HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ EAL VÀ EBMT TRONG TIỆT TRỪ<br />
HELICOBACTER PYLORI SAU ĐIỀU TRỊ THẤT BẠI LẦN ĐẦU<br />
Trần Thiện Trung*, Phạm Văn Tấn∗, Quách Trọng Đức**, Lý Kim Hương***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu tiệt trừ H. pylori sau thất bại điều trị đầu tiên với các phác đồ bộ ba phối hợp<br />
giữa thuốc ức chế bơm proton và hai kháng sinh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiệt trừ H. pylori sau thất bại điều trị với các phác đồ bộ ba đầu tiên EAC<br />
và EAL bằng hai phác đồ (1) 4 thuốc EBMT: Esomeprazole-Nexium® 20 mg, 2 lần ngày phối hợp với<br />
(Bismuth 120 mg, Metronidazole 500 mg, Tetracycline 500 mg), 3 lần ngày, điều trị trong 14 ngày; và (2)<br />
EAL: Esomeprazole-Nexium® 20 mg, Amoxicillin 1000 mg và Levofloxacin 250 mg-Volexin®, 2 lần ngày,<br />
điều trị trong 10 ngày. Kết quả tiệt trừ được đánh giá sau 1 tháng (4 tuần) khi ngưng hoàn toàn điều trị<br />
bằng nội soi dạ dày-tá tràng và thử test urease (CLO test); hoặc bằng thử nghiệm hơi thở 13C; hoặc cả hai<br />
thử nghiệm trên.<br />
Kết quả: Trên 45 bệnh nhân nghiên cứu (26 điều trị với phác đồ EBMT và 19 EAL). Tỷ lệ tiệt trừ H.<br />
pylori thành công của phác đồ EAL đạt 57,9% (11/19) số bệnh nhân theo ý định điều trị (ITT), và là 58,8%<br />
(10/17) phân tích theo số hồ sơ có đủ tiêu chuẩn hay là đề cương nghiên cứu (PP). Trong phác đồ EBMT, tỷ<br />
lệ này là 93,3% (24/26) theo ITT, và là 95,7% (22/23) theo PP. So sánh hiệu quả điều trị giữa hai phác đồ<br />
EAL và EBMT cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,01 theo ITT và p = 0,013 theo PP.<br />
Kết luận: Hai phác đồ EAL và phác đồ 4 thuốc EBMT nên coi là chọn lựa thứ hai sau điều trị thất bại<br />
lần đầu với các phác đồ bộ ba khác. Phác đồ 4 thuốc EBMT, trong 14 ngày có hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn H.<br />
pylori thành công cao hơn phác đồ EAL-Levofloxacin, và là phác đồ nên được ưu tiên chỉ định tiệt trừ H.<br />
pylori trong thực tế điều trị hiện nay ở nước ta.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECTIVENESS OF EAL AND EBMT REGIMENS AS THE SECOND-LINE THERAPIES IN<br />
HELICOBACTER PYLORI ERADICATION<br />
Tran Thien Trung, Quach Trong Duc, Ly Kim Huong, Pham Van Tan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 11 - 17<br />
Aims: To evaluate the effectiveness of EAL and EBMT regimens as the second-line therapies in<br />
Helicobacter pylori eradication.<br />
Methods: There were 45 patients (26 treated with EBMT and 19 with EAL regimen). The patients who<br />
were failed to eradicate H. pylori by using first-line triple regimens were recruited and randomly selected to<br />
receive EAL regimen if they came to the out-patient department on even days and EBMT if they came on odd<br />
days. EAL regimens includes Esomeprazole-Nexium® 20 mg, Amoxicillin 1000 mg and LevofloxacinVolexin® 250 mg; all were taken twice in 10 days. EBMT regimen includes Esomeprazole-Nexium® 20 mg<br />
bid, Bismuth 120mg tid, Metronidazole 500mg tid and Tetracycline 500mg tid, all were taken in 14 days.<br />
H. pylori status was confirmed by local urease test and / or 13C breath test after stopping all the drugs which<br />
may interfere with the above-mentioned tests for at least 4 weeks.<br />
∗<br />
<br />
Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM<br />
** Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TPHCM<br />
*** Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Results: There were 45 patients in our study (26 with EBMT and 19 with EAL regimen). The<br />
eradication rates of EAL regimen were 57.9% (11/19) (intention-to-treat analysis) and 58.8% (10/17) (per<br />
protocol analysis). The eradication rates of EBMT regimen were 93.3% (24/26) (intention-to-treat analysis)<br />
and 95.7% (22/23) (per protocol analysis); which were significantly higher than those of EAL (p=0.01 and p<br />
= 0.013 respectively).<br />
Conclusions: EAL and EBMT regimens can be consider as the options for H. pylori eradication after<br />
failing with other first-line therapies. The quadruple regimen with EBMT in 14 days has shown to be much<br />
more effective than EAL and should be the second-line therapy of choice for H. pylori eradication.<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
<br />
Các phác đồ bộ ba kinh điển phối hợp thuốc<br />
ức chế bơm proton (PPI) và 2 kháng sinh trong<br />
một thời gian dài đã có hiệu quả cao trong tiệt<br />
trừ H. pylori. Tỷ lệ tiệt trừ thất bại của các phác<br />
đồ bộ ba báo cáo năm 2006 giảm vào khoảng từ<br />
20-40% trường hợp(11,16). Hiệu quả tiệt trừ H.<br />
pylori bằng phác đồ bộ ba EAC trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi năm 2008 chỉ còn dưới 70% so với<br />
91% trong nghiên cứu vào năm 2000<br />
củaVeldhuyzen Van Zanten và cs(15).<br />
<br />
Trong thời gian 5 tháng (3/2008-8/2008),<br />
nghiên cứu được thực hiện tại Khoa khám bệnhBệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Kết quả của những nghiên cứu gần đây trên<br />
thế giới đã khẳng định việc kháng thuốc với các<br />
kháng sinh Metronidazole và Clarithromycin đã<br />
ảnh hưởng đến hiệu quả tiệt trừ H. pylori. Theo<br />
quan điểm mới hiện nay, trong trường hợp điều<br />
trị thất bại lần đầu với các phác đồ bộ ba, có thể<br />
kéo dài thời gian điều trị của các phác đồ này lên<br />
đến 14 ngày, hoặc việc điều trị tiếp theo có thể<br />
dùng phác đồ phối hợp 4 thuốc trong 14 ngày,<br />
hoặc sử dụng một trong các loại kháng sinh mới<br />
như Levofloxacin, Furazolidone, hoặc Rifabutin<br />
thay thế cho các kháng sinh trong phác đồ 3<br />
thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị tiệt trừ H.<br />
pylori(6,11,16).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tuổi dưới 15, bệnh nội khoa nặng, tiền sử<br />
mổ cắt dạ dày, tiền sử dị ứng các thuốc trong<br />
phác đồ nghiên cứu.<br />
Chẩn đoán nhiễm H. pylori dựa vào 2 thử<br />
nghiệm: (1) nội soi dạ dày-tá tràng và làm urease<br />
test (CLOtest), (2) thử nghiệm hơi thở 13C. H.<br />
pylori-dương tính khi có ít nhất 1 trong 2 thử<br />
nghiệm dương tính.<br />
Điều trị tiệt trừ H. pylori Sau thất bại tiệt trừ<br />
H. pylori bằng 2 phác đồ bộ ba đầu tiên EAC và<br />
EAL. Điều trị tiếp theo bằng hai phác đồ 4 thuốc<br />
EBMT: Esomeprazole-Nexium® 20 mg, 2 lần<br />
ngày phối hợp với (Bismuth 120 mg,<br />
Metronidazole 500 mg, Tetracycline 500 mg), 3<br />
lần ngày, điều trị trong 14 ngày. Sau điều trị thất<br />
bại với EAC, bệnh nhân được điều trị bằng phác<br />
đồ EAL: Esomeprazole-Nexium® 20 mg,<br />
Amoxicillin 1000 mg và Levofloxacin 250 mgVolexin®, 2 lần ngày, điều trị trong 10 ngày. Ghi<br />
nhận tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ uống<br />
thuốc, lịch theo dõi bệnh nhân.<br />
Kết quả tiệt trừ H. pylori tiếp tục được đánh<br />
giá sau khi ngưng hoàn toàn điều trị 4 tuần dựa<br />
<br />
Công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá<br />
hiệu quả bước đầu của hai phác đồ EAL và phác<br />
đồ 4 thuốc EBMT sau điều trị tiệt trừ H. pylori<br />
thất bại lần đầu với các phác đồ bộ ba kinh điển<br />
hiện nay ở Việt Nam.<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên có nhóm<br />
chứng.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
2<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân viêm dạ dày, loét tá tràng được<br />
chẩn đoán thương tổn bằng nội soi dạ dày-tá<br />
tràng, và điều trị thất bại hay H. pylori-dương tính<br />
sau tiệt trừ bằng phác đồ bộ ba EAC và EAL.<br />
<br />
vào 1 trong 2 hoặc cả 2 thử nghiệm: nội soi dạ<br />
dày-tá tràng và làm urease test (CLOtest), và<br />
hoặc thử nghiệm hơi thở 13C. Tiệt trừ H. pylori<br />
thành công hay H. pylori-âm tính dựa vào 1 trong<br />
2 kết quả nói trên âm tính (nếu bệnh nhân chỉ<br />
làm 1 trong 2 thử nghiệm), hoặc cả 2 đều âm tính.<br />
Quản lý hồ sơ và xử lý số liệu bằng phần mềm<br />
SPSS 15.0 với phép kiểm χ2.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Trong 45 bệnh nhân, tuổi trung bình là 41 ±<br />
14 (từ 15-61 tuổi). Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là<br />
2,4/1. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm<br />
1 gồm 26 bệnh nhân được điều trị với phác đồ 4<br />
thuốc EBMT, và nhóm 2 gồm 19 bệnh nhân điều<br />
trị với phác đồ EAL.<br />
Kết quả thương tổn qua nội soi dạ dày-tá<br />
tràng được trình bày theo bảng 1:<br />
Bảng 1: Tổn thương qua nội soi trước điều trị<br />
Tổn thương Điều trị với<br />
Điều trị với<br />
nội soi<br />
EBMT-14 ngày EAL-10 ngày<br />
n = 26<br />
n = 19<br />
GERD<br />
2 (7,7%)<br />
1 (5,3%)<br />
Viêm dạ dày 22 (84,6%)<br />
17 (89,4%)<br />
Loét tá tràng<br />
<br />
2 (7,7%)<br />
<br />
1 (5,3%)<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
n = 45<br />
3 (6,7%)<br />
39<br />
(86,6%)<br />
3 (6,7%)<br />
<br />
Nhận xét: không có sự khác biệt về thống<br />
kê của các bệnh dạ dày-tá tràng giữa 2 nhóm<br />
điều trị bằng 2 phác đồ EBMT và EAL, với p =<br />
0,89 (χ2).<br />
<br />
Tỷ lệ theo dõi bệnh nhân<br />
Trên 45 bệnh nhân, tỷ lệ theo dõi được là<br />
95,5% (43/45) trường hợp sau hơn 4 tuần khi<br />
ngưng điều trị, và không theo dõi được là<br />
4,45% (2/45), trong số này có 1 bệnh nhân<br />
trong nhóm điều trị với phác đồ EBMT và 1<br />
điều trị với phác đồ EAL. Bệnh nhân không<br />
tuân thủ điều trị 7% (3/43): 2 trong nhóm<br />
EBMT và 1 trong nhóm EAL.<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori phân tích theo ý<br />
định điều trị<br />
Phác đồ<br />
<br />
EAL10<br />
ngày<br />
EBMT 14<br />
ngày<br />
<br />
Tiệt trừ H.<br />
Tiệt trừ H. pylori Tổng<br />
pylori thất bại<br />
thành công<br />
cộng<br />
n = 10<br />
n = 35<br />
n = 45<br />
8 (42,1%)<br />
11 (57,9%)<br />
19<br />
2 (7,7%)<br />
<br />
24 (93,3%)<br />
<br />
26<br />
<br />
Nhận xét: Hiệu quả tiệt trừ H. pylori phân<br />
tích theo ý định điều trị của phác đồ phối hợp<br />
kháng sinh mới Levofloxacin-EAL là 57,9% so<br />
với 93,3% trong phác đồ 4 thuốc EBMT, sự khác<br />
biệt giữa 2 phác đồ này có ý nghĩa thống kê với<br />
p = 0,01 (χ2).<br />
Bảng 3: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori phân tích theo đề<br />
cương nghiên cứu<br />
Phác đồ<br />
<br />
EAL10<br />
ngày<br />
EBMT 14<br />
ngày<br />
<br />
Tiệt trừ H.<br />
Tiệt trừ H. pylori Tổng<br />
pylori thất bại<br />
thành công<br />
cộng<br />
n = 35<br />
n = 40<br />
n=8<br />
7 (41,2%)<br />
10 (58,8%)<br />
17<br />
1 (4,3%)<br />
<br />
22 (95,7%)<br />
<br />
23<br />
<br />
Nhận xét: Hiệu quả tiệt trừ H. pylori phân<br />
tích theo đề cương nghiên cứu của phác đồ phối<br />
hợp kháng sinh mới Levofloxacin-EAL là 58,8%<br />
so với 95,7% trong phác đồ 4 thuốc EBMT, sự<br />
khác biệt giữa 2 phác đồ này có ý nghĩa thống kê<br />
với p = 0,013 (χ2).<br />
Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công phân tích<br />
theo ý định điều trị và theo đề cương nghiên cứu<br />
được tổng hợp ở bảng 4.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công theo ý<br />
định điều trị và theo đề cương nghiên cứu<br />
Phác đồ<br />
<br />
EAL 10<br />
ngày<br />
EBMT 14<br />
ngày<br />
<br />
BN điều BN điều Tỷ lệ tiệt Tỷ lệ tiệt<br />
trị theo trị theo trừ thành trừ thành<br />
ITT<br />
PP<br />
công theo công theo<br />
ITT (%)<br />
PP (%)<br />
n = 45<br />
n = 40<br />
19<br />
17<br />
57,9<br />
58,8<br />
26<br />
<br />
23<br />
<br />
93,3<br />
<br />
95,7<br />
<br />
Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori<br />
<br />
Tác dụng phụ của các phác đồ điều trị<br />
<br />
Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công được tính<br />
theo ý định điều trị (ITT: Intention To Treat) ở<br />
bảng 2, và được tính theo đề cương nghiên cứu<br />
(PP: Per Protocol) ở bảng 3.<br />
<br />
Bảng 5: Tác dụng phụ của các phác đồ điều trị<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Triệu chứng Phác đồ EAL Phác đồ EBMT Giá trị P<br />
10 ngày n = 14 ngày n = 25<br />
18<br />
Không triệu<br />
12<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
chứng<br />
Có triệu<br />
chứng<br />
Buồn nôn<br />
<br />
6<br />
<br />
17<br />
<br />
0,024<br />
<br />
1<br />
<br />
11<br />
<br />
0,006<br />
<br />
Nhức đầu<br />
Khó ngủ<br />
Nổi rash<br />
Đau bụng<br />
Chán ăn<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
<br />
9<br />
3<br />
1<br />
1<br />
6<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Tiêu chảy<br />
Đau khớp<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
0<br />
3<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Chóng mặt<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Có sự khác nhau về tác dụng phụ<br />
trong 2 phác đồ điều trị EAL và EBMT (p =<br />
0,024). Buồn nôn là triệu chứng gặp chủ yếu<br />
trong phác đồ 4 thuốc EBMT (p = 0,006).<br />
Tác dụng phụ của thuốc được xếp theo mức<br />
độ: nhẹ, trung bình, và nặng. Trong 6 trường<br />
hợp điều trị phác đồ EAL có tác dụng phụ: mức<br />
độ nhẹ 4, trung bình là 2. Trong 17 trường hợp<br />
điều trị theo phác đồ EAL, tác dụng phụ: mức<br />
độ nhẹ 14, trung bình là 3. Các tác dụng phụ tùy<br />
theo mức độ nêu trên của 2 phác đồ nhưng phần<br />
lớn không gây ảnh hưởng nhiều đến việc điều<br />
trị. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị 3/43<br />
trường hợp : 2 trong nhóm EBMT và 1 trong<br />
nhóm EAL.<br />
<br />
Kết quả nội soi sau điều trị<br />
Nội soi dạ dày-tá tràng sau điều trị không<br />
bắt buộc thực hiện trên tất cả bệnh nhân. Trong 3<br />
trường hợp loét tá tràng trước điều trị (điều trị<br />
theo EAL là 1, và theo EBMT 2 trường hợp), kết<br />
quả nội soi đều lành sẹo tốt.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Trong thực hành điều trị hiện nay, tiệt trừ H.<br />
pylori thất bại đang là một vấn đề thách thức lớn<br />
đối với các Thầy thuốc chuyên khoa tiêu hoá.<br />
Phác đồ bộ ba kinh điển và phác đồ 4 thuốc<br />
điều trị trong 14 ngày<br />
Để tăng hiệu quả tiệt trừ H. pylori, các<br />
nghiên cứu sử dụng các phác đồ bộ ba kinh<br />
điển trước đây nhưng với thời gian điều trị kéo<br />
dài 14 ngày được đề nghị. Kim và cs(8) năm<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
4<br />
<br />
2007, nghiên cứu về thời gian điều trị 7 ngày so<br />
với 14 ngày của phác đồ PPI, Amoxicillin và<br />
Clarithromycin (PPI-AC) trên 598 bệnh nhân<br />
được chia 2 nhóm: 337 điều trị với PPI-AC 7<br />
ngày, và 261 với PPI-AC trong 14 ngày. Hiệu<br />
quả tiệt trừ H. pylori của nhóm PPI-AC 7 ngày<br />
là 71,2% không thấp hơn so với 75,5% nhóm<br />
PPI-AC 14 ngày phân tích theo ITT, và là 83,6%<br />
so với 86,6% phân tích theo PP. Các tác giả đề<br />
nghị để giảm tỷ lệ kháng thuốc của phác đồ bộ<br />
ba nói trên cần có những nghiên cứu dùng các<br />
phác đồ mới nhằm tăng hiệu quả tiệt trừ H.<br />
pylori ở bệnh nhân Hàn Quốc.<br />
Trong một nghiên cứu khác, Garza González<br />
và cs(4) năm 2007, trên 59 bệnh nhân được điều<br />
trị bằng phác đồ chuẩn Rabeprazole, Amoxicillin<br />
và Clarithromycin (RAC) 7 so với 14 ngày. Tỷ lệ<br />
tiệt trừ H. pylori phân tích theo ITT là 86,7% và<br />
62,1% (p=0,06), và theo PP là 89,7% và 72%<br />
(p=0,159). Liên quan đến kháng thuốc, nồng độ<br />
ức chế tối thiểu (MIC) của Amoxicillin và<br />
Clarithromycin được xác định bằng nuôi cấy, và<br />
CYP2C19 genotype xác định bằng phương pháp<br />
PCR-RFLP (Polymerase Chain ReactionRestriction Fragment Length Polymorphism).<br />
Nghiên cứu cho thấy không có khác nhau về<br />
hiệu quả điều trị 7 ngày và 14 ngày, và cũng<br />
không có sự khác nhau về kháng thuốc, và<br />
CYP2C19 genotype giữa 2 nhóm điều trị trong<br />
nghiên cứu.<br />
Trong khuyến cáo về các phác đồ điều trị<br />
theo Vilaichone, Mahachai và Graham(16) năm<br />
2006, phác đồ 4 thuốc gồm (Bismuth 120 mg,<br />
Metronidazole 500 mg vàTetracycline 500 mg), 3<br />
lần ngày phối hợp với thuốc ức chế bơm proton<br />
(PPI), 2 lần ngày, điều trị kéo dài trong 14 ngày.<br />
Trong phác đồ này, các tác giả đề nghị cần chú ý<br />
chi tiết về liều lượng và thời gian điều trị trong<br />
14 ngày cho đến khi tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành<br />
công đạt trên 95%, nhưng cũng có thể đạt được<br />
tỷ lệ tiệt trừ này với thời gian ngắn hơn.<br />
<br />
Phác đồ 4 thuốc PPI phối hợp với Bismuth,<br />
Metronidazole và Tetracycline (PPI + BMT)<br />
<br />
trên thế giới, đến nay đã được khuyến cáo dùng<br />
trở lại.<br />
<br />
Malfertheiner, Megraud, O’Morain và cs(11)<br />
tại hội nghị đồng thuận Maastricht III năm 2006<br />
hướng dẫn điều trị của châu Âu, phác đồ bộ ba<br />
bao gồm PPI phối hợp với Clarithromycin và<br />
Amoxicillin, và hoặc là Metronidazole vẫn được<br />
coi là chọn lựa đầu tiên trong điều trị tiệt trừ H.<br />
pylori. Trong đó phác đồ PPI, Amoxicillin và<br />
Clarithromycin (PPI-AC) được chỉ định nếu tỷ lệ<br />
kháng thuốc Clarithromycin trong dân số dưới<br />
15-20%. Phác đồ PPI, Clarithromycin và<br />
Metronidazole (PPI-CM) được chỉ định điều trị<br />
nếu tỷ lệ kháng Metronidazole trong dân số<br />
dưới 40%. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (PPIBMT) cũng được coi là phác đồ chọn lựa đầu<br />
tiên, và cũng được coi là phác đồ chọn lựa thứ<br />
hai (second-line) nếu trước đó chưa được sử<br />
dụng. Các phác đồ “cứu vãn” được chỉ định dựa<br />
trên kết quả còn nhạy của kháng sinh.<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều trị<br />
dùng phác đồ 4 thuốc trong 14 ngày, sau các<br />
trường hợp thất bại lần đầu với các phác đồ bộ<br />
ba EAC và EAL. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori thành<br />
công là rất tốt và cao được phân tích theo ý định<br />
điều trị (ITT) là 93,3% so với 95,7% phân tích<br />
theo đề cương nghiên cứu (PP). Như vậy từ kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi và theo quan điểm<br />
trên thế giới những năm gần đây, phác đồ 4<br />
thuốc có Bismuth (PPI-BMT) được coi là phác đồ<br />
chọn lựa thứ hai (second-line) trong điều trị tiệt<br />
trừ H. pylori. Tuy nhiên các thành phần của<br />
thuốc kháng sinh như Metronidazole, Bismuth<br />
trong phác đồ 4 thuốc có thể gây nên các tác<br />
dụng phụ như buồn nôn (p=0,006), nôn ói, đau<br />
đầu, đau bụng, tiêu phân đen… Vì vậy khi chỉ<br />
định điều trị bằng phác đồ 4 thuốc nên giải thích<br />
rõ các tác dụng phụ này cho bệnh nhân.<br />
<br />
Phác đồ 4 thuốc được chỉ định điều trị sau<br />
thất bại lần đầu với phác đồ bộ ba PPI hoặc<br />
kháng thụ thể H2 phối hợp với 2 kháng<br />
sinh(2,7,9,10,12,13).<br />
<br />
Phác đồ “cứu vãn” hay là phác đồ điều trị với<br />
các kháng sinh mới<br />
<br />
De Boer và cs(3) Trên 109 bệnh nhân được<br />
điều trị theo phác đồ kháng thụ thể H2 kết hợp<br />
BMT, thời gian điều trị một tuần và hai tuần cho<br />
kết quả tiệt trừ lần lượt là 95% và 94%. Tytgat(13),<br />
Qua 8 nghiên cứu trên 471 bệnh nhân điều trị<br />
bằng phác đồ 4 thuốc trong một tuần, tỷ lệ tiệt<br />
trừ là 97,8%, và tỷ lệ này ở một nghiên cứu khác<br />
của Vautier G(14) là 98%.<br />
Trong nghiên cứu theo Gisbert và cs năm<br />
2008, hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ 4<br />
thuốc PPI-BMT chỉ còn 55%. Mới đây người ta<br />
cho rằng khi thay thế PPI và thành phần của<br />
bismuth trong phác đồ 4 thuốc bằng Ranitidine<br />
Bismuth Citrate thì hiệu quả tiệt trừ H. pylori sẽ<br />
tăng cao hơn. Cũng trong nghiên cứu báo cáo<br />
năm 2008, Gisbert và cs khi phối hợp Ranitidine<br />
Bismuth Citrate và BMT, tỷ lệ tiệt trừ H. pylori là<br />
71%. Tuy nhiên muối Bismuth, bao gồm<br />
Ranitidine Bismuth Citrate không được chỉ định<br />
rộng rãi trong một thời gian dài ở một số nước<br />
(6)<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Phác đồ phối hợp với kháng sinh mới<br />
Levofloxacin, theo khuyến cáo nên sử dụng sau<br />
thất bại lần đầu với các phác đồ bộ ba khác. Trên<br />
in vivo đã chứng minh Levofloxacin có khả năng<br />
tiệt khuẩn H. pylori. Từ tác dụng tiệt khuẩn này,<br />
trong trường hợp kháng điều trị với cả 2 kháng<br />
sinh Metronidazole và Clarithromycin, thì<br />
Levofloxacin hiện nay được chỉ định dùng trong<br />
các phác đồ tiệt trừ H. pylori.<br />
Tại hội nghị đồng thuận Maastricht III năm<br />
2006, Malfertheiner, Megraud, O’Morain và cs(11)<br />
các phác đồ “cứu vãn” được chỉ định dựa trên<br />
kết quả còn nhạy của kháng sinh. Các kháng<br />
sinh mới thường sử dụng trong các phác đồ<br />
“cứu vãn” là Levofloxacin và Rifabutin, tuy<br />
nhiên Rifabutin là kháng sinh có thể kháng chọn<br />
lọc với Mycobacteria nhưng hiếm xảy ra khi<br />
dùng điều trị tiệt trừ H. pylori. Các nghiên cứu<br />
gần đây cho thấy tỷ lệ kháng Levofloxacin là<br />
20% ở một số vùng khác nhau và có thể nguyên<br />
nhân của tiệt trừ H. pylori thất bại.<br />
<br />
5<br />
<br />