intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

33
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu được thực hiện với mục tiêu nhằm hiểu sâu hơn về ngòi bút tài hoa của Nguyễn Minh Châu; chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; phân tích và lí giải những đặc sắc của tập truyện ở những phương diện nổi bật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH CỦA NGUYỄN MINH CHÂU HỒ NGỌC KHANG Hậu Giang, 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN HỒ NGỌC KHANG MSSV: 0956010709 Hậu Giang, 2013
  3. LỜI CẢM ƠN  Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Lâm Điền, người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi, trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp tôi để hoàn thành luận văn này. Sinh viên thực hiện Hồ Ngọc Khang i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Hồ Ngọc Khang ii
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 Chương 1: NGUYỄN MINH CHÂU VỚI THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN ........6 1.1. Vài nét về Nguyễn Minh Châu........................................................................6 1.1.1. Sơ lược tiểu sử.............................................................................................6 1.1.2. Quá trình sáng tác ........................................................................................7 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật ................................................................................14 1.2. Thể loại truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ........................16 1.2.1. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu....................16 1.2.2. Khái quát về đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ......................18 Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT VỀ NỘI DUNG CỦA TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH.....30 2.1. Hiện thực về cuộc sống gian khổ và mất mát hi sinh thời chiến tranh ...........30 2.1.1. Cuộc sống gian khổ thời chiến tranh ..........................................................30 2.1.2. Những mất mát hi sinh thời chiến tranh .....................................................32 2.2. Ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người trong thời chiến tranh.......34 2.2.1. Vẻ đẹp lí tưởng ..........................................................................................34 2.2.2. Lòng dũng cảm và đức hi sinh ...................................................................35 2.2.3. Tình đồng đội thiêng liêng .........................................................................36 2.2.4. Tình yêu trong sáng lãng mạn ....................................................................38 2.3. Những trăn trở về cuộc sống thời hậu chiến ..................................................40 2.3.1. Cuộc sống của những con người trở về sau chiến tranh..............................40 2.3.2. Trăn trở về sự tha hóa của con người .........................................................43 iii
  6. Chương 3 : NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH.....46 3.1. Tình huống truyện đa dạng ...........................................................................46 3.1.1. Tình huống nhận thức ................................................................................46 3.1.1. Tình huống mâu thuẫn ...............................................................................57 3.2. Nghệ thuật mở truyện và kết truyện ..............................................................50 3.2.1. Nghệ thuật mở truyện ..............................................................................50 3.2.2. Nghệ thuật kết truyện.................................................................................52 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.......................................................................53 3.3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .....................................................53 3.3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.........................................................55 3.3.3. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật .....................................................57 KẾT LUẬN........................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới tự nhiên và xã hội là đối tượng của nghệ thuật. Trước hiện thực khách quan muôn hình vạn trạng nên mỗi văn nghệ sĩ đều có cách phản ánh riêng. Qua hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, nhà văn thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ của mình. Do đó, một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa mỗi nhà văn là ở “cách nhìn” về đời sống xã hội và con người. Nguyễn Minh Châu một cây bút tài hoa, suốt cuộc đời sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông sống vì nghệ thuật và luôn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Có thể nói rằng, Nguyễn Minh Châu là một trong những viên ngọc sáng của nền văn học Việt Nam sau 1975. Đặc biệt, thể loại truyện ngắn của ông. Có những tác phẩm đã đi vào lòng người như: Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bến quê, Bức tranh,… Qua những trang viết của Nguyễn Minh Châu ta thấy thắm đượm tình người, tình đời, một triết lí nhân sinh sâu sắc. Đề tài trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu rất phong phú và đa dạng. Không chỉ viết về đề tài chiến tranh mà ông còn viết về những chuyện trong cuộc sống mà ông đã trải qua. Từ đó cho thấy Nguyễn Minh Châu có cái nhìn sâu sắc trong từng trang viết của mình. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều trang viết hào sảng, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhiều tác phẩm của ông được đánh giá cao. Sau chiến tranh, ông sớm có sự trăn trở, khát khao đổi mới văn học. Dù trong chiến tranh hay hòa bình, ông luôn có ý thức cống hiến sức lực và tài trí cho sự nghiệp văn chương. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu là nhà văn chiến sĩ xuất sắc có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học cách mạng. Ngay trong trang viết hào hùng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng như: Cửa sông, Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính,... ông đã có sự trăn trở về cuộc sống. Sau 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng vừa kết thúc, nhân dân ta bước vào con đường xây dựng và đổi mới đất nước. Song song với sự đổi mới đó thì văn học nghệ thuật bước đầu thay đổi cùng hòa vào thời cuộc chung của đất nước. Sự chuyển hướng từ đề tài cho đến nội dung lẫn nghệ thuật, văn học thời kì này cũng tạo được dấu ấn riêng cho mình tiêu biểu là thể loại truyện. Nhiều cây 1
  8. bút đã khẳng định được tài năng qua những đứa con tinh thần của mình như: Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,…và đặc biệt là Nguyễn Minh Châu. Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một nhà văn ưu tú của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trải qua hai thời kì sáng tác của mình ông đã để lại những giá trị tốt đẹp cho đời. Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có thể coi nó như một kho “ngữ liệu” vô cùng phong phú. Cho nên trong hoạt động văn học của mình, Nguyễn Minh Châu luôn được sự quan tâm của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học vì những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành có những khoảnh khắc làm tim người đọc se thắt lại. Tác giả bóp nghẹt trái tim ta để ta nhận được sự đồng cảm của mình với nhân vật, với tác giả về những suy nghĩ và ứng xử. Truyện đã cho ta những khoảnh khắc tuyệt vời làm cháy bừng trong ta ước muốn được làm người, làm một con người biết yêu thương và biết hi sinh cho tình yêu thương ấy. Cái sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Minh Châu không được phát huy qua những trang văn mang âm hưởng phê phán, trào lộng thói hư tật xấu của người đời bằng kiến thức của mình văn đã đào sâu ý nghĩa triết lí rút ra từ các hiện tượng đời sống được miêu tả. Đọc Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp cho ta thấy phần trăm biến sắc nhọn đã đưa ra chưa đậm, mà cả phần đôn hậu ấm áp vẫn còn nhạt lắm. Phải như cốt truyện của Sắm vai, Bức tranh hay ít ra như Giao thừa, mới thích hợp để Nguyễn Minh Châu suy nghĩ, luận bàn. Giao thừa muốn đặt vấn đề tìm hiểu những nét kế tục và những nét đức đoạn về quan niệm sống và cách sống giữa hai lớp người. Còn trong Sắm vai, tác giả đã thử xem xét một trường hợp đánh mất mình và tìm lại được chính mình. Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Đã có nhiều công trình tâm huyết dành cho truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Trong những công trình nghiên cứu cụ thể, các nhà phê bình, bình luận về Nguyễn Minh Châu đã có đề cặp đến nhiều vấn đề trong truyện của ông. Tuy nhiên đó mới chỉ là ý kiến mang tính khái quát. Nghiên về nhà văn Nguyễn Minh Châu, 2
  9. người viết đã thu thập được một số ý kiến khi tìm hiểu về văn chương của ông, cụ thể như sau: Đề cặp đến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975, Phan Cự Đệ đã cho rằng: “bước sang các tác phẩm 1975 của Nguyễn Minh Châu, góc chiếu nhất quán về một luận điểm lớn không còn duy trì nữa. Thay thế vào đó, mỗi truyện ngắn trở thành một lăng kính chiếu rọi một ngó khuất, một khoảnh tối trong cuộc sống phong phú nhiều màu sắc của con người[…], điều Nguyễn Minh Châu theo đuổi không phải là cái trọn vẹn, cái lung linh, cái siêu phàm của những anh hùng hay thánh nhân mà chính là cái đa sự, phức tạp, biến ảo của con người thường nhật - con người cá thể, trơ trọi đối mặt với những thái cực khác nhau của cuộc sống: được và mất, chân và giả, trung thành và phản bội, tốt và xấu xa, bất hạnh và hạnh phúc v.v...Hàng loạt các truyện ngắn thời kì này như Bức tranh, Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau, Phiên chợ Giát…đã tái hiện khá sinh động cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lấy hoặc gieo mầm cho phần tốt đẹp, để tiêu diệt phần u tối xấu xa trong mỗi con người và trong cả xã hội”.[3;tr.672] Sau khi luận bàn về tác phẩm và dư luận với những yêu cầu của cuộc sống đối với văn học, Lê Thành Nghị cho rằng: “cái mới trong những trang viết gần đây của Nguyễn Minh Châu có lẽ là sự thay đổi đối tượng nhận thức và phản ánh của anh”.[7;tr.301]. Cái đích của văn chương, như Nguyễn Minh Châu từng mong mỏi và ngợi ca, tất nhiên là tính nội dung của tác phẩm: “Trong đời sống văn học, có những tài năng có công đóng góp vào một cách viết, một sự cách tân về thể loại. Có nhân vật đóng góp chính vào phần ngôn ngữ. Nhưng xét cho cùng, cái phần chủ yếu của một người viết văn vẫn là tiếng nói của anh ta trước những vấn đề mà đông đảo mọi người vẫn quan tâm tới[…]. Có thể nói rằng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, mặc dù không phải không có những hạt sạn về kĩ thuật viết, song sự hài hòa khá nhuần nhuyễn giữa các yếu tố và bộ phận khác nhau của chỉnh thể tác phẩm đã mang lại cho ngòi bút của nhà văn một phong cách riêng, một nét duyên riêng khó lẫn…”[3;tr.675]. Phong Lê cho rằng: “Đọc Nguyễn Minh Châu người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên trang giấy của người viết tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong 3
  10. cuộc sống hằng ngày dưới con mắt của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý.”[13;tr.77]. Từ những năm sáu mươi, Nguyễn Minh Châu đã từng băn khoăn: “Phải chăng bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham lam, ích kỷ, phản trắc vụ lợi, còn được ẩn kín và đã có lúc ngấm ngầm phát triển gần như lộ liễu”.[15;tr.431]. Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Minh Châu là người luôn có ý thức sâu sắc về “bản chất nghệ thuật văn học” về yêu cầu phản ánh hiện thực thông qua chủ thể sáng tạo của nhà văn. Vì lẽ đó, dù say sưa với những suy ngẫm triết lí bộn bề về cuộc đời, nhà văn cũng không để cho những luận đề át tính nghệ thuật, tính hệ thống nhất hữu cơ của tác phẩm.[…] bằng những tình huống độc đáo và chìm ẩn trong những biểu tượng đa nghĩa - do đó, tác phẩm hiện lên như một sinh thể sống tự nhiên.” [3;tr.673]. Những trang viết của Nguyễn Minh Châu chứa những giá trị thực tại của đời sống, bằng cái tài của mình ông đã góp thêm tiếng nói cho văn đàn Việt Nam thêm tính nhân văn. Qua những công trình nghiên cứu trên ta thấy các nhà nghiên cứu chỉ xoay quanh vấn đề số phận, con người, những giá trị nghệ thuật, triết lí sống. Những vấn đề đó trong truyện của ông không còn là mảnh đất trống, nó được cày xới tỉ mĩ trong từng mảnh đất. Nhưng vẫn chưa đầy đủ, người viết nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu trước đây và cho đến thời điểm mình đang nghiên cứu thì các công trình trước kia chỉ khám phá một khía cạnh nào đó trong tác phẩm, mà chưa ai tìm hiểu về từng tập truyện của ông, mà cụ thể là tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu. Đây là đề tài hấp dẫn người nghiên cứu, với sự mong muốn qua bài tiểu luận của mình có thể góp phần vào việc khám phá cái đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhằm hiểu sâu hơn về ngòi bút tài hoa của Nguyễn Minh Châu. Nhằm chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Phân tích và lí giải những đặc sắc của tập truyện ở những phương diện nổi bật. 4
  11. 4. Phạm vi nghiên cứu Do đề tài nghiên cứu là Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành nên khi nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu dựa trên tập truyện ngắn đó mà bàn luận vấn đề đặt ra, nhằm để chỉ ra được những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn, cũng như có thể thấy được công lao đóng góp hết sức quý báu của Nguyễn Minh Châu cho nền văn học. Vấn đề nghiên cứu không chỉ giới hạn trong tập truyện ngắn mà còn mở rộng ở một số truyện ngắn của các nhà văn khác để so sánh, đối chiếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt khóa luận của mình, người viết đã dựa trên nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh. - Phương pháp hệ thống: Người viết sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975 có những bước phát triển như thế nào. - Phương pháp so sánh: Người viết sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975 có những thành tựu như thế nào. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Chứng minh, phân tích để nhằm làm sáng tỏ vấn đề. 5
  12. Chương 1 NGUYỄN MINH CHÂU VỚI THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1. Vài nét về Nguyễn Minh Châu 1.1.1. Sơ lược tiểu sử Nguyễn Minh Châu, một cây bút được tôi luyện và trưởng thành trong cách mạng. Ông vừa là nhà văn vừa là một chiến sĩ, hai con người ấy luôn hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, để từ đó, hun đúc nên một nhà văn đa tài Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930, ở làng Thơi, thuộc xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình khá giả, là con út trong gia đình có sáu người con, cho nên ông được tạo điều kiện học hành khá chu đáo. Từ năm 1944 đến năm 1945, ông học trường Kỹ Nghệ Huế và sau khi Nhật đảo chính pháp, Nguyễn Minh Châu về học tiếp, đỗ tốt nghiệp thành chung và tiếp tục học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng–Nghệ Tĩnh. Năm 1950, ông nhập ngũ và kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vào thời gian này. Năm 1951 Nguyễn Minh Châu là học viên trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952 đến năm 1956, ông công tác tại ban tác chiến, ban tham mưu tiểu đoàn 722 và tiểu đoàn 706 và cũng vào giai đoạn này Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết truyện ngắn (1954). Sau đó ông chuyển công tác về làm chính trị viên đại đội, trợ lý văn hóa Thanh niên trung đoàn 64 trong gần ba năm (từ 1956 đến 1958). Năm 1958, Nguyễn Minh Châu được phong hàm trung úy và được đưa đi học bổ túc quân sự khóa 2. Đến năm 1960 ông công tác tại phòng Văn nghệ, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và ông học trường văn hóa Lạng Sơn năm 1961. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu chuyển về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội và phục vụ cho đến khi qua đời. Ông mất ngày 23 tháng 01 năm 1989, tại Hà Nội. Trong hoạt động cách mạng của mình, ông đã có nhiều đóng góp đáng kể mà đặc biệt trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. Vào 1972, ông được Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp làm hội viên. Đến năm 1983, ông được vinh dự là đại biểu chính thức 6
  13. dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội và trúng cử vào Ban chấp hành khóa 3. Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu còn nhận các giải thưởng như: - Giải thưởng Bộ quốc phòng (1984 -1989) cho toàn bộ tác phẩm viết về người lính và chiến tranh. - Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1988 -1989) cho tập truyện ngắn Cỏ lau. - Và được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt II năm 2000). 1.1.2. Quá trình sáng tác Nguyễn Minh Châu sinh ra và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc. Cả cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng của chiến tranh khốc liệt. Chính vì vậy, ngòi bút của ông được mài dũa và tôi luyện trong khói lửa, đạn bom của chiến tranh một cách sắc sảo. Nguyễn Minh Châu suốt cuộc đời mình cống hiến cho văn học, cho đất nước, cho dân tộc, sống miệt mài, khám phá, tìm ra những giá trị cho đời về triết lí nhân sinh sâu sắc. Trải qua những ngày tháng đau thương Nguyễn Minh Châu đã sống và viết những tác phẩm mang đậm dấu ấn của chiến tranh đầy nghiệt ngã và những gian truân của cuộc đời. Con đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia thành hai giai đoạn: Trước năm 1975 và sau năm 1975. Giai đoạn trước năm 1975: Nguyễn Minh Châu cùng một số cây bút cùng thời đã trải nghiệm cuộc đời người lính, sống gắn bó với nhân dân trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh, chính vì lẽ đó, đã dẫn họ đến con đường nghệ thuật. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông đến với văn học khá muộn so với các cây bút cùng thời, năm ông 30 tuổi mới có tác phẩm đầu tay của mình. Những trang viết của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này luôn xoay quanh đề tài chiến tranh, về người lính, về anh hùng, về nông dân, về người phụ nữ và con người đi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở mỗi tác phẩm Nguyễn Minh Châu đặt ra những vấn đề khác nhau nhưng đều hướng đến việc ca ngợi lí tưởng cộng sản, ca ngợi ý chí kiên cường của người lính,… trong cuộc kháng chiến trường kì chống đế quốc Mĩ của cả dân tộc. Trong giai đoạn này, Nguyễn Minh Châu viết thành công tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Ở tập truyện này, ngoài việc khắc họa cuộc sống của nhân dân và đế quốc Mĩ, Nguyễn Minh Châu còn đi vào khám phá vẻ đẹp tâm hồn 7
  14. của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Đó là ý chí son sắc, quyết tâm bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước. Những đôi trai gái xung phong ra chiến trận vì mục đích chung của cả dân tộc. Họ gác lại những điều riêng tư của bản thân những tình cảm họ dành cho nhau vẫn sâu đậm. Họ yêu nhau nhưng trong tình yêu ấy còn có cả tình đồng đội, đồng chí, cùng giúp đỡ, động viên nhau chiến đấu tới cùng. Trong truyện ngắn Nhành mai, Lương bao năm xa cách gặp lại người yêu đã trở thành một đảng viên, một người cán bộ nồng cốt ở địa phương, tình yêu thủy chung của họ hòa với tấm lòng thủy chung son sắc với cách mạng. Chính tình đồng đội, tình yêu ấy tiếp thêm sức mạnh cho họ vững bước hơn trên con đường đấu tranh của mình. Trong tập truyện Những vùng trời khác nhau, Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công với truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng. Ở truyện ngắn này, ông ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của con người được thể hiện qua nhân vật Nguyệt và mối tình tuyệt đẹp của nhân vật Lãm nhưng chuyện tình của họ cũng tạm gác lại vì mục đích chung của dân tộc. Tình yêu ấy được thi vị hóa và cả sự lãng mạn của mối tình đẹp đẽ trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh. Trong khói lửa của đạn bom nhưng lại có một chuyện tình tuyệt đẹp, sự thủy chung son sắc giữa Nguyệt và Lãm. Một sự hi sinh cao cả, vì một sự nghiệp chung của cả dân tộc đành nén lại cảm xúc cá nhân mà hướng về đại cuộc. Trong truyện ngắn này, ông không đi vào khai thác đề tài chiến tranh khốc liệt mà chủ yếu dẫn người đọc cảm nhận chất thơ, chất nhạc trong tâm hồn con người. Đó là vẻ đẹp của những tâm hồn trong sáng, thanh cao. Giữa cảnh đạn bom ồn ào, dữ dội hình ảnh của những người thanh niên như Nguyệt như Lãm trở nên lung linh, kì diệu không có một sức mạnh nào tiêu diệt được. Dù trong chiến tranh thì sự đau thương, mất mát là không thể tránh khỏi, nhưng mất nước càng đau khổ hơn gấp trăm ngàn lần, cho nên, cái bi lúc này đã chuyển sang thành bi tráng chứ không phải là bi lụy. Các tác phẩm văn chương của Nguyễn Minh Châu lúc này tập chung ca ngợi người chiến sĩ cách mạng. Xây dựng được nhiều hình tượng đẹp, sinh động và tạo niềm phấn khởi cho các chiến sĩ đang cầm súng để bảo vệ Tổ quốc, cũng trong giai đoạn này có một số tác giả khác cũng phản ánh về người lính như: Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải. Dù sống trong gian khổ 8
  15. nhưng trong lòng họ dấy lên ý chí kiên cường, bất khuất và hình ảnh hiên ngang “súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Đối với Nguyễn Minh Châu cũng vậy, các tác phẩm của ông trong giai đoạn này cũng mang đậm chất lãng mạn về vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ. Với Nguyễn Minh Châu, điều quan trọng hơn cả không chỉ là “hạt ngọc’’ được tìm thấy mà là vấn đề chất ngọc đó như thế nào? Cái đẹp cái thiện luôn tồn tại trong cuộc sống quanh ta, nhưng đôi khi chúng ẩn sâu trong những lớp vỏ vụn vặt của hiện tượng của đời sống, và sứ mệnh của nhà văn là phải đọc được điều gì chìm sâu trong đó và tìm thấy nó trong cái bình thường, giản dị của cuộc sống. Trong chuyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng con đường Lãm tìm ra vẻ đẹp trọn vẹn của Nguyệt cũng giống như quá trình “mảnh trăng cuối rừng’’ sau những thời khắc chập chờn ẩn hiện từ xa xôi và cuối cùng cũng hiện rõ vầng trăng tròn vành với những ánh sáng bao trùm cả không gian và thời gian trong khung cảnh và trong lòng người trai trẻ. Con đường đi tìm cái đẹp ấy không được dệt bằng hoa tươi thơm ngát mà là con đường chiến tranh đầy khúc khuỷu, gặp ghềnh với những hố bom và lửa đạn. Cũng chính con đường ấy giúp Lê trong truyện ngắn Những vùng trời khác nhau ngày càng khâm phục và yêu quý Sơn hơn. Nhà văn đã mở ra những bình diện mới của hiện thực cùng với những hướng tiếp cận mới. Sự quan tâm của tác giả hướng vào đời sống thế sự hàng ngày đang ẩn chứa bao nhiêu vấn đề của các quan hệ nhân sinh, đạo đức và số phận con người. Chăm chú quan sát cuộc sống xung quanh mình, Nguyễn Minh Châu nhận thấy ngày càng có nhiều vấn đề cần phải quan tâm và nhà văn muốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người” (lời phát biểu của tác giả trong cuộc trao đổi truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tháng 6- 1985). Nhiều truyện ngắn chỉ là những câu truyện hằng ngày trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, trong một khu tập thể (Mẹ con chị Hằng, Giao thừa, Đứa ăn cắp, Người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai). Nhưng qua những sự việc, câu chuyện dường như bình thường, nhà văn đã nghiệm thấy được những quy luật của đời sống và không ít vấn đề về cách sống, cách ứng xử của người đời. Trong thời điểm này, Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc khi nghĩ rằng chiến tranh không chỉ là những chiến công, không chỉ có anh hùng quả cảm mà còn một phần chìm khuất với bao nổi đa đoan của cuộc đời. Và mỗi số phận của con người với 9
  16. bao hi sinh, mất mát, chia lìa, vẫn phải dằn lòng nén lại để hướng về cộng đồng dân tộc. Đối với con người, chiến tranh “như một lưỡi dao phạt ngang”, biết bao cuộc đời và số phận của con người bị “chặt lìa” bởi chiến tranh ác liệt. Có lẽ, không ai có thể nói về những di tích của chiến tranh, những mất mát, đau thương, éo le những bi kịch khủng khiếp của chiến tranh hằng sâu trong từng số phận của con người một cách day dứt như Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, Nguyễn Minh Châu viết không nhiều nhưng đã để lại một dấu ấn làm nên tên tuổi của ông trong buổi đầu sáng tác văn học. Với hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu đã từng bước mài dũa ngòi bút của mình đưa người đọc đến với văn học ngày càng nhiều hơn, tiếp cận văn học mà đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn mang phong cách hiện đại. Ba tác phẩn là tiểu thuyết và truyện ngắn là: - Cửa sông (Tiểu thuyết, NXB Văn học, 1967). - Những vùng trời khác nhau (Tập truyện ngắn, NXB Văn học, 1970). - Dấu chân người lính (Tiểu thuyết, NXB Thanh niên, 1972). Đã trở thành tâm điểm chú ý trên văn đàn lúc bấy giờ. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm hình ảnh của chiến tranh và những con người bình dị, sống cuộc đời gắn liền với khói lửa, mưa bom. Nói về nỗi khó khăn của người cầm súng ra trận Nguyễn Minh Châu ca ngợi sự hi sinh cả cuộc đời để bảo vệ đất nước, giữ bình yên cho dân tộc, khích lệ, ca ngợi vẻ đẹp người lính anh dũng trong thời chiến. Giai đoạn sau 1975: Là giai đoạn mà Phong Lê cho rằng “ký ức về chiến tranh còn rất dồi dào trong cả một đội ngũ; và đến lúc này thì khối ký ức ấy có dịp nối dài ký ức thời chống pháp để trở thành một mảng sống lớn trải dài suốt 30 năm cách mạng và chiến tranh của dân tộc.” [11;tr.227]. Thật vậy, ở giai đoạn sáng tác này Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục những đề tài trước năm 1975, cùng với một số tác giả như: Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, …Những sáng tác của họ bắt đầu có sự chuyển đổi về đề tài, các tác phẩm hướng về những vấn đề của thời bình, về cuộc sống của con người, về những mối quan tâm của độc giả. Cho nên “Đây là một sự tiếp tục, không phải như một nối dài của lịch sử, mà là một chuyển đổi của lịch sử. Đây là cách viết về chiến tranh sau chiến tranh. Viết về chiến tranh trong bối cảnh và yêu cầu của thời bình. Viết về chiến tranh cho một 10
  17. đối tượng mới, và số đông ngày càng đông hơn là những thế hệ sinh ra trong thời bình.” [11;tr.227]. Do đó, Nguyễn Minh Châu không còn viết về người lính đang cầm súng mà là những người lính đang góp sức xây dựng và phục vụ cho đời, cho đất nước trong thời bình. Bằng vốn sống phong phú về nhận thức thực tiễn đã mở cho ông một lối mới trong những sáng tác của mình. Tất cả những gì Nguyễn Minh Châu viết là niềm say mê, ca ngợi trân trọng, yêu thương chân thành với nhân dân, với cộng đồng. Bởi vậy những sáng tác của Nguyễn Minh Châu vào thời điểm này đi vào các số phận và tính cách con người với những nỗi niềm thầm kín, cuộc đời chìm khuất trong nỗi đa đoan những hi sinh mất mát, chia lìa và sự xuống cấp về nhân cách đạo đức. Trong truyện ngắn Bức tranh, nhân vật Hạng vì thờ ơ quên đi lời hứa hẹn, hay Toàn trong truyện Mùa trái cóc ở miền Nam sự lạnh nhạt, thờ ơ với người mẹ đã mong chờ được gặp người con bao năm xa cách và cả với đồng đội của mình. Không phải ngay từ đầu, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được giới văn nghệ chấp nhận dễ dàng. Sau 1975, trên cái nền chung của văn học Việt Nam, khi nó đang vận động theo quán tính của giai đoạn trước đó, sự tự đổi mới diễn ra ở Nguyễn Minh Châu âm thầm, chậm chạp nhưng hết sức mạnh mẽ, càng về sau càng kiên quyết và triệt để. Đây là giai đoạn ông có nhiều thành công từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu lúc này, đã gần gũi với cuộc sống thực tại hơn, giản dị và sâu sắc hơn. Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đi sâu phản ánh cuộc sống khó khăn khi đất nước hòa bình và cuộc sống khó khăn mà nhân dân cả nưới đối mặt, chống chọi và vượt qua những thách thức mới. Từ sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã xuất hiện với nét bút rất khác lạ: Từ cảm hứng ngợi ca sang lắng đọng, suy tư…với những đổi thay của con người trước đời sống thực tại. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, ông nhận thấy tính cách, phẩm chất con người Việt Nam lúc bấy giờ là tính cách anh hùng, gan dạ, hiên ngang…Họ là kết tinh của những điều cao đẹp. Không phải Nguyễn Minh Châu đã thi vị hóa con người mà ông nhìn thấy ở họ đức tính hi sinh, sức chịu đựng bền bỉ, vượt qua những khó khăn gian khổ với những thử thách chông gai để cùng đồng bào, đồng đội tham gia vào cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc. Nhưng khi đất 11
  18. nước hòa bình, có thời gian nhìn lại cuộc sống đời thường, cuộc sống xung quanh mình, Nguyễn Minh Châu nhận ra rằng cuộc sống luôn tồn tại những mâu thuẫn, những dồn nén nội tâm, những điều thiện ác trong đời. Trong thời kỳ này, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã thực sự trưởng thành. Ông tiếp tục viết ở hai thể loại sở trường đó là tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng thành công nhất là ở thể loại truyện ngắn. Với thể loại truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thực sự gây được tiếng vang trong nền văn học Việt Nam qua các truyện ngắn: Cỏ lau, Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…Mỗi câu truyện chứa đựng bao điều trong cuộc sống mà khi đọc ta phải suy ngẫm. Câu truyện dường như bình thường nhưng Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy được rằng những quy luật về cuộc sống và nếp sống, về cách ứng xử của người đời. Ngoài ra, truyện ngắn của ông cũng là sự chiêm nghiệm về đời người. Bi kịch của số phận ngang trái trong chiến tranh và cả trong sự vô cảm, lạnh lùng. Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên thành công trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Việc đổi mới thi pháp trong truyện ngắn của ông đã thể hiện rõ điều ấy. Như nhiều nhà văn khác, sau chiến tranh Nguyễn Minh Châu đã tự suy ngẫm về chặng đường 30 năm vừa cầm súng, vừa cầm bút, vừa viết văn của mình. Qua đó, ông trăn trở cho chặng đường sắp tới. Đó là khát vọng có được những tác phẩm cao hơn nữa trong việc thể hiện sâu sắc những quan niệm về nhân sinh, về thế sự của một người bằng cả ý thức, lương tâm trách nhiệm và cả sự trải nghiệm chính cuộc đời của nhà văn. Những tình thế tự ý thức, tự nhận thức cũng đã từng được đề cập đến trong văn xuôi của ta từ những năm 1960, nhất là những truyện ngắn, truyện vừa, nói đến quan hệ “riêng - chung”, mà một ví dụ tiêu biểu là truyện ngắn của Nguyễn Khải. Ở những truyện loại đó, khi đã nhận ra nhầm lẫn, nhân vật sẽ nói, hoặc nhân vật chưa kịp nói thì tác giả nói to lên cái giải pháp: phải có tầm nhìn xa, hay đi xa hơn nữa, nghĩa là hãy xếp cái riêng nhỏ bé lại. Ở những truyện kể trên của Nguyễn Minh châu, hoàn toàn không thể giải quyết được gì khi hô lên như thế. Không phải là lời hô ấy có chỗ nào lạc hậu so với tình hình. Cái chính là nó không đúng chổ so với tình huống đặt ra ở đây. Cô Quỳ, anh họa sĩ, cả cựu thủ thành Tâm tiếng một thời trong Dấu vết nghề nghiệp lẫn tác giả trong các truyện này đều không thể dùng những lời niệm chú kia, như Nguyễn Khải và các nhà văn ấy đã dùng. Điều này 12
  19. chứng tỏ các tình thế nhận thức ở các truyện này của Nguyễn Minh Châu được đặt ra trên một cấp độ, một bình diện khác hẳn. Vấn đề là cần nhận ra tính chất hoàn toàn không phù hợp giữa ý chí chủ quan và hiệu quả khách quan. Và cái triết lí nhận thức này không phải để biện hộ mà là để vượt qua sự phiếm diện ấu trĩ từng có ở mỗi người, một thời kỳ nào đó. Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đều dựng trên những tấm bi kịch nhận thức, đều nhấn vào sự phân biệt giữa chủ quan và khách quan, đều đề nghị lấy sự phân tích của lý trí tỉnh táo để phân biệt. Ở kiểu kể truyện trên: Bức tranh, Sắm vai, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Dấu vết nghề nghiệp để thể hiện tấn bi kịch nhận thức, dường như tác giả phải dựa vào những nhân vật mà ta tạm gọi là ước lệ là nhân vật ý chí, những con người có được và có một cách mạnh mẽ cái khả năng tự phanh phui mổ xẻ ý thức mình, lối sống của mình. Dù họ đang chìm trong đau khổ, dằn vặt, thậm chí hiện diện trong bộ dạng một con bệnh tâm thần, thì ta vẫn thấy cái sức vóc khác thường, cái nổ lực khác thường trong cái hành vi tự phê phán của họ. Nói khác đi, ở kiểu truyện này, ngay khi phê phán cái quan niệm tuyệt đối đòi hỏi phải có những “thánh nhân” trong đời thường, thì hiển nhiên trong truyện vẫn lấp ló những bóng dáng thánh nhân, những lý trí trong suốt sáng láng đang nhận thức các lẽ đời. Cái vẻ bị cường điệu, bị nhấn mạnh thái quá ở các nhân vật của kiểu truyện này chỉ tạo được sức thuyết phục từ tính chất “tầm cỡ” của tấn bi kịch mà họ đang lâm vào, nhờ tầm hệ trọng, nghiêm trang của vấn đề đặt ra, nhờ chiều sâu của sự phân tích mà phần nhiều là do tác giả kể chuyện đảm nhận, hoặc nếu có trao cho nhân vật để nó tự nói lên thì tình hình cũng không khác đi. Trong giai đoạn này, chỉ có 14 năm nhưng Nguyễn Minh Châu đã sáng tác với một số lượng khá phong phú gồm có: - Từ giả tuổi thơ (Tiểu thuyết, NXB Văn học, 1997) - Lửa từ những ngôi nhà (Tiểu thuyết, NXB Văn học, 1997) - Những người lưu lạc (Tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1981) - Những người đi từ trong rừng ra (Tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1982) - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Tập truyện ngắn, NXB tác phẩm mới, 1983) - Đảo đá kì lạ (Tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1985) 13
  20. - Mảnh đất tình yêu (Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1987) - Chiếc thuyền ngoài xa (Tập truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, 1987) - Cỏ lau (Tập truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, 1989) - Trang giấy trước đèn (Tiểu luận phê bình, NXB khoa học xã hội, 1994) Qua cách nhìn, cách nghĩ, trải theo thời gian ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn nước nhà. Đây là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành trong ngòi bút của ông. Một nhà văn nhạy bén trong sáng tác, cảm nhận tinh tế về đời sống con người qua những tác phẩm sống mãi theo thời gian. 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật Là một người viết không chỉ dựa vào những bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn Minh Châu là quan hệ giữa văn học và đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kì đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về câu hỏi cấp bách của đời sống”. [9;tr.209]. Ngay từ năm 1971, trong bài trang sổ tay viết văn, khi nhìn lại các sáng tác văn học trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm, hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt qúa khiến người ta phải ngờ vực. Sau năm 1975, nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng mở và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẳn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính “Đa sự, đa đoan” của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” [9;tr.209]. Nhìn lại văn học viết từ chiến tranh trước năm 1975, nhà văn nhận ra rằng các sự kiện thường lấn át con người, nhân vật nhiều khi chỉ là phương tiện để nhà 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2