intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống tài chính Mỹ

Chia sẻ: Vũ Văn Hiệu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

895
lượt xem
217
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường (market based hay security dominated financial market) với thị trường chứng khoán phát triển bậc nhất thế giới. Khối lượng tín dụng do ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ trong khi lượng cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống tài chính Mỹ

  1. Nhóm 2 Hệ thống tài chính Mỹ 1. Hệ thống tài chính Mỹ ……………………………………………………… 2 1.1 Khái quát hệ thống tài chính Mỹ…………………………………….2 1.1.1 Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường……………………… 2 1.1.2 Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ………………………… 3 1.1.3 Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ…………4 1.2 Sự luân chuyển vốn…………………………………………………… 6 1.2.1. Phương thức luân chuyển vốn…………………………………… 6 1.2.2. Cơ cấu,vận động vốn……………………………………………… 8 2. Thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ…………………………11 2.1 Thành tựu đạt được…………………………………………………..11 2.2 Điểm yếu còn tồn đọng……………………………………………….14 2.3 Các chính sách đang tiến hành và hướng đi tương lai……………..15 3. Tổng kết……………………………………………………………………… 18 $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 1
  2. Nhóm 2 3.1 Đặc điểm của hệ thống tài chính Mỹ………………………………...18 3.2 Ưu- Nhược điểm của hệ thống tài chính Mỹ………………………..18 3.3 Bài học và xu thế phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính Mỹ……19 3.4 Liên hệ với Việt Nam ………………………………………………...20 3.5 Nguồn tài liệu và Danh sách thành viên……………………………..23 $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 2
  3. Nhóm 2 Hệ thống tài chính Mỹ 1. Hệ thống tài chính Mỹ 1.1 Khái quát hệ thống tài chính Mỹ 1.1.1 Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường a. Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường Cấu trúc hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường (market based hay security dominated financial market) với thị trường chứng khoán phát triển bậc nhất thế giới. Khối lượng tín dụng do ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ trong khi lượng cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20%. b. Vai trò của ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ Mặc dù có hệ thống tài chính dựa vào thị trường nhưng không thể phủ nhận vai trò của hệ thống ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Federal Reserve System – Fed) FED là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia • Giám sát hệ thống tài chính • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính • Cung cấp các dịch vụ tài, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia Các ngân hàng thương mại $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 3
  4. Nhóm 2 Bảng dữ liệu trên cho chúng ta có thể thấy sự chênh lệch về quy mô tổng tài sản của các NHTM: trung bình tổng tài sản của một ngân hàng lớn ở Việt Nam chỉ gấp 15.3 lần quy mô tổng tài sản của NHTM nhỏ, thì ở Mỹ con số này lên tới 450 lần. Như vậy hệ thống ngân hàng Mỹ có sự phân hóa về quy mô tài sản là vô cùng lớn điều này dẫn đến tình trạng “Too Big, to Fall” tức những ngân hàng quá lớn thì không thể sụp đổ, như vậy hệ thống tài chính Mỹ giảm bớt tầm ảnh hưởng của những ngân hàng để giảm bớt hạn chế những vụ sụp đổ mang tính hệ thống. 1.1.2 Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ Ở Mỹ, trách nhiệm giám sát tài chính được phân chia giữa Cục dự trữ Liên Bang với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi liên bang a. Cục dự trữ liên bang Mỹ Cục dự trữ liên bang (FED) bề ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang. Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. - Kiểm soát cung ứng tiền tệ - Tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền - Thực hiện giao dịch mua đứt - Thực hiện chính sách tiền tệ - Ấn định tỷ lệ chiết khấu - Quy định về tỷ lệ dự trữ $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 4
  5. Nhóm 2 - Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên: 12 ngân hàng khu vực dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương b. Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) được thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng 8.390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng. c. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SEC) SEC là một cơ quan chính phủ độc lập giữ trách nhiệm chính về việc thực hiện các luật chứng khoán liên bang và giữ kiểm soát hoàn toàn nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ, giao dịch các quyền chọn và cổ phiếu của quốc gia, và thị trường chứng khoán khác Ngày nay, SEC có thẩm quyền rộng lớn trong nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ. Nó có quyền đăng ký, kiểm soát và giám sát các đại lí chuyển nhượng, cty môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ, và thậm chí các tổ chức tự quản lí của quốc gia. 1.1.3 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ - Mỹ là 1 trong những quốc gia điển hình được đánh giá là có hệ thống tài chính dựa vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn là ngân hàng trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lí rủi ro cho các chủ thể kinh tế. - Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc của hệ thống tài chính và theo đó là tầm ảnh hưởng tương đối của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Mỹ đã áp dụng những chính sách, quy định hạn chế đối với hệ thống ngân hàng để thúc đẩy doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán và theo đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. VD như Mỹ đã áp dụng những điều luật hạn chế khả năng mở các chi nhánh của ngân hàng và điều luật Glass-Steagall (1933) hạn chế không cho phép các ngân hàng $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 5
  6. Nhóm 2 nắm giữ cổ phiếu đã khiến các công ty lớn của Mỹ phải tìm nguồn tài trợ từ thị trường tài chính và do đó góp phần làm tăng vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính. - Thị trường chứng khoán có vai trò tích cực trong việc cung cấp các công cụ quản lí rủi ro, phù hợp với cả những giao dịch tiêu chuẩn và những giao dịch riêng biệt của các nhà đẩu tư,khuyến khích được sự hình thành các doanh nghiệp mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ huy động vốn mở rộng và phát triển sản xuất, tạo đà cho sự đổi mới liên tục trong toàn bộ nền kinh tế và theo đó là sự tăng trưởng,phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Mỹ yêu cầu tính minh bạch cao, các bản cáo bạch luôn phải đúng, chính xác và đúng thời hạn. - Yêu cầu của thị trường chứng khoán Mỹ có nhiều cấp độ khác nhau, dành cho các công ty cổ phần có số vốn và quy mô kinh doanh khác nhau. - Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual banking system) – nghĩa là chính quyền liên bang và tiểu liên bang đều có quyền kiểm soát đối với ngân hàng.Các cơ quan quản lý Ngân hàng tại Mỹ bao gồm: Hệ thống dự trữ liên bang, Cục quản lý tiền, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, Bộ tư pháp, Ủy banchứng khoán và Hội đồng ngân hàng bang. - Vấn đề đầu tư vốn ở Mỹ Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới.Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do. Theo báo cáo của BEA, đầu tư trực tiếp trung bình từ năm 1960 đến 2013 của Mỹ là 17.525,83 USD. - Vấn đề tiết kiệm tại Mỹ Mỹ vẫn rất chậm chạp trong việc tập trung làm giảm mức thâm hụt kép của nước mình cũng như nâng cao dần tỷ lệ tiết kiệm. Ông Greenspan, người được coi là nhà điều hành thành công nhất nền kinh tế Mỹ với 18 năm tại nhiệm vị trí Thống đốc $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 6
  7. Nhóm 2 Ngân hàng Trung ương Mỹ (về hưu vào tháng 1/2006) cảnh báo chính phủ Mỹ cần gia tăng tiết kiệm chi tiêu. Trong khi Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới lên tới gần 50% GDP thì Mỹ lại là nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới. Theo BEA, tính đến tháng 7 năm 2013 thì tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ là 4.4%. Trung bình từ năm 1959 đến 2013 tỷ lệ tiết kiệm các nhân ở Mỹ chỉ đạt mức 6.85. I.2 Luân chuyển vốn I.2.1 Phương thức luân chuyển vốn. Hệ thống tài chính Mỹ cũng giống như các hệ thống tài chính khác,sự luân chuyển vốn đều diễn ra bằng cả 2 phương thức : Luân chuyển vốn trực tiếp (thị trường tài chính) và luân chuyển vốn gián tiếp(trung gian tài chính).  Kênh dẫn vốn trực tiếp: Với sự thống trị của đồng Dola Mỹ trên thế giới,thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán của Mỹ hoạt động rất hiệu quả và làm “ông chùm” trên thị trường tài chính thế giới. Nó không chỉ lớn về khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch mà còn rất đông các thành viên tham giao,đặc biệt là các NHTW các nước khác trên thế giới. Sự huy động vốn cũng như đầu tư vốn ở đây rất hiệu quả.” Không quá khó để huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ” là một nhận định trên 1 tờ báo.  Kênh dẫn vốn gián tiếp + Ngoài các loại tiền gửi như của Việt Nam thì Mỹ còn có các loại tiền gửi đặc biệt. Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng séc và tiền gửi tiết kiệm vào các tài khoản giao dịch bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyển ngân tự động. + Có các hoạt động huy động vốn khác như đầu tư cho chứng khoán. Đây là nguồn lợi rất lớn đối với không chỉ các trung gian tài chính Mỹ mà với bất kì nước nào. Nếu tính về thời hạn có những chứng khoán có thời hạn rất ngắn mà chỉ có ở Mỹ chỉ có thời hạn là 24h có thỏa ước mua lại do ngân hang thương mại phát hành để vay trong 24h gọi là thỏa ước qua đêm. $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 7
  8. Nhóm 2 + Trong thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Các trung gian tài chính sẽ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn và đồng thời cũng nhận được các khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất mà họ trả cho những người gửi tiết kiệm. Tuy nhiên các trung gian tài chính của Mỹ luôn có 1 nguồn vốn rất lớn dự trữ đảm bảo nguồn vốn luôn được khai thông trong thị trường tiền tệ. Hơn nữa cấu trúc của hệ thống các trung gian tài chính của Mỹ cũng rất thông suốt mạch lạc khiến cho khả năng huy động và cung ứng vốn rất nhanh chóng kịp thời đồng thời cũng huy động được 1 lượng vốn lớn trong thời gian ngắn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh. + Ở Mỹ vốn của các tổ chức Ngân hàng cũng như các trung gian tài chính khác không được phân bố rộng rãi mà chỉ tập trung trong tay của 1 số cổ đông lớn. Vì thế quá trình huy động cũng như cung ứng vốn là vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. + Các thị trường vốn ở Mỹ là huyết mạch của chủ nghĩa tư bản. Các công ty đến đây nhằm huy động lượng vốn cần thiết để xây dựng nhà máy, văn phòng, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, điện thoại và nhiều tài sản khác; để tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm; và để trang trải cho hàng loạt các hoạt động cần thiết khác của tập đoàn. Phần lớn số tiền này đến từ các tổ chức lớn như các quỹ trợ cấp, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các hiệp hội, và các trường cao đẳng và đại học. Nó cũng đến từ các cá nhân ngày càng nhiều. Vào giữa những năm 1990, hơn 40% số gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu thường. + Rất ít nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phần trong một công ty trừ khi họ biết rằng họ có thể bán chúng sau này nếu cần tiền cho những mục đích khác. Thị trường chứng khoán và những thị trường vốn khác cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu liên tục. Những thị trường này còn đóng những vai trò khác nữa trong nền kinh tế Mỹ. Chúng là một nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư. Khi cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác tăng giá trị thì các nhà đầu tư trở nên giàu có hơn; thường thường họ tiêu một phần số tài sản tăng thêm này để hỗ trợ bán hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, do các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu hàng ngày trên cơ sở những kỳ vọng của họ $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 8
  9. Nhóm 2 về khả năng sinh lời của các công ty trong tương lai, nên giá cổ phiếu cung cấp ngay lập tức thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo tập đoàn về việc các nhà đầu tư đánh giá như thế nào đối với hoạt động của họ. I.2.2 Cơ cấu, vận động vốn. • Do hệ thống tài chính Mỹ là hệ thống tài chính dựa vào thị trường nên khố lượng tín dụng ngân hàng cung ứng là rất nhỏ ( đối với doanh nghiệp với tín dụng dài hận thậm chí là bằng 0) .Vốn chủ yếu được huy động trên thị trường chứng khoán- Nơi náo nhiệt và nhộn nhịp nhất trên thị trường chính Mỹ. • Sau cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ năm 2008, Tổng thống Obama đã có những chính sách cũng như những giải pháp để nhanh chóng phục hồi lại hệ thống tài chính đi vào khuôn khổ và hùng mạnh như trước,vận động vốn có hiệu quả.Có thể thấy rất rõ trong các biểu đồ sau : Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhất định trong thời kỳ khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ đã phục hồi nhanh chóng từ sau năm 2009 . $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 9
  10. Nhóm 2 Hệ thống tín dụng của Mỹ, tỷ USD Nguồn: FDR Nhận xét về tổ chức tín dụng ở Mỹ: Bảng trên cho thấy thị trường tài chính mở rộng, đa loại chứ không chỉ có ngân hàng thương mại như ở các nước đang phát triển. Năm 2012, ngân hàng thương mại chỉ nắm trên 24% tài sản tài chính. Công ty bảo hiểm 11%. Quĩ hưu trí 17%. Phần còn lại 48% gồm ít nhất 14% là công ty buôn bán cổ phiếu (mutual funds) và trái phiếu dựa vào nhà đất các loại ít nhất 16% và các hoạt đ ộng tài chính khác. Tuy nhiên sau khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008, các hoạt động tài chính ngoài ngân hàng mất tín nhiệm đã giảm hẳn xuống, đặc biệt là chứng khoán dựa vào $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 10
  11. Nhóm 2 tiền vay mua nhà (giảm từ 14% xuống 5%), phần lớn của việc giảm tỷ trọng này là do việc xuống giá của tài sản . Tín dụng cho vay của ngân hàng nhận tiền ký gửi Mỹ, tỷ USD Nguồn: FDR + Hệ thống ngân hàng Mỹ phải tăng hệ số vốn để bảo đảm an toàn từ năm 2008. Vốn tăng này nhờ vào chương trình cứu trợ của chính phủ và một phần nhờ vào việc tăng vốn từ tập đoàn sở hữu chủ. Hệ số vốn năm 2009 là 11.25% và trước đó năm 2008 là 9.5%. Điều này cũng cho thấy là mặc dù hệ số vốn ở Mỹ vượt xa mức tối thiểu là 6% nhưng rõ ràng là không an toàn vì hàng loạt ngân hàng có nguy cơ phá sản nếu như không có sự can thiệp của chính phủ. Vì vậy mà các ngân hàng thế giới đồng ý năm 2011 với qui tắc Basel III chặt chẽhơn, và phức tạp hơn, với nhiều qui tắc trong đó có hệ số vốn cấp I (tier I) tối thiểu tăng lên mức 8.5–11%; các ngân hàng được khuyến nghị áp dụng kể từ 2013 và mọi ngân hàng thành viên sẽ hoàn thành vào năm 2018. Các hệ số tài chính trong hệ thống NHTM Mỹ Nguồn: FDIC + Theo báo cáo năm 2010 của A.T. Kearney ,Mỹ đứng thứ 2 trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010 Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong. Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 11
  12. Nhóm 2 chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực khác có sức hút cao ở Mỹ là dược phẩm và năng lượng xanh. • Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các công ty. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Không thể phủ nhận rằng sự có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã “mở lối thoát” cho các công ty, trong thời điểm các công ty này đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ở các ngân hàng. Tuy nhiên, khái niệm cho thuê tài chính vẫn còn khá mới mẻ với nhiều công ty. Ít công ty hiểu được rằng cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín dụng, thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các công ty, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng cho thấy việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng. 2. Thực trang hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 12
  13. Nhóm 2 2.1 Thành tựu  Một trong các trường ngoại hối lớn nhất thế giới hoạt động 24/24 giờ Thị trường ngoại hối Mỹ là một trong các thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Theo ước tính thì doanh số toàn cầu của thị trường ngoại hối Mỹ đạt mức khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày, gấp vài lần so với doanh số thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, thị trường lớn thứ hai thế giới. Hình 1: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, khái niệm thị trường hai tư giờ đã trở thành hiện thực. Đâu đó trên hành tinh, các thị trường tài chính mở cửa kinh doanh, các ngân hàng, các tổ chức tài chính mua đi bán lại đồng đô la và các đồng tiền khác hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng đêm. Tại các trung tâm tài chính trên thế giới, khi thời gian làm việc trôi qua, nơi thì sắp đóng cửa, nơi sắp mở cửa và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thị trường ngoại hối cứ tiếp diễn theo dòng thời gian và theo vòng quay của mặt trời quanh trái đất.  Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường này là đô la Mỹ Đồng đô la Mỹ là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên thế giới cho đến nay. Đồng đô la Mỹ là một trong hai đồng tiền được sử dụng trong hơn 87% các giao dịch ngoại hối, tương đương với khoảng 1.300 tỷ đô la Mỹ một ngày. Hơn thế nữa, đô la Mỹ còn là đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoại hối, là đồng tiền phải sử dụng do sức ép thương mại và tài chính. Thực tế thương mại cho thấy các giao dịch ngoại hối giữa hai đồng tiền với $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 13
  14. Nhóm 2 nhau thường phải thông qua đồng tiền thứ ba như là một đồng tiền yết giá chứ ít khi hai đồng tiền trực tiếp trao đổi với nhau (trừ những ngoại tệ mạnh với nhau).  Mỹ đứng thứ 2 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010 Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm 2008 so với năm 2007(theo báo cáo của A.T. Kearney). Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng(4) và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.  Thị trường chứng khoán Mỹ hiện là một thị trường quan trọng nhất thế giới với đầy đủ các loại thị trường chứng khoán khác nhau Điều này phản ánh tiềm lực và vị thế quan trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của thị trường chứng khoán thuần tuý mà nó còn có thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung rộng lớn, tinh vi và hiện đại. Điều đáng chú ý là hai phần ba số nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị trường phi tập trung, nhất là việc phát hành, chuyển nhượng chứng khoán và những chuyển dịch trái phiếu của Chính phủ với số lượng lớn. Ngoài thị trường cổ phiếu và trái phiếu - hai hình thức chứng khoán cơ bản nhất thì cùng với sự phát triển của các định chế tài chính và tiền tệ, ở Mỹ còn xuất hiện thị trường các công cụ có gốc chứng khoán như thị trường đặt trước, thị trường tương lai, thị trường quyền lựa chọn, thị trường buôn bán cổ phiếu kiểu thương mại... tức là những thị trường mà ở đó sự buôn bán xảy ra không phải đối với hàng hoá hay chứng khoán tự thân mà ở công cụ "phái sinh" từ chứng khoán.Một điểm khác nổi bật trên thị trường chứng khoán Mỹ là các thị trường chứng khoán khu vực đều nhận được sự tài trợ về khối lượng giao dịch buôn bán và tổng số vốn của thị trường chứng khoán của thị trường chứng khoán New York và Hiệp hội quốc gia về định giá tự động của thương gia chứng khoán. $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 14
  15. Nhóm 2  Thị trường Trái phiếu Chính phủ Mỹ là thị trường có khả năng chuyển đổi cao nhất trên thế giới. Thị trường Trái phiếu công ty tại Mỹ là thị trường trái phiếu công ty lớn nhất thế giới, cung cấp sự lựa chọn hấp dẫn cho các khoản vay ngân hàng. Việc phát hành trái phiếu công ty chịu sự kiểm soát của Ủy ban chứng khoán và cần phải có xếp hạng tín dụng của cơ quan xếp hạng được chấp nhận như S&P… Các trái phiếu này không phải niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới thì lượng giao dịch Trái phiếu công ty tại Mỹ là vào khoảng 17 tỷ USD mỗi ngày.  Thị trường cổ phiếu Mỹ luôn được coi là thị trường quan trọng hàng đầu thế giới Mỗi biến động của thị trường này đều được giới tài chính toàn cầu ngóng theo. Thị trường cổ phiếu Mỹ không chỉ có thị trường phát hành quy mô lớn mà còn có các công cụ phái sinh đa dạng bảo hiểm rủi ro, giúp cho các giao dịch được thông suốt, nên đã thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư khắp nơi. Năm 2000 tổng số vốn huy động từ thị trường chứng khoán Mỹ gấp 2 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản, gấp 3 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán của EU và gấp 6 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán Anh. Đến cuối năm 2002 tổng số vốn huy động từ thị trường chứng khoán của Mỹ lên tới con số trên 14.000 tỷ USD chiếm 149% GDP. Doanh số giao dịch và số công ty niêm yết của thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng lên rất nhiều trong năm 2002. Hệ thống tài chính nước này hiện mạnh hơn so với trước suy thoái và sẵn sàng cung cấp nguồn vốn cần thiết cho sự mở rộng của nền kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết. 2.2 . Điểm yếu còn tồn đọng. Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Điều đó cho thấy sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đối với thế giới mặc dù nó đã và đang trải qua nhiều thách thức (chiến tranh, khủng hoảng, bất ổn chính trị,…). Sau cuộc đại khủng hoảng năm 2008 một mắt xích quan đang $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 15
  16. Nhóm 2 ngày một bộc lộ rõ điểm yếu của nó và được ví như gót chân Achilles của hệ thống tài chính Mỹ. Nhiều người cho rằng các quỹ thị trường tiền tệ sẽ không bao giờ bị lỗ hay thậm chí là sụp đổ và coi quỹ thị trường tiền tệ là “hầm trú ẩn”. Tuy nhiên vào năm 2008, Lehman Brothers-tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ sụp đổ làm 1 trong những quỹ thị trường tiền tệ lâu đời nhất là Reserve Primary Fund gần như lâm vào tình trạng phá sản với giá trị tài sản chỉ còn 97 cent đối với mỗi đồng USD đầu tư. Điểm yếu chết người của khu vực quỹ thị trường tiền tệ Mỹ (MMF) bộc lộ: không giống như các tài khoản ngân hàng, các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ không được bảo hiểm bởi bất cứ hình thức bảo hiểm tiền gửi nào, và các nhà đầu tư có thể lấy lại tiền của họ bất cứ lúc nào. Điều đó đã tạo nên một vấn đề nan giải: Nếu quỹ tiền tệ thị trường có thể bị lỗ, các nhà đầu tư sẽ lập tức bỏ chạy càng nhanh càng tốt. Hiện tại: Quỹ MMF của Mỹ nắm giữ 1.000 tỉ USD nợ châu Âu và rủi ro hệ thống. Nguyên do là 3 ngân hàng lớn của châu Âu BNP Paribas SA, Credit Agricole và Societe Generale bị cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đe dọa sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ đã huy động được nguồn vốn rất lớn bằng cách bán nợ cho 10 quỹ MMF lớn nhất của Mỹ. Một yếu điểm khác cần quan tâm là việc duy trì nền kinh tế thị trường ở Mỹ. Bất chấp những bất ổn kinh tế, nước Mỹ vẫn triệt để duy trì “nền kinh tế thị trường”. Người Mỹ cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích cá nhân có thế lực nào, và bởi vậy nó có thể là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái gì cần thiết nhất. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn ở Mỹ từ năm 2007 đã bộc lộ những điểm yếu của hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và cơ chế kinh tế thị trường của Mỹ nói chung. Đặc biệt là sự thái quá của cơ chế thị trường tự do, thiếu giám sát của Chính phủ, kích thích xu hướng chạy theo các hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn, trong khi hệ thống các quy định cũng như hệ thống giám sát tài chính chưa theo kịp sự phát triển của các định chế tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính phức tạp, công cụ phái sinh. Bên cạnh những giải pháp tình thế, $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 16
  17. Nhóm 2 như hỗ trợ thanh khoản, bảo lãnh các khoản vay nhằm giải tỏa tình trạng đóng băng tín dụng, thực hiện các gói cứu trợ đối với hệ thống tài chính ngân hàng, tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tạm thời, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama cũng đã nhận thức được sự cần thiết phải đưa ra giải pháp dài hạn, mang tính tái cấu trúc và thay đổi tổng thể hệ thống tài chính Mỹ nhằm ngăn chặn hữu hiệu và vững chắc các nguy cơ khủng hoảng tương tự trong tương lai. 2.3 . Các chính sách đang tiến hành và hướng đi tương lai a. Ban hành đạo luật mới Đạo luật Dodd-Frank ra đời bắt nguồn từ sự nhận thức lại của chính giới Mỹ về vai trò nhà nước và từ thực tiễn kinh tế - tài chính của nước Mỹ trong suốt 3 thập kỷ trước đó. Được ký thành vào ngày 21-7-2010, Dodd-Frankđược xem là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ Nhằm thực hiện các mục tiêu chính: - Giúp đỡ dân chúng trong cuộc sống hàng ngày, từ ký các hợp đồng, hiểu rõ các khoản lệ phí, cho tới nhận thức được những nguy cơ. - Giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tốt hơn, chấm dứt việc dùng tiền nộp thuế của người dân để tung ra các gói cứu trợ. - Cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro. Đồng thời, tạo ra một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). b. Tái cơ cấu ngân hàng Tháng 2/2009, Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng toàn diện (Kế hoạch ổn định tài chính - Kế hoạch Geithner). Kế hoạch này đầu tiên cố gắng đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống thông qua việc kiểm tra cụ thể các rủi ro tài sản của chúng (Chương trình đánh giá vốn giám sát). Điều này bắt buộc đối với 19 ngân hàng lớn nhất. Sau đó là kế hoạch kết hợp tái cơ cấu vốn (Chương trình hỗ trợ vốn) và mua tài sản sử dụng tiền tư nhân (Chương trình đầu tư công - tư). Đây là những chương trình về nguyên tắc là tự nguyện nhưng trong thực tế là bán tự nguyện vì $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 17
  18. Nhóm 2 các ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn vốn cần thiết. Ngoài ra, kế hoạch này bao gồm nhiều điều kiện để ngăn chặn việc lạm dụng tiền công và để tạo điều kiện cho vay. Thêm vào đó, kế hoạch khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là các DN nhỏ và cộng đồng, và để hỗ trợ những người mua nhà trả góp, đặc biệt là những người phải đối mặt với việc nhà bị tịch thu. c. Chuyển đổi để thành công Các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua thị trường tư nhân hoặc bằng cách tham gia một chương trình của chính phủ (Chương trình hỗ trợ vốn). Trong chương trình này, các ngân hàng sẽ nhận được vốn từ Chính phủ bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi (mà sẽ tự động chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 7 năm). Đầu tư của Bộ Tài chính sẽ được quản lý theo một định chế tài chính riêng biệt (tên là Ổn định niềm tin tài chính). Một số quỹ sẽ được thành lập để mua các khoản vay cũ. Mỗi quỹ mua một nhóm các khoản vay xấu được bán ra của các ngân hàng. Giá được xác định bằng cách đấu thầu cạnh tranh của các quỹ. Ngoài ra, một số quỹ được thành lập để mua chứng khoán xấu từ các ngân hàng. Những giải pháp trên đã mang lại hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ. Các ngân hàng tồn tại qua khó khăn đã vươn lên, phục hồi, chiếm lĩnh thị trường của những ngân hàng sụp đổ như Merill Lynch, Lehman Brothers... và kinh doanh tốt hiện nay. d. Những thay đổi về quan điểm giám sát tài chính tại Mỹ sau khủng hoảng 2008 Thứ nhất, cần thiết phải tái cấu trúc thiết chế giám sát theo hướng giám sát hợp nhất (ngân hàng, chứng khoản, bảo hiểm) ở cấp độ liên bang nhằm nhận diện đúng, đủ và kịp thời rủi ro hệ thống. Như vậy, phải có cơ quan/ủy ban (ở cấp liên bang) có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác điều phối chính sách giám sát và các cơ quan có chức năng giám sát trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia. Thứ hai, nâng cao vai trò giám sát cẩn trọng vĩ mô, kết hợp giám sát vĩ mô và giám sát vi mô. Rủi ro lây nhiễm giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực là lớn và cần phải được giám sát chặt chẽ. Các chuyên gia của FED và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 18
  19. Nhóm 2 (FDIC) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đánh giá, nghiên cứu biến động vĩ mô, biến động từ nền kinh tế thực tới ổn định của hệ thống tài chính nói chung và từng định chế tài chính nói riêng. Thứ ba, tăng cường hệ thống quy phạm pháp luật về giám sát tài chính theo hướng tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tăng cường chuẩn mực an toàn tài chính, đặc biệt về mức đủ vốn, thanh khoản, kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao như sở hữu, tài trợ, góp vốn vào các quỹ rủi ro, quỹ cổ phần nhằm chống rủi ro thị trường của các định chế tài chính, và bảo vệ người tiêu dùng. Thứ tư, tăng cường giám sát tại chỗ, kết hợp giám sát tại chỗ và giám sát từ xa trong giám sát vi mô theo mô hình CAMELS. FDIC nhận diện rủi ro của từng định chế thông qua giám sát từ xa trước khi đánh giá, phân tích các báo cáo tài chính, những biến động vĩ mô và nền kinh tế thực có thể tác động lên định chế 3. Tổng kết 3.1 . Đặc điểm của hệ thống tài chính Mỹ - Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trườngđã phát triển ở trình độ cao và nền kinh tế có tính ổn định, có tầm ảnh hưởng tới kinh tế thế giới. - Trách nhiệm giám sát tài chính được phân chia giữa Cục dự trữ Liên Bang với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi liên bang - Các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual banking system) - Vốn: Hoa Kỳ là quốc gia lượng vốn lớn trên thế giới nhưng lại có tỉ lệ tiết kiệm rất thấp. - Thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới - Thị trường chứng khoán Mỹ hiện là một thị trường quan trọng nhất thế giới: • Thị trường Trái phiếu Chính phủ Mỹ là thị trường có khả năng chuyển đổi cao nhất trên thế giới. • Thị trường cổ phiếu Mỹ luôn được coi là thị trường quan trọng hàng đầu thế giới $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 19
  20. Nhóm 2 3.2 . Ưu- Nhược điểm của hệ thống tài chính Mỹ. Ưu điểm - Hệ thống tiền tệ của Mỹ khá hoàn hảo và rất chặt chẽ, đồng USD giữ vai trò thống trị trong thanh toán quốc tế. - Không ngừng tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính - ngân hàng. - Hệ thống tài chính Mỹ được cho là một hệ thống phức tạp về cấu trúc và chức năng, dưới sự giám sát của chính phủ, dó đó xây dựng nền tảng cho một liên minh chính trị hùng mạnh, và khiến mỗi công dân Mỹ lại thực sự quan tâm đến chính phủ. - Hệ thống quản lí ngân hàng kép (dual banking system) giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ của mình, đảm bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau. - Hệ thống tìa chính Mỹ dựa vào thị trường nên cung cấp các công cụ quản lý rủi do đa dạng hơn,tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp từ nhỏ,vừa đến lớn. Nhược điểm: - Hệ thống không hiệu quả trong việc chiếm lĩnh thông tin và không hiệu quả trong việc kiểm soát doanh nghiệp. - Cuộc khủng hoảng 2007 – 2009 được xác định nguyên nhân sâu xa là vấn đề từ hệ thống giám sát hiện tại của nước Mỹ. - Nhiều sản phẩm tài chính mới ra đời tạo ra sự chủ quan giả tạo vì nhiều nhà đầu tư cho rằng họ đã phân tán được rủi ro, đồng thời cũng làm các định chế tài chính phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. - Duy trì nền kinh tế thị trường thái quá, không có niềm tin vào chính phủ và hệ thống các ngân hàng 3.3 . Bài học và xu thế phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính Mỹ (1) Cần áp đặt qui định chặt chẽ lên hoạt động cho vay cầm cố vàtránh lặp lại khủng hoảng nợ dưới chuẩn:Các qui định gồm mức trần vốn vay ứng với giá trị bất động $ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ $ Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2