I. Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu hỏi 1: Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 1, tìm có mấy người đến cầu hôn Mị Nương? Họ là ai? Tìm được những người đó, là em đã có câu trả lời cho câu hỏi.
- Gợi ý: Có hai............ Một người là................ , còn người kia là..............
Câu hỏi 2: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào?
- Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 2 của bài, tìm xem Hùng Vương đã nói gì với hai vị thần. Tìm được lời nói đó, là em đã có được nội dung cần trả lời.
- Gợi ý: Hùng Vương không biết chọn ai bèn nói: “Ngày mai.................. ”
Câu hỏi 3: Đọc kĩ đoạn 3 rồi dùng từ ngữ của mình kể lại cuộc chiến đấu ác liệt đó của hai vị thần.
- Gợi ý- Có thể em kể như sau:
"Không lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, xua quân đuổi theo. Chàng hô gió, gọi mưa, dâng nước lên cuồn cuộn, nhằm nhấn chìm Sơn Tinh trong bể nước. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi, chặn đứng dòng nước của Thủy Tinh, cuộc chiến kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, đành ngậm đắng nuốt cay rút lui”
Câu hỏi 4: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
a.Mị Nương rất xinh đẹp.
b.Sơn Tinh rất tài giỏi.
c.Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường
- Hướng dẫn: Em đọc lại toàn bộ câu chuyện, chú ý câu cuối của truyện. Câu đó phản ánh một hiện tượng gì của thiên nhiên? Khi có hiện tượng đó, nhân dân ta phải làm gì? Trả lời được những câu hỏi đó là em có thể xác định được hiện tượng có thật mà câu chuyện đã nêu. Đó chính là câu “Nhân .... ”
II. Chính tả Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 1. a. Điền từ “tr” hoặc “ch” vào chỗ trống:
- trú mưa, truyền tin, chở hàng
- chú ý, chuyền cành, trở về.
b. Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm:
- số chẵn, chăm chỉ, mệt mỏi
- số lẻ, lỏng lẻo, buồn bã.
Câu 2.Tìm từ ngữ:
a.Chứa tiếng bắt đầu bằng “ch”:
chăm chỉ, áo choàng, chờ chực, chịu khó, chịu khổ, chụp đèn, chao đèn, chói chang...
- Chứa tiếng bắt đầu bằng “tr”:
nhà trường, trong trẻo, trăm năm, quả trứng, trèo cây, trượt ngã trúng số, bầu trời...
b.Chứa tiếng có thanh hỏi:
bổi hổi, cảm động, cảm tử, cẩm thạch, thủ đoạn, đểu giả, điển hình, hỏa lực, hổn hào...
- Chứa tiếng có thanh ngã:
hỗn độn, hỗn xược, kĩ năng, kĩ lưỡng, lẫm chẫm, lỗ lãi, mãnh liệt, mẫu đơn, mẫu mực...
Để tải tài liệu về máy tham khảo, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Voi nhà SGK Tiếng Việt 2
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài tập bài Dự báo thời tiết SGK Tiếng Việt 2