Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội
lượt xem 0
download
Nghiên cứu được thực hiện tại Làng trẻ em SOS và Birla Hà Nội, mẫu khảo sát gồm 174 trẻ em mồ côi và 16 cán bộ, nhân viên được thực hiện từ năm 2018-2021. Kết quả cho thấy các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi bao gồm: Hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế; hỗ trợ tâm lí, xã hội được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức và đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences 2024, Volume 69, Issue 3, pp. 142-150 This paper is available online at https://hnuejs.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2024-0057 SOCIAL WORK ACTIVITIES IN HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI SUPPORTING SOCIAL INTEGRATION TRONG HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI FOR ORPHAN CHILDREN IN SOCIAL CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI CÁC CƠ ASSISTANCE FACILITIES SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Do Thi Thu Phuong Đỗ Thị Thu Phương Faculty of Social Work, Vietnam Women's Khoa Công tác Xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Academy, Hanoi city, Vietnam Nam, thành phố Hà Nội, Việt Nam Corresponding author Do Thi Thu Phuong, Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thu Phương, e-mail: dothithuphuong@vwa.edu.vn e-mail: dothithuphuong@vwa.edu.vn Received June 14, 2024. Ngày nhận bài: 14/6/2024. Revised July 18, 2024. Ngày sửa bài: 18/7/2024. Accepted August 12, 2024. Ngày nhận đăng: 12/8/2024. Abstract. Social integration is an issue of concern Tóm tắt. Hòa nhập xã hội là một vấn đề đang for disadvantaged groups, including orphans at được quan tâm đối với các nhóm người yếu thế, social assistance facilities. Social work with the trong đó có nhóm trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ functions of prevention, intervention, and giúp xã hội. Công tác xã hội với chức năng phòng rehabilitation plays an important role in supporting ngừa, can thiệp và phục hồi có vai trò quan trọng social integration for orphans at social assistance trong việc hỗ trợ hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ facilities. The research was conducted at SOS em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Nghiên Children's Villages and Birla Hanoi, the survey cứu được thực hiện tại Làng trẻ em SOS và Birla sample included 174 orphan children and 16 officials Hà Nội, mẫu khảo sát gồm 174 trẻ em mồ côi và and employees conducted from 2018-2021. The 16 cán bộ, nhân viên được thực hiện từ năm results show that social work activities in supporting 2018-2021. Kết quả cho thấy các hoạt động công social integration for orphans including educational tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ support and career guidance; health care and medical em mồ côi bao gồm: Hỗ trợ giáo dục, hướng support; and psychological and social support are nghiệp; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế; hỗ trợ provided regularly, in many forms, and meet the tâm lí, xã hội được tiến hành thường xuyên, dưới needs of children. However, there are still some nhiều hình thức và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tuy limitations such as not paying attention to the nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa chú ý differences of each group of children, and not đến sự khác biệt của từng nhóm trẻ, chưa phát promoting children's potential and capacity in social huy được tiềm năng và năng lực cá nhân của trẻ integration. Therefore, there is a need for solutions trong hòa nhập xã hội. Do đó, cần có những giải to improve the effectiveness of social work activities pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã such as professionalizing and specifying support hội như chuyên nghiệp hóa, cụ thể hóa các hoạt activities, strengthening connections, and mobilizing động hỗ trợ, tăng cường kết nối, vận động nguồn resources in supporting orphans. lực trong hỗ trợ trẻ em mồ côi. Keywords: social work activities, social integration Từ khóa: hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ hòa support, orphans, social assistance facilities. nhập xã hội, trẻ em mồ côi, cơ sở trợ giúp xã hội. 142
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội 1. Mở đầu Việt Nam có khoảng 1,78 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 7,16% dân số trẻ em, trong đó, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ khoảng 24.000 trẻ, trẻ em bị bỏ rơi khoảng 5.000 trẻ và trẻ em không nơi nương tựa khoảng 13.000 trẻ [1]. Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em, điều này được thấy rõ trong các chính sách, chương trình và dịch vụ xã hội dành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các mô hình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi đang cung cấp các dịch vụ như chăm sóc, giáo dục, tư vấn tâm lí và định hướng nghề nghiệp [2]. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt một nơi ở thay thế và được chăm sóc, giáo dục thì các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay vẫn chưa có các dịch vụ xã hội phong phú, đáp ứng nhu cầu cho trẻ [3]. Đã có nhiều dịch vụ công tác xã hội được cung cấp tại các cơ sở trợ giúp nhưng chủ yếu là các dịch vụ đơn thuần. Các dịch vụ chuyên sâu liên quan tới tư vấn tâm lí, kết nối và chuyển gửi chưa được thực hiện nhiều tại các cơ sở [4]. Công tác xã hội có vai trò lớn trong phòng ngừa, khắc phục rủi ro và hòa nhập xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội [5]. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng đến hai mục tiêu cơ bản đó là nâng cao năng lực cho cá nhân và cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân thực hiện chức năng, vai trò của họ có hiệu quả [6]. Công tác xã hội có vai trò quan trọng đối với hoạt động giáo dục, tư vấn trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Dịch vụ công tác xã hội chưa được đáp ứng đầy đủ tại các trung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt khó khăn và cần phải được đầu tư bên cạnh hoạt động tư vấn sẵn sàng cho đối tượng trẻ sống tại các trung tâm chăm sóc. Các dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi các cơ sở tư nhân được đánh giá là tốt hơn so với các cơ sở do nhà nước quản lí [7]. Công tác xã hội giúp đảm bảo hệ thống dịch vụ xã hội cho trẻ được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản để thấu hiểu những vấn đề cá nhân của trẻ. Tất cả trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ mồ côi đều có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ có chất lượng [8]. Các hoạt động công tác xã hội có đặc điểm phù hợp để trợ giúp cho nhóm trẻ mồ côi do đây là nhóm dễ bị tổn thương, khó hòa nhập. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã đề cập tới một khía cạnh khác của vai trò công tác xã hội đối với trẻ mồ côi, đó là sự phù hợp và yêu cầu cần thiết trong hòa nhập của trẻ. Theo tác giả, trẻ mồ côi là đối tượng dễ bị tổn thương nên cần phải có chiến lược phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố tác động tới trẻ. Các hoạt động công tác xã hội có đặc điểm phù hợp để thực hiện chiến lược phòng ngừa này. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng, trẻ mồ côi là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ khó hòa nhập xã hội do các đặc điểm về tâm lí như tự ti, tự kỷ, mặc cảm. Hoạt động công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa nhập cho trẻ không chỉ về vật chất mà còn cả về mặt tinh thần [9]. Công tác xã hội cá nhân được đánh giá là có vai trò cao trong việc hỗ ttrợ phát triển năng lực của trẻ, xử lí mâu thuẫn trong gia đình và với địa phương của trẻ, đưa ra các biện pháp kịp thời để giải quyết các xung đột của trẻ [10]. Cùng với đó là sự cần thiết của các hoạt động nhóm trong trợ giúp cho trẻ em mồi côi vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống [11]. Mặc dù công tác xã hội có một vai trò rất quan trọng nhưng rất ít người tốt nghiệp ngành công tác xã hội làm trong lĩnh vực phúc lợi xã hội cho trẻ em tại các cơ sở chăm sóc. Công tác xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hòa nhập của trẻ em khó khăn do trẻ em cần được chăm sóc như những gì tự nhiên vốn có của trẻ, cần có dịch vụ công tác xã hội tốt nhất cho trẻ để trẻ có thể đối mặt với hoàn cảnh và số phận, khám phá được tiềm năng bản thân để giải quyết các vấn đề mà chúng đối mặt phải như vấn đề về thể chất tâm lí và tâm sinh lí để giúp trẻ có thể hòa nhập vào cuộc sống xã hội và thực hiện tốt các chức năng xã hội [9]. Dịch vụ công tác xã hội có vai trò tích cực trong việc giáo dục hòa nhập trẻ tại các cơ sở chăm sóc. Các hoạt động công tác xã hội có hiệu quả cao do các cán bộ công tác xã hội có sự am hiểu cơ bản về cảm xúc của trẻ, nhu cầu tình cảm của trẻ. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chưa được đào tạo đầy đủ và hỗ trợ cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực hiện dịch vụ công tác xã hội cho trẻ mồ côi, đặc biệt đối với trẻ mồ côi khó hòa nhập. Do vậy, cần phải có sự đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện dịch 143
- ĐTT Phương vụ công tác xã hội cho trẻ để nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội, giúp trẻ mồ côi dễ hòa nhập hơn [10]. Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội thực hiện việc tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi theo Nghị định số 136/2013 NĐ-CP. Mô hình nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo nhóm nhỏ từng ngôi nhà gia đình, người chăm sóc là mẹ/ dì. Các hoạt động chính của hai Làng trẻ bao gồm: Tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hướng nghiệp. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu về hoà nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội và Birla Hà Nội đã đưa ra thực trạng hoạt động hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế; hỗ trợ tâm lí, xã hội. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp; Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với toàn bộ 174 trẻ em mồ côi từ 9 đến dưới 18 tuổi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội (riêng phần khảo sát về các hoạt động hướng nghiệp chỉ dành cho 130 trẻ em từ 13 đến dưới 18 tuổi); Phương pháp phỏng vấn sâu với cán bộ, nhân viên và trẻ em mồ côi tại hai Làng trẻ em. 2.2. Quy định và căn cứ pháp lí phát triển nghề công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội Công tác xã hội đã hình thành rất sớm trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2010 ở Việt Nam, Chính phủ chính thức ban hành quyết định công nhận nghề công tác xã hội. Cùng với đó là những quy định kèm theo về vai trò, vị trí, chức năng và yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người làm công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quyết định 32/2010/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ đã chính thức quy định về việc “phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó cũng đã xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội; áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kĩ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp. Tiếp theo đó, Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV đã quy định mã số và tiểu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Theo đó, người làm công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập như Làng trẻ em Birla được quy định là Công tác xã hội viên, với những nhiệm vụ cụ thể “sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng; đánh giá tâm sinh lí, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng; xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng; trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lí thuyết, phương pháp và kĩ năng thực hành công tác xã hội như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền; theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết; hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng; thu thập dữ liệu, 144
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng; đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội; tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội trong phạm vi được phân công; tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội theo sự phân công” Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội. Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau: Hành chính - Tổng hợp; Công tác xã hội và phát triển cộng đồng; Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn; Y tế - Phục hồi chức năng; Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định. Theo đó, mỗi cơ sở trợ giúp xã hội quy định cần có 01 nhân viên công tác xã hội quản lí trường hợp tối đa 100 đối tượng. Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH ban hành quy trình về hướng dẫn quản lí đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên công tác xã hội thực hiện quản lí đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội và tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, các quy định trên là căn cứ để thực hiện hoạt động công tác xã hội tại các Làng trẻ em nhằm đảm bảo quyền của trẻ trong hoà nhập xã hội. 2.3. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi Hoạt động hỗ trợ giáo dục Hoạt động hỗ trợ giáo dục là một trong những hoạt động chính được thực hiện bởi cán bộ/ người làm công tác xã hội tại các Làng trẻ em nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi hòa nhập trong học tập. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục đã được thực hiện tại Làng trẻ em bao gồm biện hộ cho trẻ đến trường; giáo dục/cung cấp kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm và truyền thông. Cán bộ thực hiện hoạt động hỗ trợ giáo dục là cán bộ/ nhân viên giáo dục, dạy nghề đã được đào tạo về công tác xã hội thông qua các hình thức chính quy hoặc các khóa tập huấn, bồi dưỡng. Bảng 1. Hoạt động hỗ trợ giáo dục được tổ chức tại Làng trẻ em (n=174) Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Trao đổi, cung cấp thông tin về vấn đề học tập 121 69,5 Hỗ trợ, khích lệ em tham gia các cuộc thi, hoạt động tập thể 105 60,3 Tổ chức các hoạt động nhóm học tập 112 64,4 Tổ chức các lớp học kĩ năng sống 139 79,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021) “Trẻ em ở Làng được tham gia các chương trình giáo dục kĩ năng sống từ rất sớm. Đây là các hoạt động đặc trưng của Làng và nhận được sự quan tâm, yêu thích của trẻ” (Nam, 49 tuổi, lãnh đạo, Làng trẻ em SOS).“Chúng em cũng có đủ sách vở, đồ dùng học tập, máy tính thì khi nào cần học sẽ đến phòng máy để dùng. Bọn em không có điều kiện học thêm, học câu lạc bộ ngoài giờ như các bạn. Sách nâng cao cũng không có. Ở Làng thì thỉnh thoảng cũng tổ chức một số lớp học kĩ năng sống cho tất cả trẻ tham gia. Nội dung thì chủ yếu là về sức khỏe sinh sản, tình yêu,…” (Nữ, 14 tuổi, Làng trẻ em Birla). (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021). Với vai trò người biện hộ, cán bộ/ nhân viên giáo dục tại các Làng trẻ đã thực hiện các hoạt động như đại diện, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em mồ côi trong việc tham gia vào học tập. Cụ thể 145
- ĐTT Phương như hỗ trợ về thủ tục, đại diện làm việc với lãnh đạo các trường học trong cộng đồng để trẻ em mồ côi được tiếp tục đến trường, hưởng các chính sách về giáo dục và tham gia vào các hoạt động học tập như mọi trẻ em khác. Cùng với đó, trong quá trình trẻ học tập tại trường cán bộ giáo dục tại các Làng trẻ với vai trò người đại diện, giám hộ cho trẻ sẽ thường xuyên trao đổi với nhà trường và giáo viên để hỗ trợ, tạo điều kiện học tập tốt nhất, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh của trẻ ở trường học. Sự hỗ trợ của cán bộ các Làng trẻ em có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để trẻ em mồ côi tham gia học tập hòa nhập với trẻ em bên ngoài cộng đồng. Bên cạnh đó, hoạt động vận động, kết nối nguồn lực đã được thực hiện để tăng cường nguồn lực, cơ hội cho trẻ em mồ côi khi tham gia vào học tập. Theo đó, trẻ em mồ côi đã tiếp cận chính sách miễn, giảm học phí (94,2%), hỗ trợ về tinh thần như động viên, khích lệ trẻ trong học tập (86,6%), kèm cặp, hướng dẫn học tập cho trẻ (87,2%) và giải quyết những mâu thuẫn, xích mích giữa trẻ với bạn bè (73,8%) (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021). Ngoài các chế độ mà trẻ được hưởng theo quy định của Nhà nước như học phí, ăn, ở thì các cán bộ, nhân viên giáo dục tại các Làng trẻ cũng vận động nguồn lực từ cộng đồng để trang bị sách vở, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại cho trẻ. Hoạt động hỗ trợ giáo đã được thực hiện đảm bảo quyền học tập của trẻ, tuy nhiên chưa chú ý đến sự khác biệt của từng nhóm trẻ và chưa phát huy được tiềm năng và năng lực cá nhân của trẻ trong hòa nhập. Hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ giáo dục thì vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em mồ côi định hướng nghề nghiệp cũng được phân tích và đánh giá. Cán bộ, nhân viên giáo dục – dạy nghề các Làng trẻ em đã tiến hành hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin, tư vấn chọn nghề, giới thiệu nghề và xu hướng nghề nghiệp. Với vai trò người tư vấn, cung cấp thông tin; vận động, kết nối nguồn lực đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho trẻ em mồ côi. Bảng 2. Hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp (n=130) Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Tổ chức hội thảo hướng nghiệp 78 66,1 Tổ chức các lớp dạy nghề 36 30,5 Hỗ trợ kinh phí 30 25,4 Dụng cụ học nghề 9 7,6 Khích lệ, động viên 64 54,2 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021) Bên cạnh đó, một số ý kiến từ cán bộ, trẻ em cho thấy: “Chúng tôi liên tục tổ chức những buổi hội thảo, chia sẻ thông tin về nghề nghiệp, giúp trẻ có định hướng nghề nghiệp, xem mình thích nghề nào, hợp với nghề nào, cần làm gì để làm được nghề đó” (Nam, 49 tuổi, lãnh đạo, Làng trẻ em SOS).“Em đã từng mong muốn trở thành một cô giáo nhưng với hoàn cảnh của mình thì thật khó. Các cô chú khuyên em nên học nghề hoặc nếu có học sư phạm thì nên học giáo viên mầm non” (Thảo luận nhóm trẻ mồ côi, Làng trẻ em Birla). (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021). Các Làng trẻ em với nguồn kinh phí từ ngân sách và tổ chức phi chính phủ đã tiến hành các hoạt động tư vấn, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và kết nối dạy nghề cho trẻ. Vận động, kết nối nguồn lực trong hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tạo việc làm cho trẻ. Đây được xem là hoạt 146
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội động được tập trung tại các Làng trẻ em, thường xuyên phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề, công ti, tổ chức, cá nhân để tổ chức tư vấn hướng nghiệp, các khóa học nghề miễn phí, giới thiệu và tạo việc làm cho trẻ sau khi học xong. Như vậy có thể thấy nhờ có sự vận động, kết nối nguồn lực mà trẻ em mồ côi được tạo cơ hội nhiều hơn tham gia vào hoạt động định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp mới chỉ tập trung vào cung cấp thông tin một chiều cho trẻ, chưa tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành vi định hướng nghề nghiệp tương lai của trẻ em mồ côi. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế được xem là nhiệm vụ chính của các Làng trẻ em. Trẻ em được chăm sóc sức khỏe, hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế theo quy định chung. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế được tiến hành trực tiếp bởi bà mẹ/ dì, cùng với đó là sự hỗ trợ từ cán bộ phòng y tế - nuôi dưỡng, bộ phận giáo dục. Trẻ em mồ côi được đảm bảo đầy đủ bữa ăn, quần áo và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe và giới tính của trẻ. Bên cạnh đó, các Làng trẻ em cũng có hoạt động nâng cao kiến thức, kĩ năng cho bà mẹ/ dì để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc cho trẻ. Với những hoạt động thường xuyên, phong phú các Làng trẻ em đã tạo điều kiện và cơ hội để trẻ em mồ côi được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, thúc đẩy trẻ hòa nhập xã hội trong các lĩnh vực. Một số ý kiến cho thấy: “Nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí được cấp hàng năm thì không thể đáp ứng được việc khám chữa bệnh cho trẻ ở đây. Hầu hết các trường hợp nặng đều cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài hoặc xin từ tổ chức SOS quốc tế” (Nam, 44 tuổi, cán bộ, Làng trẻ em SOS).“Từ khi vào Làng em chưa bị ốm nặng bao giờ, thỉnh thoảng bị sốt hoặc đau bụng thôi. Em có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa phải dùng đến. Mỗi lần ốm em đều nói với mẹ, sau đó thì mẹ mua thuốc cho uống” (Nữ, 9 tuổi, Làng trẻ em SOS). “Trẻ ở đây sức khỏe đều tốt, thỉnh thoảng các con bị ốm nhưng đều là những bệnh nhẹ, có thể tự điều trị ở Làng” (Nữ, 41 tuổi, bà mẹ, Làng trẻ em Birla). (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021). Về hoạt động hỗ trợ khám chữa bệnh cho trẻ được thực hiện ngay khi trẻ được nhận vào Làng. Trẻ được hỗ trợ để khám sức khỏe ban đầu, lập hồ sơ sức khỏe, cùng với đó là hướng dẫn làm các thủ tục để được cấp bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền khám chữa bệnh và tiếp cận y tế cho trẻ em mồ côi. Điều này cho thấy, trẻ em mồ côi được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện theo quy định. Tuy nhiên, những hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, y tế cũng chỉ mới dừng lại ở mức cơ bản. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho trẻ thì cán bộ làm công tác xã hội tại các Làng trẻ em đã tích cực vận động, kết nối nguồn lực bên ngoài để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mồ côi. Cụ thể như vận động, kết nối các tổ chức, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh để khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ và cán bộ, nhân viên trong Làng, phát thuốc miễn phí hoặc tài trợ một phần kinh phí điều trị trong những trường hợp trẻ mắc bệnh hiểm nghèo. Có thể thấy để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mồ côi và cả người chăm sóc cho trẻ thì các Làng trẻ em vào chính nguồn vận động tài trợ từ bên ngoài. Điều này được thực hiện thường xuyên, đạt được những kết quả trong việc vận động, kết nối nguồn lực trong chăm sóc sức khỏe, y tế. Cán bộ làm công tác xã hội tích cực xây dựng mạng lưới hỗ trợ từ cộng đồng để đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã hội trong chăm sóc sức khỏe, y tế cho trẻ em mồ côi. Hoạt động hỗ trợ tâm lí, xã hội Hỗ trợ tâm lí, xã hội được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể như tư vấn, tham vấn, chia sẻ nhằm giúp trẻ mồ côi giải quyết những khó khăn về mặt tâm lí và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy đây được xem là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi hòa nhập trong quan hệ xã hội. 147
- ĐTT Phương Bảng 3. Các hoạt động hỗ trợ tâm lí, xã hội (n=174) Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Lắng nghe, chia sẻ, động viên, khích lệ trẻ 137 78,7 Can thiệp, giải quyết những mâu thuẫn 112 64,4 Tư vấn quyền lợi 91 52,3 Hỗ trợ, khích lệ trẻ tham gia các cuộc thi, hoạt động tập thể 105 60,3 Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí 157 90,2 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021) Ngoài hình thức tham vấn trực tiếp thì cán bộ thực hiện các hoạt động tham vấn cho người chăm sóc trẻ là bà mẹ/ dì. Bà mẹ/ dì chính là người chăm sóc trẻ hàng ngày, đóng vai trò người mẹ trong gia đình vì vậy việc tham vấn cho bà mẹ là rất cần thiết. 45% trẻ được hỏi trả lời rằng khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì chia sẻ với mẹ/ dì (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” năm 2021). Điều này cho thấy các hoạt động tham vấn được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm chưa được chú trọng ở các Làng trẻ em. Do hạn hẹp về nguồn kinh phí, cùng với sự ưu tiên chưa đồng đều cho các hoạt động nên việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ còn bị động. 2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội Chuyên nghiệp hóa, cụ thể hóa hoạt động công tác xã hội hỗ trợ trẻ em mồ côi ở Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla hòa nhập xã hội trong học tập. Từ những căn cứ ở trên, giải pháp cần triển khai để nâng cao khả năng hòa nhập xã hội trong lĩnh vực học tập của trẻ em mồ côi ở làng trẻ em SOS và làng trẻ em Birla được thể hiện qua ba điểm. Thứ nhất là cần chuyên nghiệp hóa các kĩ năng công tác xã hội trong những hoạt động hỗ trợ giáo dục, cũng như tổ chức hoạt động hỗ trợ giáo dục cho trẻ em mồ côi ở hai làng trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để phát huy tiềm năng, năng lực học tập của trẻ, nâng cao khả năng hòa nhập xã hội trong học tập của trẻ. Thứ hai là hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi trong lĩnh vực giáo dục cần có có kế hoạch cụ thể, cần bám sát theo nhu cầu của trẻ, cần cụ thể đối với từng trẻ hoặc nhóm trẻ có những đặc điểm tương đồng, và cần chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ em nam và trẻ em nữ. Thứ ba là đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục ở các làng trẻ để cải thiện điều kiện vật chất trong việc hỗ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu của trẻ trong học tập. Đa dạng hóa nguồn thông tin và cách thức cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp cho trẻ em mồ côi ở Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla để giúp trẻ em ở đây hòa nhập xã hội tốt hơn trên phương diện định hướng nghề nghiệp. Từ những căn cứ ở trên, giải pháp cần triển khai để nâng cao năng lực hòa nhập xã hội trong định hướng nghề nghiệp của trẻ em mồ côi ở Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla được thể hiện qua hai điểm. Thứ nhất là đa dạng hóa nguồn cung cấp thông tin hướng nghiệp cho trẻ em ở hai làng thay vì chỉ dựa vào thông tin về định hướng nghề nghiệp qua cán bộ, nhân viên trong hai làng và qua mạng xã hội. Nguồn cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp có thể mở rộng từ chính những trẻ đã trưởng thành và có công việc ổn định hoặc từ những tổ chức, cơ sở đào tạo, tuyển dụng việc làm bên ngoài. Thứ hai là đa dạng hóa cách thức cung cấp thông tin định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Việc đa dạng hóa nguồn thông tin và cách thức cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp cho trẻ mồ côi ở Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla có thể tiến hành qua 148
- Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp đến để chia sẻ, hoặc tổ chức các cuộc thảo luận, tọa đàm để trẻ chủ động tham gia chia sẻ thông tin về bản thân và tìm hiểu định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm, năng lực, như cầu của bản thân mình. Triển khai các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ trẻ em mồ côi ở Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla nâng cao kiến thức, kĩ năng, và sự chủ động trong chăm sóc sức khỏe bản thân; vận động nguồn lực để nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở hai Làng trẻ. Từ những căn cứ ở trên, giải pháp cần triển khai để nâng cao năng lực hòa nhập xã hội trên phương diện chăm sóc sức khỏe của trẻ em mồ côi ở làng trẻ em SOS và làng trẻ em Birla được thể hiện qua ba điểm. Thứ nhất là triển khai các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ trẻ nâng cao kiến thức, kĩ năng và chủ động thực hiện các hoạt động tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Điều này đòi hỏi những người thực hiện hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi ở hai làng trẻ vừa có kiến thức chăm sóc sức khỏe ở mức độ nhất định vừa có kiến thức và kĩ năng công tác xã hội chuyên nghiệp. Như vậy, nhu cầu đào tạo cán bộ nhân viên công tác xã hội ở hai làng trẻ là thực sự cần thiết. Thứ hai là vận động nguồn lực bên ngoài để trẻ được tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe; để trẻ em mồ côi chưa được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế nâng cao. Đây là những điều kiện quan trọng để nâng cao sức khỏe cho trẻ - nền tảng của việc nâng cao khả năng hòa nhập xã hội cho trẻ. Thứ ba là tăng cường việc kết nối, liên kết để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập huấn, trang bị kiến thức, kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân từ các cơ sở/ trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện. 3. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu thực trạng các hoạt động công tác xã hội tại hai Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội, bài viết cho thấy, các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ. Một số hoạt động như hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp, chăm sóc sức khỏe được thực hiện thường xuyên, đảm bảo quyền và lợi ích cho trẻ. Các hoạt động hỗ trợ tâm lí - xã hội cũng đã được chú trọng nhằm phát triển toàn diện về thể chất và đời sống tinh thần, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi tại các Làng trẻ em vẫn còn một số tồn tại: (1) Hoạt động hỗ trợ giáo dục chưa chú ý đến sự khác biệt của từng nhóm trẻ, chưa phát huy được tiềm năng và năng lực cá nhân của trẻ trong hòa nhập. (2) Hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp mới chỉ tập trung vào cung cấp thông tin một chiều cho trẻ, chưa tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành vi định hướng nghề nghiệp tương lai của trẻ em mồ côi. (3) Thiếu các hoạt động phòng ngừa, can thiệp sớm và vận động, kết nối nguồn lực trong hỗ trợ hòa nhập. Từ đó, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em tại các Làng trẻ em: (1) Chuyên nghiệp hóa, cụ thể hóa hoạt động công tác xã hội hỗ trợ trẻ em; (2) Đa dạng hóa nguồn thông tin và cách thức cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp cho trẻ em mồ côi; (3) Triển khai các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ trẻ em mồ côi nâng cao kiến thức, kĩ năng, và sự chủ động trong chăm sóc sức khỏe; tăng cường vận động, kết nối nguồn lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2020). Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, ban hành kèm theo công văn Số: 433 /LĐTBXH-TE, ngày 10/2/2020. [2] ĐTT Phương, (2019). Mô hình công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, (3), 71 - 85. 149
- ĐTT Phương [3] BTX Mai, (2016). Thực trạng dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: Kinh nghiệm của một số quốc gia, 264 -270. [4] NH Hữu, (2016). Công tác xã hội với trẻ em – Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của công tác xã hội ở nước ta. Kỷ yếu Hội thảo Công tác xã hội với thanh thiếu nhi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển, 84-90. [5] HT Thư, (2016). Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm yếu thế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội với chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội, 194-199. [6] BTX Mai, (2010). Giáo trình nhập môn công tác xã hội. NXB Lao động - Xã hội. [7] Jessica C, (2010). “Orphanages of Accra: A Comparative Case Study on Orphan Care and Social Work Practices”, School for International Training, Study Abroad-Ghana, Follow this and additional works at: http://digitalcollections.sit.edu/ isp_ collection Part of the Social Work Commons. [8] Ngwu C, Nnama-Okechukwu, C. & Obasi-Igwe I, (2017). “Social work with orphans and vulnerable children”, In: Okoye, U., Chukwu, N. & Agwu, P. (Eds.), Social work in Nigeria: Book of readings, Nsukka: University of Nigeria Press Ltd, 198–208. [9] NTT Hà, (2011). “Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Xã hội học (3), 58-72. [10] NH Hùng, (2016). “Kĩ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ em mồ côi của cán bộ công tác xã hội”. Tạp chí Tâm lí học (4), 66-72. [11] NT Liên, (2018). “Ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ en mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội”. Tạp chí Giáo dục (2), 122-126. [12] Liu M & Kai Z, (2012). Social service for Orphans and its Challenges in China. In the book Orphan Care A comparative View, Kumarian Press, 61-81. [13] Bettmann JE, Mortensen JM, & Akuoko KO, (2015). Orphanage caregivers' perceptions of children's emotional needs. Children and Youth Services Review, 49, 71-79. 150
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Thu Hà
0 p | 107 | 8
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động công tác xã hội tại trung tâm y tế huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2019
7 p | 35 | 5
-
Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016–2019
10 p | 36 | 4
-
Hoạt động Công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
13 p | 57 | 4
-
Thực hiện quyền an sinh xã hội về khám chữa bệnh cho người dân thông qua hoạt động công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 p | 29 | 4
-
Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học
12 p | 12 | 4
-
Các hoạt động công tác xã hội của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
15 p | 5 | 3
-
Thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trường học trong phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh (nghiên cứu ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội)
8 p | 9 | 3
-
Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
11 p | 6 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội trong thực hiện quyền an sinh xã hội về hỗ trợ học nghề cho người dân
9 p | 2 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội
9 p | 11 | 2
-
Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ phụ nữ đơn thân tìm kiếm việc làm
10 p | 12 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng thương, bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam
9 p | 6 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội với người khuyết tật vận động tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
12 p | 13 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
15 p | 10 | 1
-
Kinh nghiệm thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân thông qua hoạt động công tác xã hội tại Philippines
7 p | 4 | 1
-
Một số hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi neo đơn tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
9 p | 8 | 1
-
Hoạt động công tác xã hội với trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Tim Hà Nội
12 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn