Khóa luận tốt nghiệp: Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 37
download
Khóa luận tốt nghiệp: Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm tìm hiểu nguyên nhân đổ vỡ hệ thống ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, và dựa trên thực trạng những rủi ro mà các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, giúp xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển bền vững và đóng góp ngày một tích cực vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Phạm Thu Liên Lớp : Nhật 2 Khóa : 44E Giáo viên hướng dẫn : cô Lê Thị Thanh Hà Nội - 05/2009
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ STT TÊN TRANG DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG LỚN CỦA MỸ BỊ PHÁ SẢN HOẶC PHẢI SÁT NHẬP, BẢNG 1 36 GIẢI THỂ TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VỪA QUA Tình hình cho vay BĐS của các NHTM trên địa BẢNG 2 52 bàn Hà Nội và TP.HCM ĐỒ THỊ 1 DIỄN BIẾN THAY ĐỔI LÃI SUẤT Ở MỸ 42 DIỄN BIẾN THAY ĐỔI GIÁ NHÀ Ở MỸ ĐỒ THỊ 2 TRONG THỜI KỲ BONG BÓNG THỊ 42 TRƯỜNG NHÀ Ở Mô hình quản trị rủi ro tín dụng truyền thống của SƠ ĐỒ 63 các NHTM VN
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐỦ 1 NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2 NHTW Ngân hàng trung ương 3 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 NHĐT Ngân hàng đầu tư 6 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 7 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 8 TT – GS Thanh tra – giám sát 9 BĐS Bất động sản 10 BHTG Bảo hiểm tiền gửi
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian vừa qua đã và đang tiếp tục gây ra những tổn thất nặng nề cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hàng loạt định chế tài chính, trong đó chủ chốt là các ngân hàng đã phải tuyên bố phá sản, hoặc chấp nhận sát nhập, mua lại…Chịu thiệt hại lớn nhất, không phải ai khác mà chính là các ngân hàng Mỹ, ngƣời khơi nguồn cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo IMF, tính đến tháng 1/2009, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã khiến khối ngân hàng toàn cầu tổn thất 230 tỷ USD, trong đó, các ngân hàng Mỹ hứng chịu một nửa. Nguyên nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ, vốn đƣợc coi là chuẩn mực cho khối ngân hàng toàn cầu? Đi tìm nguyên nhân nhằm đƣa ra những giải pháp phù hợp để vực dậy hệ thống ấy, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các nƣớc khác. Là một nƣớc nhỏ với hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng phát triển chƣa hoàn thiện, thật khó để nói các ngân hàng Việt Nam có điểm gì tƣơng đồng với các ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một sâu rộng, các ngân hàng Việt Nam đứng trƣớc yêu cầu bức thiết phải hoàn thiện mình theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, càng bƣớc ra sân chơi lớn thì càng nhiều rủi ro. Với đặc thù là tổ chức kinh doanh „tiền‟, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hƣởng lớn, vấn đề quản trị ngân hàng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhƣng với những yếu kém hiện còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro, các ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải nhiều nguy cơ đổ vỡ. Hiểu đƣợc nguyên nhân sụp đổ của các ngân hàng Mỹ sẽ giúp rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro ngân hàng vừa đảm bảo vận hành thông suốt nền kinh tế, vừa đáp ứng các chuẩn mực của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Vì những lý do nhƣ trên, em chọn nghiên cứu đề tài: Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ trong thời gian qua và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là thông qua việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hệ thống ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, và dựa trên thực trạng những rủi ro mà các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, giúp xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển bền vững, và đóng góp ngày một tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu : nguyên nhân đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua. Trong đó đề cập nguyên nhân khách quan là các chính sách sai lầm của chính phủ Mỹ và nguyên nhân chủ quan là những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro của bản thân các ngân hàng, nhấn mạnh đến quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. - Phạm vi nghiên cứu : hệ thống ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, tính từ tháng 8/2007 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tƣợng nghiên cứu dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc và kiến thức của bản thân ngƣời viết. Các phƣơng pháp này đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau để đƣa ra các kết luận của đề tài. 5. Kết cấu của khóa luận : Khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Chƣơng II: Nguyên nhân khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ và một số bài học Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Lê Thị Thanh, giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, vì những giúp đỡ và chỉnh sửa của cô trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. 2
- CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG I. KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG 1. Khái niệm Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ đƣợc giới chuyên môn nhắc đến với thuật ngữ Khủng hoảng tài chính Mỹ, trong đó sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng chỉ là một biểu hiện của cuộc khủng hoảng này. Bởi thế, trƣớc khi đến với khái niệm khủng hoảng ngân hàng, cần thiết phải hiểu thế nào là khủng hoảng tài chính. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) không đƣa ra cụ thể khái niệm khủng hoảng tài chính, mà nó đƣợc hiểu thông qua các khái niệm từng loại khủng hoảng tài chính. Theo nghiên cứu này thì khủng hoảng tài chính rất đa dạng. Một cuộc Khủng hoảng tiền tệ có thể nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc trƣờng hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một khối lƣợng lớn dự trữ ngoại tệ để nâng cao lãi suất. Khủng hoảng ngân hàng là tình trạng ngân hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình hoặc tình trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của hệ thống kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn có thể tới mức nghiêm trọng của thị trƣờng tài chính. Những rối loạn này, do làm suy yếu những chức năng của thị trƣờng tài chính, có thể tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính thƣờng đi liền với khủng hoảng tiền tệ, nhƣng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không nhất thiết gắn với những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia, và do đó có thể không đạt tới mức độ trở thành khủng hoảng hệ thống tài chính. Từ cách định nghĩa trên của IMF, có thể thấy khủng hoảng ngân hàng là một bộ phận cấu thành khủng hoảng tài chính. 3
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng 2. Nguyên nhân Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh tế khác. Bản chất của nghiệp vụ ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là đi vay để cho vay. Nhƣng hoạt động này đòi hỏi sự đánh đổi giữa lãi thu đƣợc khi cho vay để trả lãi suất cho những ngƣời gửi tiền và chi phí cho nghiệp vụ ngân hàng, với khả năng chi trả tức thời khi khách hàng rút tiền nhằm tránh đổ vỡ lòng tin, gây ra đột biến rút tiền gửi và nguy cơ phá sản ngân hàng. Đó là bài toán mà bất cứ vị giám đốc ngân hàng nào cũng phải quan tâm giải quyết hàng ngày. Trên thực tế, không một ngân hàng nào tránh đƣợc rủi ro trong quá trình kinh doanh do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Những rủi ro khách quan nhƣ động đất, bão lụt, chiến tranh, những đợt khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, tín dụng,…lớn trên thế giới, gây nên rủi ro hệ thống thì không thể nào tránh đƣợc. Còn những rủi ro do chủ quan ngân hàng gây ra nhƣ yếu kém trong hoạt động quản trị ngân hàng, gây mất niềm tin, dễ xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt của dân cƣ, có thể đƣa đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng. 2.1. Nguyên nhân khách quan 2.1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng a. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Còn trong trƣờng hợp ngƣời vay tiền phá sản, việc thu hồi gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn, do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng đƣợc bắt nguồn từ việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời nắm giữ các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Trái phiếu coupon có thu nhập cố định và giấy nhận nợ tín dụng đối với ngân hàng là hai ví dụ điển hình về giấy nhận nợ do công ty phát hành. Trong cả hai trƣờng hợp, ngân hàng đều đầu tƣ vào các giấy nhận nợ nhằm nhận đƣợc trái tức từ trái phiếu hay lãi suất từ khoản tín dụng nếu ngƣời vay tiền không bị phá sản. Trƣờng hợp ngƣời vay tiền phá sản, 4
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng ngân hàng thƣờng không thu đƣợc lợi tức cũng nhƣ lãi suất và có thể bị mất toàn bộ hoặc một phần vốn gốc, điều này còn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng có thể tiếp cận với tài sản của con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể. b. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi những ngƣời gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong trƣờng hợp đó, ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh khoản hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong cơ cấu tài sản có thì tiền mặt có độ thanh khoản cao nhất, do đó trƣớc hết ngân hàng sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Bởi vì tiền mặt tại quỹ không mang lại thu nhập lãi suất, cho nên trong những trƣờng hợp bình thƣờng, ngân hàng chỉ duy trì một lƣợng tiền mặt ở mức tối ƣu đủ để đáp ứng các nhu cầu rút tiền thƣờng xuyên của ngƣời gửi tiền mà không gây ảnh hƣởng đến độ thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ khi dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trƣớc đƣợc, đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thƣờng. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều đang phải đối phó với tình huống tƣơng tự, nên chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lƣợng vốn cung ứng trên thị trƣờng giảm. Hậu quả là, ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của ngƣời gửi. Trong trƣờng hợp rủi ro thanh khoản ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả những ngƣời gửi tiền đồng loạt yêu cầu ngân hàng chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì ngân hàng vốn chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản sẽ phải đối mặt với rủi ro phá sản. c. Các loại rủi ro khác Ngoài hai loại rủi ro trên, hoạt động kinh doanh ngân hàng còn phải đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ: - Rủi ro lãi suất - Rủi ro ngoại hối - Rủi ro hoạt động ngoại bảng - Rủi ro công nghệ và hoạt động 5
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng - Rủi ro quốc gia… Tuy nhiên, theo tìm hiểu của ngƣời viết, chủ yếu chỉ có rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận, nên ngƣời viết xin phép không trình bày kỹ hơn về các loại rủi ro còn lại đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.1.2. Chính sách của chính phủ Chính phủ mà đại diện là ngân hàng trung ƣơng (NHTW) nắm trong tay công cụ quan trọng để điều tiết hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng, đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ giải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lƣợng tiền cung ứng cho lƣu thông; điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế; tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn theo những mục tiêu đề ra; kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác; cùng với việc xác định tỷ giá hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại; hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả. Thông qua các quy định về cơ chế lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động trên thị trƣờng mở…mà chính phủ tác động đến lƣợng tiền các ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng làm nguồn cung vốn cho các hoạt động kinh tế của ngân hàng nên nếu chính sách tiền tệ không hợp lý sẽ không những gây ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển của các ngành kinh tế khác. 2.2. Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng Vì kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ vậy, nên đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải luôn chú trọng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, không chỉ để bản thân ngân hàng tồn tại và phát triển, mà còn bởi trách nhiệm xã hội to lớn của ngân hàng. Việc nhận thức đƣợc mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong hoạt động ngân hàng để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là cách quan trọng nhất và chủ yếu nhất để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận, có không ít nhà quản trị ngân hàng đã phớt lờ những nguyên tắc thận trọng để cấp tín dụng cho các hoạt động có 6
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng rủi ro cao, hay quản lý cơ cấu vốn không hợp lý…gây ra nguy cơ phá sản cho ngân hàng. 3. Tác động của khủng hoảng ngân hàng đến nền kinh tế Khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hƣởng trực tiếp không những đến ngƣời gửi tiền mà cả những ngƣời vay tiền. Ngƣời gửi tiền với các khoản tiết kiệm có giá trị không lớn sẽ mất hết số tiền của mình, trừ khi số tiền đó đã đƣợc bảo hiểm bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Hơn nữa, việc ngân hàng phá sản đồng nghĩa với việc mất đi nguồn cung vốn quan trọng cho các hoạt động kinh tế. Doanh nghiệp phải tìm những cách khác để có vốn kinh doanh với chi phí cao hơn, hạn chế các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng lƣợng sản phẩm cung ứng cho xã hội. Hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên do doanh nghiệp cắt giảm chi phí, thu hẹp sản xuất; còn những ngƣời vẫn có việc làm thì sẽ giảm bớt thu nhập do bị cắt giảm thƣởng, phụ cấp…làm cho tổng thu nhập xã hội giảm, kéo theo sẽ là giảm tổng cầu. Ngoài ra, sự phá sản của ngân hàng luôn có hiệu ứng lây lan và mang tính dây chuyền. Việc một ngân hàng đổ vỡ có thể khiến ngƣời gửi tiền nghi ngờ về sự ổn định và khả năng thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và có thể tạo ra sự náo loạn trong xã hội, gây mất ổn định trật tự, an ninh xã hội. II. CÁC QUI CHẾ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG Do hậu quả từ việc phá sản ngân hàng đến nền kinh tế là rất nặng nề, cho nên hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đƣợc điều chỉnh bằng luật định. Nhìn chung, có sáu loại qui chế nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. 1. Qui chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh Để bảo vệ ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền trong trƣờng hợp ngân hàng phá sản, những nhà định chế áp dụng các qui định nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng bằng một cơ chế bao gồm nhiều vòng. Ví dụ ở Úc, vòng một của cơ chế bảo vệ là qui định việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ của ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng Úc không đƣợc cho vay quá 30% vốn tự có của mình đối với bất cứ một khách hàng nào và những trƣờng hợp cho vay một khách hàng từ 10% vốn tự có trở lên đều phải báo cáo cho Ngân hàng dự trữ của Úc (RBA - Reserve Bank of 7
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Autralia). Vòng hai là điều khoản về “van an toàn” đƣợc qui định dƣới dạng tái chiết khấu. RBA sẽ trực tiếp và ngay lập tức tái cấp vốn cho ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thông qua việc mua lại các giấy tờ có giá mà ngân hàng nắm giữ. Vòng ba là các qui định buộc ngân hàng tự theo dõi, giám sát hoạt động của mình, bao gồm việc các ngân hàng lập các báo cáo tài chính và hệ thống quản trị rủi ro, đồng thời báo cáo cho RBA thông qua hệ thống giám sát từ xa. Từ các báo cáo này, RBA sẽ đánh giá hoạt động của từng ngân hàng. Tuy nhiên, những qui chế liên quan đến an toàn của hệ thống ngân hàng khiến cho các ngân hàng phải chịu chi phí nhất định. Xét từ góc độ cục bộ của từng ngân hàng, chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng giảm. 2. Qui chế về chính sách tiền tệ Qui chế về việc thực thi chính sách tiền tệ liên quan đến chức năng đặc biệt của ngân hàng đó là trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ của NHTW vào toàn bộ nền kinh tế. Ở đây, NHTW chỉ trực tiếp kiểm soát đƣợc khối lƣợng tiền dƣới dạng tiền giấy và tiền xu trong nền kinh tế - gọi là tiền mặt bên ngoài - trong khi số lớn tiền tệ đƣợc cung ứng lại dƣới dạng tiền gửi ngân hàng - gọi là tiền bên trong. Về mặt lý thuyết, NHTW có thể thay đổi số lƣợng tiền mặt bên ngoài và trực tiếp ảnh hƣởng trạng thái dự trữ cũng nhƣ khối lƣợng tín dụng và khối lƣợng tiền gửi do ngân hàng tạo ra mà không cần bất cứ một qui định nào về cơ cấu tài sản của ngân hàng (thông qua hoạt động thị trƣờng mở). Nhƣng trong thực tế, các nhà định chế áp dụng biện pháp quản lý hành chính bằng cách qui định trực tiếp mức dự trữ bắt buộc tối thiểu đối với từng ngân hàng. Xét từ lợi ích cục bộ của từng ngân hàng, thì dự trữ bắt buộc đƣợc coi nhƣ là một khoản thuế (thuế quy chế) và là loại chi phí đặc biệt đánh vào tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3. Qui chề về phân phối tín dụng Qui chế về phân phối tín dụng qui định việc các ngân hàng cấp tín dụng cho những bộ phận nhất định của xã hội đƣợc xác định là đặc biệt, ví dụ nhƣ tín dụng nhà ở, tín dụng ngƣời nghèo, tín dụng miền núi, tín dụng nông thôn,…Qui chế này yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một khối lƣợng hay một tỷ lệ tín dụng nhất định đối với một lĩnh vực nhất định đƣợc xác định là đặc biệt; hoặc phân phối tín dụng 8
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng thông qua chính sách ƣu đãi về lãi suất. Việc qui định nhƣ vậy đã tạo nền tảng cho sự công bằng xã hội, đặc biệt là tín dụng tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tín dụng nhà ở… 4. Qui chế về bảo vệ khách hàng Luật của hầu hết các quốc gia đều qui định ngân hàng không đƣợc công bố trong hồ sơ tín dụng về các vấn đề cá nhân thuộc đời tƣ của khách hàng khi chƣa đƣợc khách hàng đồng ý; và khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp những thông tin chi tiết về qui chế tín dụng, cũng nhƣ lý do từ chối cấp tín dụng của mình. 5. Qui chế về bảo vệ ngƣời đầu tƣ Hầu hết các bộ luật đều có qui định về việc bảo vệ lợi ích của ngƣời đầu tƣ trong những trƣờng hợp nhƣ giao dịch tay trong, bƣng bít thông tin, không minh bạch rõ ràng, các hành động phân biệt đối xử trong đầu tƣ. 6. Qui chế về thành lập ngân hàng và cấp giấy phép kinh doanh Việc thành lập các ngân hàng mới và cấp giấy phép kinh doanh phải đƣợc tuân thủ theo quy chế. Việc tăng hay giảm các khoản phí để thành lập một ngân hàng mới và cấp giấy phép kinh doanh có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng mới thành lập cũng nhƣ các ngân hàng đang hoạt động. Xu hƣớng chung trong tất cả các ngành, trong đó có ngành ngân hàng là muốn bảo vệ các công ty của mình bằng cách đánh cao chi phí trực tiếp đối với việc thành lập ngân hàng mới (ví dụ nhƣ qui định vốn pháp định tối thiểu thật cao) và đánh chi phí gián tiếp cao (ví dụ hạn chế các pháp nhân và thể nhân đƣợc thành lập ngân hàng mới). Hơn nữa, phạm vi hoạt động của từng ngân hàng đƣợc qui định cụ thể trong giấy phép kinh doanh của ngân hàng đó. Nếu các lĩnh vực hoạt động trong giấy phép càng nhiều, thì chi phí để xin cấp phép càng cao. III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN 1. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lƣợng và những mô hình phản ánh về mặt định tính của rủi ro tín dụng. Hơn nữa, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân 9
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. 1.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng 1.1.1. Phân tích tín dụng: đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải xem xét ba vấn đề căn bản: a. Mức độ tín nhiệm của ngƣời xin vay Mức độ tín nhiệm của ngƣời xin vay hay ngƣời vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không, điều này lại bao gồm 6 khía cạnh - 6C của ngƣời xin vay là: tƣ cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions), và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải đƣợc đánh giá tốt, thì khoản vay mới đƣợc xem là khả thi. Tƣ cách ngƣời vay: ngƣời xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Sau đó, cần xác định xem mục đích đó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem ngƣời vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của ngƣời vay gọi chung là “tƣ cách ngƣời vay” (Character). Năng lực của ngƣời vay: ngƣời xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nƣớc đều quy định ngƣời dƣới 18 tuổi không đủ tƣ cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng; hoặc ngƣời đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là ngƣời đƣợc ủy quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết bởi ngƣời không đƣợc ủy quyền có thể sẽ không thu hồi đƣợc nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Thu nhập của ngƣời vay: tiêu chí thu nhập của ngƣời vay tập trung vào câu hỏi: ngƣời vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, ngƣời vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; bán thanh lý tài sản; tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân 10
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ƣu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng Bảo đảm tiền vay: khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, phải tìm hiểu xem ngƣời vay có sở hữu một giá trị hay tài sản nào có chất lƣợng để hỗ trợ cho khoản vay hay không. Trong đó, phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm nhƣ tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản ngƣời vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của ngƣời vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm đƣợc ngƣời mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. Các điều kiện: cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết đƣợc xu hƣớng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của ngƣời vay, cũng nhƣ khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khoản tín dụng. Để làm đƣợc điều này, hầu hết các ngân hàng đều duy trì các “phai” dữ liệu thông tin, bao gồm các mẫu báo có liên quan, các bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu. Kiểm soát: tập trung vào những vấn đề nhƣ: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hƣởng xấu đến ngƣời vay hay không? Yêu cầu tín dụng của ngƣời vay có đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lƣợng tín dụng hay không? b. Hợp đồng tín dụng phải đƣợc ký kết đúng đắn và hợp lệ Nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của ngƣời vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành công của khách hàng. Nếu ngƣời vay có sự điều chỉnh thích hợp khoản vay, thì khoản tín dụng thực tế có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn so với nhu cầu ban đầu và thời hạn xin vay cũng có thể là dài hơn hay ngắn hơn so với dự kiến. Nhƣ vậy, cán bộ tín dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời hƣớng dẫn khách hàng hoàn thành đơn xin vay. Một hợp đồng tín dụng hợp lệ còn phải bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của ngƣời vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cƣỡng chế 11
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu ngân hàng sẽ hành động cƣỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. c. Khả năng ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm Trong khi những công ty lớn và các khách hàng có hệ số tín nhiệm cao không cần có bảo đảm tín dụng, thì những khách hàng còn lại thƣờng đƣợc yêu cầu phải có biện pháp bảo đảm tín dụng nhƣ cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của ngƣời thứ ba. Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích: (i) nếu ngƣời vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; (ii) nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý so với ngƣời vay. Bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc, buộc ngƣời đặt cọc (ngƣời vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình. Khi nhận bảo đảm tín dụng, ngân hàng phải xác định rõ ràng và chính xác những tài sản nào là đối tƣợng có thể gán nợ và có thể bán đƣợc, đồng thời phải chứng minh đƣợc bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là ngƣời hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản nếu nhƣ ngƣời vay không trả đƣợc nợ. Khi đã nhận tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ có vị thế ƣu tiên trong việc nhận gán nợ so với các chủ nợ khác và ngay cả với chủ sở hữu. Các loại bảo đảm tín dụng thông thƣờng: Tài khoản phải thu: ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % (thông thƣờng từ 40 đến 90%) giá trị của tài khoản phải thu (bán hàng chịu, hay tín dụng thƣơng mại) theo số liệu trên bảng cân đối kế toán. Khi khách hàng của ngƣời vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này đƣợc dùng để trả nợ cho ngân hàng. Bao thanh toán: ngân hàng có thể mua tài khoản phải thu của ngƣời vay theo một tỷ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. Tỷ lệ % này phụ thuộc vào chất lƣợng và thời hạn của các khoản phải thu. Bởi vì ngân hàng đã mua khoản phải thu (chuyển giao quyền sở hữu), nên ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng của ngƣời vay là khoản tiền thanh toán mua hàng chịu sẽ trả trực tiếp cho ngân hàng. Thông thƣờng, ngƣời vay phải cam kết với ngân hàng là sẽ bù đắp những khoản tiền phải thu nhƣng thực tế không thu đƣợc. 12
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Hàng tồn kho: để bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể nhận hàng tồn kho, vật tƣ, nguyên liệu của ngƣời vay làm tài sản cầm cố. Thông thƣờng, ngân hàng chỉ cho vay một tỷ lệ % nhất định (từ 30 đến 80%) trên giá trị thị trƣờng hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hóa giảm giá. Tài sản cầm cố có thể do ngƣời vay kiểm soát hoàn toàn, nhƣng giấy tờ sở hữu do ngân hàng nắm giữ; hoặc ngân hàng là ngƣời nắm giữ tài sản cầm cố cho đến khi nào nợ đƣơc trả hoàn toàn. Thế chấp tài sản cố định: các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất đai). Bảo lãnh của bên thứ ba: trong trƣờng hợp ngƣời vay không có tài sản bảo đảm tín dụng thì phải có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín. 1.1.2. Kiểm tra tín dụng Sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng với ngƣời vay, ngân hàng vẫn phải tiếp tục quan tâm đến những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi ký, chứ không bỏ mặc cho đến khi hợp đồng đến hạn và ngƣời vay hoàn trả lần cuối. Đó là bởi vì các điều kiện cấp tín dụng thƣờng thay đổi theo thời gian, có ảnh hƣởng đến điều kiện tài chính của ngƣời vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho ngƣời vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng phải nhạy cảm với những diễn biến nhƣ vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn. Những nguyên lý chung trong kiểm tra tín dụng đang đƣợc áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm: a. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì phải thƣờng xuyên hơn. b. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng nhất của một khoản tín dụng phải đƣợc kiểm tra, bao gồm: Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm đảm bảo rằng khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch. 13
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Chất lƣợng và điều kiện của tài sản dùng làm đảm bảo tín dụng. Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản đảm bảo tín dụng đối với ngƣời vay trƣớc tòa án nếu cần thiết. Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về ngƣời vay xem đã thay đổi hay chƣa, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của ngƣời vay thay đổi nhƣ thế nào. Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra hay không. c. Kiểm tra thƣờng xuyên các khoản tín dụng lớn, bởi vì nếu các khách hàng quan trọng bị vỡ nợ sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng. d. Quản lý chặt chẽ và thƣờng xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cƣờng kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng. e. Tăng cƣờng kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện về những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển (ví dụ nhƣ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phƣơng pháp phân phối mới). Kiểm tra tín dụng là công việc rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Kiểm tra tín dụng cũng giúp cho hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành trong việc đánh giá toàn bộ rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng nhƣ định hƣớng chính sách “quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và chiến lƣợc tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tƣơng lai. Đồng thời, nó còn có tác dụng kiểm tra thƣờng xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không. 1.1.3. Xử lý tín dụng có vấn đề Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng, nhƣng điều không thể tránh khỏi là có một số khoản tín dụng vẫn đƣợc thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Những khoản tín dụng có vấn 14
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng đề thƣờng bao gồm các trƣờng hợp: (i) ngƣời vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng giảm giá đáng kể. Khi đó, các chuyên gia ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bƣớc nhƣ sau: Luôn luôn đặt mục tiêu là tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. Khẩn trƣơng tìm hiểu và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải đƣợc độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ trực tiếp cho vay. Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cƣờng cải tiến công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định đƣợc rủi ro đối với ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản làm vật bảo đảm tín dụng để phù hợp với tình hình mới). Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề. Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghĩa vụ tài chính nào chƣa thực hiện. Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lƣợng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. Chuyên gia phải cân nhắc mọi phƣơng án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trƣớc mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cƣờng lƣu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của ngƣời thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. Giải pháp tối ƣu phải bảo đảm thu hồi đƣợc nợ, đồng thời tạo cơ hội cho cả khách hàng và ngân hàng có thể duy trì đƣợc hoạt động tiếp theo một cách bình thƣờng. 1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng 15
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp đƣợc chia thành bốn nhóm nhƣ sau: a. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios) Chỉ tiêu thanh toán nhanh hay tức thời (Quick ratio): Nhìn chung, trong hầu hết các trƣờng hợp, doanh nghiệp không thể chuyển ngay lập tức toàn bộ tài sản lƣu động thành tiền, do đó, để đo lƣờng khả năng thanh khoản tức thời của doanh nghiệp, tức khả năng chuyển tài sản lƣu động thành tiền một cách nhanh chóng, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu thanh toán nhanh theo một trong hai cách sau: C¸c tµi s¶n l-u ®éng chuyÓn thµnh tiÒn tøc thêi Chỉ tiêu thanh toán tức thời = Nî ng¾n h¹n hoặc Chỉ tiêu thanh toán tức thời = C¸c tµi s¶n l-u ®éng kh«ng kÓ hµng tån kho Nî ng¾n h¹n Rõ ràng là, nếu chỉ tiêu thanh toán tức thời càng cao, thì doanh nghiệp có khả năng chi trả nợ tức thời càng lớn. Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn (Current ratio): đây là chỉ tiêu dùng để đo lƣờng khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp và đƣợc xác định theo công thức: Tµi s¶n l-u ®éng Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn = Nî ng¾n h¹n Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lƣu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, chỉ tiêu này của doanh nghiệp cần phải lớn hơn 1; trƣờng hợp nhỏ hơn 1, hàm ý doanh nghiệp dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Chỉ tiêu vốn lƣu động ròng (Net working capital): Vốn lƣu động = Tài sản lƣu động – Nợ ngắn hạn Nhƣ vậy, vốn lƣu động ròng (hay vốn lƣu động) là chênh lệch giữa tài sản lƣu động và nợ ngắn hạn, do đó, xét về quan hệ tín dụng thì vốn lƣu động ròng chính là phần tài sản lƣu động đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn. b. Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios) 16
- Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng ngân hàng Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lƣờng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, các chỉ tiêu này phản ánh mối tƣơng quan giữa từng nhóm tài sản nhất định (nhƣ hàng tồn kho, tài khoản phải thu, tổng tài sản) với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nhƣ doanh thu, giá thành hàng hóa, lãi hoạt động). Có ba chỉ tiêu chính về hoạt động của doanh nghiệp, là: Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover): vòng quay hàng tồn kho là số vòng quay của doanh thu hàng năm trên hàng tồn kho bình quân, và đƣợc tính nhƣ sau: Doanh thu hµng n¨m Vòng quay hàng tồn kho = Hµng tån kho b×nh qu©n So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể doanh nghiệp đã dự trữ một mức hàng tồn kho quá ít, điều này có thể là không tốt, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có đủ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh hoặc sẽ mất khách hàng vì hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng không tốt, vì có thể doanh nghiệp đã mua quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hóa sản xuất ra mà không bán đƣợc. Kỳ thu nợ bình quân (Average collection period): chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân của tài khoản phải thu (Average accounts receivable balance) chia cho doanh số bán chịu hàng ngày bình quân (Average daily credit sales). Tµi kho¶n ph¶i thu bq Kỳ thu nợ bình quân = Doanh sè b¸n chÞu hµng ngµy bq Chỉ tiêu kỳ thu nợ bình quân phản ánh thời hạn tín dụng thƣơng mại bình quân mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng là bao nhiêu ngày. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân mà công ty phải chờ đợi kể từ khi bán hàng chịu cho đến khi thu đƣợc tiền. Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover): vòng quay tổng tài sản là số vòng quay của doanh thu hàng năm trên tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp, và đƣợc tính nhƣ sau: doanh thu hµng n¨m Vòng quay tổng tài sản = tæng tµi s¶n Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
95 p | 403 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch
81 p | 349 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình
73 p | 392 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tại Hải Phòng
68 p | 223 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009- 2015
98 p | 170 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 40 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 p | 34 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân
69 p | 25 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980
85 p | 22 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch
86 p | 102 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 16 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật tự vấn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
80 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 8 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 10 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác tiền lương cho người lao động trực tiếp tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trần Hà
79 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn