intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ quan trắc môi trường tại Việt Nam và trên thế giới

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

101
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới từ những thập niên trước đã tập trung phát triển các công nghệ QTMT liên tục theo thời gian thực và ngày càng hoàn thiện hơn về độ nhanh cũng như độ chính xác. Song song đó, xu hướng quan trắc bằng chỉ thị sinh học, sử dụng các công cụ đo nhanh, công nghệ viễn thám, ứng dụng GIS và công cụ quản lý chia sẻ dữ liệu đang được chú trọng nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng rộng rãi hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu về hiện trạng, xu hướng phát triển công nghệ QTMT tại Việt Nam và trên thế giới giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ quan trắc môi trường tại Việt Nam và trên thế giới

Những vấn đề chung<br /> <br /> HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ<br /> QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI<br /> Nguyễn Thế Tiến*, Trần Tuấn Việt<br /> Tóm tắt: Viện Nhiệt đới môi trường được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao<br /> nhiệm vụ xây dựng Trạm quan trắc môi trường nằm trong mạng lưới quan trắc môi<br /> trường Quốc gia từ năm 1995, với nhiệm vụ cụ thể được xác định hàng năm là quan<br /> trắc môi trường (QTMT) khu vực miền Trung bao gồm nước, không khí và mưa a xít.<br /> QTMT là công cụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi<br /> trường. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực đầu tư xây dựng mạng lưới<br /> QTMT rộng khắp cả nước, tuy nhiên số lượng các trạm QTMT ứng dụng công nghệ<br /> tiên tiến còn ít. Đồng thời hệ thống quản lý và chia sẻ dữ liệu còn hạn chế dẫn đến<br /> sự lãng phí các số liệu.<br /> Trên thế giới từ những thập niên trước đã tập trung phát triển các công nghệ<br /> QTMT liên tục theo thời gian thực và ngày càng hoàn thiện hơn về độ nhanh cũng<br /> như độ chính xác. Song song đó, xu hướng quan trắc bằng chỉ thị sinh học, sử dụng<br /> các công cụ đo nhanh, công nghệ viễn thám, ứng dụng GIS và công cụ quản lý chia<br /> sẻ dữ liệu đang được chú trọng nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng rộng rãi hơn.<br /> Bài viết này sẽ giới thiệu về hiện trạng, xu hướng phát triển công nghệ QTMT tại<br /> Việt Nam và trên thế giới giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.<br /> Từ khóa: Môi trường, Quan trắc môi trường, Công nghệ quan trắc.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Quan trắc môi trường là sự theo dõi và nghiên cứu về môi trường [1], nó có thể phục vụ<br /> cho nhiều mục đích quản lý và bảo vệ môi trường khác nhau. Cụ thể như việc xây dựng dữ<br /> liệu môi trường nền, diễn biến chất lượng môi trường hay các ảnh hưởng do tích lũy môi<br /> trường nhằm mục đích mang lại thông tin về điều kiện môi trường cho cộng đồng hay thiết<br /> lập chính sách, xây dựng văn bản pháp luật hoặc đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của<br /> con người tới tài nguyên thiên nhiên,...[2]. Công nghệ quan trắc có thể ở mọi dạng từ cơ bản<br /> tới tinh vi. Phát triển công nghệ sẽ làm gia tăng sự hoàn thiện của hệ thống lấy mẫu và phân<br /> tích, nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu, mở rộng phạm vi quan trắc về cả không gian, thời<br /> gian (tốc độ), mật độ, số lượng, chất lượng hay độ chính xác của kết quả [3].<br /> Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quan trắc môi trường là một công cụ quan trọng để giảm<br /> khí thải nhà kính và xây dựng môi trường tốt hơn. Cụ thể các nghiên cứu ước tính nếu số<br /> liệu môi trường được quan trắc định kỳ liên tục và sử dụng những công nghệ phù hợp thì<br /> có thể góp phần giảm trên 60% khí thải cacbon [4]. Một điều quan trọng làm cho môi<br /> trường dần trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng là vì nó tác động<br /> trực tiếp đến việc tiêu thụ năng lượng và sức khỏe con người.<br /> Tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà có thể xây dựng các chương trình quan<br /> trắc ngắn hoặc dài. Tuy nhiên, những chương trình quan trắc dài và liên tục mới phát huy<br /> hết ý nghĩa của việc QTMT. Mặc dù những chương trình quan trắc môi trường dài hơi<br /> cung cấp những số liệu giá trị cho việc nghiên cứu hệ sinh thái, diễn biến môi trường và<br /> quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nó thường rất khó triển khai hiệu quả. Một<br /> trong những thách thức lớn nhất là việc duy trì kinh phí dài lâu và liên tục cho các dự án<br /> này thường không được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức tài trợ [5].<br /> Ngày nay QTMT và những hệ thống kiếm soát môi trường đang ngày càng trở nên quan<br /> trọng hơn. Trong bối cảnh các nguồn gây ô nhiễm và độc chất ngày một gia tăng về cả số<br /> lượng lẫn độ nguy hại thì những hệ thống QTMT cũng cần thiết phải đủ hiện đại để nhận<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 59<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> diện và định lượng nhanh chúng. Những hệ thống QTMT được kì vọng phải thật hoàn thiện,<br /> ra số liệu theo thời gian thực và có hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu đủ lớn [4].<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của QTMT, Việt Nam đã bắt tay vào phát triển từng<br /> bước xây dựng mạng lưới này từ những năm 90 của thể kỷ trước. Trong đó, Viện NĐMT<br /> là một trong 21 trạm QTMT quốc gia phụ trách khu vực vùng đất liền 2 – Miền Trung. Từ<br /> năm 1995 trở lại đây, hàng năm Viện NĐMT thực hiện quan trắc môi trường nước mặt,<br /> nước ngầm, nước biển ven bờ và không khí xung quanh tại các vùng trọng điểm trong khu<br /> vực là Đà Nẵng, Đắk Lắk, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra từ năm<br /> 1999, Viện NĐMT trở thành 1 trong 3 trạm quan trắc mưa a xít phụ trách khu vực miền<br /> trung với 3 điểm lấy mẫu tại Quảng Ngãi, Nha Trang và Đạt Lạt.<br /> Bài viết này không tham vọng có thể đi chi tiết được đầy đủ mọi thông tin về QTMT<br /> mà chỉ muốn giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về hiện trạng và xu hướng<br /> phát triển công nghệ QTMT tại Việt Nam và trên thế giới.<br /> <br /> 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG<br /> Hệ thống QTMT về cơ bản có ba phần chính: (1) Bộ phận đo đạc và thu mẫu hiện<br /> trường; (2) Bộ phận phân tích và xử lý số liệu; và (3) Bộ phận khai thác, quản lý và chia sẻ<br /> dữ liệu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Hệ thống quan trắc môi trường cơ bản.<br /> Hiện nay các trạm QTMT thường xuyên, cố định thường được lắp đặt các hệ thống lấy<br /> mẫu tự động, định kì kết hợp với đo đạc nhanh một số các chỉ thị ô nhiễm đặc trưng. Ưu<br /> điểm của dạng này là nhanh, kịp thời và tích lũy lượng dữ liệu liên tục, lâu dài. Tuy nhiên<br /> rào cản lớn nhất cho hệ thống này là việc vận hành thường rất tốn kém. Đặc biệt ở Việt<br /> Nam còn vướng một rào cản khác là trình độ quản lý và chưa có đầy đủ quy phạm pháp<br /> luật cho vấn đề này. Cụ thể có thể kể đến một hệ thống quan trắc lâu đời bậc nhất thế giới<br /> là Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến QTMT từ năm 1950. Hiện nay tại các khu vực đô thị cứ<br /> 200.000 dân được đặt một trạm quan trắc tự động, các số liệu được cập nhật liên tục và<br /> công bố rộng rãi trên các trang mạng của bang và liên bang. Tại Nhật Bản hiện có 1.987<br /> trạm QTMT tự động, trong đó 99% các trạm do địa phương trực tiếp quản lý. Còn ở lãnh<br /> thổ nhỏ bé như Hồng Kông thì từ năm 1999 đã xây dựng và duy trì 14 trạm quan trắc<br /> không khí tự động [6].<br /> Tính cho tới nay hệ thống QTMT của nước ta đã bao trùm toàn quốc, cụ thể Tổng cục<br /> môi trường (TCMT) triển khai 638 điểm QTMT thủ công, 8 trạm quan trắc khí tự động, 8<br /> trạm quan trắc nước tự động (đang lắp đặt thêm 17 trạm); hệ thống QTMT quốc gia có 21<br /> trạm (948 điểm); 56 tỉnh thành phố đã có trung tâm QTMT; và rất nhiều hoạt động quan<br /> trắc môi trường đặc thù được quản lý bởi các bộ, ngành trong cả nước [7].<br /> Hiện nay quan trắc tự động ở nước ta chủ yếu ứng dụng ở những khu công nghiệp, các<br /> nhà máy, các khu đô thị lớn đặc biệt là các vùng môi trường nhạy cảm nhưng vẫn dừng lại<br /> ở mức thí điểm. Đa số các trạm QTMT ở Việt Nam hiện giờ vẫn chỉ sử dụng một vài công<br /> cụ đo nhanh hiện trường, thu mẫu về phòng thí nghiệm phân tích và xử lý số liệu. Điều đó<br /> <br /> <br /> 60 N. T. Tiến, T. T. Việt, “Hiện trạng và xu hướng phát triển…Việt Nam và trên thế giới.”<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> đồng nghĩa với việc không thể duy trì tần suất liên tục và dày như các hệ thống tự động,<br /> thường loại quan trắc này duy trì ở tần suất từ 1-6 lần/năm [8]. Với những tần suất mỏng<br /> này nguồn số liệu QTMT chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu diễn biến môi trường thông<br /> thường mà khó có thể kịp thời cảnh báo các biến động tức thời, sự cố môi trường, thảm<br /> họa môi trường,...<br /> Nếu như bộ phận đo đạc, thu mẫu hiện trường đảm bảo độ chính xác của vị trí và đối<br /> tượng cần quan trắc thì bộ phận phân tích, xử lý số liệu quyết định độ đúng và chính xác<br /> của số liệu. Hiện nay mảng phân tích môi trường ở Việt Nam tương đối mạnh với đội ngũ<br /> cán bộ trình độ cao và máy móc thiết bị hiện đại cập nhật liên tục như sắc ký lỏng ghép<br /> khối phổ (LC/MS), sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) sắc ký lỏng ghép khổi phổ độ phân<br /> giải cao (HRGC/HRMS), quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS), khối phổ plasma cao tần<br /> ghép khối phổ (ICP/MS),...(minh họa hình 2) Với sự trang bị nguồn lực công cụ và nhân<br /> lực mạnh mẽ hiện nay chúng ta có thể phân tích được hầu hết các thông số môi trường bao<br /> gồm cả chất hữu cơ bền, chất hữu cơ phức tạp, kim loại nặng, các dạng ion, enzym, vi sinh<br /> vật,...Tuy nhiên, sự phát triển mảng này không đồng đều, đa số các phòng thí nghiệm<br /> (PTN) ở các thành phố lớn được trang bị và đầu tư các thiết bị công nghệ cao và có đội<br /> ngũ cán bộ phân tích được đào tạo bài bản hơn các trạm QTMT địa phương. Cụ thể nếu<br /> xét đến kinh phí quan trắc năm 2014 cho các tỉnh thành phố thì có địa phương chỉ được<br /> khoảng 300-400 triệu như Đắk Nông, Bến Tre, Yên Bái nhưng có nơi lại được trên 10 tỉ<br /> như Bình Dương (52 tỉ), Đồng Nai (16 tỉ), Hà Nội (15 tỉ), TPHCM (12 tỉ) [7].<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Một số thiết bị phân tích tiên tiến (Viện Nhiệt đới môi trường)<br /> Nhìn một cách tổng thể, phần khai thác, quản lý và chia sẽ dự liệu trong hệ thống<br /> QTMT nước ta còn yếu kém. Mặc dù các số liệu quan trắc còn ít và rời rạc nhưng việc<br /> quản lý số liệu còn thủ công và không hiệu quả dẫn tới lãng phí số liệu. Về mặt lý thuyết,<br /> mô hình quản lý, khai thác và chia sẻ dữ liệu QTMT của nước ta cũng tương tự như những<br /> nước khác (xem chi tiết hình 3) với đầy đủ các thành phần tổng hợp, phân loại quản lý,<br /> báo cáo, chia sẻ, công bố,...[9]. Việc quản lý số liệu được thông qua phần mềm “quản lý số<br /> liệu quan trắc môi trường” đã bắt đầu phát triển từ năm 2003 nhưng cho đến nay phần<br /> mềm này vẫn chưa được phổ biến trong toàn bộ hệ thống quan trắc mà vẫn tiếp tục trong<br /> thời gian hoàn thiện! Toàn bộ các số liệu QTMT theo hệ thống quan trắc quốc gia và địa<br /> phương hiện này chỉ được tập hợp lại trong báo cáo quan trắc, một phần được công khai<br /> trong báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, sự chia sẻ hầu như được thực hiện qua các<br /> kênh nhỏ lẻ. Chính hiện trạng này dẫn đến sự lãng phí trong QTMT do nhiều điểm quan<br /> trắc trùng lắp, nhiều số liệu đã có nhưng khi cần lại phải thực hiện quan trắc lại do thiếu<br /> thông tin và khả năng tiếp cận số liệu. Xét riêng về hệ thống kết nối, truyền và khai thác số<br /> liệu quan trắc tự động hiện nay thì mặc dù được ứng dụng những công nghệ tiên tiến<br /> (truyền số liệu qua internet hay GMS-GPRS) nhưng các trạm tự động lại không đồng bộ,<br /> mỗi dự án lại có một máy chủ riêng quản lý dự liệu riêng mà chưa có sự kết nối, chia sẻ.<br /> Tóm lại công nghệ QTMT ở nước ta hiện nay mặc dù đã có đầu từ nhiều và định hướng<br /> phát triển rõ ràng nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng, đặc biệt là khâu khai thác, quản<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 61<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> lý và chia sẻ dữ liệu. Công nghệ chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tiễn ngoài rào cản<br /> về tài chính và khung pháp lý còn do trình độ nhân lực, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng đều.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Mô hình quản lý, chia sẻ và công khai số liệu QTMT [9]<br /> <br /> 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG<br /> Về cơ bản các công nghệ QTMT dù phát triển hiện đại đến đâu cũng là một phần hoặc<br /> toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường cơ bản như trình bày trong hình 1. Ngày nay công<br /> nghệ QTMT trên thế giới đang phát triển theo hướng nhanh và kịp thời hơn, chính xác<br /> hơn, tiết giảm chi phí hơn, đa dạng hơn, thân thiện hơn và tầm quan trắc rộng lớn hơn<br /> (mang tính chất toàn cầu). Bên cạnh đó xu hướng ứng dụng các công nghệ quan trắc môi<br /> trường cho các hoạt động đặc thù cũng là hướng đi được nhiều nước quan tâm hiện nay.<br /> Để phát triển công nghệ quan trắc tự động liên tục thì cần phải phát triển những<br /> phương pháp đo đạc nhanh và chính xác. Một trong số đó là ứng dụng các cảm biến<br /> (sensor) vào trong các công tác đo đạc và phân tích môi trường. Mục đích chính của cảm<br /> biến hóa học là cung cấp thông tin chính xác theo thời gian thực về các thành phần hóa<br /> học trong môi trường [10]. Hiện nay các loại sensor có thể phục vụ đo đạc nhanh ngoài<br /> các thông số cơ bản như pH, EC, độ đục, DO, COD, SS, độ mặn,...trong nước hay SO2,<br /> NOx, CO, nhiệt độ, bụi,... trong không khí mà nó có thể đo nhanh được nhiều loại thông số<br /> khác như kim loại, đồng vị phóng xạ, VOC, vi sinh vật [11]. Kết nối đồng bộ với sensor là<br /> hệ thống lưu trữ và truyền tải dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực. Các công nghệ chính<br /> áp dụng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới là sử dụng internet hay GMS-GPRS<br /> kết nối với các trung tâm xử lý số liệu. Những hệ thống này thường tích hợp khả năng xử<br /> lý cơ bản là thu thập số liệu, phát cảnh báo khi có các dấu hiệu bất thường của các thông<br /> số quan trắc và tự động kích hoạt việc lấy mẫu để phục vụ phân tích khi cần thiết. Cần<br /> phải xác định rằng các hệ thống quan trắc theo thời gian thực kết nối trực tuyến có kết quả<br /> phân tích và đo dạc với độ nhạy, độ chính xác khác nhau theo các mẻ mẫu và biên độ nồng<br /> độ và cũng khác nhau so với các thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm [12].<br /> Ngày này, người dân đô thị đang phải đối đầu với nhiều loại ô nhiễm trong đó ô nhiễm<br /> không khí xung quanh là có ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của họ. Chính vì vây,<br /> ngoài việc phát triển các công nghệ chia sẻ, công bố kết quả nhanh và trực tiếp đến người<br /> dân (hiện thị kết quả quan trắc theo thời gian thực trên các bảng điện tử, trên các cổng<br /> thông tin qua internet, nhắn tín qua điện thoại, cập nhật qua các phần mềm điện thoại di<br /> động,...) thì các nước hiện đang chú trọng đến các thiết bị QTMT cá nhân. Các thiết bị này<br /> <br /> <br /> 62 N. T. Tiến, T. T. Việt, “Hiện trạng và xu hướng phát triển…Việt Nam và trên thế giới.”<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> hướng tới sự đơn giản, gọn nhẹ, chi phí thấp và tính kết nối, chia sẻ cao (thường được<br /> đồng bộ với các thiết bị di động) [13]. Tất nhiên những thông số quan trắc chỉ dừng lại ở<br /> mức cơ bản nhất nhưng đủ để làm vừa lòng mong muốn cật nhật các thông tin về môi<br /> trường sống xung quanh người dân.<br /> Xét về phương pháp QTMT gồm 3 thành phần chính: quan trắc vật lý; quan trắc hóa<br /> học và quan trắc sinh học. Quan trắc dựa vào sinh vật chỉ thị (Biomonitor) là công cụ hiệu<br /> quả hỗ trợ đáng kể cho việc quan trắc vật lý và hóa học với ưu điểm là chi phí vận hành<br /> thấp, không yêu cầu trình độ chuyên môn cao [14]. Kỹ thuật quan trắc dựa và sinh vật và<br /> những cảm biến, thiết bị phân tích liên quan có thể chia ra làm 3 loại chính là off-line (lấy<br /> mẫu thủ công hoặc tự động mang về PTN phân tích), at-line (lấy mẫu thủ công hoặc tự<br /> động và phân tích tại chỗ), on-line (thu mẫu và phân tích tự động gửi tín hiệu theo thời<br /> gian thực về trung tâm) [15]. Trong thời gian gần đây một số nước đã ứng dụng chỉ thị<br /> sinh học trong quan trắc theo thời gian thực theo hình thức on-line. Một số chỉ thị sinh học<br /> được ứng dụng trong QTMT theo thời gian thực có thể kể đến rận nước (daphnia) - được<br /> tích hợp vào hệ thống phân tích hành vi bơi sau đó đưa ra các dự báo về chất lượng nước;<br /> tảo (algae) – được lắp đặt vào hệ thống rồi đo ức chế quang hợp trong môi trường có độc<br /> tố và phát ra cảnh báo [14].<br /> Một trong những công nghệ hỗ trợ QTMT mở rộng phạm vi lên mức quốc gia, khu vực<br /> và toàn cầu đó là sự kết hợp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ viễn<br /> thám cho phép thu nhận thông tin về tiềm năng, hiện trạng các đối tượng cần quan trắc<br /> trên diện rộng và trong thời gian ngắn. GIS sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tách chiết, tổng<br /> hợp, lưu trữ thông tin chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ này<br /> vào QTMT có thể kể đến là quan trắc tài nguyên rừng và môi trường, giám sát sự cố tràn<br /> dầu, giám sát biến động lớp phủ mặt đất, giám sát sụt lún, giám sát các công trình lớn,...<br /> theo thời gian thực [16].<br /> Tiếp theo, một hình thức QTMT đang ngày càng phát triển mạnh hiện nay là hoạt động<br /> quan trắc dựa vào cộng đồng (Community-based monitoring, CBM). Trong những năm<br /> gần đây các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ đang tăng cường việc<br /> sử dụng các tình nguyện viên địa phương để nâng cao khả năng của họ trong quan trắc và<br /> quản lý tài nguyên thiên nhiên, theo dõi các loài gặp nguy hiểm và bảo tồn các khu vực địa<br /> phương. Mặc dù các kết quả quan trắc từ những chương trình này ít khi được công bố trên<br /> các tạp chí khoa học truyền thống nhưng nó gần như vẫn được thừa nhận theo những cách<br /> khác nhau. Có thể kể đến những chương trình CBM thành công như The Waterkeeper<br /> Alliance (Liên minh bảo vệ tài nguyên nước) có mặt trên 15 quốc gia với nhiều hình thức<br /> khác nhau như Riverkeeper (bảo vệ sông), Lakekeeper (bảo vệ hồ), Baykeeper (bảo vệ<br /> vịnh),...; Mạng lưới CBM có văn phòng tại đại học Saint Mary – Canada; Liên minh quan<br /> trắc tài nguyển thủy sinh tại đại học Dickinson – Mỹ; Tổ chức quan trắc cộng đồng toàn<br /> cầu (Global Community Monitor) chuyên quan trắc chất lượng khí và nước dựa vào cộng<br /> đồng trên toàn thế giới và có nhiều dự án thành công ở Ấn Độ [17].<br /> Cuối cùng, việc phát triển các công nghệ QTMT hiện nay đang có xu hướng chuyên<br /> biệt hóa. Nói một cách khác, mỗi hoạt động khác nhau đều có những tác động đặc thù<br /> khác nhau đến môi trường nên nó cần được nghiên cứu công nghệ QTMT riêng. Có thể<br /> liệt kê một vài các hoạt động đặc thù yêu cầu những kỹ thuật và công nghệ quan trắc riêng<br /> biệt như QTMT cho các hoạt động hạt nhân, hoạt động quân sự, hoạt động khai khoáng,...<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN<br /> <br /> Có thể khẳng định QTMT là một hoạt động quan trọng trong nghiên cứu bảo vệ và<br /> quản lý môi trường. Việt Nam trong nhưng năm gần đây đã và đang đầu tư cả về tài chính,<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 63<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> con người, khoa học và đẩy mạnh xây dựng cơ sở pháp lý nhằm phát triển QTMT theo kịp<br /> với khu vực và thế giới. Tuy nhiên các hoạt động QTMT có khả năng tiếp cận và ứng<br /> dụng các công nghệ tiên tiến còn ít và phân bổ chưa đồng đều, đồng thời hệ thống quản lý,<br /> chia sẻ và công bố các dữ liệu quan trắc còn nhiều bất cập. Trong khi đó, hoạt động<br /> QTMT trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Các công nghệ quan trắc theo<br /> thời gian thực ngày càng chính xác với chi phí ngày càng giảm, phạm vi quan trắc mở<br /> rộng tới quy mô toàn cầu, quan trắc phát triển theo hướng thân thiện và có tính kết nối cao<br /> và tương tác với cộng đồng.<br /> Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự hỗ trợ của các đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh<br /> vực quan trắc môi trường đã cung cấp tài liệu, thông tin để bài viết đạt chất lượng cao<br /> hơn. Xin cảm ơn sự hỗ trợ của đơn vị tạo điều kiện tiếp cận tài liệu và cơ sở vật chất để<br /> bài tham luận được hoàn thiện.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. J. Artiola, I.L. Pepper, and M.L. Brusseau, "Environmental Monitoring and<br /> Characterization," Elsevier Science and Technology Books (2004), 410p.<br /> [2]. B. Mitchell, "Resource and Environmental management," The 2nd Ed., NXB<br /> Routledge (2001), 392p.<br /> [3]. "New technologies for monitoring: Status and Prospects", 2001, Reported by<br /> Environmental Protection Agency and Environment and Heritage Service.<br /> [4]. A. Kumar, H. Kim, and G.P. Hancke, "Environmental Monitoring Systems: A<br /> review," IEEE Sensors, Vol. 13 (2013), pp. 1329-1339.<br /> [5]. T.W. Lohner and D.A. Dixon, "The value of long-term environmental monitoring<br /> programs: an Ohio River case study," Environ Monit Assess, Vol. 185 (2013), pp.<br /> 9385-9396.<br /> [6]. N.T.N. Ánh, "Giới thiệu hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục", Trung<br /> tâm quan trắc môi trường/Tổng cục môi trường, Hội thảo thường niên về quan trắc<br /> môi trường, 21-22/4/2011, Huế-Việt Nam (2011).<br /> [7]. N.T.N. Ánh, "Tổng quan hoạt động quan trắc môi trường-cơ hội và thách thức",<br /> Trung tâm quan trắc môi trường/Tổng cục môi trường, Hội thảo quan trắc môi<br /> trường lần 5, 20/6/2014, Hải Phòng-Việt Nam (2014).<br /> [8]. N.V. Thùy, "Hiện trạng công nghệ quan trắc môi trường tại Việt Nam - Xu hướng<br /> phát triển của thế giới hiện nay", Trung tâm quan trắc môi trường-Tổng cục môi<br /> trường, Hội thảo quan trắc môi trường lần 5, 20/6/2014, Hải Phòng-Việt Nam<br /> (2014).<br /> [9]. L.H. Anh, "Quản lý, công bố và công khai thông tin, số liệu quan trắc môi trường",<br /> Trung tâm quan trắc môi trường/Tổng cục môi trường, Hội thảo thường niên về<br /> quan trắc môi trường, 21-22/4/2011, Huế-Việt Nam (2011).<br /> [10]. J. Wang and K. Rogers, "Electrochemical sensors for environmental monitoring: a<br /> review of recent technology," U.S. Environmental Protection Agency, Office of<br /> Research and Development, Environmental Monitoring and Support Laboratory<br /> (1995), 17p.<br /> [11]. C.K. Ho, et al., "Overview of sensors and needs for environmental monitoring,"<br /> Sensors, Vol. 5 (2005), pp. 4-37.<br /> [12]. A.G. Capodaglio and A. Callegari, Online Monitoring Technologies For Drinking<br /> Water Systems Security, in Risk Management of Water Supply and Sanitation<br /> Systems. 2009, Springer Netherlands. pp. 153-179.<br /> [13]. N.C. Watton, "New technologies for environmental monitoring", 2013, Reported by<br /> Scottish Environment Protection Agency.<br /> <br /> <br /> 64 N. T. Tiến, T. T. Việt, “Hiện trạng và xu hướng phát triển…Việt Nam và trên thế giới.”<br /> Những vấn đề chung<br /> <br /> [14]. L.H. Anh, "Ứng dụng chỉ thị sinh học trong quan trắc môi trường", Trung tâm quan<br /> trắc môi trường/Tổng cục môi trường, Hội thảo quan trắc môi trường lần 5, Hải<br /> Phòng - Việt Nam (2014).<br /> [15]. N.D. Lourenco, et al., "Bioreactor monitoring with spectroscopy and chemometrics: a<br /> review," Anal Bioanal Chem, Vol. 404 (2012), pp. 1211-1237.<br /> [16]. N.Q. Khánh and N.T.T. Hương, "Một số ứng dụng công nghệ viễn thám trong quan<br /> trắc môi trường", Trung tâm thông tin và tu liệu môi trường - Tổng cục môi trường,<br /> Hội thảo quan trắc môi trường lần 5, Hải Phòng - Việt Nam (2014).<br /> [17]. C.C. Conrad and K.G. Hilchey, "A review of citizen science and community-based<br /> environmental monitoring: issues and opportunities," Environ Monit Assess, Vol.<br /> 176 (2011), pp. 273-291.<br /> ABSTRACT<br /> STATUS AND PROSPECTS OF ENVIRONMENTAL MONITORING TECHNOLOGY<br /> IN THE WORLD AND VIETNAM<br /> Institute for Tropical and Environment was tasked to build the Environmental<br /> monitoring station within the National environmental monitoring networks by the<br /> State and the Ministry of National Defense. Since 1995, its main mission has been to<br /> monitor the water, ambient air and acid rain in the Highland and middle of Vietnam.<br /> Environmental monitoring is an important tool in the environmental management<br /> and protection. In the recent years, Vietnam has created a huge environmental<br /> monitoring network. However, the number of environmental monitoring stations,<br /> which have modern technologies, is still small. Moreover, the management system<br /> and monitoring data sharing in our network are not really working well which cause<br /> waste of monitoring data.<br /> In the recent decays, there were many researches in the real-time remote<br /> monitoring technologies around the world. Those technologies greatly enhance<br /> rapid detection of monitoring parameters and accuracy of data. In more details,<br /> some research fields have been developed for new environmental technologies such<br /> as bio-monitoring, on-site measurement, remote sensing, GIS application, data<br /> sharing and management system, etc.<br /> This article will introduce the current situation and development trend of<br /> environmental monitoring technology in Vietnam and around the world to help the<br /> readers have a better overview in this topic.<br /> Keywords: Environment, Environmental monitoring, Monitoring technology.<br /> <br /> <br /> <br /> Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015<br /> Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br /> Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Địa chỉ: * Viện trưởng Viện Nhiệt đới môi trường, Viện KH-CNQS.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 65<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2