intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

16
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu những đặc sắc về ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, đồng thời giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bút pháp nghệ thuật của ông và quan trọng hơn là người viết muốn tìm hiểu lý giải về vấn đề thi pháp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1980. Bên cạnh đó người nghiên cứu có dịp nhìn nhận lại chặng đường đổi mới cải cách văn học sau chiến tranh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1980 NGUYỄN THỊ CHÚC LINH Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1980 Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: TS. NGUYỄN HOA BẰNG NGUYỄN THỊ CHÚC LINH Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Trong suốt thời gian học tại Trường cùng với sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy, Cô và sự nổ lực của bản thân tôi đã trang bị đư ợc những kiến thức cơ bản, để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy Cô T rường Đại học Võ Trường Toản. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hoa Bằng. Thầy đã tận tình hướng dẫn và t ạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi trân trọng gởi lời cảm ơn đến thầy và chúc thầy luôn luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Thư viện trường Đại học Võ Trường To ản, cán bộ Thư viện Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp nhiều tài liệu quý, thích hợp. Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân trong gia đình luôn luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và làm luận văn. Vì thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên luận văn s ẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thấy cô thông cảm và cho ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn! Hậu Giang, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chúc Linh i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Chúc Linh ii
  5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn ) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HOA BẰNG 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CHÚC LINH MSSV: 0956010746 KHÓA: 2 3. TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1980 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ...................................................................................................... 1.2. Thái độ: ............................................................................................................. 1.3. Khác: ................................................................................................................ ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): .................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... iii
  6. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ........................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: .......................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: .................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: ...................................................................................................... Đánh giá: ............................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Xếp loại: ................................................................................................................ ................................................................................................................................ ………, ngày tháng 05 năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung về thi pháp, thi pháp học, cuộc đời và văn nghiệ p Nguyễn Minh Châu. Trong chương này có hai nội dung chính: - Thứ nhất: Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học, trong đó nêu lên các ý kiến khác nhau về khái niệm thi pháp và thi pháp học - Thứ hai: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu Chương 2: Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Đây là nội dung chính của luận văn. Trong chương này chúng tôi đi sâu vào ph ân tích hai vấn đề chính: - Thứ nhất: Tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Trong đó nêu lên lí luận chung về nhân vật.Từ đó tìm hiểu các loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 và đi sâu vào phân tích các thủ pháp nhân vật. - Thứ hai: Nêu lên quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Đi vào tìm hiể u thi pháp nhân vậ t, những biểu hiện của thi pháp nhân vật và phân tích quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Chương 3: Thi pháp tình huống, điểm nhìn, giọng điệ u và ngôn từ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Nêu lên 3 vấn đề chính: - Thứ nhất: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Trong phần này chúng tôi nêu lên những lí luận chung về tình huống truyện và đi vào tìm hiểu những tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. - Thứ hai: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Nói lên những lí luận chung về điểm nhìn trần th uật và từ đó đi sâu vào phân tích điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. - Thứ ba: Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. Nêu lên lí luận về thi pháp ngôn từ và thi pháp giọng điệu rồi đi vào tìm hiểu ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980. v
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC, CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP NGUYỄN MINH CHÂU 9 1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học 9 1.1.1. Lí luận chung về thi pháp 9 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về thi pháp 9 1.1.1.2. Xác định khái niệm thi pháp 13 1.1.2. Lí luận chung về thi pháp học 13 1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp học 13 1.1.2.2. Đối tượng của thi pháp học 15 1.1.2.3. Phương pháp thi pháp học 16 1.2. Cuộc đời và văn nghiệp Nguyễn Minh Châu 17 1.2.1. Cuộc đời 17 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 18 Chương 2: THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1980 24 2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 24 2.1.1. Lí luận về nhân vật 24 2.1.1.1. Nhân vật 24 2.1.1.2. Sự miêu tả nhân vật 24 2.1.1.3. Phân loại nhân vật 25 2.1.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 26 2.1.2.1. Nhân vật tư tưở ng 26
  9. 2.1.2.2. Nhân vật tính cách 30 2.1.3. Các thủ pháp xây dựng nhân vật 34 2.1.3.1. Miêu tả tâm lý nhân vật và sử dụng độc thoại nội tâm 34 2.1.3.2. Yếu t ố ngoại hình 37 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 40 2.2.1. Lí luận chung về thi pháp nhân vật 40 2.2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 40 2.2.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thi pháp nhân vật 40 2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 41 2.2.2.1. Con người tha hóa do ích kỷ 41 2.2.2.2. Con người với bản tính và giai cấp xã hội của mình 43 Chương 3: THI PHÁP TÌNH HUỐNG, ĐIỂM NH ÌN, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1980 46 3.1. Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 46 3.1.1. Lí luận chung về t ình huống truyện 46 3.1.1.1. Khái niệm 46 3.1.1.2. Vai trò của tình huống truyện 46 3.1.2. Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 47 3.1.2.1. Tình huống tự nhận thức 47 3.1.2.2. Tình huống thắt nút 49 3.2. Điểm nhìn trần thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 52 3.2.1. Lí luận chung về điểm nhìn trần thuật 52 3.2.1.1. Khái niệm 52 3.2.1.2. Đặc điểm 52 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Mi nh Châu sau 1980 53
  10. 3.2.2.1. Trần thuật khách thể 53 3.2.2.2. Trần thuật theo ngôi thứ nhất 55 3.3. Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 57 3.3.1. Lí luận chung về thi pháp ngôn từ và giọng điệu 57 3.3.1.1. Lí luận chung về thi ph áp ngôn từ 57 3.3.1.2. Lí luận chung về thi pháp giọng điệu 60 3.3.2. Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 63 3.3.2.1. Ngôn từ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 63 3.3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắ n Nguyễn Minh Châu sau 1980 67 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoa Bằng (2005). Giáo trình lí luận Văn học. Cần Thơ 2. Nguyễn Minh Châu (2005). Văn học trong nhà trường. Nxb Giáo dục 3. Nguyễn Minh Châu (2009). Truyện ngắn. Nxb Giáo dục 4. Nguyễn Lâm Điền và Trần Văn Minh (2005). Những vấn đề chung về văn học Việt Nam sau 1975. Đại học Cần Thơ 5. Phan Cự Đệ (2007). Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp – chân dung. Nxb Giáo dục 6. Đỗ Đức Hiểu (1993). Đổi mới phê bình văn học. Nxb Khoa học xã hội 7. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2004). Từ điển văn học. Nxb Thế giới 8. Nguyễn Thái Hòa (2000). Những vấn đề về thi pháp của truyện. Nxb Giáo dục 9. Nguyễn Trọng Hoàn (2007). Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục 10. Tôn Phương Lan (1999). Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Nxb Khoa học xã hội 11. Phong Lê (2009). Hiện đại hóa và đổi mới văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nxb Đại học quấc gia Hà Nội 12. Phong Lê (1991). Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm. Nxb Hội nhà văn 13. Hoàng Phê (2000). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng 14. Trần Đình Sử (2011). Dẫn luận thi pháp học. Nxb Đại học Huế 15. Trần Đình Sử (1993). Giáo trình thi pháp học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 16. Trần Đình Sử (1993). Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo 17. Trần Đình Sử (2005). Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nxb Đại học quấc gia Hà Nội 18. Lê Phương Thanh (2009). Viết đúng chính tả Tiếng Việt. Nxb Hồng Đức 19. Bùi Việt Thắng (2000). Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Nxb Đại học quấc gia Hà Nội
  12. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Nguyễn Minh Châu bước vào nghề văn hơi muộn nhưng sự nghiệp đổi mới trong văn học được ông thể hiện rất rõ qua từng trang viết. Ông sinh ra tại Nghệ An một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh Cách mạng. Là người lính gắn bó với sự nghiệp cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã có dịp đi và tiếp xúc thực tế cuộc sống cùng với đồng đội, trải qua những cuộc chiến ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn đầy khó khăn trong những năm đầu xây dựng Tổ Quấc. Trước năm 1975 văn học thường hướng tới cái chung, cái cộng đồng đây là thời kì đất nước không ngớt tiếng súng. Hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt văn học đã nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của kháng chiến nhằm để tuyên truyền, động viên, phản ánh và lý giải những vấn đề trong đời sống chiến đấu. Đa số nhà văn thời kì này đều hướng đến cái chung, cái lớn lao của dân tộc của thời đại như trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đã ph ản ánh khá trung thành những diễn biến của chiến dịch Khe Sanh. Sau 1975 Nguyễn Minh Châu nổi bật với ngòi bút viết về ký ức chiến tranh. Tuy là người từng trải nhưng trong quá trình sáng tác của ông cũng xuất hiện nhiều thử thách không nhỏ đó là cách khai thác và tiếp cận vấn đề. Trong bối cảnh mới điều kiện cảm hứng, cách nhìn nhận mới đặc biệt những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1980 đã có bư ớc chuyển biến mạnh mẽ về thi pháp. Về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, tác giả Lê Văn Tùng có bài viết Không gian Bến quê và một nhận thức sáng ngời của con người ông nói về truyện ngắn Bến quê như sau: “Đây là một truyện ngắn có Thi pháp độc đáo chất chứa một dung lượng nghệ thuật vượt tầm cái bến …quê. Không phải bất cứ tác phẩm nào của ai cũng đạt đến trình độ Thi pháp”[2; tr.194]. Ngoài ra PGS.PTS Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình Thi pháp học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh -1993 đã khẳng định: “Văn học thời nào cũng phản ánh đời sống nhưng khác nhau ở chiều sâu. Nếu như chỉ căn cứ vào sự phản ánh thì không thể nói được sự phát triển tiến bộ văn hóa ,vì văn h ọc thời nào phản ánh thời đại đó. Cho nên xét về đề tài thì mỗi thời đại có sự độc đáo riêng. Chỉ có nghiên GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 1
  13. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 cứu Thi pháp mới thấy được sự phát triển của tư duy nghệ thuật qua các thời đại. Ngay trong một tác giả ở một giai đoạn sáng tác cũng có chiều sâu khác nhau” [13; tr.13]. Vì thế người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về sự đổi mới Thi pháp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đặc biệt đó là những truyện ngắn sau 1980 và đó cũng là lí do mà người viết chọn đề tài “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể hình dung được khá rõ sự vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như sự trăn trở tìm tòi phương hướng đổi mới tiếp cận đời sống và bút pháp sáng tạo nghệ thuật của ông. Bài viết Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành tác giả Huỳnh Như Phương khẳng định: “Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu như cố vượt qua sự kiêng dè, quá đáng để tái hiện những khía cạnh khốc liệt, những hi sinh mất mát cùng những chấn thương tinh thần còn để lại từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”[1; tr.172]. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ ông luôn suy nghĩ một cách sâu xa những vấn đề đặt ra đằng sau những chiến công, những số phận của từng nhân vật. Phong trào đổi mới văn học những năm 80 có bước chuyển biến mạnh mẽ, nhiều nhà văn có cách đổi mới khác nhau nhưng với Nguyễn Minh Châu sự đổi mới được biểu hiện qua những sáng tác của ông. Tôn Phương Lan trong quyển Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Nxb Khoa học xã hội đã khẳng định: “Vào những năm 80 khi yêu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của ông thì có thể nói rằng: Từ đấy cho đến khi ông mất, sáng tác của ông trở thành nơi thể nghiệm cho các phương pháp phân tích mới, những góc độ tiếp cận mới. Từ cuộc đời cầm bút của ông có thể nghĩ đến kiểu cách tân đổi mới văn học” [10; tr.20]. Sự đổi mới về văn chương cũng như quan hệ của nhà văn với hiện thực và với công chúng. Sau chiến tranh Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức được sự đổi mới của văn học nên ông đã trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ đ ầy tinh thần trách nhiệm của một nhà văn trước công cuộc đổi mới. Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong trong phong trào đổi mới vì thế cũng không tránh khỏi những khó khăn, nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành trình tìm kiếm và mở đường. Nguyễn Minh Châu đã kiên trì vượt qua những thử thách khó khăn trong phong trào đổi mới. Như Nguyễn Khải đã kh ẳng định: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc bậc thầy của nền văn GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 2
  14. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 xuôi Việt Nam và cũng là ngư ời mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. Ông là cây bút tiêu biểu của văn xuôi chống Mỹ đồng thời cũng là ngư ời mở đường cho phong trào đổi mới là người đã “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học đương đại. Nguyễn Minh Châu đến với văn học vào một thời điểm lịch sử đặc biệt đó là cả dân tộc đều dồn sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Trọng Hoàn khẳng định: “Nếu nhìn từ phương diện chủ đạo có thể thấy những sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu được thể hiện ở hai mạch chính:“Cảm hứng anh hùng Cách mạng” nổi bật là những tác phẩm trước 1975 và “cảm hứng về nỗi lo âu sau mà lớn lao đầy khắc khoải về con người”” (chữ dùng trong tác phẩm Mùa trái cóc ở miền Nam của Nguyễn Minh Châu) xuyên suốt nhiều sáng tác của ông sau 1975. Ở mạch thứ hai này, nhà văn thường dụng công khai thác đề tài cuộc đấu tranh nội tâm với những khát vọng tìm tòi ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”. Trên cái trục của thời gian hiện tại, tác giả đã tái hiện cái thời điểm và không gian tâm lý, khi thì cô đặc lại, có lúc lại được pha loãng ra. Đó là những gợi ý về nhịp điệu sinh tồn của tác phẩm để từ đó có thể cắt nghĩa“nỗi lo âu sau mà lớn lao và đầy khắc khoải” như là thuộc tính đặc trưng trong quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà giàu nhiệt huyết và đầy tài năng. Có thể nói quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu có rất nhiều điểm gặp gỡ với một bậc thầy văn xuôi Việt Nam hiện đại: Nam Cao, người suốt đời luôn nuôi một khao khát được“khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” khao khát làm nên “một tác phẩm thật giá trị […] vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn […] một tác phẩm chung cho cả loài người”. Cả hai ông đều nung nấu suy tư về ý niệm gọi là “tác phẩm mang tầm nhân loại” mà các nhà văn chân chính luôn mang theo suốt cả cuộc đời. Hai phẩm chất, lí tưởng mà Nguyễn Minh Châu mong ước đạt đến đối với mỗi “đứa con tinh thần” của ông chính là tư tưởng nhân văn sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo mới lạ. Từ khi đất nước bước vào thời kì xây dựng hòa bình, vai trò của nền văn học đã mở rộng trong việc phản ánh cuộc sống nhiều mặt của nhân dân, tác động nhiều mặt vào việc phát triển nhân cách và nhận thức của con người, chính xu hướng đó đã làm cho văn học Việt Nam có nhiều thay đổi đáng kể. Sự phát triển không chỉ yêu cầu mở rộng mà còn đổi mới phương châm nhìn th ẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 3
  15. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 thật, nói rõ sự thật, đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh tế và xã hội do đại hội Đảng lần thứ VI đề xuất đã cung cấp cơ sở cho chúng ta nhìn rõ hơn thực chất của những đổi mới văn học vừa qua. Rõ ràng một trong những yêu cầu đổi mới của tư duy nghệ thuật là nhằm làm cho con người ý thức về sự thật có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ đời sống xã hội phức tạp, chằng chịt cũng là yêu cầu nhiều mặt của nhân cách. Đổi mới tư duy nghệ thuật truyền thống xét từ góc độ này sáng tác của Nguyễn Minh Châu nằm trong quỹ đạo chung của tư duy thời đại, một thành quả đáng trân trọng của văn học trong thời gian qua. Các tác phẩm viết về chiến tranh những năm 80 của Nguyễn Minh Châu nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa chiều, đa diện hơn về cuộc chiến tranh và người lính. Ông quan tâm đến số phận riêng tư của người lính, từng con người cụ thể phải chịu sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. Những cách tân nghệ thuật của ông đã góp ph ần mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của văn xuôi tự sự, vừa làm giảm bớt tính loại biệt, ước lệ và sự gián cách của nội dung nghệ thuật với hiện thực đời sống. Trong bài viết Nguyễn Minh Châu những năm tám mươi và sự đổi mới cái nhìn về con người, Nguyễn Văn Hạnh đã cho r ằng: “Nguyễn Minh Châu đã c ảm nhận được ngày càng rõ nét những chuyển động có ý nghĩa của thời đại của cuộc sống và của văn học và anh đã mạnh dạng tự phủ định mình, đổi mới cách viết, từ một cách nhìn mới về con người, về cuộc sống” [14; tr.274]. Ông là nhà văn có sự nhận thức lại cuộc chiến đấu và con người thời chống Mỹ qua những tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam…. Qua những tác phẩm này Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được cái nhìn vĩ đại, hào hùng của dân tộc nhưng cái nhà văn chú ý nhiều nhất là đề cập đến những mặt gian khổ, hy sinh, sự khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh đã được ông trình bày một cách nghiêm túc và khá đầy đủ trong ý thức thường trực gắn bó với đời sống người nghệ sĩ mẫn cảm và đầy tâm huyết. Nguyễn Minh Châu đã kịp thời bắt vào nhịp sống mới và sớm phát hiện những vấn đề sinh tử mới của đất nước ngay giữa thời điểm chuyển giao chiến tranh - hòa bình. “Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ nếu chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không biết cái lúc buồn bã, đau đ ớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thương trong bùn lầy, trong mưa bom và bão đ ạn …Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội mọi người nếu nói rằng những GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 4
  16. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 người dân của chúng ta ở hậu phương hoàn toàn no ấm đầy đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến trường với một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã”. Hiện thực nghiệt ngã khốc liệt của chiến tranh đã đư ợc nhà văn trình bày một cách nghiêm túc và sâu sắc ở một chiều sâu nhân bản mới, hàng loạt tác phẩm sau 1980 có lẽ không ai có thể nói về những di chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, như vị sư già tội nghiệp trong Mùa trái cóc ở miền Nam, Thai và Lực trong Cỏ lau, gia đình lão Khúng trong cái phút cả gia đình bàng hoàng, đ ổ sụp xuống trong Phiên chợ Giát. Quan sát hành trình nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, có thể dễ dàng nhận thấy, những năm 80 là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ và cũng là giai đo ạn Nguyễn Minh Châu có những thành tựu nghệ thuật đặc sắc “được hình thành từ những sự tích tụ sắc xảo đầy trăn trở” của ông. Thực ra, nói đến những chuyển đổi trong đóng góp của Nguyễn Minh Châu không thể không nói đến những “vệt tư tưởng” mà bằng tư duy nghệ thuật và sáng tác ông đã đ ể lại khá sâu đậm trong văn học Việt Nam đương đại và cũng cần nói tới những nỗ lực cách tân sâu sắc và toàn diện về nghệ thuật biểu đạt: từ nhân vật đến cốt truyện, tình huống, từ giọng điệu, ngôn từ đến điểm nhìn trần thuật …những gì đã cộng hưởng để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thế giới nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu. Tuy đã qua nhiều chặng đường lịch sử nghiên cứu nhưng cũng phải nhìn nhận rằng văn chương Nguyễn Minh châu là một “kho ngữ liệu” trải qua nhiều công trình nghiên cứu, từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn miệt mài tìm kiếm những giá trị trong từng “đứa con tinh thần” của ông. Từ đó ta thấy được đề tài về Nguyễn Minh Châu luôn luôn hấp dẫn và lôi cuốn người nghiên cứu. Qua những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông nhìn chung là cảm nhận các tác phẩm, các tập truyện cụ thể, về tình huống truyện ngắn hay bức chân dung người lính, người nông dân, rộng hơn là đi tìm những nét khái quát về thi pháp. Dù nghiên cứu và luôn tìm tòi cái mới trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu. Chúng ta lúc nào cũng bắt gặp những điểm mới và cách nhìn nhận khác nhau trong tác phẩm của ông. Lã Nguyên trong bài viết “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật” đã khẳng định: “Thành công của Nguyễn Minh Châu những năm gần đây khẳng định sự cần thiết phải đổi mới hệ thống tự phát truyền thống và Thi pháp nghệ thuật của thế kỉ XIX đang trở thành lực lượng GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 5
  17. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 kìm hãm văn xuôi hi ện đại Việt Nam, tiếp cận hiện thực đời sống ở một giai đoạn xã hội đầy biến động phức tạp” [13; tr.395]. Người viết, nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu trước đây và cho đến thời điểm mình đang nghiên cứu thì các công trình trước kia chỉ khám phá những khía cạnh từ nội dung đến nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Tri Nguyên có bài viết “Những đổi mới về Thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975” chứ chưa ai tìm hiểu sâu về vấn đề thi pháp nhất là “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980”. Đề tài nghiên cứu Thi pháp đây là mãng đề tài mới mẽ và hấp dẫn người nghiên cứu, với sự mong muốn qua bài tiểu luận của mình có thể góp phần vào việc khám phá cái đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra tôi muốn hiểu sâu hơn về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau công cuộc đổi mới văn học năm 1980. Gần đây, Tôn Phương Lan đã xuất bản cuốn Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Nxb Khoa học xã hội với công trình nghiên cứu công phu và toàn diện này, nhiều khía cạnh trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã được soi sáng rất rõ như: Quan điểm nghệ thuật, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…nhằm chứng minh sự đổi mới về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Như vậy, vấn đề Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 chưa có bài nghiên cứu nào hoàn chỉnh. Vì thế tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước và có sự phát triển tìm tòi sâu rộng hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài: “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980” người viết muốn hướng đến mục đích sau: Tiếp thu ý kiến của người đi trước, cùng với sự khảo sát, đánh giá của bản thân để tiếp tục tìm hiểu những đặc sắc về ngòi bút của Nguyển Minh Châu, nhằm giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về bút pháp nghệ thuật của ông và quan trọng hơn là người viết muốn tìm hiểu lý giải về vấn đề thi pháp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1980. Bên cạnh đó người nghiên cứu có dịp nhìn nhận lại chặng đường đổi mới cải cách văn học sau chiến tranh. Ngoài ra, khi nghiên cứu còn giúp người viết tích lũy đư ợc nhiều kinh nghiệm kỹ năng, nắm được phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học và có thể đánh giá GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 6
  18. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 được giá trị văn chương qua từng tác phẩm cụ thể ta còn có đư ợc cái nhìn tổng quan về nền văn học đương đại. 4. Phạm vi nghiên cứu Ở ngay tên đề tài đã xác đ ịnh được phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980” thể hiện qua nhiều phương diện, người viết sẽ đi tìm hi ểu và trình bày vấn đề trên qua một số phương diện tiêu biểu thông qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu sau 1980: - Bức tranh (1982) - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( 1983) - Dấu vết nghề nghiệp (1984) - Khách ở quê ra (1984) - Bến quê (1985) - Cỏ lau (1988) - Chiếc thuyền ngoài xa (1988) - Mùa trái cóc ở miền Nam (1989) - Phiên chợ Giát (1989) 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài này, trước hết người viết cần phải sưu tầm sách vở cần thiết, đọc tài liệu tham khảo của một số nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học rồi ghi chép lại hoặc đọc trực tiếp những tác phẩm có liên quan đến đề tài để từ đó bản thân người viết rút ra những kinh nghiệm và nhìn nhận lại vấn đề một cách sâu sắc. Sau đó người viết vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Bằng phương pháp này người nghiên cứu đưa ra những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu có chọn lọc. Sau đó, dựa trên những dẫn chứng đó để đào sâu vào vấn đề, tìm kiếm khám phá các giá trị làm nổi bật lên cái tài của Nguyễn Minh Châu trong phong cách nghệ thuật của ông so với các nhà văn cùng thời - Phương pháp so sánh: là quá trình đ ối chiếu lẫn nhau, người viết dùng phương pháp so sánh để so sánh những cái đổi mới về thi pháp trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu so với các tác phẩm khác sau 1980. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 7
  19. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 - Phương pháp hệ thống: Người viết sử dụng phương pháp này nhằm xác định lại phạm vi truyện ngắn nằm trong giai đoạn nào. Để từ đó có cái nhìn chính xác hơn tiện cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu người viết còn kết hợp các phương pháp như: Thống kê, đối chiếu…Để bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật lên vấn đề được trình bày. * * * GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 8
  20. Đề tài: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC, CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC 1.1.1. Lí luận chung về thi pháp 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về thi pháp Trần Đình Sử trong Thi pháp học trung đại Việt Nam, Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mỹ học, nội tại của sáng tác nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. Trong Thi pháp Truyện kiều, Trần Đình Sử nhấn mạnh: Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả. Thi pháp học hiện đại bao gồm phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó. Phong cách học nghệ thuật ở đây không chỉ là sự lựa chọn những yếu tố tư tưởng, tình cảm, phương tiện để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thống nhất những cái đã được chọn lựa vào một thể thống nhất những cái đã đư ợc chọn lựa vào một thể thống nhất hữu cơ, hoàn chỉnh. Không có sự thống nhất trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì không thể có được phong cách. Yếu tố tạo nên sự thống nhất ấy không gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật. Tính sáng tạo của bất kì tác phẩm nào cũng đ ều bắt đầu từ những sáng tạo trong quan niệm, bất kể tác giả có ý thức được đều đó hay không. Thiếu một quan niệm mới thì không thể có được một sáng tạo thật sự trong nghệ thuật. Tính hệ thống của nghệ thuật thể hiện ở chỗ mọi quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ. Đi tìm quan niệm nghệ thuật và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có trong một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp văn học khác hẳn với việc phê bình thiên về bình luận, bình giảng theo lối cảm thụ chủ quan thịnh hành. Nó phải tận dụng nhiều thao tác kĩ thuật để phân tích, chứng giải. Do vậy các thao tác ngữ học, tự sự học cũng đư ợc vận dụng. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Nguyễn Thị Chúc Linh 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2