cốt lõi để làm nên một nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức chính là ngƣời lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Họ là những ngƣời đóng vai trò nhƣ một vị thuyền trƣởng chèo lái con thuyền doanh nghiệp để đƣa toàn bộ tổ chức đến cái đích mà doanh nghiệp đã theo đuổi. Ngƣời lãnh đạo – doanh nhân của tổ chức là ngƣời có ảnh hƣởng, dấu ấn sâu đậm nhất đến sự hình thành và phát triển văn hóa của doanh nghiệp. Nhân cách, hệ giá trị của họ góp phần quan trọng tạo nên đặc trƣng, tính cách cho văn hóa của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu chi tiết văn hóa doanh nhân, đặc biệt là hệ giá trị văn hóa doanh nhân có ý 135
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghĩa hết sức quan trọng đến việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, xây dựng đội ngũ công nhân viên trung thành và cống hiến hết mình cho tổ chức. 2. Hệ Thống Giá Trị Văn Hóa Doanh Nhân Của Các Doanh Nhân Việt Nam Cộng đồng doanh nhân Việt Nam đang tăng nhanh về số lƣợng, đa dạng về cơ cấu. Đặc biệt các doanh nhân thuộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cộng đồng doanh nhân và các tổ chức đó tiếp tục là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013 cả nƣớc có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc. Bên cạnh đó, những thành tựu kinh tế mà khối cộng đồng DNNVV ngày càng đóng vai trò cốt lõi trong sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia. Để đạt đƣợc những thành tựu này có vai trò quan trọng của những doanh nhân - những ngƣời trực tiếp điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Thời gian qua, lực lƣợng doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh về lực lƣợng mà còn lớn mạnh cả về chất lƣợng. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn còn cho thấy nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lƣợng doanh nhân Việt Nam, đó là: hoạt động trong môi trƣờng thể chế chƣa đồng bộ nên không ít doanh nhân có hành vi kinh doanh bất hợp pháp; Tình trạng tham nhũng mà doanh nhân vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân; Nếu có sự cấu kết và mƣu cầu lợi ích riêng, các doanh nhân có thể hình thành các nhóm áp lực chi phối, thao túng hệ thống hoạch định chính sách của nhà nƣớc... Một trong những nguyên nhân yếu kém này đó là do cộng đồng doanh nhân Việt Nam chƣa tạo lập đƣợc hệ giá trị văn hóa doanh nhân nhằm đáp ứng nhu cầu và sức ép của sự phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù đã nhận thấy vị trí chủ chốt của hệ thống các DNNVV trong sự phát triển kinh tế, cũng nhƣ việc đã khẳng định đƣợc vai trò của tầng lớp doanh nhân nhƣng Nhà nƣớc vẫn chƣa có các chính sách cụ thể để đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển tầng lớp doanh nhân này. Các định hƣớng xây dựng văn hóa doanh nhân mới chỉ đƣợc đề cập đến rất ít thông qua các văn bản luật về sản xuất kinh doanh mà chƣa có một định hƣớng chính sách rõ ràng, cụ thể về việc xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ doanh nhân, đặc biệt chƣa xây dựng đƣợc hệ giá trị văn hóa doanh nhân để làm cơ sở đào tạo và phát triển đội ngũ này. 2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về giá trị văn hóa doanh nhân Các nghiên cứu nƣớc ngoài có hai cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ giá trị văn hóa doanh nhân: Qua các gƣơng doanh nhân để đúc rút thành hệ giá trị; Xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nhân gồm những yếu tố đƣợc cho là có và mong muốn có ở doanh nhân. Ví dụ: Hệ 13 yếu tố (Napoleon Hill); Hệ 9 yếu tố (Mukul Phandya và Robbie Shell); 7 yếu tố gồm Nhẫn - Nhận - Ngân - Thận - Cần - Kiệm (Doanh nhân Phƣơng Đông); Trí - Tín - Nhân - Dũng - Nghiêm (doanh nhân Trung Quốc); Hệ 9 yếu tố (John G. Burch); Hệ 10 yếu tố (Đại học Harvard)... Do các đặc trƣng về trình độ sản xuất kinh doanh, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nên các mô hình của các tác giả đƣa ra vừa có điểm thống nhất vừa có tính đặc trƣng cả về nội dung và số lƣợng của các yếu tố. Phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có quan điểm khá thống nhất: văn hóa doanh nhân là hệ giá trị, các yếu tố đặc trƣng bản sắc nghề nghiệp của doanh nhân và chỉ riêng có ở các doanh nhân trên tất cả các quốc gia. Một số mô hình của các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã cho thấy bức tranh về đặc trƣng văn hóa doanh nhân Việt Nam nhƣ: ―Tâm - Tài - Trí - Dũng‖ (Lê Lựu); ―Hệ quan điểm tƣ tƣởng chính trị xã hội - Năng lực tƣ duy và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh - Biết phát huy dân chủ và khéo léo sử dụng tài năng‖ (Phạm Duy Đức); ―Văn hóa nhận thức về kinh doanh - Văn hóa tổ chức kinh doanh - Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội‖ (Trần Ngọc Thêm); ―Năng lực doanh nhân - Tố chất doanh nhân - Đạo đức doanh nhân - Phong cách doanh nhân‖ (Dƣơng Thị Liễu); ―Đức - Trí - Thể - Lợi‖ (Phùng Xuân Nhạ); ... 136
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Nhƣ vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã quan tâm khá sâu sắc đến hệ giá trị của văn hóa doanh nhân. Đặc biệt gần đây một nghiên cứu chuyên sâu về giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tiến sĩ Nguyễn Viết Lộc đã phần nào giúp hoàn thiện hơn lý luận về văn hóa doanh nhân Việt Nam. 2.2. Hệ thống giá trị văn hóa doanh nhân (1) Nắm bắt cơ hội kinh doanh, thể hiện: - Khát vọng kinh doanh - Khả năng tìm kiếm, tạo dựng và nắm bắt cơ hội kinh doanh (2) Dám chấp nhận rủi ro, thể hiện: - Độc lập, quyết đoán, tự tin - Dám làm, dám chịu trách nhiệm (3) Sáng tạo - đổi mới, thể hiện: - Linh hoạt, chủ động - Luôn có tƣ tƣởng mới, phƣơng pháp mới, hƣớng giải quyết vấn đề mới (4) Thành quả bền vững, thể hiện: - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội - Tính bền bỉ - Đạt đƣợc thành quả về kinh tế Mô hình nghiên cứu Nắm bắt cơ hội kinh doanh Dám chấp nhận rủi ro Hệ giá trị văn Sáng tạo, đổi Văn hóa doanh hóa doanh nhân mới nhân Thành quả bền vững 3. Thực Trạng Hệ Giá Trị Văn Hóa Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Của Việt Nam Hiện Nay 3.1. Thực trạng nắm bắt cơ hội kinh doanh Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, môi trƣờng kinh tế của Việt Nam tăng trƣởng chậm đã làm cho cơ hội khởi sự kinh doanh giảm đi đáng kể. Bảng 3.1. Nhận thức về cơ hội và khả năng kinh doanh của các quốc gia ASEAN - 5 QUỐC GIA ĐVT(%) CƠ HỘI KINH DOANH KHẢ NĂNG KINH DOANH VIỆT NAM 36,8 49 137
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SINGAPORE 22,2 25 MALAYSIA 40,7 28 THÁI LAN 45,3 44 INDONESIA 46,6 62 PHILIPPINE 47,9 68 (Nguồn: Chỉ số kinh doanh Việt Nam 2013 – VCCI) Nhìn vào bảng cho thấy, tỷ lệ ngƣời trƣởng thành nhận thấy có cơ hội để bắt đầu một việc kinh doanh mới ở Việt Nam trong năm 2013 chỉ đạt 36,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 60,8% của các nƣớc đang ở trong giai đoạn phát triển tƣơng tự nhƣ Việt Nam khi mà tăng trƣởng kinh tế dựa trên các yếu tố đầu vào. Nếu so sánh chỉ số nhận thấy cơ hội kinh doanh của Việt Nam và năm nƣớc thuộc khu vực Asean ta thấy Việt Nam chỉ cao hơn Singapore, là một nƣớc đã phát triển vào giai đoạn thứ 3. Bốn nƣớc còn lại có giai đoạn phát triển tƣơng đồng với Việt Nam thì chỉ số này rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, tuy nhiên nguyên nhân chính đó là những ngƣời trƣởng thành của Việt Nam không đủ tự tin để đánh giá là có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu kinh doanh (xem số liệu bảng 3.1). Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong các ngành sản xuất kinh doanh nói chung có trình độ đào tạo trên đại học chiếm 9,7%; 72,2% số lao động chƣa qua đào tạo hoặc đã qua đò tạo nhƣng không đƣợc cấp chứng chỉ. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các ngành nghề và lĩnh vực khác của ngành kinh tế. Điều này lý giả một phần tại sao hàng hóa sản xuất của Việt Nam chƣa có tính cạnh tranh cao trong khu vực và chƣa đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Tỷ lệ này cũng liên quan đến tỷ lệ nhận thức về kinh doanh của ngƣời Việt Nam, là một trong những nền tảng để tạo nên tầng lớp doanh nhân. Tỷ lệ nhận thức về kinh doanh tăng dần theo trình độ học vấn. Gần một nửa những ngƣời có trình độ đại học trở lên nhận thấy cơ hội để kinh doanh trong khi tỷ lệ này đối với những ngƣời chỉ tốt nghiệp cao đẳng là 33,8%, tốt nghiệp phổ thông trung học là 37,7%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 26,9% và tốt nghiệp tiểu học chỉ 20,6%. Với khả năng kinh doanh cũng có xu hƣớng tăng giống với mối quan hệ trên. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo trong việc phát triển nhận thức về kinh doanh. 3.2. Thực trạng dám chấp nhận rủi ro Lo sợ thất bại mặc dù đã nhận biết đƣợc cơ hội kinh doanh là một trong những yếu tố tâm lý quan trọng cản trở sự tham gia vào kinh doanh của các doanh nhân. Bảng 3.2. Chỉ số lo sợ thất bại và ý định bắt đầu kinh doanh QUỐC GIA LO SỢ THẤT BẠI Ý ĐỊNH BẮT ĐẦU KINH DOANH VIỆT NAM 57,6 24 PHILIPPINE 36 44 INDONESIA 35 35 THÁI LAN 49 18 MALAYSIA 33 12 SINGAPORE 40 15 (Nguồn: Chỉ số kinh doanh Việt Nam 2013) Nhìn vào bảng 3.2 nhận thấy tỷ lệ lo sợ thất bại khi kinh doanh của ngƣời Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nƣớc phát triển tƣơng đồng với Việt Nam. 138
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Thông thƣờng, các nƣớc đang phát triển ở giai đoạn đầu có tỷ lệ lo sợ thất bại trong kinh doanh nhỏ hơn tỷ số này của Việt Nam, và những quốc gia càng phát triển, ngƣời dân càng cẩn thận hơn khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể có xu hƣớng tăng. Trong giai đoạn 2011-2013, mỗi năm có khoảng trên 50 nghìn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể và con số này có xu hƣớng ngày càng tăng, cụ thể: năm 2011 là khoảng trên 51 nghìn doanh nghiệp, năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp, năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp. Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập lại có xu hƣớng giảm, từ 89.187 doanh nghiệp năm 2010, xuống 77.548 doanh nghiệp năm 2011, tiếp tục giảm xuống còn 69.874 doanh nghiệp năm 2012 và tăng trở lại 76.955 năm 2013(3). 3.3. Thực trạng hoạt động sáng tạo - đổi mới Doanh nhân Việt Nam đƣợc đánh giá là có sự linh hoạt - mềm dẻo, là yếu tố rất thuận lợi trong đàm phán, thƣơng lƣợng và là nền tảng cho sự tiếp thu cái mới, nền văn hóa, văn minh mới của nhân loại. Tuy nhiên, sự mềm dẻo, linh hoạt theo tính cách của ngƣời Việt Nam lại rất dễ dẫn đến tƣ duy không nhất quán, thiếu nguyên tắc hay thói quen tùy tiện. Tính linh hoạt của ngƣời Việt Nam là linh hoạt trong đối phó, ứng xử - đó là linh hoạt bị động. Còn linh hoạt chủ động là dựa trên kế hoạch chi tiết, cẩn trọng, dựa trên nền tảng học vấn vững chắc. Bảng 3.3. Định hướng đổi mới trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam Không mới Bình thƣờng Mới Sản Thị Công Sản Thị Công Sản Thị Công phẩm trƣờng nghệ phẩm trƣờng nghệ phẩm trƣờng nghệ Giai đoạn 48% 76% 59% 47,4% 23,7% 29,6% 4,6% 0,3% 11,4 đầu KD % Giai đoạn 61% 60% 77% 36,6% 36% 19,3% 2,4% 4,0% 3,7% KD đã phát triển (Nguồn: Chỉ số kinh doanh Việt Nam 2013 – VCCI) Nhìn vào bảng ta thấy các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đa phần không mang tính đổi mới, ở cả các hoạt động kinh doanh mới và các hoạt động kinh doanh đã phát triển. Đối với các hoạt động kinh doanh mới, chỉ có 4,6% hoạt động kinh doanh các sản phẩm mới, 0,3% hoạt động kinh doanh mới đối với thị trƣờng và 11,4% hoạt động kinh doanh sử dụng công nghệ mới. Ở các hoạt động kinh doanh đã phát triển, tỷ lệ hoạt động kinh doanh mới lần lƣợt là: 2,4% về sản phẩm, 4,0% về thị trƣờng và 3,7% về công nghệ. Kết quả khảo sát đã cho thấy có sự khác biệt giữa các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đầu và đã phát triển. Các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đầu đã có định hƣớng đổi mới về sản phẩm và công nghệ nhiều hơn so với các hoạt động kinh doanh đã phát triển, nhất là về công nghệ. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thấp. Có không quá 1% các hoạt động kinh doanh, dù ở giai đoạn đầu hay đã phát triển, hoạt động trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và trung bình, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân ở các nƣớc giai đoạn I là 1,38%. Tỷ lệ này ở các nƣớc giai đoạn đoạn II là gần 3% và cao nhất ở các nƣớc giai đoạn III, trên 6%. So với các nƣớc trong nhóm ASEAN-5, tỷ lệ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chỉ cao hơn so với Philippine và thấp hơn 4 quốc gia còn lại, nhất là so với Singapore 139
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (9,1%). Mặt khác, tính sáng tạo và mạo hiểm trong kinh doanh ở các doanh nhân Việt Nam cũng không cao vì thế rất nhiều ngƣời tham gia kinh doanh sản phẩm ở phân đoạn thị trƣờng khi thấy những ngƣời khác đã thành công. 3.4. Thành quả bền vững Lực lƣợng doanh nhân đã bắt đầu nhận thức đƣợc việc kinh doanh có đạo đức và thực hiện trách nhiệm xã hội là rất quan trọng. Tuy nhiên, với hệ thống thể chế còn chƣa hoàn thiện, tính nghiêm minh của pháp luật chƣa cao, nên việc kinh doanh có đạo đức và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đặc biệt là áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới đƣợc nhìn nhận là chƣa mang lại hiệu quả tức thì, phát sinh nhiều chi phí, không thiết thực và thậm chí có nhiều doanh nhân còn cho rằng nó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng khi tổ chức tuân thủ đúng đạo đức và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Thậm chí chữ ―tín‖ trong kinh doanh chƣa đƣợc đáng giá cao trong cộng đồng các doanh nhân, mặt khác trách nhiệm xã hội của doanh nhân đang đƣợc hiểu một cách rất phiến diện. Rất nhiều doanh nhân đang hiểu và thực hiện trách nhiệm xã hội chủ yếu qua các khía cạnh bề nổi, hình thức, với mục đích góp phần ―đánh bóng tên tuổi‖ mà thiếu các hoạt động mang tính chiều sâu, tạo khả năng phát triển bền vững cho tổ chức và cho xã hội. Trong bất cứ nền kinh tế nào, tại bất cứ thời điểm nào, đồng hành cùng với các hoạt động khởi sự kinh doanh là việc từ bỏ kinh doanh. Ở Việt Nam, tỷ lệ ngƣời trƣởng thành từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình trong vòng 12 tháng qua là 4,3%, trong đó có 2,5% hoạt động kinh doanh đã phải chấm dứt và 1,8% hoạt động kinh doanh đƣợc bán lại cho ngƣời khác vẫn tiếp tục hoạt động. Các tỷ lệ này của Việt Nam đều thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nƣớc ở cùng trình độ phát triển. Nếu so với tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao, 27,6%. Điều này có nghĩa là cứ có 100 ngƣời mới tham gia vào các hoạt động kinh doanh thì có 28 ngƣời sẽ khác sẽ từ bỏ kinh doanh. Tƣơng tự, cứ 100 hoạt động kinh doanh mới đƣợc khởi sự thì 16 hoạt động kinh doanh khác phải chấm dứt. So với các nƣớc trong nhóm ASEAN-5, trừ Philippines có tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh cao, bốn nƣớc còn lại đều có tỷ lệ ngƣời từ bỏ kinh doanh thấp hơn ở Việt Nam. Cũng phải thừa nhận rằng 4 quốc gia còn lại đều có trình độ phát triển kinh tế hơn Việt Nam, tuy nhiên, để có thể phát triển theo kịp trình độ của các nƣớc này, Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích kinh doanh để tỷ lệ ngƣời phải từ bỏ kinh doanh giảm xuống. 4. Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Giá Trị Văn Hóa Doanh Nhân Cho Các Dnnvv Việt Nam Cùng với xu thế chung của thế giới, tầng lớp doanh nhân ở Việt Nam ngày càng đƣợc coi trọng và ngày càng có nhiều ngƣời muốn trở thành doanh nhân. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ vì vậy hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của tầng lớp doanh nhân về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng. Đặc biệt là việc hình thành và phát triển một hệ thống giá trị văn hóa doanh nhân làm nền tảng cho sự phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững. Với mục tiêu xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân có chất lƣợng, đóng vai trò nòng cốt để phát triển văn hóa kinh doanh của quốc gia nói chung và văn hóa của các doanh nghiệp nói riêng cần chú ý một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần xây dựng lòng tin cho người làm kinh doanh: - Nhà nƣớc cần tiếp tục kiên định các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, lấy lại lòng tin cho khối cộng đồng doanh nhân. Các chính sách phải dễ dự đoán, dễ tiên liệu để ngƣời dân dự kiến đƣợc kế hoạch kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, cần minh bạch hóa các chính sách để các doanh nhân có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. 140
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) - Tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các loại hình doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn lực kinh doanh. - Tăng cƣờng tuyên truyền các điển hình doanh nhân vƣợt khó, kiên định với mục tiêu kinh doanh và biết cách khắc phục những khó khăn trong kinh doanh, năng động đổi mới sáng tạo để duy trì công việc kinh doanh. Thứ hai, khuyến khích tìm hiểu về công việc kinh doanh, khởi sự kinh doanh và nâng cao năng lực cho doanh nhân: - Xây dựng các chƣơng trình giảng dạy ở bậc phổ thông theo hƣớng đào tạo kỹ năng sáng tạo, độc lập, và khả năng làm việc nhóm. Đồng thời có thể đƣa dần một số kiến thức về kinh doanh giúp học sinh có thể sớm định hƣớng nghề nghiệp cho tƣơng lai. - Hoàn thiện các chƣơng trình đạo tạo doanh nhân ở các trƣờng Đại học - Cao đẳng. Cần có hƣớng dẫn cho các sinh viên các trƣờng kỹ thuật, trƣờng nghề về kỹ năng khởi sự doanh nghiệp để các sinh viên có thể tự tạo việc làm bằng các kết hợp sử dụng chuyên môn kỹ thuật của mình khởi sự trong ngành, lĩnh vực mà mình có chuyên sâu. Thứ ba, xây dựng và ban hành một bộ tiêu chí về giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam: Nhà nƣớc cần có đầu tƣ thích đáng vào công cuộc xây dựng và ban hành một bộ tiêu chí nhận diện về giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam. Đầu tiên cần khẳng định tầm quan trọng của việc ban hành bộ tiêu chí này trong thực tiễn nhằm đánh giá, hƣớng dẫn hành động cho cộng đồng doanh nhân. Ban hành các chính sách cụ thể để bộ tiêu chí này có thể thực hiện đƣợc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ tiêu chí sẽ là căn cứ chính xác để giúp cộng đồng đánh giá lực lƣợng doanh nhân từ đó định hƣớng cho các doanh nhân thực hiện các hành vi có đạo đức và có trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Thứ tư, cải thiện các điều kiện kinh doanh: - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, xử lý nƣớc thải, các khu công nghiệp. Quan tâm đến hình thành các cụm công nghiệp, nơi có các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn đa quốc gia làm đầu tàu để thu hút các doanh nghiệp trong công nghiệp phụ trợ. - Hoàn thiện mạng lƣới các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thông qua phát triển các nhà cung cấp dịch vụ tƣ nhân, các hiệp hội doanh nghiệp. Chú ý tới việc hình thành các sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp qua từng giai đoạn phát triển: Nhận thức kinh doanh, Khởi sự doanh nghiệp; Tăng cƣờng khả năng kinh doanh (quy mô nhỏ), quản trị doanh nghiệp vừa và lớn,... Phát triển các dịch vụ tài chính cũng phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp qua từng giai đoạn phát triển. Nhà nƣớc nhanh chóng đƣa Quỹ phát triển DNNVV vào hoạt động để khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại có những sản phẩm phù hợp với đối tƣợng này. 141
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Minh Cƣơng (2010), Nhân cách doanh nhân, văn hóa doanh nhân Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. [2] Dƣơng Thị Liễu (2011), Văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [3] Lê Lựu (2008), Văn hóa doanh nhân – lý luận và thực tiễn, Nxb Hội Nhà văn. [4] Trần Ngọc Thêm (2004), ―Văn hóa doanh nhân và Văn hóa doanh nhân Việt Nam‖, Báo cáo tại Hội thảo Văn hóa doanh nhân Việt Nam tổ chức tại TP HCM ngày 13/5/2006. [5] Tổng cục Thống kê (2013), Kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2013. [6] Harvard Business school (2002), Harvard business review on culture and change, Harvard Business school press. [7] Mukul Pandya, Robbie Shell (2010), Thuật lãnh đạo siêu đẳng – Bạn học gì từ 25 nhà doanh nghiệp kiệt xuất đƣơng đại, Nxb Lao động, Hà Nội. [8] Napoleon Hill (2009), Nghĩ giàu và làm giàu, Nxb Tổng hợp TP HCM. Phùng Xuân Nhạ (2011), Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2