Hình tượng con người trong các tác phẩm điêu khắc
lượt xem 11
download
Con người là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật tạo hình nói chung và điêu khắc nói riêng, là đề tài và nguồn cảm hứng bất tận để các nghệ sĩ sáng tạo. Trong nền lịch sử nghệ thuật thế giới thì thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật tạo hình và nghiên cứu hình thể con người
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình tượng con người trong các tác phẩm điêu khắc
- Hình tượng con người trong các tác phẩm điêu khắc
- I. Phần mở đầu: Con người là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật tạo hình nói chung và điêu khắc nói riêng, là đề tài và nguồn cảm hứng bất tận để các nghệ sĩ sáng tạo. Trong nền lịch sử nghệ thuật thế giới thì thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật tạo hình và nghiên cứu hình thể con người. Bản thân tôi yêu thích nghệ thuật cổ điển và muốn tìm hiểu về giá trị và những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này, vì vậy tôi thực hiện bài viết này với mong muốn tìm hiểu thêm những kiến thức mỹ thuật về thời kỳ Phục Hưng. Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của thời đại cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng nghệ thuật và thế giới quan của các nghệ sĩ đương thời, qua đó rút ra được những kiến thức bổ ích cho bản thân cũng như có cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc nghiên cứu và sáng tạo đối với đối tượng con người để xác định con đường, khuynh hướng sáng tác sau này. Trong phạm vi và yêu cầu, bài viết chỉ tập trung tìm hiểu một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu (đối với bản thân) của thời kỳ Phục Hưng, một số điêu khắc gia tên tuổi như Donatello, Durer và Michelangelo… Bên cạnh đó, tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về một nghệ sĩ nổi tiếng của thời kỳ cận đại, Auguste Rodin, người chuyên
- nghiên cứu và sáng tác đề tài con người. Ông được cho là nhà điêu khắc tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại. Qua sự phân tích, so sánh để thấy được bước phát triển của tư duy nghệ thuật điêu khắc hình thể con người qua từng thời kỳ. Trong bài viết này có sử dụng một số tài liệu thu thập được và sưu tầm các tranh ảnh về tác phẩm dùng để minh họa và dẫn chứng cho việc phân tích tác phẩm để hoàn thành bài viết. II. Phần nhập đề - Sơ lược về khuynh hướng nghệ thuật của thời kỳ Phục Hưng Phong trào Phục Hưng (Châu Âu vào khoảng thế kỷ 14-16) hiểu theo nghĩa hẹp là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật, là cuộc tái sinh của các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ Cổ Đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Đây là giai đoạn phát triển chuyển tiếp ở Châu Âu sau thời kỳ Trung Cổ. Chủ nghĩa nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Các nghệ sĩ tên tuổi như Leonardo Da Vinci, Brunelleschi, Lorezo Rhiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto… Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ Đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của
- nghệ thuật Phục Hưng. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả lại sự vật một cách hiện thức nhất, họ có tư tưởng tôn trọng tự nhiên và đi tìm cái đẹp hoàn mỹ, vì vậy đôi khi sự vật trong tự nhiên qua bàn tay tài hoa của nghệ sĩ trở nên hoàn hảo hơn, lý tưởng hơn thực tế. Họa sĩ Giotto được khen ngợi là có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không ai trước ông có thể đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đó là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Một khuynh hướng khác trong mỹ thuật Phục Hưng là sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học, bởi vì người nghệ sĩ thời bấy giờ có thể là một nhà thông thái am tường nhiều lĩnh vực, ví dụ như Leonardo Da Vinci, ông vừa là họa sĩ vừa là nhà thơ, kỹ sư chế tạo máy, nhà giải phẫu học… Bức phác họa Người đàn ông Vitrucius là một ví dụ tiêu biểu cho sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp hoàn hảo, kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò quan trọng trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc. Với cách phối cảnh cổ điển, các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học, luật xa gần, quang học được ứng dụng để phối cảnh. III. Nội dung 1.Một số nhà điêu khắc tiêu biểu của thời kỳ Phục Hưng
- Tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Phục Hưng thời kỳ đầu là cái tên Donatello với những tượng và phù điêu đồng, các tác phẩm của ông xoay quanh đề tài tôn giáo, đề tài phổ biến lúc bấy giờ nhưng nghệ thuật của Donatello luôn có những nét tươi mới và có sự khác biệt đáng kể. Những bức phù điêu Thánh Mac, Madona Cherubin, Madona Orlandini, Hạ thánh giá, Lời phán bảo… không đơn thuần là những điển tích trong kinh thánh mà ở đó có những nét rất gần gũi, đời thường. Donatello rất xuất sắc với nghệ thuật đúc đồng, các tác phẩm của ông đều rất khỏe khoắn với những nét chạm khắc dứt khoát mà tinh tế. Sau này
- chính Michelangelo đã thừa nhận ông đã học hỏi rất nhiều ở nghệ thuật của Donatello, có thể coi ông là người mở đường cho điêu khắc thời kỳ Phục Hưng. Đánh dấu bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Phục Hưng là sự xuất hiện của điêu khắc gia đại tài Michelangelo (1475-1564), ông là tác giả của những tác phẩm có sức lôi cuốn cao nhất trong lịch sử mỹ thuật cùng với Leonardo Da Vinci. Ông là người tạo ra giá trị đỉnh cao cho mỹ thuật Phục Hưng, cùng đó là sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền mỹ thuật phương Tây sau này. Nếu như Donatello nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc đồng thì Michelangelo lại được người đời công nhận là “bàn tay làm sống dậy những phiến đá”. Một số tác phẩm của ông thường mô tả về những thực thể đa thần giáo hơn là các thực thể mang tính Thiên chúa giáo, trái ngược hoàn toàn với xu hướng tạc tượng thời bấy giờ nhưng các tác phẩm này đã nhận được sự ngưỡng mộ của phong trào Phục Hưng đỉnh cao, các tác phẩm nổi tiếng của Michelangelo lấy đề tài trong kinh thánh như Pietà (1498- 1500) và đỉnh cao sự nghiệp của ông là tượng David (1501-1504), sau này ông còn thực hiện nhiều kiệt tác khác trong đó có hai bức tượng Người Nô lệ bị giam giữ và Người Nô lệ chết (1510-1513). 2. Phong cách nghệ thuật – sự thể hiện hình tượng con người trong các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của thời kỳ Phục Hưng. Các nhà điêu khắc Phục Hưng sáng tác nhiều nhất là những tượng đứng và tượng bán thân. Đề tài chủ yếu lấy từ kinh thánh và truyền thuyết cổ đại, ngợi ca những
- người anh hùng ví dụ như người anh hùng trong truyền thuyết David được Michelangelo thể hiện dưới hình tượng con người thật hoàn mỹ, khỏe khoắn, mạnh mẽ với vẻ đẹp cân đối lý tưởng. Tượng được làm mô hình toàn diện, nhân vật đứng ở tư thế khỏa thân, hai chân theo kiểu Contrapposto cổ điển, một chân trụ chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, phần xương chậu phía chân nghỉ thấp hơn đi ngược với chiều hướng bờ vai, tư thế này tạo nên sự uyển chuyển, mềm mại cho toàn bộ hình khối cơ thể và làm lộ rõ những điểm nhấn tuyệt đẹp ở phần mấu xương chậu, phần cơ bụng và hông. Các chi tiết, bộ phận và khối cơ trên cơ thể được lột tả tỷ mỹ đến cả mạch máu, đó là kết quả của việc nghiên cứu về giải phẩu rất kỹ càng, những kiến thức am tường đó đã được ứng dụng để miêu tả lại cơ thể con người giống thực. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ ta lại thấy Michelangelo lại bỏ qua các vấn đề tỷ lệ giải phẩu, tức là sự cân xứng giữa các bộ phận, nếu ta đo tỷ lệ giữa các bộ phận thì sẽ thấy sự bất xứng.
- David ra đời dưới góc độ hình học, luật xa gần được áp dụng triệt để ở bức tượng này. “David của Michelangelo là tổng hợp những chỉ số bất xứng hài hòa trong tổng thể cân xứng đến tuyệt vời”. Sự bất xứng thể hiện ở cái đầu quá to, cánh tay quá dài, bàn tay phải to quá khổ nhưng khi nhìn bức tượng với chiều cao 7m từ góc dộ từ dưới lên thì mọi thứ lại rất hài hòa và cân đối, mọi sự chuyển động, thần thái
- của David được Michelangelo tính toán rất kỹ càng đến từng góc cạnh. Ông nói : “đối xứng hay không là qua cách nhìn của người thưởng ngoạn”. Đó là lý do mà đa phần hình tượng con người trong các tác phẩm không giống một nhân vật thực tế cụ thể nào mà mang tính chung chung, khái quát, sản phẩm của óc tưởng tượng và khát khao đi tìm cái đẹp hoàn mỹ của các nghệ sĩ thời bấy giờ. Một đặc điểm có thể nhận ra trong các tác phẩm điêu khắc Phục Hưng đó là ta hiếm khi bắt gặp một hình tượng con người gầy guộc,có chăng thì đó chỉ có thể là hình ảnh của Chúa Jesus phải chịu đựng cực hình. Như trong tác phẩm Pietà của Michelangelo nhưng ở đó lại nói lên đức nhẫn nhục, chịu đựng của Mẹ trước người con trai bị thụ hình chứ không phải là sự rên rỉ ca thán. Hình thể con người trong một số tác phẩm thời kỳ này có hơi hướng mang tính phồn thực, hình tượng con người có phần đẩy đà, mạnh mẽ và tràn trề sinh lực. Nhất là vào thời kỳ hậu Phục Hưng khi khuynh hướng nghệ thuật dần dần chuyển sang phong cách Baroque. Điều đó nói lên rằng hình tượng con người trong điêu khắc nói riêng và mỹ thuật Phục Hưng nói chung luôn mang một sức sống tươi trẻ và hơi thở của khát vọng vươn lên. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta nhận thấy có sự bó hẹp trong đề tài sáng tạo của các nghệ sĩ, có lẽ đó là yêu cầu của thời đại, các nhà điêu khắc sáng tác theo đơn đặt hàng mà khách hàng của họ chủ yếu là nhà thờ và các nhà quý tộc mộ đạo bởi vậy đề tài tập trung chủ yếu vào mảng tôn giáo và truyền thuyết, tư tưởng chủ yếu là ngợi ca nhiều hơn là phản ánh đời sống hiện thực. Các bức tượng, phù điêu đều diễn tả văn hóa thần
- thánh, tuy được thể hiện gần gủi dưới hình tượng con người song lại không thể thấy được hiện thực cuộc sống của thời đại qua tác phẩm.
- 3. Những thành tựu về giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn của nền điêu khắc Phục Hưng . Mỹ thuật Phục Hưng đã đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật tạo hình và nghiên cứu hình thể con người. Các nhà điêu khắc nói riêng đã để lạị cho kho tàng nghệ
- thuật thế giới những kiệt tác có giá trị trường tồn với thời gian. Những nghệ sĩ đại tài như Donatello hay Michelangelo đã tạo nên một đỉnh cao nghệ thuật mà trước đó và cả sau này khó có ai vượt qua. Những kiệt tác của họ đã góp phần đưa nền mỹ thuật Phục Hưng lên một tầm cao rực rỡ. Một thời đại mà vẻ đẹp con người được tôn vinh, được dùng làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp, hình tượng con người dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ hiện ra một cách thanh cao và thánh thiện. Đó không còn là hiện thực trần trụi của cuộc sống mà đã được phản chiếu qua lăng kính nghệ thuật của người nghệ sĩ đương thời. Bởi thế nó là biểu hiện của những gì đẹp nhất, hoàn mỹ và lý tưởng nhất. Khác với hình tượng con người trong nghệ thuật Trung Cổ, ở đó hình tượng con người thường chỉ biết quỳ gối cầu nguyện với đôi mắt ráo hoảnh thể hiện sự vô vọng và e sợ thì con người trong nghệ thuật Phục Hưng thường được thể hiện trẻ trung, mạnh mẽ và tràn trề sức sống. Điều đó lí giải cho thuật ngữ Phục Hưng là sự tái sinh, làm sống những giá trị nhân văn. Tư tưởng đi tìm cái đẹp hoàn mĩ của các nhà nghệ thuật thời bấy giờ được thể hiện ở chỗ họ cố gắng tạo ra những hình tượng đẹp, mang tính lý tưởng và hoàn mỹ điều này thể hiện tư tưởng của thời đại là khát khao một cuộc sống tươi đẹp, cố gắng vươn tới cái chân thiện mỹ mà chỉ có nghệ thuật mới là phương tiện duy nhất giúp họ đạt được điều đó. Một giá trị nghệ thuật khác nữa, tôi gọi đó là ý chí nghệ thuật của người nghệ sĩ điêu khắc. Thời bấy giờ không có phương tiên hiện đại như bây giờ, tất cả dựa vào đôi bàn tay của
- người nghệ sĩ và tinh thần lao động nghệ thuật của họ. Tôi nghĩ ngoài tài năng thì phải có lòng đam mê thấm trong máu thịt cộng với sự kiên trì sắt đá thì Michel mới tạo nên một David sừng sững hơn 5m bằng đá đẹp đến thế. Tinh thần ấy là thứ chúng ta cần phải học tập và cố gắng. 4. Tư tưởng nghệ thuật về đề tài con người của Auguste Rodin, người mở đường cho điêu khắc hiện đại.
- Auguste Rodin (1840-1917) là một nhà điêu khắc hàng đầu của Pháp, ông được cho là điêu khắc gia đi tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Phục Hưng song nhiều tác phẩm của ông không theo truyền thống điêu khắc, ít tính trang trí, thiếu quy ước và không lấy đề tài cổ điển, những tác phẩm của ông không đi theo con đường mòn thần thoại Hy Lạp – La Mã hay điển tích trong kinh thánh. Ông nặn cơ thể người trong các tac phẩm thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật trong khi phong cách điêu khắc cổ điển chủ trương sao chép hình thể con người với những nét chạm khắc tinh xảo thì Rodin lại cố gắng miêu tả cái thần thái con người, khiến các pho tượng của ông có tầm tư tưởng lớn và ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Ông luôn tâm niệm cái đáng quý của cơ thể chúng ta không phải là cái đẹp ngoại hình mà chính là ánh sáng nội tâm làm cho cơ thể con người trở nên trong suốt. Do vậy ông muốn chớp lấy những động tác, những tư thế đẹp nhất của người mẫu trong khoảnh khắc họ không chú ý. Ông xử lý hình khối một cách mạnh mẽ, chắc nịch chứ không đề cao tính mềm dẻo, thanh thoát như những tượng thời Phục Hưng, điều đó không có nghĩa là tác phẩm của ông không có tính uyển chuyển, ngược lại chúng tạo cho người xem cảm xúc mạnh với những khối cơ rắn rỏi. Như ở bức Saint Jean Baptiste (1878) người đàn ông phô bày toàn bộ cơ thể để lộ vẻ đẹp của những khối cơ vùng ngực, tay …. Hay ở bức LÂge d’airain (1877) ta lại thấy Rodin thể hiện sự hài hòa uyển chuyển giữa các khối cơ tạo cho người xem sự
- khỏe khoắn, trẻ trung của nhân vật. Một tác phẩm khác có thể nói là thành tựu lớn nhất của Rodin đó là Cửa địa ngục, tác phẩm tập trung nhiều những bức tượng mà chúng có thể là những tác phẩm riêng biệt, trong đó nổi tiếng nhất là Người suy tư. Bức tượng tiêu biểu cho cách xử lý khối mạnh mẽ, rắn rỏi, không câu nệ tiểu tiết của Rodin. Đúng là Rodin đã bỏ qua tính tiểu tiết, tinh xảo của phong cách Phục Hưng để đạt được hiệu quả của ánh sáng đối với hình khối và chất liệu, chính điều này tạo cảm xúc cho tác phẩm của ông. Một số tác phẩm nổi tiếng khác của Rodin : Mùa xuân vĩnh cửu, Nụ hôn …. Được thể hiện trên chất liệu đá, chứng tỏ ông không chỉ có biệt tài điêu khắc trên đất sét.
- IV.Kết luận Nhìn lại lịch sử của nghệ thuật điêu khắc để thấy rằng hình tượng con người xuất hiện một cách thường xuyên và chủ đạo trong các tác phẩm không phải là sự ngẩu nhiên mà đó vừa là ý muốn chủ quan của những người nghệ sĩ vừa là yêu cầu của xã hội trong tất cả mọi thời đại. Bởi vì nghệ thuật vị nhân sinh, con người làm nghệ
- thuật và dùng nghệ thuật để phục vụ cho con người, vì vậy không phải là cái gì khác mà chính con người là đối tượng nghiên cứu hàng đầu của nghệ thuật tạo hình nói chung và điêu khắc nói riêng. Những giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn của hình tượng con người được nói lên trong từng tác phẩm cụ thể bởi người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để gửi gắm vào đó tình cảm, tâm hồn và thế giới quan của mình. Nền điêu khắc Phục Hưng đã đạt đến những thành tựu rực rỡ với những kiệt tác của những nghệ sĩ vĩ đại mãi ghi dấu với thời gian, để lại những đỉnh cao trong nghệ thuật tạo hình, góp phần làm tăng giá trị của kho tàng nghệ thuật thế giới. Dù nghệ thuật luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của thời đại, những người làm nghệ thuật luôn luôn đi tìm cái mới nhưng những giá trị được tạo ra và được công nhận thì mãi mãi tồn tại cùng với thời gian và mọi sự biến đổi. Phong cách tạo hình đối với đề tài con người có tiến xa tới đâu thì cũng vì một động cơ duy nhất đó là sáng tạo nghệ thuật vì vậy thiết nghĩ chúng ta làm thế nào để tạo ra những hình tượng con người trong tác phẩm đẹp theo đúng nghĩa nó, nâng cao hơn cái vốn có tự nhiên nhưng không đi ngược với quy luật tự nhiên, có nghĩa là làm xấu đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Để vẽ tốt hình họa cơ bản - Phần 1
15 p | 1189 | 343
-
Khái quát về kỹ thuật chụp hình macro Côn trùng là những “người mẫu” khá
9 p | 552 | 183
-
Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc dân gian
3 p | 576 | 136
-
HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM
8 p | 296 | 45
-
Các tư thế, kiểu cách trong ảnh chân dung
3 p | 230 | 44
-
Giáo trình hình họa học phần 4
28 p | 195 | 36
-
Sự tích và ý nghĩa phong thủy của 12 con giáp
9 p | 81 | 26
-
Rồng Việt Nam
7 p | 156 | 21
-
Bài 8: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON RÙA
5 p | 167 | 18
-
100 năm hội hoạ trừu tượng
11 p | 122 | 18
-
Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long
4 p | 108 | 15
-
HÌNH ẢNH CÁC VỊ THẦN TRÊN ĐÁ: NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂM CỔ TRÊN CÁC PHÙ ĐIÊU SA THẠCH TẠI KHƯƠNG MỸ
7 p | 132 | 14
-
HÌNH TƯỢNG CỦA RỒNG TRONG MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM
11 p | 138 | 11
-
Biểu tượng trong phim “Turtles can fly”
19 p | 91 | 10
-
TỪ HÌNH TƯỢNG NỮ GIỚI Ở BÃI ĐÁ CỔ SAPA, THỦ BÀN CON MẮT NHÌN CÁI THẬT
10 p | 139 | 9
-
ĐỀ TÀI TRANG TRÍ KỲ LÂN TRÊN GỐM CỔ CHU ĐẬU
3 p | 147 | 7
-
CON MÈO TRÊN GỐM CỔ
3 p | 69 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn