intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÔN MÊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - NHIỄM TOAN KETONE - Cấp cứu thực hành

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên 1 BN có tiền sử tiểu đường nhưng không điều trị liên tục. 1. Khởi đầu: - Mệt mỏi, kém ăn, tiểu ít khác với thời gian trước nếu chưa được điều trị. - Hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy. - XN: đường huyết cao, ketone, đường niệu cao, dự trữ kiềm giảm, pH 2. Hôn mê: - Hôn mê sâu, phản xạ gân xương mất, cơ nhão. - Người gầy, tình trạng mất nước, thở khò khè, thở sâu, nhịp thở Kussmaul. - Đồng tử giãn, trụy mạch, hạ thân nhiệt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÔN MÊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - NHIỄM TOAN KETONE - Cấp cứu thực hành

  1. HÔN MÊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - NHIỄM TOAN KETONE - Cấp cứu thực hành I/ CHẨN ĐOÁN: Trên 1 BN có tiền sử tiểu đường nhưng không điều trị liên tục. 1. Khởi đầu: - Mệt mỏi, kém ăn, tiểu ít khác với thời gian trước nếu chưa được điều trị. - Hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy. - XN: đường huyết cao, ketone, đường niệu cao, dự trữ kiềm giảm, pH 2. Hôn mê: - Hôn mê sâu, phản xạ gân xương mất, cơ nhão. - Người gầy, tình trạng mất nước, thở khò khè, thở sâu, nhịp thở Kussmaul. - Đồng tử giãn, trụy mạch, hạ thân nhiệt. II/ XỬ TRÍ: 1. Insulin thường: - 8-10h đầu truyền tĩnh mạch 1,5mg/kg/h, sau đó truyền tĩnh mạch 5 đv/h trong dd glucose 5% 100ml trong 6-12h. - Tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 đv/h cho đến khi tỉnh hẳn. - Kiểm tra kết quả bằng đường huyết:
  2. Nếu trên 12 mmol/l: tăng tốc độ truyền. Nếu 10-12 mmol/l: duy trì tốc độ truyền. Nếu 8-9 mmol/l: giảm tốc độ truyền (10 giọt/phút) hoặc tiêm dưới da. Nếu dưới 6 mmol/l: tạm ngừng truyền. - Điều chỉnh lại insulin xuống thấp dần cho ph ù hợp: xen kẽ tiêm TM và tiêm dưới da, cuối cùng tiêm dưới da ngày 60-80 đv. Gọi là kháng insulin khi phải dùng quá 100 đv/ngày liên tục. 2. Chống mất nước và trạng thái toan hóa: - Dung dịch NaCl 0,9% 2-3 lít nhỏ giọt tĩnh mạch. - Bắt đầu bằng dung dịch bicarbonate 14 phần nghìn 500-1000ml nhỏ giọt tĩnh mạch (dựa vào dự trữ kiềm và pH) hoặc THAM 0,3M 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch. 3. Chống trụy mạch: - Dopamin 3-10 mcg/kg/phút nhỏ giọt tĩnh mạch sau khi đã truyền nhiều dịch và insulin mà huyết áp không lên. - DOCA 10mg 1-2 ống tiêm bắp. - Kali Clorua 4-6g nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc uống khi BN bắt đầu đái được 500ml. 4. Chống nhiễm khuẩn: - Beta lactamin và aminosit. 5. Hộ lý và theo dõi: - Uống nước hoa quả hay nước bicarbonate. - Vitamin B, C, PP. - Theo dõi mạch, huyết áp 1 giờ 1 lần trong 5-6 giờ đầu.
  3. 1. BN nằm đệm chống loét mục. 2. Theo dõi: mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức, tình trạng mất nước, cân nặng, nhiệt độ. 3. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực TM trung tâm, truyền dịch v à insulin. 4. Hứng nước tiểu. Chỉ đặt ống thông bàng quang khi không hứng được nước tiểu. 5. Ghi điện tim 3-6 giờ 1 lần. 6. XN đường huyết, ketone niệu, điện giải máu, pH máu hay dự trữ kiềm, cấy máu nếu BN sốt. 7. Đặt ống thong dạ dày, không cần hút dẫn lưu. 8. Làm lại các XN khi BN tỉnh. 9. XN ketone niệu, đường niệu 1-2h 1 lần. 10. Nếu hôn mê sâu thì đặt ống nội khí quản. 11. Kháng sinh. 12. Truyền kali clorua khi BN đã tiểu được 500ml.
  4. HÔN MÊ DO HẠ ĐƯỜNG HUYẾT - Cấp cứu thực hành I/ NGHI NGỜ KHI CÓ HÔN MÊ ĐỘT NGỘT KÈM CO GIẬT: - Ở một BN đang điều trị bằng insulin hoặc bằng sulfamid chống đái tháo đ ường. - Hoặc ở BN đang dùng lọai thuốc hạ đường huyết: aspirin, salicylat, oxytetracyclin, IMAO, EDTA, quinin… - BN đang có ung thư gan, dạ dày hoặc suy thượng thận. - BN béo khỏe nhưng hay có cơn hôn mê co giật lúc đói, ăn vào là đỡ ngay (u tụy). II/ XÁC ĐỊNH CHẨN ĐOÁN: 1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc lúc hôn mê: dưới 0,5g/l (dưới 3mmol/h). 2. Tiêm glucose 30% tĩnh mạch 40-60ml, BN tỉnh ngay. 3. Nếu đã tiêm glucose rồi mà chưa kịp làm đường huyết: chọc ngay dịch não tủy làm xét nghiệm đường (đường dịch não tủy bằng 1/2 đường huyết). Chú ý: phải xét nghiệm ngay sau khi lấy máu nếu không tế bào máu sẽ tiêu thụ mất glucose. III/ XỬ TRÍ TỪNG BƯỚC: 1. Đồng thời với lấy máu làm xét nghiệm phải tiêm ngay glucose 30% 40-60ml sau đó truyền tĩnh mạch 500ml, glucose 10%. 2. Hoặc tiêm glucagon 1mg tĩnh mạch, bắp hoặc dưới da.
  5. 3. Nếu BN còn tỉnh cho uống glucose 30% 100 -200ml hoặc nước đường. 4. Cho thêm corticoid nếu: - BN vẫn không tỉnh. - Có suy thượng thận. - Nghi ngờ phù não. 5. Xử trí nguyên nhân nếu có: - Cắt bỏ u tủy. - Dùng corticoid trong suy thượng thận. 6. Nếu chỉ là hạ đường huyết cơ năng: - Ăn nhiều bữa, ăn nhiều thịt hơn. - Hạn chế uống chè (trà) và cà phê. - Hạn chế glucid.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2