Hướng dẫn giải bài tập bài Ở lại với chiến khu SGK Tiếng Việt 3
lượt xem 2
download
Tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo học sinh và phụ huynh học sinh. Tài liệu gồm 4 phần: soạn bài, kể chuyện, chính tả và tập làm văn Ở lại với chiến khu. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh tiểu học Tiếng Việt tốt hơn, giúp cho giáo viên và phụ huynh hướng dẫn con học môn Tiếng Việt dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài tập bài Ở lại với chiến khu SGK Tiếng Việt 3
A. Soạn bài Ở lại với chiến khu
Câu 1. Đoàn trưởng đến gặp các chiên sĩ nhỏ tuổi làm gì ?
Trả lời: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi thông báo ý kiến của trung đoàn, cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu còn nhiều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn.
Câu 2. Vì sao nghe ông nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ?
Trả lời : Khi nghe trung đoàn trưởng nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại vì điều này là quá bất ngờ đối với các em. Không ai có thể nghĩ rằng mình sẽ rời xa trung đoàn, rời xa anh em trong đội ngũ để về với gia đình. Chiến đấu cho Tổ quốc là lí tưởng cao đẹp của các em. Trở về với gia đình chính là từ bỏ lí tưởng cao đẹp đó.
Câu 3. Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
Trả lời : Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu, không thể trở về ở chung với gia đình còn trong vùng tạm chiếm có tụi Tây và Việt gian kiểm soát.
Câu 4. Lời nói của Mừng có gì cảm dộng ?
Trả lời: Mừng nói lời ngây thơ và rất thật lòng. Em xin trung đoàn trưởng cho các em ăn ít di, nhưng dừng bắt phải trở về. Đó là những lời nói rất cảm động xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em.
Câu 5. Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài :
Trả lời: Hình ảnh so sánh ở cuối bài là:
Tiếng hát bay lượn trên mặt |
Như |
Ngọn lửa rực rỡ giữa đêm |
suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng |
|
rừng lạnh Lối ... |
lên |
|
|
Nội dung : Ca ngợi tinh thần yôu nước căm thù giặc, không quản ngại gian khổ cùa các chiốn sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Kể chuyện Ở lại với chiến khu
Dựa theo các câu gợi ý, kể lại câu chuyện trên:a)Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.b)Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.c)Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.
Chính tả ở lại với chiến khu
Luyện từ và câu trang 17 sgk tiếng việt 3 tập 2
Soạn bài chú ở bên Bác Hồ
Xem thêm: Ở lại với chiến khu
Dựa theo các câu gợi ý, kể lại câu chuyện trên :
a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.
- Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?
Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:
- Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?
b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.
- Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?
Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :
Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."
Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :
"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"
Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"
c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.
Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :
"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”
d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.
Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.
C. Chính tả Ở lại với chiến khu
Câu 1. a) Giải các câu đố :
- Đúng là một cặp sinh đôi
Anh thì loé sáng, anh thì ầm vang
Anh làm rung động không gian
Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời
Giải đáp : Đó là sấm và sét.
- Miệng dưới biển, đầu trên non
Thân dài uốn lượn như con thằn lằn
Bụng đầy những nước trắng ngần
Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè
Giải đáp : Đó là con sông bắt nguồn từ trên núi cao và chảy ra cửa biển rồi hoà vào biển,
b) Điền vào chỗ trống uôt hay uôc ?
- Ăn không rau như đau không thuốc.
- Cơm tẻ là mẹ ruột.
- Cả gió thì tắt đuốc.
- Thẳng như ruột ngựa.
D. Luyện từ và câu trang 17 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1. Xếp các từ đã cho vào các nhóm thích hợp :
Cần sắp xếp như sau :
a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ.
c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết.
Câu 2. Dưới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.
Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh.
Các em có thể dựa vào bài Hai Bà Trưng ở tuần 19 để nói về Hai Bà Trưng.
Sau đây là vài điều về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn :
Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300.Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hố sang xâm lấn nước ta. Ông được nhà vua Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi
vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng đổ khích lệ toàn quân chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muốn dời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông, coi như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần.
Câu 3. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng ?
LÊ LAI CỨU CHÚA
Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bây giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội" SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Chú ở bên Bác Hồ SGK Tiếng Việt 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Cậu bé và cây si già SGK Tiếng Việt 2
2 p | 92 | 13
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Sư tử xuất quân SGK Tiếng Việt 2
3 p | 107 | 10
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Đàn bê của anh Hồ Giáo SGK Tiếng Việt 2
2 p | 126 | 8
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Lượm - Tố Hữu SGK Tiếng Việt 2
3 p | 81 | 8
-
Hướng dẫn giải bài tập bài 1,2,3,4,5 trang 21 SGK Hóa học 9
4 p | 226 | 7
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Thông báo của thư viện vườn chim SGK Tiếng Việt 2
2 p | 104 | 7
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Chim rừng Tây nguyên SGK Tiếng Việt 2
2 p | 135 | 5
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Chim sơn ca và bông cúc trắng SGK Tiếng Việt 2
3 p | 151 | 5
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Bóp nát quả cam SGK Tiếng Việt 2
2 p | 144 | 4
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Luyện từ và câu - Luyện tập về từ đồng nghĩa SGK Tiếng Việt 5
2 p | 104 | 3
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Quê hương SGK Tiếng Việt 3
3 p | 91 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Chõ bánh khúc của dì tôi SGK Tiếng Việt 3
4 p | 91 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Ba điều ước SGK Tiếng Việt 3
4 p | 89 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Tiếng đàn SGK Tiếng Việt 3
3 p | 95 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Hội vật SGK Tiếng Việt 3
4 p | 92 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Rước đèn ông sao SGK Tiếng Việt 3
3 p | 71 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Hành trình của bầy ong SGK Tiếng Việt 5
6 p | 136 | 1
-
Hướng dẫn giải bài tập bài Giọng quê hương SGK Tiếng Việt 3
3 p | 102 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn