Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ ̣p 31, Số 4 (2015) 56-64<br />
<br />
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm<br />
nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam<br />
Phan Thị Thanh Thủy*<br />
Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam<br />
Nhận ngày 06 tháng 5 năm 2015<br />
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2015<br />
<br />
Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp<br />
2014. Để thành lập, doanh nghiệp xã hôi phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý như công<br />
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các quy<br />
định này đang bộc lộ tính bất hợp lý, cần phải bổ sung sửa đổi. Bài báo tập trung vào giới thiệu và<br />
phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý<br />
của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần<br />
hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,<br />
công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, Anh, Việt Nam.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết về<br />
tính phù hợp của những hình thức pháp lý nói<br />
trên với hướng phát triển của DNXH nước ta;<br />
và pháp luật cần có những quy định gì để giúp<br />
các doanh nhân xã hội chọn được mô hình pháp<br />
lý phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp,<br />
hoàn cảnh thực tế, để kinh doanh có hiệu quả và<br />
đóng góp được nhiều hơn cho xã hội.<br />
<br />
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật kinh<br />
doanh Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (DNXH)<br />
được chính thức ghi nhận như một mô hình<br />
kinh doanh mới trong Luật Doanh nghiệp 2014<br />
(LDN 2014). Theo quy định của luật này, để<br />
thành lập DNXH, nhà đầu tư (các doanh nhân<br />
xã hội) phải lựa chọn một trong các hình thức<br />
pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn<br />
(TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp<br />
danh (HD) hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng<br />
ký thành lập như các doanh nghiệp thông<br />
thường ở Việt Nam. Quy định này đang đặt ra<br />
<br />
Trong khuôn khổ bài viết này tác giả muốn<br />
đi sâu vào giới thiệu và phân tích về các hình<br />
thức pháp lý của DNXH tại vương quốc Anh và<br />
so sánh với các quy định pháp luật tương ứng<br />
của Việt Nam, từ đó đưa ra những phân tích,<br />
nhận định gợi mở cho việc bổ sung, sửa đổi và<br />
hoàn thiện các quy định của pháp luật về<br />
DNXH Việt Nam.<br />
<br />
_______<br />
<br />
<br />
ĐT.: 84- 983807028<br />
Email: thuyptt@vnu.edu.vn<br />
<br />
56<br />
<br />
P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64<br />
<br />
2. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội và<br />
các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã<br />
hội ở Anh<br />
2.1. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội của<br />
nước Anh<br />
Là quốc gia nơi DNXH có lịch sử phát triển<br />
lâu đời, nước Anh cũng là nơi DNXH đang đạt<br />
được nhiều thành tựu nhất trong các lĩnh vực<br />
hoạt động vì lợi ích cộng đồng.[1]. Thành công<br />
này một phần dựa trên quan niệm thông thoáng<br />
về DNXH và chiến lược phát triển sáng tạo của<br />
Chính phủ Anh. Trong Chiến lược phát triển<br />
DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa:<br />
“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành<br />
lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử<br />
dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó<br />
hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi<br />
nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”[2]. Định<br />
nghĩa này rất toàn diện, phản ánh được những<br />
đặc điểm cơ bản nhất của của DNXH và quan<br />
điểm của Chính Phủ Anh đối với loại doanh<br />
nghiệp này: (i) kinh doanh được coi là phương<br />
tiện và giải pháp để DNXH đạt được mục tiêu<br />
xã hội của mình, (ii) mục tiêu xã hội phải là sứ<br />
mệnh đầu tiên và cơ bản của việc thành lập<br />
DNXH và (iii) trong DNXH, lợi nhuận phải<br />
được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng<br />
đồng, không phải cho cá nhân là nhà đầu tư.<br />
Định nghĩa của chính phủ Anh cũng rất phù<br />
hợp với quan niệm của Tổ chức OECD:<br />
“DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều<br />
hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần<br />
doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai<br />
mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung<br />
cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các<br />
nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn.<br />
Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ<br />
cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa,<br />
môi trường”[3].<br />
<br />
57<br />
<br />
2.2 Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã<br />
hội ở Anh<br />
Hình thức pháp lý (legal form), còn gọi là<br />
mô hình pháp lý (legal model), là cách thức tổ<br />
chức các loại hình doanh nghiệp nhất định theo<br />
quy định của pháp luật. Hình thức pháp lý của<br />
doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến cấu<br />
trúc bên trong, chế độ quản trị và giới hạn trách<br />
nhiệm của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, lựa chọn<br />
một hình thức tổ chức cho phù hợp với mục<br />
đích và chiến lược kinh doanh là mối quan tâm<br />
hàng đầu của các nhà đầu tư khi bước chân vào<br />
thị trường.<br />
Pháp luật Anh quan niệm rất rõ ràng rằng<br />
thuật ngữ “doanh nghiệp xã hội” chỉ là tên gọi<br />
của một mô hình kinh doanh, thể hiện mục tiêu<br />
xã hội của doanh nghiệp và để phân biệt với<br />
doanh nghiệp thương mại truyền thống [2], để<br />
đưa mô hình này vào hoạt động trên thức tế, các<br />
doanh nhân phải tự lựa chọn một hình thức<br />
pháp lý phù hợp nhất cho DNXH của mình. Từ<br />
thế kỷ XVIII đến nay, rất nhiều mô hình DNXH<br />
đã được trải nghiệm tại nước Anh như: nhà ở xã<br />
hội, nhóm tự lực, dạy nghề và tạo việc làm,<br />
thương mại công bằng, hay như các hoạt động<br />
tạo thu nhập cho các tổ chức từ thiện, tài chính<br />
vi mô, và cung cấp dịch vụ công qua các hợp<br />
đồng với chính quyền...[4]. Hình thức tổ chức<br />
và địa vị pháp lý của DNXH ở Anh cũng rất đa<br />
dạng và phong phú, có thể chia thành 4 nhóm<br />
cơ bản dựa trên tính chất và mức độ liên kết<br />
giữa các nhà đầu tư như sau:<br />
2.2.1. Nhóm doanh nghiệp xã hội không<br />
phải là công ty<br />
Nhóm DNXH không phải là công ty<br />
(unincoporated form) được coi là hình thức đơn<br />
giản nhất mà DNXH có thể được thiết lập ở<br />
Anh. Theo đó DNXH có thể do một thương<br />
nhân đơn lẻ (sole trader) hoặc hội hợp danh của<br />
các thương nhân đơn lẻ (partnership) thành lập<br />
<br />
58<br />
<br />
P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64<br />
<br />
nên. Trường hợp này DNXH không được coi là<br />
công ty, không có sự tồn tại độc lập về mặt<br />
pháp lý với thương nhân hoặc các thương nhân<br />
thành lập nó; bởi vậy không phải đăng ký kinh<br />
doanh.<br />
Mặc dù hoạt động kinh doanh hướng tới<br />
mục tiêu xã hội nhưng lợi nhuận của DNXH do<br />
các thương nhân đơn lẻ làm chủ sẽ bị đánh thuế<br />
thu nhập cá nhân, có xem xét giảm trừ. Thông<br />
thường các DNXH này được xem xét như là<br />
hình thức người chủ DNXH trực tiếp lao động<br />
(shelf-employed) và được yêu cầu tự đánh giá,<br />
để tính toán thuế thu nhập và các khoản đóng<br />
góp cho bảo hiểm nhà nước đối với bất kỳ lợi<br />
nhuận nào thu được từ công việc kinh doanh.<br />
2.2.2. Nhóm doanh nghiệp xã hội được<br />
thành lập dưới hình thức công ty<br />
Nhóm doanh nghiệp xã hội được thành lập<br />
dưới hình thức công ty (incorporated forms) là<br />
nhóm phổ biến nhất ở Anh hiện này. Bản thân<br />
nhóm này cũng thể hiện dưới rất nhiều hình<br />
thức pháp lý và tên gọi khác nhau.<br />
i) Nhóm công ty hữu hạn<br />
Nhóm công ty hữu hạn (limited company) là<br />
nhóm phổ biến nhất của DNXH, được tổ chức<br />
dưới hình thức công ty CP hoặc công ty TNHH.<br />
Dưới sự điều chỉnh của Luật Công ty 2006<br />
(Company Act 2006)[5], các công ty hữu hạn bị<br />
ràng buộc bởi các quy định ngặt nghèo hơn đối<br />
với nhóm DNXH không phải là công ty như<br />
yêu cầu cao hơn về trác nhiệm giải trình và sự<br />
minh bạch đối với các cổ đông và với xã hội.<br />
Nói cách khác đó là những cái giá phải trả cho<br />
những lợi ích có được từ “trách nhiệm hữu<br />
hạn”. Để thành lập một công ty hữu hạn nói<br />
chung, doanh nhân phải thực hiện đăng ký kinh<br />
doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh<br />
(Companies House) thuộc Bộ Kinh doanh, Đổi<br />
mới và Kỹ năng thuộc chính phủ hoàng gia<br />
Anh,[6] và đăng ký với Cục thuế và Hải quan<br />
<br />
hoàng gia (HMRC) để nộp thuế thu nhập doanh<br />
nghiệp[7].<br />
Để thành lập DNXH dưới hình thức công ty<br />
hữu hạn các thành viên sáng lập của công ty<br />
phải thiết lập các điều khoản chỉ rõ mục tiêu<br />
hoạt động vì xã hội của công ty trong tài liệu<br />
đăng ký kinh doanh. Pháp luật của Anh cũng rất<br />
linh hoạt khi cho phép các công ty chuyển đổi<br />
hình thức pháp lý, mục tiêu hoạt động, miễn là<br />
các thành viên của công ty đồng ý và sự chuyển<br />
đổi đó phải được ghi nhận trong điều lệ. Theo<br />
quy định của pháp luật, một DNXH là công ty<br />
hữu hạn có thể là một nhánh kinh doanh của<br />
một cơ sở từ thiện.<br />
ii) Công ty vì lợi ích cộng đồng<br />
Công ty vì lợi ích cộng đồng (Community<br />
Interest Company - CIC): là một loại hình công<br />
ty được thiết kế đặc biệt cho DNXH và được<br />
Chính phủ Anh giới thiệu ra công chúng năm<br />
2005 bằng Bộ quy định về Công ty vì lợi ích<br />
cộng đồng 2005 (The Community Interest<br />
Company Regulations 2005 - CIC Regs). Tuy<br />
nhiên các DNXH không bắt buộc phải lựa chọn<br />
mô hình pháp lý của CIC để tạo dựng doanh<br />
nghiệp của mình.<br />
Theo CIC Regs 2005, các CIC là các doanh<br />
nghiệp cộng đồng (community enterprise) phải<br />
được tổ chức dưới hình thức công ty hữu hạn,<br />
có thể là công ty TNHH hoặc công ty CP quy<br />
định trong Luật Công ty 1985, và cam kết dành<br />
lợi nhuận và tài sản của mình để phục vụ lợi ích<br />
cộng đồng trong điều lệ hoạt động bằng văn bản<br />
(Điều 32 Luật Công ty 2004). Để theo đuổi mục<br />
tiêu này, CIC phải có một khoản tài sản đảm<br />
bảo được gọi là “tài sản khóa” (lock assets) để<br />
hạn chế chuyển tài sản ra ngoài công ty, và đặc<br />
biệt là để đảm bảo rằng số tài sản này tiếp tục<br />
được dùng cho lợi ích cộng đồng. CIC Regs<br />
2005 cũng ấn định mức trần tối đa của các<br />
khoản thanh toán cổ tức và và lợi nhuận mà<br />
<br />
P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64<br />
<br />
công ty có thể phân bổ. Các CIC cũng bị cấm<br />
thành lập vì mục đích chính trị (Điều 3) hoặc<br />
thành lập để phục vụ quá mức đối với một<br />
nhóm nhất định(Điều 4 và 5), đặc biệt các CIC<br />
không phải là một tổ chức từ thiện, không được<br />
thực hiện các hành vi bất hợp pháp (Điều 5 và 6).<br />
Có thể thấy rằng cấu trúc, hoạt động của<br />
CIC quy định trong đã chuyển những thông<br />
điệp rõ ràng đến các nhà đầu tư rằng doanh<br />
nghiệp phải vận hành vì lợi ích cộng đồng và<br />
mục tiêu xã hội và được bảo vệ bởi các quy<br />
định tương ứng.[2] Để bảo đảm nguyên tắc tôn<br />
trọng quyền tự do kinh doanh, pháp luật của<br />
Anh cũng cho phép một CIC có thể chuyển đổi<br />
hình thức hoạt động thành một tổ chức từ thiện<br />
hoặc trở thành một hợp tác xã (HTX) vì lợi ích<br />
cộng đồng hặc tự nguyện giải thể; tuy nhiên các<br />
CIC có thể không được chuyển đổi thành các<br />
công ty hữu hạn thông thường.<br />
iii) Công ty hợp danh hữu hạn<br />
Công ty hợp danh hữu hạn (limited liability<br />
partnerships – LLP) hoạt động theo Luật Công<br />
ty hợp danh hữu hạn năm 2000 (Limited<br />
Liability Partnerships Act 2000). Đây là loại<br />
hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tương<br />
tự như các công ty hữu hạn trong Luật Công ty<br />
2006. Không giống hình thức hợp danh cơ bản<br />
(standard partnership) do các doanh nhân đơn<br />
lẻ thành lập (đã đề cập ở mục 2.1), các thành<br />
viên của LLP được hưởng trách nhiệm hữu hạn<br />
đối với các khoản nợ của công ty nhưng công ty<br />
phải minh bạch đối với mục đích thuế. Thành<br />
viên góp vốn (non-coperate partner) phải đăng<br />
ký tự đánh giá tài sản và trả thuế thu nhập cá<br />
nhân trên phần lợi nhuận được chia như các<br />
thương nhân đơn lẻ, trong khi đó phần lợi<br />
nhuận chia cho những thành viên hợp danh<br />
(corporate partner) sẽ phải chịu thuế doanh thu.<br />
<br />
59<br />
<br />
Mặc dù không được thiết kế một cách đặc<br />
biệt cho DNXH như các CIC, mô hình LLP cho<br />
nhà đầu tư nhiều tự do hơn mô hình công ty<br />
hữu hạn trong việc lựa chọn đối tác, thiết lập<br />
các thương vụ kinh doanh theo mong muốn,<br />
quyết định cách thức vận hành doanh nghiệp và<br />
cách thức phân phối lợi nhuận. Để thành lập<br />
một LLP, chỉ cần các đối tác cùng quyết định<br />
bằng văn bản rằng phần lớn lợi nhuận của công<br />
ty được cống hiến cho mục tiêu xã hội.<br />
2.2.3. Các hợp tác xã và các hiệp hội vì lợi<br />
ích cộng đồng<br />
Theo pháp luật hiện hành, kể từ 01/8/2014,<br />
ở Anh có hai hình thức pháp lý của DNXH<br />
trong lĩnh vực làng nghề và hội ái hữu là các<br />
HTX (Co-operative Societies) và các hội vì lợi<br />
ích cộng đồng (Community Benefit Societies<br />
hoặc BenComms). Tiền thân của các DNXH<br />
loại này chính là các làng nghề và hội ái hữu<br />
(Industrial and Provident Societies-IPS) trước<br />
đây[8]. Các HTX và các hiệp hội này hoạt động<br />
trên nguyên tắc dân chủ và sở hữu tập thể và có<br />
thể chuyển đổi thành hình thức công ty hữu hạn<br />
và ngược lại, nhưng phải tuân thủ các quy định<br />
của các luật có liên quan.<br />
2.2.5 Các tổ chức từ thiện có hoạt động<br />
kinh doanh không vì lợi nhuận<br />
Các tổ chức từ thiện có hoạt động kinh<br />
doanh không vì lợi nhuận (Group structure with<br />
charity status) là một trong những hình thức<br />
pháp lý khá phổ biến của DNXH ở Anh. Theo<br />
xu thế phát triển của xã hội, rất nhiều tổ chức từ<br />
thiện nhận thức được tính thụ động, kém bền<br />
vững của phương thức gây quỹ truyền thống<br />
qua các khoản hiến tặng, tài trợ. Do đó họ đang<br />
nỗ lực tách khỏi sự phụ thuộc này, chuyển sang<br />
tự kinh doanh để tồn tại bền vững [9]. Để giải<br />
quyết vấn đề chuyển đổi của các tổ chức từ<br />
thiện sang DNXH, Luật Từ thiện 2006 (Charity<br />
Act 2006) quy định rằng các tổ chức từ thiệt có<br />
<br />
60<br />
<br />
P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64<br />
<br />
đăng ký (registed charities) được quyền chuyển<br />
đổi toàn bộ, hay một phần tổ chức thành DNXH<br />
hoặc thành lập DNXH dưới hình thức công ty<br />
hữu hạn, bao gồm cả CIC, các HTX hoặc hội ái<br />
hữu (Chương 8). Trong Luật Công ty 2006, Bộ<br />
quy định về Công ty vì lợi ích cộng đồng 2005<br />
và Luật các Hợp tác xã và Hội vì lợi ích cộng<br />
đồng 2014 đều có những quy định về chuyển<br />
đổi mục tiêu và hình thức hoạt động của<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
3. So sánh các hình thức pháp lý của doanh<br />
nghiệp xã hội của Việt Nam và Anh<br />
Thống nhất với thông lệ thế giới về khái<br />
niệm DNXH, các nhà làm luật Việt Nam nhất<br />
trí rằng DNXH là một mô hình doanh nghiệp<br />
thực hiện kinh doanh vì mục đích xã hội và phải<br />
cam kết dành đa số lợi nhuận (ít nhất là 51%)<br />
cho các hoạt động vì mục tiêu xã hội đã cam<br />
kết. Để thành lập một DNXH, các nhà đầu tư<br />
phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý<br />
là công ty CP, công ty TNHH, công ty hợp<br />
danh và doanh nghiệp tư nhân[10]. Có thể thấy<br />
rằng hình thức pháp lý của các DNXH ở Việt<br />
Nam và ở Anh có những nét tương đồng và<br />
khác biệt rất rõ rệt như sau:<br />
3.1. Đối với doanh nghiệp xã hội không phải là<br />
công ty<br />
Ở Việt Nam, DNXH có thể thành lập dưới<br />
hình thức pháp lý của doanh nghiệp tư nhân,<br />
nghĩa là mô hình doanh nghiệp “do một cá nhân<br />
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài<br />
sản của mình về mọi hoạt động của doanh<br />
nghiệp” (Khoản 1 Điều 183 LDN 2014). Theo<br />
quy định của Điều 10, LDN 2014, có thể thấy<br />
rằng các chủ thể kinh doanh là thương nhân thể<br />
nhân khác như "cá nhân kinh doanh” [11], các<br />
"hộ kinh doanh” [12] không được thành lập và<br />
<br />
vận hành mô hình DNXH. Tinh thần của quy<br />
định này trái ngược hoàn toàn với quyền tự do<br />
thành lập DNXH của các thương nhân đơn lẻ và<br />
hội hợp danh ở Anh.<br />
3.2. Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty<br />
Về hình thức pháp lý, các DNXH là công ty<br />
ở Việt Nam cũng bao gồm công ty CP, công ty<br />
TNHH và công ty HD như ở Anh. Nếu như<br />
giữa các công ty TNHH và công ty CP của hai<br />
nước có nhiều nét tương đồng rõ rệt về cấu trúc<br />
pháp lý và hoạt động, về giới hạn trách nhiệm<br />
tài sản, bản chất pháp lý của công ty hợp danh<br />
của Việt Nam và của Anh hoàn toàn khác nhau.<br />
Với mô hình linh hoạt, dễ áp dụng và tính trách<br />
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hữu hạn ở<br />
Anh tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư<br />
thành lập DNXH. Trái lại, với trách nhiệm vô<br />
hạn của thành viên hợp danh đối với các khoản<br />
nợ, có lẽ công ty HD theo LDN 2014 không<br />
phải là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nhân<br />
để thành lập DNXH bởi lẽ với mô hình này khả<br />
năng chịu rủi ro là rất lớn.<br />
Pháp luật Việt Nam cũng chưa có một hình<br />
thức pháp lý được thiết kế riêng cho DNXH với<br />
những quy định rõ ràng, linh hoạt về quyền lợi<br />
và trách nhiệm như hình thức công ty vì lợi ích<br />
cộng đồng (CIC) ở Anh để các doanh nhân dễ<br />
dàng lựa chọn và áp dụng.<br />
3.3. Đối với doanh nghiệp xã hội dưới hình<br />
thức hợp tác xã và hiệp hội<br />
Nếu như ở Anh các HTX và các hội vì lợi<br />
ích cộng đồng cũng được coi là những hình<br />
thức công ty (incorporated form) và là những<br />
mô hình pháp lý được ưa chuộng cho DNXH<br />
[2], ở Việt Nam các HTX không được coi là<br />
doanh nghiệp, mà chỉ được coi là “tổ chức kinh<br />
tế tập thể” hình thành trên cơ sở “sở hữu tập<br />
thể”[13]. Theo LDN 2014, DNXH không được<br />
<br />