intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ: Những vấn đề cần lưu ý cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

53
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nghiên cứu quy định và các nôi dung tuân thủ về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ. Làm rõ những vấn đề mà các NHTM Việt Nam cần lưu ý đối với quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ. Đề xuất những giải pháp đối với các NHTM để nâng cao công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trên cơ sở tuân thủ quy định Mỹ, bảm đảm quyền lợi của NHTM trong giao dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ: Những vấn đề cần lưu ý cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thị An Trang
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Phúc Hiền đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng cùng toàn thể quý Thầy, Cô trong trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập tại trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu cho em trong sự nghiệp sau này. Do tính phức tạp của đề tài cũng như trình độ nhận thức của em về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện, em khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................................ vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................................................................... vii LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN, PHÒNG CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................ 6 1.1 Tổng quan về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố........................................................ 6 1.1.1 Khái niệm về rửa tiền ..................................................................................................... 6 1.1.1.1 Định nghĩa về rửa tiền ................................................................................................ 6 1.1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền .......................................................................................... 8 1.1.2 Khái niệm về tài trợ khủng bố ........................................................................................ 8 1.1.2.1 Định nghĩa khủng bố và tài trợ khủng bố ................................................................... 8 1.1.2.2 Đặc điểm của khủng bố và tài trợ khủng bố............................................................. 11 1.1.3 Mối quan hệ giữa rửa tiền và tài trợ khủng bố ............................................................. 14 1.1.4 Tầm quan trọng của việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ............................ 16 1.1.5 Các tổ chức quốc tế quan trọng về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ............. 20 1.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại .................................................................................. 23 1.2.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại .............................................................................. 23 1.2.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong hoạt động PCRT và PCTTKB .................... 25 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ CỦA MỸ 27 2.1 Khái quát hệ thống pháp luật Mỹ ......................................................................................... 27 2.2 Cơ quan thi hành quy định về PCRT và PCTTKB .............................................................. 28 2.3 Nguồn luật liên bang về PCRT và PCTTKB của Mỹ .......................................................... 29 2.4 Đối tượng áp dụng quy định PCRT và PCTTKB của Mỹ ................................................... 31 2.5 Các yêu cầu tuân thủ quy định PCRT và PCTTKB ............................................................. 32 2.5.1 Yêu cầu về Chương trình tuân thủ ............................................................................... 33 2.5.2 Yêu cầu về Báo cáo giao dịch ...................................................................................... 35 2.5.3 Yêu cầu về lưu giữ hồ sơ.............................................................................................. 37 2.5.4 Biện pháp đặc biệt ........................................................................................................ 38 2.5.5 Yêu cầu về tuân thủ Chính sách cấm vận..................................................................... 40 2.6 Hậu quả của việc không tuân thủ quy định PCRT và PCTTKB của Mỹ ............................. 43 2.6.1 Hậu quả đối với công dân và tổ chức Mỹ .................................................................... 43
  4. iv 2.6.2 Hậu quả đối với nước ngoài ......................................................................................... 46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ CỦA MỸ ...................... 48 3.1 Hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam................................................................... 48 3.2 Thực trạng PCRT và PCTTKB tại Việt Nam ...................................................................... 50 3.2.1 Hội nhập quốc tế trong hệ thống pháp lý và quy định về PCRT và PCTTKB............. 50 3.2.2 Đánh giá rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố ............................................................ 52 3.2.3 Thực tế về vấn nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua NHTM Việt Nam............. 55 3.2.4 Thực trạng triển khai PCRT và PCTTKB tại các NHTM Việt Nam ........................... 57 3.3 Rủi ro đối với NHTM Việt Nam về việc vi phạm quy định PCRT và PCTTKB của Mỹ ... 63 3.3.1 Bị ảnh hưởng xấu về uy tín .......................................................................................... 63 3.3.2 Bị đưa vào danh sách cảnh báo nội bộ của các công ty Mỹ ......................................... 64 3.3.3 Bị đưa vào danh sách cấm vận ..................................................................................... 65 3.3.4 Bị phạt theo lệnh chừng phạt của OFAC ..................................................................... 65 3.3.5 Bị chấm dứt/ngăn cản duy trì quan hệ đại lý................................................................ 66 3.3.6 Gánh chịu chế tài do vi phạm hợp đồng ....................................................................... 67 3.3.7 Bị áp dụng các chế tài như đối với một định chế tài chính Mỹ .................................... 69 3.4 Một số gợi ý đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam....................................................... 70 3.4.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng tuân thủ quy định PCRT và PCTTKB ........... 70 3.4.2 Đảm bảo hiệu quả công tác PCRT và PCTTKB .......................................................... 71 3.4.2.1 Mô hình kiểm soát tuân thủ quy định PCRT và PCTTKB....................................... 71 3.4.2.2 Quy trình PCRT và PCTTKB .................................................................................. 73 3.4.2.3 Đào tạo, khen thưởng, kỷ luật .................................................................................. 74 3.4.2.4 Đầu tư công nghệ thông tin ...................................................................................... 75 3.4.3 Lựa chọn khách hàng uy tín để giao dịch..................................................................... 76 3.4.4 Đa dạng hóa ngoại tệ sử dụng trong giao dịch ............................................................. 77 3.4.5 Đàm phán hợp đồng, giao dịch .................................................................................... 77 3.4.6 Ràng buộc quyền cung cấp thông tin ........................................................................... 78 3.4.7 Tăng cường hợp tác ...................................................................................................... 78 3.4.8 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước...................................................................... 79 KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82
  5. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ Ý nghĩa 1 BSA Đạo luật Bí mật ngân hàng Mỹ 2 C.F.R Bộ pháp điển pháp quy Liên bang (Code of Federal Regulations) 3 ĐCTC Định chế tài chính 4 FATF Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền 5 FinCEN Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính 6 NHTW Ngân hàng trung ương 7 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 NHTM VN Ngân hàng thương mại Việt Nam 10 OFAC Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài 11 PCRT Phòng chống rửa tiền 12 PCTTKB Phòng chống tài trợ khủng bố 13 U.S.C Bộ pháp điển pháp luật Liên bang (United States Codes)
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 1.1 Một số tổ chức khủng bố điển hình trên thế giới 12 Bảng 1.2 Nguồn tiền tài trợ khủng bố 14 Bảng 3.1 Đánh giá rủi ro rửa tiền theo lĩnh vực 52 Bảng 3.2 Mức độ tổn thương của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 54 Bảng 3.3 Phần mềm PCRT và PCTTKB của BIDV 61 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình rửa tiền để tài trợ khủng bố 15
  7. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 1. Các thông tin chung 1.1. Tên luận văn: Nghiên cứu quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ: Những vấn đề cần lưu ý cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam 1.2. Tác giả: Phan Thị An Trang 1.3. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng 1.4. Bảo vệ năm: 2020 1.5. Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Phúc Hiền 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. - Nghiên cứu quy định và các nôi dung tuân thủ về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ. - Làm rõ những vấn đề mà các NHTM Việt Nam cần lưu ý đối với quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ. - Đề xuất những giải pháp đối với các NHTM để nâng cao công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trên cơ sở tuân thủ quy định Mỹ, bảm đảm quyền lợi của NHTM trong giao dịch. 3. Những đóng góp của luận văn - Thứ nhất, Luận văn làm sáng tỏ những nội dung trọng tâm trong quy định PCRT và PCTTKB của Mỹ. - Thứ hai, Luận văn phân tích thực trạng PCRT và PCTTKB tại các NHTM Việt Nam, đồng thời chỉ ra những tác động trong quy định PCRT và PCTTKB của Mỹ đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam. - Thứ ba, Luận văn đề xuất những gợi ý đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc tuân thủ quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ, đồng thời củng cố, nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
  8. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, và đặc biệt kể từ sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, các nỗ lực trên toàn thế giới để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đã ngày càng được đề cao. Rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là những vấn đề toàn cầu không chỉ đe dọa đến an ninh mà còn làm tổn hại đến sự ổn định, minh bạch và hiệu quả của các hệ thống tài chính, làm suy yếu sự thịnh vượng kinh tế, thậm chí có thể gây ra hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng cho các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và có hệ thống tài chính mỏng manh. Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank), ít nhất 1 nghìn tỷ đô la Mỹ được rửa hàng năm bằng cách sử dụng các quỹ di chuyển xuyên quốc gia ngày càng tinh vi. Thành công cuối cùng của hoạt động tội phạm là dựa trên khả năng tẩy rửa các khoản lợi bất chính bằng cách chuyển chúng qua các hệ thống tài chính quốc gia lỏng lẻo hoặc tham nhũng. Với tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố đang trở phổ biến hơn bao giờ hết, điều quan trọng là cả công ty và chính phủ cần tăng cường biện pháp để kiềm chế hoạt động này. Hầu hết các quốc gia hiện có chính sách chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của mình, theo đó, yêu cầu tất cả các tổ chức tài chính tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách này để hỗ trợ các nỗ lực chống tội phạm tài chính. Bên cạnh điều hiển nhiên về việc tuân thủ luật quốc nội về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, với sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, một xu thế khác mà các tổ chức tài chính phải đề cao tuân thủ, đó là quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của một số quốc gia và tổ chức quốc tế khác trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới và cũng là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác. “Sau 25 bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng trở nên tốt đẹp, biểu hiện ở việc hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thương mại, được chứng minh bằng những số liệu về trao đổi thương mại đạt 77 tỷ USD” (Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Daniel
  9. 2 J.Kritenbrink, Báo Công thương ngày 14/3/2020) và xu hướng không ngừng tăng lên. Sự phát triển trong quan hệ kinh tế với Mỹ đặt ra mối quan tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam về việc nắm được “quy tắc” và “luật chơi” với Mỹ. Ở góc độ tài chính, ngân hàng thì điều này càng trở nên quan trọng hơn. Trong bối cảnh này, việc nắm được quy định của Mỹ về PCRT và PCTTKB có ý nghĩa thiết thực với các NHTM Việt Nam nhằm tránh được những rủi ro mà các NHTM Việt Nam có thể phải đối mặt. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ: Những vấn đề cần lưu ý cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề tài Luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ngành ngân hàng, đã có một số công trình nghiên cứu và chủ yếu tập trung vào công tác phòng chống rửa tiền, tiêu biểu như sau: Luận án “Công tác phòng chống rửa tiền trong giao dịch thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam” – tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương – Đại học Ngoại thương, năm 2017 Tác phẩm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng rửa tiền liên quan đến giao dịch thanh toán tại ngân hàng và đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng chống rửa tiền trong giao dịch thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam. Luận án “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” – tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, năm 2010 Tác phẩm nghiên cứu sâu về kinh nghiệm công tác phòng chống rửa tiền tại Mỹ trong nhiều lĩnh vực, từ đó đưa ra những bài học mà cơ quan quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp thu, học hỏi.
  10. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học “Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải” – tác giả Lê Thị Mận và Nguyễn Thanh Giang – Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác phẩm đã đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền cũng như hạn chế của hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như quản lý vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Đề tài nghiên cứu khoa học “Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” –tác giả Nguyễn Thị Loan – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 Tác phẩm phân tích, đánh giá kết quả và hạn chế trong hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, khuyến nghị giải pháp góp phần nâng cao tính hiệu quả của hoạt động phòng chống rửa tiền, qua đó ngăn ngừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rửa tiền đối với quốc gia. Nhìn chung các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thực trạng công tác, hoạt động, cách thức triển phòng chống rửa tiền, và chưa có công trình nào đi về hướng nghiên cứu quy định của một quốc gia nhất định và những tác động của nó đối với ngân hàng thương mại Việt Nam. Trước sức ảnh hưởng lớn mạnh về kinh tế, chính trị của Mỹ đối với tất cả các nước trên thế giới và trong xu thế Việt Nam gia tăng hợp tác với Mỹ thì việc nghiên cứu đề tài Nghiên cứu quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ: Những vấn đề cần lưu ý cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam có tính cấp thiết trên thực tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở làm rõ quy định của Mỹ về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đề tài sẽ phân tích tác động của những quy định này đối với ngân hàng thương mại Việt Nam và đề xuất những giải pháp bảo vệ lợi ích của ngân hàng thương mại Việt Nam.
  11. 4 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn cần làm rõ các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. - Nghiên cứu quy định và các nôi dung tuân thủ về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ. - Làm rõ những vấn đề mà quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ tác động tới ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề xuất những gợi ý đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc tuân thủ quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ, đồng thời củng cố, nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng thương mại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống pháp luật Mỹ và các quy định thi hành về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: các yêu cầu về tuân thủ phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo quy định của Mỹ và những tác động của tới ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm vi thời gian: theo thời gian ban hành của các quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo quy định của Mỹ Phạm vi không gian: Mỹ và Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam
  12. 5 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… nội dung Luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về phòng chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố và Ngân hàng thương mại - Chương 2: Quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ - Chương 3: Một số lưu ý đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trước Quy định Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ
  13. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN, PHÒNG CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố Rửa tiền và tài trợ khủng bố trở là một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện và truy tố tội phạm ở hầu hết các quốc gia. Hoạt động này trở nên phức tạp do tội phạm càng ngày càng sử dụng các phương pháp kỹ thuật tinh vi hơn về mặt công nghệ và đường đi của dòng tiền (ví dụ như liên quan đến các loại tổ chức tài chính khác nhau, giao dịch tài chính nhiều tầng, chuyển ngân tới, thông qua và từ các nước khác nhau…). Tuy nhiên, một cách chung nhất, có thể quy cho rửa tiền và tài trợ khủng bố về những khái niệm đơn giản. Trong đó, rửa tiền là một quá trình mà những đồng tiền thu được từ hoạt động tội phạm được ngụy trang để che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng; tài trợ khủng bố là sự hỗ trợ tài chính dưới bất kỳ hình thức nào cho khủng bố hoặc cho những người khuyến khích, lập kế hoạch, tham gia thực hiện hành vi khủng bố. 1.1.1 Khái niệm về rửa tiền 1.1.1.1 Định nghĩa về rửa tiền Liên Hợp Quốc (UN) là tổ chức quốc tế đầu tiên tiến hành hoạt động quan trọng về phòng chống rửa tiền thực sự trên toàn cầu với sự khởi xướng về một hiệp định quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và rửa tiền. Khái niệm rửa tiền được cụ thể hóa theo luật pháp mỗi quốc gia và theo từng hệ thống luật có thể có sự khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các nước tán thành và chuẩn hóa nội luật của mình theo định nghĩa được sử dụng trong Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần năm 1988 với 169 nước tham gia (Công ước Vienna) và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quôc gia năm 2000 với 147 nước ký và 82 nước phê chuẩn (Công ước Palermo)
  14. 7 - Sự chuyển hóa hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội (buôn bán bất hợp pháp ma túy1) nào hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi phạm tội nói trên để tránh cho người đó phải chịu những hậu quả pháp lý do hành động của mình. - Việc giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó; - Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản vào thời điểm tiếp nhận tài sản đó đã biết rằng tài sản đã có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia và hành vi phạm tội đó.2 Ra đời cách đây hơn 30 năm, Công ước Vienna chỉ quy định tội buôn bán bất hợp pháp chất ma túy là tội phạm nguồn của tội rửa tiền, theo đó, hành vi phạm tội không liên quan đến buôn bán bất hợp pháp chất ma túy như tham nhũng, lừa đảo… thì không cấu thành tội rửa tiền theo Công ước Vienna. Với sự phát triển của thời đại đi kèm là những hành vi tội phạm càng ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, định nghĩa về tội rửa tiền đã được bổ sung, mở rộng tại Công ước Palermo. Theo đó, Công ước Parlemo yêu cầu tất cả thành viên phải áp dụng giới hạn rộng nhất của các tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Bên cạnh quy định của Liên Hợp Quốc, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) cũng có định nghĩa về rửa tiền như sau: Rửa tiền là toàn bộ những hoạt động được tiến hành nhằm cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội. Phù hợp với quy định và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) có quy định: Rửa tiền là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai 1 Công ước Vienna (Điều 3) quy định tôi phạm nguồn trong phạm vi buôn bán bất hợp pháp chất ma túy. 2 Công ước Vienna (Điều 3); Công ước Palermo (Điều 6)
  15. 8 đoạn tiền kiếm được từ hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ nguồn hợp pháp. Như vậy, có thể hiểu “rửa tiền là một tội ác thứ hai của hành động tội phạm, trong đó người phạm tội hoạt động dưới hình thức một tổ chức và có kế hoạch hợp pháp hóa tiền tội phạm vào hệ thống tài chính. Với mối đe dọa bị thu hồi số tiền từ các hoạt động phạm pháp (buôn bán ma túy, buôn bán vũ khí, tham nhũng, lừa đảo…), các tên tội phạm buộc phải tìm mọi cách khác nhau để hợp pháp hóa tiền bẩn” (Svetlana Nikoloska, Ivica Simonovski 2012). Đây được xem là loại tội phạm phái sinh bởi vì hành vi rửa tiền được thực hiện nhằm mục đích “tẩy rửa” nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản thu từ hoạt động tội phạm. 1.1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền Quy trình rửa tiền gồm có 3 giai đoạn chính theo thứ tự như sau: Sắp xếp (Placememt) – Phân tán (Layering) – Quy tụ (Integration) Giai đoạn sắp xếp là giai đoạn đối tượng phạm tội bố trí các khoản tiền có nguồn gốc phi pháp vào các hệ thống tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, casino... Ở giai đoạn này, các khoản tiền được chia nhỏ, ít đáng ngờ hơn. Giai đoạn phân tán là giai đoạn các khoản tiền, chứng khoán, hợp đồng bảo hiểm đã được bố trí trong giai đoạn trước được chuyển đổi hoặc chuyển sang các tổ chức khác thông qua các hợp đồng ma, các giao dịch chuyển tiền, tài trợ thương mại để che giấu nguồn gốc ban đầu của khoản tiền do phạm tội mà có. Giai đoạn quy tụ là giai đoạn các khoản tiền ở 2 giai đoạn trên được tập hợp, quy trở lại cho đối tượng phạm tội để đầu tư, mua chứng khoán, mua các tài sản có giá trị lớn hơn để đưa tiền vào nền kinh tế chính thống. 1.1.2 Khái niệm về tài trợ khủng bố 1.1.2.1 Định nghĩa khủng bố và tài trợ khủng bố Năm 1999, ngay trước vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào nước Mỹ, Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về chống tài trợ khủng bố. Theo đó:
  16. 9 Người bị coi là phạm tội theo Công ước này, nếu cung cấp hoặc huy động tiền bạc dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất hợp pháp và cố ý với mục đích hoặc biết là một phần hoặc toàn bộ số tiền đó sẽ được sử dụng nhằm thực hiện:  Hành vi cấu thành một tội trong phạm vi và được định nghĩa trong một trong các điều ước quốc tế liệt kê tại Phụ lục; hoặc  Hành vi khác với ý định giết hại hoặc làm bị thương nặng cho thường dân hoặc người khác không tham gia tích cực vào hoạt động thù địch trong trường hợp có xung đột vũ trang khi xét về bản chất hoặc hoàn cảnh xảy ra thì hành vi đó có mục đích khủng bố dân cư hoặc ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế làm hoặc không làm một việc gì Vấn đề khó khăn đối với một số nước là định nghĩa về khủng bố. Do khủng bố là vấn đề tương đối phức tạp và nhạy cảm ở một số quốc gia do quan điểm chính trị, tôn giáo. Bởi vậy, không phải tất cả các nước đã tham gia công ước này đều thực sự nhất trí về định nghĩa khủng bố và hành vi cấu thành tội tài trợ khủng bố. Bên cạnh Liên Hợp Quốc thì FATF cũng là một tổ chức có nhiều nỗ lực trong việc đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về chống tài trợ khủng bố. FATF không đưa ra định nghĩa cụ thể về thuật ngữ tài trợ khủng bố trong Khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố (Những khuyến nghị đặc biệt). Tuy nhiên, FATF thuyết phục các nước thông qua và thực hiện Công ước quốc tế về chống tài trợ khủng bố của Liên Hợp Quốc năm 1999. Do đó, định nghĩa nêu trên về tài trợ khủng bố là định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi nhất hiện nay. Theo luật liên bang Mỹ, Khủng bố là hành vi bạo lực có chủ ý và mục đích chính trị nhằm vào các mục tiêu không tham chiến do một nhóm vô chính phủ/tiểu quốc gia hoặc các tổ chức bí mật tiến hành và luôn nhằm mục đích gây ảnh hưởng tới những người chứng kiến. Theo Bộ trưởng tư pháp các nước Liên minh châu Âu: Khủng bố là các hành vi nhằm gây mất ổn định hoặc phá hoại nền tảng xã hội, kinh tế, hiến pháp hay
  17. 10 chính trị cơ bản của quốc gia. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Theo Luật phòng chống khủng bố do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành: Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:  Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;  Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;  Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;  Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;  Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm nêu trên;  Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nói một cách chung nhất và đơn giản hơn thì, khủng bố là hành vi chủ ý, có tính toán tấn công, đe doạ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài
  18. 11 sản của người dân, của một nhóm người hoặc một cá nhân cụ thể và các mục tiêu dân sự khác gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cư nhằm đạt được mục đích chính trị (ép buộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân hành động hoặc không được thực hiện hành động nào đó vì lí do tôn giáo; tư tưởng hoặc các lý do khác…) do các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm thực hiện. Từ định nghĩa khủng bố, thì tài trợ khủng bố được hiểu là việc cung cấp hay quyên góp có ý thức bằng nhiều cách khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, các nguồn tài chính cho mục đích sử dụng để hỗ trợ hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố. Các hoạt động khủng bố cũng có thể được tài trợ bằng những khoản thu nhập hợp pháp. 1.1.2.2 Đặc điểm của khủng bố và tài trợ khủng bố Nói một cách chung nhất, khủng bố có các đặc điểm sau đây: Tổ chức: việc khủng bố được tiến hành có tổ chức, theo kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, được thực hiện bởi đội quân khủng bố được tuyển mộ, huấn luyện, đào tạo, sẵn sàng “xả thân”. Hậu quả: Khủng bố gắn liền với vấn đề ly khai, tự trị, dân tộc, tôn giáo, bất đồng chính trị. Nó gây hậu quả to lớn, khó lường về nhiều mặt như tổn thương tinh thần, thiệt hại về người, tài sản (một cách trực tiếp, gián tiếp). Mục tiêu: Nhằm vào các mục tiêu công cộng, đông người,… để gây sự chú ý rộng rãi trong dư luận (mục tiêu chính trị: trụ sở cơ quan Nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao; mục tiêu dân sự: khu dân cư, trường học, bệnh viện; mục tiêu kinh tế: ống dẫn dầu, nhà máy. Âm mưu: Thực hiện các vụ tấn công nhằm: phá hoại trật tự ổn định xã hội, gây áp lực với chính phủ các nước, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, khuếch trương thanh thế, tuyên truyền hệ tư tưởng khủng bố… để đạt mục đích của một nhóm người (ví dụ: đòi ly khai, tự trị, thành lập nhà nước mới, ép buộc thả các phần tử khủng bố, đòi yêu sách tiền chuộc,…). Phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu: Cài đặt bom mìn, đánh bom liều chết, bắt giữ con tin, sử dụng điện thoại di động để kích nổ các mục tiêu. Sử dụng chất nổ lỏng và dẻo, lợi dụng sơ hở trong kiểm soát an ninh tại cửa khẩu, sân bay để
  19. 12 tiến hành khủng bố; sử dụng thiết bị nổ tự tạo không có kim loại để qua mắt hệ thống an ninh hàng không hoặc gửi bom thư qua đường bưu điện. Sử dụng trẻ em hoặc gia súc để mang bom. Sử dụng vũ khí công nghệ cao, có tính hủy diệt lớn như đánh bom nguyên tử, bom phóng xạ, sử dụng vũ khí sinh/hóa học… Bảng 1.1 - Một số tổ chức khủng bố điển hình trên thế giới STT Tên tổ chức Cá nhân/tổ chức liên quan Thành lập Khu vực hoạt động Osama Bin Laden 1 Al Qaede 1989 Trung Đông, Bắc Phi Tiền thân là tổ chức MKA Jemaah Abu Kakar Bashir và Những năm 80 2 Đông Nam Á, Úc Isamiyah Abdullah Sungkar của thế kỷ XX Philippines, Al Qaeda, tổ chức mặt trận Indonesia, Malaysia, 3 Abu Sayyaf 1990 giải phóng dân tộc Moro Singapore, Thái Lan, Campuchia Mohammed Omar, tổ chức Pakistan, 4 Taliban 1995 hồi giáo cực đoan dòng Sunni Afghanistan Tổ chức hồi giáo cực đoan Bao gồm các tổ chức, nhóm Các tỉnh miền nam 5 miền Nam Hồi giáo ly khai Thái Lan Thái Lan Tổ chức Hoạt động tại Nga, khủng bố, ly Hình thành sau mục đích đòi thành 6 khai ở Dokur Umarov khi Liên Xô tan lập nhà nước tự trị Chechnya, rã Chechnya Nga Tổ chức khủng bố quốc tế nhà Abu Bakr Al-Baghdadi Đã Syria, Iraq, Libya, 7 nước Hồi giáo liên kết với tổ chức Boko Somali tự Haram xưng IS Đông bắc Nigeria, Tổ chức Abubakar Shekau - Đã liên mục đích đòi thành 8 khủng bố 2004 kết với IS lập nhà nước hồi Boko Haram giáo tại Nigeria Nguồn: Tác giả tổng hợp
  20. 13 Một số vụ khủng bố tại Việt Nam và trên thế giới năm 2019: Ngày 21 tháng 4 năm 2019, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại ba nhà thờ và bốn khách sạn ở các thành phố ở Sri Lanka, bao gồm thủ đô thương mại Colombo. Ít nhất 258 người (bao gồm cả người nước ngoài) đã thiệt mạng và hơn 500 người bị thương trong các vụ đánh bom. Các vụ đánh bom xảy ra vào đúng ngày lễ Phục sinh tại ba nhà thờ ở Negombo, Batticaloa và Colombo và tại bốn khách sạn Shangri-La, Cinnamon Grand và Kingsbury, Tropical Inn ở Colombo. Ngày 10 đến 17/6/2019, hơn 240 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các ngôi làng và cộng đồng và các cuộc đụng độ sắc tộc giữa các bộ lạc Hema và Lendu. Nạn nhân thuộc nhiều lứa tuổi, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngày 30/9/2019, một vụ nổ đã xảy ra tại Chi cục thuế tỉnh Bình Dương, Việt Nam, làm hư hại tài sản nhưng không có thiệt hại về người. Ngày 21/4/2020, TAND tỉnh Bình Dương đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trương Dương, 40 tuổi, làm nghề tài xế, 11 năm tù về tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" cho hành vi gây ra vụ nổ tại Chi cục thuế tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Dương còn bị tuyên phải trả gần 800 triệu đồng chi phí thiệt hại do vụ khủng bố gây ra. Hai đồng phạm trong vụ án này là: Phạm Lisa (tên gọi khác là Phạm Anh Đào, Lisa Phạm), hiện đang sinh sống tại Mỹ, là thành viên tổ chức phản động "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" (đã bị Bộ Công an đưa vào danh sách tổ chức khủng bố, theo thông báo từ tháng 1/2018). Hà Xuân Nghiêm, 57 tuổi quê Tây Ninh, là người giao thuốc nổ cho Dương. Để thực hiện hành vi khủng bố, nguồn tài trợ khủng bố là vấn đề quan trọng. Nguồn tài chính hay nguồn tài trợ của tội phạm khủng bố có thể là bất kỳ nguồn hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Do các nhóm khủng bố cần rất nhiều tiền để mua sắm, bù đắp cho máy bay chiến đấu, vũ khí, nhiên liệu, thực phẩm, hối lộ quan chức…, nên nguồn gốc số tiền để tài trợ cho khủng bố là rất đa dạng. Sơ lược như được minh họa trong bảng dưới đây:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2