intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM, ĐỌC ÁT LÁT

Chia sẻ: Nguyen Vu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

189
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tế hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM, ĐỌC ÁT LÁT

  1. HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM, ĐỌC ÁT LÁT (Nguồn: Sách Hướng dẫn kĩ năng Địa lý của ThS.Nguyễn Xuân Hòa) A. BIỂU ĐỒ - KĨ THUẬT THỂ HIỆN I. BIỂU ĐỒ 1. Hệ thống các biểu đồ và phân loại. Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tế hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay trong địa lý kinh tế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các ngành, các vùng…), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết, hay một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện ● Nhóm 1 Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng biểu đồ sau: - Biểu đồ đường biểu diễn: ▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển - Biểu đồ hình cột: ▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt) - Biểu đồ kết hợp cột và đường. ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính). ● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: - Biểu đồ hình tròn.
  2. ▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn. - Biểu đồ cột chồng. ▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng). - Biểu đồ miền. ▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”. - Biểu đồ 100 ô vuông.: ▪ Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại này cũng có các dạng biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng). 2. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ. 2.1. Yêu cầu chung. Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...) 2.2. Cách thể hiện. a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) ● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v. + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ
  3. năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp... + Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu... ● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: ▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. ▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. ▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). ● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi. Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. b. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau: ● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100 - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1).
  4. ● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm) ● Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1) . Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. - Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng:Căn bậc hai của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A). Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; Hay hiện trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...) ● Tính chỉ số phát triển. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1): Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải qua ít nhất là từ 4 thời điểm với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính chỉ số phát triển (%). Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng = 100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là chỉ số phát triển. Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 - 2005. - Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo năm xuất phát. Ta ch ỉ c ần v ẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng. ● Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác. - Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng/Diện tích (đơn vị: tạ/ha) - Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu: ▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu. ▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xu ất
  5. siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu). ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá tị nhập khẩu) x 100 - Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử c. Nhận xét và phân tích biểu đồ. ● Khi phân tích biểu đồ: dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét ph ải có s ố liệu đ ể d ẫn chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã h ọc. - Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ: ▪ Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra m ối liên h ệ (hay tính qui lu ật nào đó) giữa các số liệu. Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích. ▪ Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các s ố li ệu thành ph ần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang; Tìm m ối quan hệ so sánh các con s ố theo hàng d ọc; Tìm giá tr ị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến những s ố liệu ho ặc hình nét đ ường, cột…trên bi ểu đ ồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm). ▪ Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ th ể ý kiến nh ận xét, phân tích. - Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý: ▪ Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & b ảng s ố liệu đã cho đ ể nhận xét. ▪ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã h ọc đ ể g.thích nguyên nhân. ● Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ. - Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét ph ải dùng t ừ “t ỷ tr ọng” trong c ơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua m ột s ố năm. Không đ ược ghi: ”Giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: ▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng m ạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đ ột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao gi ờ cũng phải có s ố liệu d ẫn ch ứng c ụ th ể tăng bao nhiêu (tri ệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu l ần?).v.v. ▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm m ạnh”; “Gi ảm nhanh”; “Gi ảm ch ậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu t ấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát tri ển ch ậm”; ”Phát tri ển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v. ▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập lu ận phải hợp lý sát v ới yêu cầu... 3. Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ 3.1. Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); Bi ểu đồ miền Chú ý: ▪ Trục giá trị (Y) thường là trục đứng: Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên ch ỉ chiều tăng lên c ủa giá tr ị. Ph ải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi rõ gốc t ọa đ ộ, có trường h ợp ta có th ể ch ọn g ốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. ▪ Trục định loại (X) thường là trục ngang: Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các m ốc th ời gian (năm). Đ ối v ới
  6. các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) t ương ứng v ới các mốc thời gian. Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính ch ất bắt buộc, nh ưng v ẫn có thể chia kho ảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. Phải ghi các s ố li ệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn). Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của m ột vài cột (lớn nh ất) và các c ột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở ch ỗ trên giá trị cao nh ất c ủa các c ột còn l ại. Nh ư v ậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa h ọc và th ẩm mĩ. ▪ Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ. Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ. 3.2. Đối với biểu đồ hình tròn: Cần chú ý: ▪ Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình qu ạt ph ải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải. ▪ Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 gi ờ (như m ặt đồng h ồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ. Trường hợp vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình tròn thì trật t ự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình tròn trên ta vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 9 gi ờ, r ồi v ẽ ti ếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim đồng hồ; đối với nửa hình tròn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và v ẽ cho thành phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ ▪ Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì không có c ơ s ở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau). ▪ Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau m ột cách t ương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn. ▪ Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ). 3.3. Đối với biểu đồ hình vuông (100 ô vuông ). Thường được dùng thể hiện cơ cấu. Nhưng nói chung biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền đạt thông tin có hạn, khi thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ hình tròn. Các qui ước khác giống như vẽ biểu đồ hình tròn. 3.4. Khi lựa chọn và vẽ các loại biểu đồ cần lưu ý: Các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế cho nhau tùy theo đặc trưng của các s ố liệu và yêu cầu của n ội dung. Khi l ựa chọn các loại biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn c ủa t ừng lo ại bi ểu đồ. Cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ, học sinh dễ nhầm lẫn khi số liệu cho là (%) không nh ất thiết ph ải vẽ biểu đồ hình tròn. Ví dụ, bảng số liệu cho tỉ suất sinh, tỉ suất tử qua năm (đơn vị tính %). Yêu c ầu v ẽ bi ểu đ ồ th ể hiện rõ nhất tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên; trường hợp này không thể vẽ biểu đồ hình tròn được, mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền chồng từ gốc tọa độ. Việc lựa chọn, vẽ biểu đồ phụ thuộc vào đặc điểm của chuỗi số liệu. Ví dụ, trong t ổng th ể có các thành ph ần chi ếm t ỉ trọng quá nhỏ (hoặc quá nhiều thành phần) như cơ cấu giá trị sản lượng của 19 nhóm ngành CN n ước ta thì r ất khó vẽ biểu đồ hình tròn; Hoặc yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP của nước ta trải qua ít nhất là 4 năm (th ời đi ểm) thì việc vẽ biểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tốt nhất. Mục đích phân tích: Cần lựa chọn một số cách tổ hợp các chỉ tiêu, đan cắt các chỉ tiêu. Sau đó ch ọn cách t ổ h ợp nào là tốt nhất thể hiện được ý đồ lý thuyết.
  7. II. KĨ THUẬT THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ Nhóm 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUI MÔ, ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN 1. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN 1.1. Đặc điểm chung Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi thời gian, không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định (tháng, năm...). 1.2. Các biểu đồ thường gặp: - Biểu đồ có 1 đường biểu diễn (thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng). Biểu đồ có 2 - 3 đường biểu diễn (thể hiện các đối tượng có cùng một đại lượng). Cả 2 dạng trên đều được thể hiện trên một hệ trục toạ độ, có 1 trục đứng thể hiện mốc giá trị và 1 trục ngang thể hiện mốc thời gian. - Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng khác nhau. Biểu đồ này dùng 2 trục đứng thể hiện giá trị của 2 đại lượng khác nhau, khi thể hiện có thể phân chia các mốc giá trị ở mỗi trục đứng bằng nhau hoặc khác nhau tuỳ theo chuỗi số liệu. Mục đích là để khi trình bày biểu đồ đẹp - đảm bảo tính mỹ quan... - Biểu đồ đường (dạng chỉ số phát triển). Thường dùng thể hiện nhiều đối tượng với nhiều đại lượng khác nhau. Các đường biểu diễn đều xuất phát từ mốc 100%. Biểu đồ có trục giá trị, hằng số là (%). 1.3. Qui trình thể hiện biểu đồ đường Cần tuân thủ theo qui trình và qui tắc sau: * Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để xác định dạng biểu đồ thích hợp (xem trong mục cách lựa chọn và vẽ biểu đồ đã trình bày ở phần trước). * Bước 2. Kẻ trục toạ độ. Cần chú ý: Trục đứng (ghi mốc giá trị), trục ngang (ghi mốc thời gian). Chọn độ lớn của các trục hợp lý, đảm bảo tính mỹ thuật, dễ quan sát (đặc biệt là khi các đường biểu diễn quá xít nhau). Nếu xảy ra trường hợp các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ (hoặc có từ 3 đại lượng trở lên...). Nên chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối (%) để vẽ. Trong trường hợp này, biểu đồ chí có 1 trục đứng và 1 trục ngang. Ở đầu các trục đứng phải ghi danh số (ví dụ: triệu ha, triệu tấn, triệu người, tỉ USD ...). Ở đầu trục ngang ghi danh số (ví dụ: năm). Ở 2 đầu cột phải có chiều mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị và thời gian ( ). Trên trục ngang (X) phải chia các mốc thời gian phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm. Trên trục đứng (Y), phải ghi mốc giá trị cao hơn mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu. Phải ghi rõ gốc toạ độ (gốc tọa độ có thể là (0), cũng có trường hợp gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. Với dạng biểu đồ có 2 đại lượng khác nhau: Kẻ 2 trục (Y) và (Y’) đứng ở 2 mốc thời gian đầu và cuối. * Bước 3: Xác định các đỉnh: Căn cứ vào số liệu, đối chiếu với các mốc trên trục (Y) và (X) để xác định toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có từ 2 đường trở lên thì các đỉnh nên vẽ theo ký hiệu khác nhau (ví dụ: ●, ♦, ○). Ghi số liệu trên các đỉnh. Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn. * Bước 4: : Hoàn thiện phần vẽ: Lập bảng chú giải (nên có khung). Ghi tên biểu đồ (ở trên, hoặc dưới), tên biểu đồ phải ghi rõ 3 thành phần: “Biểu đồ thể hiện vấn đề gì? ở đâu? thời gian nào?” * Bước 5: Phân tích và nhận xét (xem trong nội dung đã trình bày ở phần trước)
  8. 1.4. Tiêu chí đánh giá. (1) Chọn đúng biểu đồ thích hợp nhất. (2) Trục toạ độ phải phân chia các mốc chuẩn xác. Các mốc ở cột ngang phải phù hợp với tỉ lệ khoảng cách thời gian các năm của bảng số liệu. Phải ghi hằng số ở đầu 2 trục. Có chiều mũi tên chỉ hướng phát triển ở đầu 2 trục. (3) Đường biểu diễn: Có đường chiều dọc, đường chiếu giá trị ngang các đỉnh (có thể theo ngang các vạch mốc trục (Y). Ghi số liệu giá trị trên các đỉnh. Có ký hiệu phân biệt các đỉnh và các đường (trường hợp có 2 đường). (4) Có bảng chú giải. (5) Ghi đầy đủ tên của biểu đồ. (6) Nhận xét - phân tích đủ, sát ý và chuẩn xác. (7) Hình vẽ và chữ viết đẹp. b. Nhận xét: - Trong thời gian từ 1990 - 2005, diện tích của cây cà phê và cao su đều tăng. - Tốc độ tăng khác nhau qua các thời kỳ: + Cây cà phê: diện tích tăng 4,17 lần (riêng năm 1992 diện tích giảm 15.400 ha so với 1990); từ 1995 diện tích bắt đầu tăng rất nhanh đến 2000 vượt diện tích của cây cao su. + Cây cao su: Diện tích tăng 2,18 lần, tăng không ổn định (năm 1992 giảm 9.300 ha so với năm 1990, năm 2000 giảm 900 ha so với năm 1999); Bắt đầu tăng tăng nhanh từ sau năm 1995. c. Giải thích Cà phê và cao su đều là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, nhưng diện tích cà phê tăng nhanh hơn bởi vì thời gian gieo trồng và cho thu hoạch nhanh hơn, giá trị kinh tế cao, thị trường của cà phê được mở rộng hơn. @. Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn không cùng đại lượng. b. Nhận xét. - Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa được thể hiện bằng năng suất lúa (tạ/ha): Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005 Năng suất lúa (tạ/ha) 22,3 31,8 36,9 41,0 46,9 48,9 - Trong thời gian từ 1981 - 2005:
  9. + Diện tích tăng 1,32 lần; sản lượng tăng trên 2,89 lần và năng suất tăng 2,19 lần. + Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng đó là do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. + Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao. + Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của cả việc mở rộng diện tích & tăng năng suất, quan trọng hơn cả là do do áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng… @. Biểu đồ đường (dạng biểu đồ chỉ số phát triển) b. Nhận xét: Từ 1990 - 2005, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau. Tăng nhanh nhất là sản lượng (1,86 lần) đến năng suất (1,54 lần) và diện tích (1,21 lần). c. Giải thích:
  10. - Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng là do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. - Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp…, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao. - Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích & tăng năng suất. 2. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT. 2.1. Đặc điểm: Biểu đồ hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng của một (hay một số) đối tượng nào đó; Thể hiện tương quan về độ lớn về các đại lượng. Các cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau (có thể đặt cạnh nhau), ta có biểu đồ cột - gộp nhóm. 2.2. Các dạng biểu đồ thường gặp: (7 dạng) ▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời điểm khác nhau (năm) ▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời kỳ ▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng, trải qua một số thời điểm (hay các thời kỳ) ▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có 2 đại lượng khác nhau diễn ra ở một số thời điểm (hay trải qua một số thời kỳ) ▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có cùng một đại lượng tại một thời điểm ▪ Biểu đồ thanh ngang: Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta xoay trục giá trị Y (hàm số) thành trục ngang. Còn trục định loại X (đối số) là trục đứng. Trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ thanh ngang (đơn, chồng) như đối với biểu đồ cột ▪ Tháp tuổi (đây là một dạng đặc biệt của biểu đồ thanh ngang). 2.3. Qui trình thể hiện: ▪ Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để chọn đúng biểu đồ cần vẽ. Đối với biểu đồ hình cột, thường có chủ đề thể hiện (khối lượng, qui mô, diện tích, dân số ...) tại những thời điểm nhất định hay từng thời kỳ. ▪ Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ. Lưu ý: Chọn kích thước phù hợp với khổ giấy. Chọn chiều cao (Y) & chiều ngang (X) không chênh lệch nhau quá lớn để biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật. Trên trục ngang (X): Chia các mốc tương ứng với khoảng cách các năm trong bảng số liệu. Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, các mốc thời gian chia đều nhau, đó là: (1) Biểu đồ có quá nhiều thời điểm và các năm lại cách xa nhau. (2) Đối tượng diễn biến theo giai đoạn (thời kỳ) chứ không phải là theo các (năm). Vẽ cột thứ nhất (mốc đầu tiên) không được dính liền vào trục đứng (Y). ▪ Bước 3: Dựng các cột. Cần đảm bảo theo qui tắc sau: - Chia các mốc giá trị ở trục đứng (Y) và kẻ các đường đối chiếu ngang (mờ) để vẽ chính xác độ cao các cột - Cột dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục (X) - Chiều ngang của các cột phải bằng nhau (không vẽ cột quá mảnh, hoặc quá to ngang) - Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị (giữa cột cao nhất và thấp nhất), ta có thể dùng thủ pháp là vẽ cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại (các cột lớn sẽ vẽ thành cột gián đoạn) - Vẽ ký hiệu cho các cột (ký hiệu phải đúng với phần chú giải) - Ghi số liệu trên đỉnh các cột (ghi ngang hoặc dọc tuỳ số lượng các cột) - Lưu ý không vẽ các đường nối các đỉnh cột với nhau. ▪ Bước 4:
  11. - Phần chú giải (có thể đóng khung). - Phải ghi tên biểu đồ, tên biểu đồ phải thể hiện đủ 3 ý: biểu đồ về vấn đề gì? ở đâu? thời kỳ nào? 2.4. Phần nhận xét. Cần chú ý: - Nhận xét và so sánh về qui mô, khối lượng (ít - nhiều, tăng - giảm, nhịp độ tăng...). - Phần phân tích, nêu nguyên nhân (vận dụng kiến thức đã học, nên trình bày ngắn, gọn, rõ, sát ý) 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá. (7 tiêu chí) (1) Chọn đứng dạng biểu đồ thích hợp nhất . (2) Vẽ hệ - trục toạ độ: Phân chia mốc giá trị chuẩn xác; Các mốc ở trục ngang (X) phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm; Có chiều mũi tên và ghi danh số ở đầu mũi tên của 2 đầu cột. (3) Các cột đơn: Có số đo chính xác; Ghi số liệu giá trị ở đỉnh các cột; Có đường chiếu ngang ở các mốc giá trị trên trục (Y); Có ký hiệu cho từng loại cột (nếu là cột đơn - gộp nhóm). (4) Phải có bảng chú giải. (5) Có ghi đầy đủ ý - tên của biểu đồ. (6) Phần nhận xét, phân tích đủ ý - chuẩn xác. ( (7) Trình bày sạch - đẹp cả về hình vẽ và chữ viết. c. Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới sản lượng lúa của nước ta tăng lên không ngừng, đó là do: - Diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng. - Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức. - Đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. - Do thay đổi cơ cấu mùa vụ. - Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong sản xuất nông nghiệp. - Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa và thị trường có nhu cầu lớn.
  12. - Từ 1971 - 1975: miền Bắc vừa có chiến tranh vừa có hòa bình (01/01/1973 Mỹ ngừng ném bom phá hoại) miền Bắc đã có điều kiện phục hồi nền kinh tế. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng TSP XH khá cao (7,3%). Nhưng thời kỳ này tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào viện trợ của nước ngoài; Nhập siêu rất lớn. - Từ 1976 -1980: đây là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn nhất: nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột; nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, lại trải qua mấy chục năm phát triển theo 2 hướng khác nhau, chúng ta phải mất một số năm mới có thể thống nhất lại. Mặt khác, Mỹ thực hiện chính sách cấm vận ráo riết chống Việt Nam. Vì vậy, tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%. - Từ 1981 – 1985: sức mạnh của đất nước thống nhất dần dần được phát huy; Mặt khác, chúng ta đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài. Vì vậy, TSP xã hội tăng trưởng khá (7,3%). - Từ 1986 – 1990: bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn bộ nền KT-XH, giai đoạn đầu do chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, vì vậy TSP XH chỉ tăng 4,8%, nhưng giai đoạn này nhập siêu đã giảm, bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế. -Từ 1999 – 2003 và đến 2005: công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế đã phát huy tác dụng rõ rệt, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với việc tăng cường quan hệ hợp tác với nước ngoài đã thu hút một nguồn lực lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của đất nước. Thời kỳ này, mặc dù nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng, song khác hẳn về bản chất so với các giai đoạn trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng TSP XH đạt ở mức cao 7,5% (1999 - 2003) và 8,4% (2005) b. Nhận xét: ừ 1975 - 2005, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 6,25 lần, tốc độ tăng khác nhau: - Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm (tăng 9,25 lần), tăng mạnh từ năm 1980 khi chúng ta phát triển cây cao su lên Tây Nguyên và cây cà phê ở Đ.Nam Bộ, tăng đặc biệt nhanh là từ 1995 khi giá cà phê trên TG tăng cao. - Cây công nghiệp hàng năm: diện tích tăng không mạnh (khoảng 4,0 lần), thậm chí có thời kỳ lại giảm (1985 - 1990 giảm 58.700 ha), diện tích lại biến động qua các thời kỳ ... c. Giải thích: D.Tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục là do chúng ta có tiềm năng lớn cả về TN, KT-
  13. XH: - Về ĐKTN: Đất feralit diện tích rộng (trong đó có loại đất rất tốt như đất đỏ ba dan). Khí hậu nhiệt đới - ẩm rất thích hợp cho cây ưa nhiệt (cà phê, cao su), khí hậu có sự phân hóa ... Vì vậy cơ cây cây công nghiệp cũng đa dạng (các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới). Nguồn nước phong phú, đặc biệt là nguồn nước ngầm. - Về ĐK KT-XH: có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng đang được nâng cao. Có chính sách đầu tư của Nhà nước đối với các vùng chuyên canh và đối với từng loại cây công nghiệp. Có thị trường tiêu thụ rộng (trong và ngoài nước). - Riêng cây công nghiệp hàng năm, diện tích tăng chậm và không ổn định bởi vì: Khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thường trồng xen canh trên đất lúa. Gần đây, chúng ta đã chuyển một số cây công nghiệp hàng năm như dâu tằm, mía... lên vùng núi và cao nguyên nên diện tích đang được mở rộng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định cũng tác động mạnh đến sự phát triển cây CN hàng năm. b. Nhận xét : - Từ 1985 – 2005: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp đều tăng (tương ứng là 2,54 và 2,82 lần). - Tốc độ tăng lại khác nhau: Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng 4,03 lần, sản lượng tăng 4,42 lần. Cây công nghiệp hàng năm (1,45 lần và 2,64 lần) - Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng dần, đến 1995 vượt diện tích cây công nghiệp hàng năm. - Sản lượng cây công nghiệp hàng năm luôn luôn cao hơn cây công nghiệp lâu năm, mặc dù từ năm 1995 diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn, nhưng do diện tích trồng mới của cây công nghiệp lâu năm chưa cho sản phẩm. c. Giải thích: Sự phát triển nhanh của sản xuất cây công nghiệp (đặc biệt là cây lâu năm) chủ yếu do nhu cầu lơn của thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, một số cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế (mía, lạc, đậu tương...) đang phát triển mạnh lên miền núi ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã đưa sản lượng cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh.
  14. - Giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất: Cả nước chênh lệch 8,34 lần; Thành thị (chênh lệch 8,10 lần); Nông thôn (6,36 lần). Đ.Nam Bộ (8,72 lần), ĐBS.Hồng (6,97 lần); Những vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch này cũng khá lớn như Tây Bắc (6,44 lần), Tây Nguyên (7,62 lần), Đông Bắc (7,03 lần) - Kết luận: TNBQ/ng/tháng ở nước ta vẫn còn thấp so với TG và một số nước trong khu vực, hiện nay đang có xu hướng tăng lên cùng quá trình CNH' và HĐH’ đất nước, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thì sự phân hóa giàu - nghèo lại đang có xu hướng tăng (đặc biệt ở khu vực kinh tế phát triển). Vì vậy, cần phải có sự điều tiết của Nhà nước. 3. BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (cột và đường.) 3.1. Đặc điểm chung. Loại biểu đồ này khá phổ biến, ta thường gặp trong chương trình Địa lý tự nhiên, đó là các biểu đồ khí hậu: Các cột thể hiện lượng mưa theo tháng, còn đường biểu diễn thể hiện biến trình nhiệt độ năm). Trong chương trình Địa lý kinh tế xã hội, các biểu đồ thường gặp: Biểu đồ thể hiện biến động của diện tích và năng suất (hay sản lượng) của một loại cây trồng nào đó... Loại biểu đồ này ta dùng 2 trục đứng (Y) và (Y’) cho 2 chuỗi số liệu thể hiện 2 đối tượng khác nhau. Biểu đồ thường có 1 cột (thể hiện tương quan độ lớn giữa các đại lượng), và 1 đường (thể hiện động lực phát triển) qua các thời điểm. 3.2. Qui trình thể hiện: Có thể sử dụng biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện 2 hay nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ, trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn cả diện tích và năng suất của 2 loại cây trồng khác nhau theo cùng một thước đo (diện tích và năng suất lúa từng vụ). Tuy nhiên, trường hợp này không phổ biến lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực quan của biểu đồ. Do trên biểu đồ có (cả cột và đường biểu diễn) nên trên trục ngang cần chú ý khoảng cách của các vạch phải tương ứng với tỉ lệ các khoảng thời gian. Chọn thang của 2 trục (Y và Y') cho thích hợp, đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp. Ghi số liệu cho cả 2 đối tượng trên đỉnh các cột và đỉnh các đoạn của đường.
  15. - Từ 1991 - 1995: Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư bắt đầu tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, trong thời gian này Mỹ còn thi hành chính sách cấm vận chống Việt Nam. Vì vậy, các dự án đầu tư vẫn còn có qui mô nhỏ (12,54 triệu USD/dự án); đầu tư tập trung trong lĩnh vực thu hồi vốn nhanh. - Từ 1996 - 2000: sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, môi trường đầu tư được cải thiện; số dự án đầu tư tăng nhanh; qui mô của từng dự án lớn hơn trước (15,23 USD/dự án); Cơ cấu đầu tư đã thay đổi đã đóng góp tích cực hơn vào quá trình CNH' và HĐH' đất nước. - Từ 2001 - 2005: số dự án đầu tư vào nước ta tăng, nhưng qui mô trung bình của 1 dự án giảm (trung bình 5,27 triệu USD/dự án). Điều này có liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á các năm trước đó và một số yếu tố khác đã tạo nên sự do dự của các nhà đầu tư…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1