intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn cách làm bánh da lợn (9 tầng mây)

Chia sẻ: Dongtien_1 Dongtien_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

144
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bánh da lợn khi ăn rất mềm, ngon và có vị thơm của lá dứa, khi đã ăn rồi thì chỉ muốn ăn thêm một vài miếng bánh nữa… 1. Công thức bánh da lợn (sưu tầm) Phần bột - 200g bột năng (mình dùng 185g bột năng + 15g bột gạo) - 50g lá dứa - 150ml nước lã - 150ml nước cốt dừa - 100g đường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn cách làm bánh da lợn (9 tầng mây)

  1. Hướng dẫn cách làm bánh da lợn (9 tầng mây) Bánh da lợn khi ăn rất mềm, ngon và có vị thơm của lá dứa, khi đã ăn rồi thì chỉ muốn ăn thêm một vài miếng bánh nữa… 1. Công thức bánh da lợn (sưu tầm) Phần bột - 200g bột năng (mình dùng 185g bột năng + 15g bột gạo) - 50g lá dứa - 150ml nước lã - 150ml nước cốt dừa - 100g đường
  2. * Phần bột màu - 60g bột năng - 100g đậu xanh hoặc khoai môn hoặc hạt sen tươi - 200ml nước cốt dừa - 100g đường 2. Cách làm: * Sơ chế nguyên liệu: - Lá dứa chọn lá bánh tẻ, tươi, không dập nát thì sẽ cho màu đẹp nhất mà không cần sử dụng đến phẩm màu. Lá tươi mua về ngâm nước cho nhả bùn đất, rửa thật sạch. Cắt bỏ phần gốc màu trắng và phần ngọn vàng rồi cắt thành đoạn ngắn cho vào trần qua với 150ml nước sôi
  3. Sau khi sơ chế cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước sôi trên rồi vắt kiệt sẽ cho 150ml nước cốt lá dứa.
  4. Lược lại qua rây để loại bỏ những cục bột bị vón.
  5. Với những ai không mua được lá dứa tươi có thể sử dụng pandan paste. Cho 1 chút pandan paste vào 150ml nước đến khi màu xanh và thơm như ý là đuợc - Đậu xanh ngâm nước ít nhất 3h cho nở rồi hấp hoặc nấu chín. 100g đậu xanh khi hấp sẽ được khoảng 150g đậu thành phẩm, nếu nấu ướt thì được khoảng 180-200g. Vậy nếu ai dùng đậu nguyên vỏ, có thể dựa vào trọng lượng đậu sau khi nấu để cân đối
  6. Sau đó giã nhỏ cho mịn, hoặc quay trong máy xay thành hỗn hợp mịn màng
  7. Trộn đều bột năng, bột gạo
  8. Hòa tan nước cốt dừa, sữa và đường của mỗi phần ra một nồi nhỏ
  9. Lấy một phần bột trộn đều với phần nước cốt dừa + trộn đậu xanh giã nhuyễn, vani vào( lược đậu xanh qua rây thêm lần nữa cho mịn)---> "hỗn hợp 1".
  10. Cho bột năng, bột gạo vào nước cốt dừa + nước dứa, đường khuấy tan, lược lại qua rây lần nữa, cho vào vài giọt màu xanh lá cây thực phẩm để màu bột đẹp hơn---> "hỗn hợp 2".
  11. * Hấp bánh - Chuẩn bị nồi hấp, cho nhiều nước, đun sôi. Nắp vung lót 1 lớp khăn hặc vải để khi hấp, hơi nước không rỏ xuống mặt bánh - Nếu dùng khuôn hấp kim loại thì cần thoa 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính cho khuôn - B1: đặt khuôn hấp vào nồi - B2: đổ 1 lớp bột xanh, đậy vung, vặn to lửa.
  12. - B3: khi lớp bột xanh chuyển màu trong (đã chín) thì vặn nhỏ lửa, đổ 1 lớp bột đậu xanh (khoai môn), vặn to lửa trở lại cho bánh nhanh chín
  13. - B4: Khi lớp bột đậu xanh (khoai môn) chuyển trong thì đổ tiếp lớp bột xanh. Cứ tiếp tục như vậy đến khi được số lớp bánh như ý. Chú ý: bánh bắt đầu bằng lớp bột xanh và kết thúc cũng bằng lớp bột xanh. Lớp bột đậu xanh (khoai môn) xen giữa đổ dày hơn lớp bột lá dứa màu xanh.
  14. Thời gian để mỗi lớp bột chín trong tuỳ thuộc bạn dùng khuôn to hay nhỏ, đổ lớp mỏng hay dày. Khi nào thăm thấy lớp bánh chuyển sang màu trong là được. VD: mình dùng hộp làm sữa chua để hấp, mỗi lớp dùng thìa ăn phở để đổ thì thời gian hấp mỗi lớp khoảng 5-7 phút Hấp chín mỗi lớp nọ mới đổ lớp tiếp theo để tránh trường hợp các lớp chín không đều, Chỉ cần chú ý để nước không rỏ vào mặt bánh thì các lớp sẽ dính vào nhau. Dùng khuôn to để hấp sẽ cho bánh hình thức đẹp nhưng thơì gian hấp kép dài sẽ làm cho phần màu xanh bị đổi màu. Hấp bánh khuôn nhỏ sẽ cho màu bánh đẹp, thành phẩm vừa ăn. Bánh sau khi hấp chín để nguội mới lấy khỏi khuôn.
  15. 3. Yêu cầu thành phẩm: Bánh chín trong, các lớp có độ dày cân đối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2