A. Soạn bài Tiếng ru
1. Con ong, con cá, con chim yêu gì ? Vì sao ?
Trả lời : Con ong yêu hoa, vì đó là nguồn sống của nó, cho nó mật ngọt. Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết. Con chim yêu bầu trời vì đó là môi trường sống của nó. Trong bầu trời nó có thể bay lượn ca hát và kiếm ăn ...
2. Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 :
Trả lời : Khổ thơ 2 có 4 câu từ câu 5 đến câu 8.
Câu 5 có ý nói : phải nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng. Câu 6 có ý nói : phải nhiều cây lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng.
Câu 7 có ý nói : phải nhiều con người cùng sinh sống mới làm nên xã hội loài người.
Câu 8 có ý nói : nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì người đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.
3. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?
Trả lời : Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi muốn cao không thể không có nền. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ luôn đổ nước vào biển khơi làm cho biển lúc nào cũng tràn đầy.
4. Câu lục bát nào trong khổ 1 nói lên ý chính của bài thơ ?
Trả lời: Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ : Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại...
Nội dung: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
B. Kể chuyện Các em nhỏ và cụ già
Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
- Lời kể :
Trời đã ngả về chiều. Mặt trời sắp lặn. Đàn sếu đang mải miết bay qua bầu trời. Chúng tôi dạo chơi đã thoả thích nên vui vẻ ra về.
Chợt tôi và các bạn nhìn thấy một cụ già ngồi đơn độc bên vệ đường với dáng vẻ mệt mỏi và âu lo. Không ai bảo ai mà tất cả bọn tôi cùng dừng lại. Chúng tôi nho nhỏ trao đổi với nhau xem vì lí do gì mà cụ già lại lặng lẽ ngồi kia. Thế rồi chúng tôi quyết định đi đến gần cụ hơn. Thay mặt cho cả bọn, tôi lễ phép hỏi cụ
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ ?
Cụ già vẫn thở mệt mỏi và nặng nề nhưng mắt cụ sáng lên nhửng tia ấm áp. Cụ chậm rãi nói :
Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu chắng giúp được ông đâu. Bà lão nhà ông đang nằm bệnh viện khó lòng mà qua khỏi, ông đang chờ xe để đến thăm bà ấy. Dẫu các cháu không giúp gì được ông nhưng ông vẫn thấy vui vì các cháu đã có lòng tốt muốn giúp đỡ ông.
Chúng tôi đứng lậng đi vì lòng đầy thương cảm. Xe buýt đến, chúng tôi chờ cụ lên xe rồi mới ra về.
C. Chính tả bài Các em nhỏ và cụ già
1. Nghe - viết : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ (đoạn 4)
2. Tìm các từ :
a) Chứa các tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Làm sạch quần áo, chăn màn trong nước -> giật Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng -> rát
Trái nghĩa với ngang -» dọc
b) Chứa tiếng có vần uôn hay uông có nghĩa như sau :
Trái nghĩa với vui -> buồn
Phần nhà được ngăn bằng tường vách kín đáo -> buồng
- Vật bằng kim loại phát ra tiếng kêu -» chuông
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Các em nhỏ và cụ già SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Những chiếc chuông reo SGK Tiếng Việt 3