Huy động vốn cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ từ quỹ đầu tư mạo hiểm
lượt xem 157
download
Trên thế giới hiện nay việc huy động vốn qua rất nhiều kênh khác nhau trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Việt Nam hiện nay đã có đấu hiệu phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm VC (Venture Capital) sau một thời gian hoạt động không hiệu quả và nhiều quỹ này rút lui. Mekong Capital và Vina Capital là 02 công ty quản lý quỹ VC đang hướng tới những doanh nghiệp phần mềm, thương mại dịch vụ và chuỗi kinh doanh. Điển hình là Mekong Capital đầu tư vào công ty phần mềm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Huy động vốn cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ từ quỹ đầu tư mạo hiểm
- Huy động vốn cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ từ quỹ đầu tư mạo hiểm Trên thế giới hiện nay việc huy động vốn qua rất nhiều kênh khác nhau trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Việt Nam hiện nay đã có đấu hiệu phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm VC (Venture Capital) sau một thời gian hoạt động không hiệu quả và nhiều quỹ này rút lui. Mekong Capital và Vina Capital là 02 công ty quản lý quỹ VC đang hướng tới những doanh nghiệp phần mềm, thương mại dịch vụ và chuỗi kinh doanh. Điển hình là Mekong Capital đầu tư vào công ty phần mềm Lạc Việt khoản 700.000USD, chiếm 30% vốn chủ sở hữu còn Vina Capital đầu tư vào Phở 24 khoản 4 triệu USD để phát triển chuỗi cửa hàng. I. Sự cần thiết của quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới: Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi vì mức rủi ro không thu hồi vốn rất cao.
- Tại Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm rất khó vay vốn từ ngân hàng, nguyên nhân là doanh thu không chắc chắn, tài sản đảm bảo không có, do vậy các doanh nghiệp này nhiều khó khăn vì phải vay nóng với lãi suất cao, thiếu hụt vốn rất khó khăn trong việc duy trì và phát triển. Thực tế trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp rất thành công từ nguồn vốn ban đầu nhỏ như Google, Cargill, Café Trung Nguyên, Gạch Đồng Tâm. Nếu như các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ từ nguồn vốn thích hợp thì sẽ bớt khó khăn hơn. Đối tượng tiếp cận vốn mạo hiểm hầu hết đều là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, thị phần nhỏ, thương hiệu chưa có, việc đầu tư trong giai đoạn phôi thai chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, nhiều công sức nghiên cứu thực hiện và tiếp thị nhưng chưa chắc người tiêu dùng chấp nhận. II. Tác động của vốn mạo hiểm: Lợi ích trực tiếp của việc tài trợ vốn mạo hiểm đối với nền kinh tế: Các chương trình đầu tư vốn mạo hiểm nhìn chung quan trọng đối với nền kinh tế. Chúng là các kênh tài trợ khác cho doanh nghiệp trong trường hợp không thể tiếp xúc với nợ vay ngân hàng. Nói tóm lại, chúng giúp tạo ra công ăn việc làm, tập trung vốn cho phát triển và mở rộng nền kinh tế, ứng dụng các công nghệ mới và tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu như: Tạo vốn; Phát triển và mở rộng kinh tế địa phương; Phát triển công nghệ; Tạo thêm công ăn việc làm; Thích nghi với nhu cầu cạnh tranh trên các thị trường toàn cầu.
- Lợi ích trực tiếp của việc tài trợ vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp: Các VC cung cấp nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và thị trường đang hoạt động nhưng thiếu vốn. Nó là một quá trình đóng vai trò chất xúc tác nhằm tăng cường khả năng doanh nghiệp. Ngoài vốn, quá trình của vốn mạo hiểm còn mang lại khả năng chuyên môn về quản lý, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh và thông tin. Đây là điểm khác biệt giữa vốn mạo hiểm và việc tài trợ vốn thông thường: vốn mạo hiểm còn hơn cả việc đầu tư, hơn cả việc tạo dựng sự giàu có cá nhân; nó đang tạo dựng các công ty. Khả năng chuyên môn hóa về quản lý: Trước khi cung ứng vốn vào một dự án của doanh nghiệp, một nhà đầu tư mạo hiểm đã dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của dự án. Một trong những nhân tố của quá trình đầu tư mạo hiểm là phải đảm bảo rằng một đội ngũ quản lý có đủ năng lực đang nắm quyền hoặc sẽ được thành lập để giải quyết công việc quản lý của công ty. Vốn mạo hiểm được hoạch định để hỗ trợ các doanh nhân và giúp ra quyết định đúng đắn hơn. Các VC tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, định giá rủi/ro lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý. Kế hoạch kinh doanh: Quy trình trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng doanh nhân có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ
- thể với kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị đầy đủ rõ ràng. Thông tin: VC giữ vai trò của người cung cấp thông tin bằng những nỗ lực thu thập thông tin. Họ có khả năng tập hợp thông tin với chi phí thấp hơn các nhà đầu tư Vì VC thu thập thông tin dựa trên một số lượng lớn các nhà đầu tư, họ có thể tận dụng lợi thế qui mô của các ngành kinh tế. Họ cũng có lợi thế về qui mô về các ngành kinh tế, cụ thể là tạo lập được một mạng lưới các nguồn thông tin tham khảo, các nhà cung cấp các dịch vụ. Các VC được lợi khi hiểu biết thêm những lĩnh vực mới, những kỹ năng mới. Danh tiếng: Vốn mạo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp danh tiếng, uy tín, những thứ được xem là một loại tài sản vô hình và rất có giá trị khi giao dịch với khách hàng. III. Các loại hình về quỹ đầu tư mạo hiểm: 1. Angles: Các cá nhân có vốn với kinh nghiệm hoạt động – đầu tư vốn vào một công ty mới khởi sự. Mức đầu tư điển hình là từ $50,000 đến 1,5 triệu. Angel là thành viên trong ban Giám đốc- đóng góp kinh nghiệm cũng như tư vấn cho hoạt động cũa doanh nghiệp. 2. Venture capital (VC) Firms: Có hình thức là công ty hợp danh với trách nhiệm hữu hạn hoặc các tập đoàn kinh doanh, đầu tư vốn từ $250,000 đến 20 triệu
- nhằm tạo cơ sở cho bước đầu tư tiếp theo của các công ty tư nhân. VC là thành viên trong ban Giám đốc, sử dụng kinh nghiệm kinh doanh, khả năng chuyên môn về ngành nghề hoạt động, ý kiến chuyên môn về tài chính và những mối liên hệ để hỗ trợ cho công ty đầu tư. 3. High-net-worth Pivate Placement: Các công ty sell- side tổ chức thành một nhóm bao gồm những cá nhân có rất nhiều tiền. Mức vốn tập trung từ những nguồn này khoảng từ $5 triệu đến $50 triệu. Điểm bất lợi là công ty nhận đầu tư không tận hưởng được khả năng chuyên môn của một hãng vốn mạo hiểm đích thực. 4. Asset Management: Nhóm khác nhau bao gồm các công ty hợp danh hay tập đoàn kinh doanh quản lý 5 triệu đến 20 tỷ đolla và tập trung vào các chiến lược đầu tư đa dạng hóa với những hàng hóa thuộc thị trường công chúng như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa tiền tệ. 5. Leverage Buyout Firms: Công ty hợp danh TNHH hoặc tập đoàn kinh doanh
- mua được quyền kiểm soát một hãng tư nhân hoặc công chúng, sử dụng vốn của chính mình kết hợp với nợ tài trợ từ ngân hàng. Độ lớn của các giao dịch này dao động từ 1 triệu đến nhiều tỷ đolla. 6. Hedge Fund: Tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh TNHH hoặc tập đoàn kinh doanh thực hiện các hoạt động mua – bán những công cụ thị trường như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ vv….; đương đầu với biến động thị trường. Quy mô của các quỹ này nằm trong khoảng từ vài triệu đến nhiều tỷ đolla. 7. Traders Các công ty con (chi nhánh) thuộc các công ty sell-side (ngân hàng thương mại...) kiểm soát và đầu tư một số lượng lớn tiền tệ vào thị trường công chúng (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ …) đương đầu với những biến động của thị trường. Thực hiện: Nhóm 5 (Nguyễn Hoàng Chi, Đặng Thị Mỹ Liên, Lê Thị Thúy Nga, Phạm Ngọc Sanh và Phạm Nhật Truyền) lớp MBA5 Đại Học Mở TP.HCM.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KẾ TOÁN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
39 p | 699 | 179
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 p | 62 | 40
-
Trái phiếu quốc tế, cửa vốn rộng cho doanh nghiệp Việt
3 p | 118 | 18
-
Chính sách huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
7 p | 45 | 8
-
Các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn
4 p | 33 | 6
-
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
4 p | 37 | 6
-
Huy động vốn cho bất động sản thông qua thị trường chứng khoán
4 p | 41 | 6
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 9 - Fintech và huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
40 p | 16 | 6
-
Huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua thị trường chứng khoán
4 p | 38 | 5
-
Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp
6 p | 76 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 3: Phân tích chính sách tài chính doanh nghiệp
5 p | 6 | 3
-
Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
5 p | 26 | 3
-
Chứng chỉ lưu ký - kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài
6 p | 50 | 3
-
Chính sách tín dụng đối với huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
4 p | 68 | 2
-
Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
12 p | 35 | 2
-
Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
4 p | 62 | 2
-
Kinh nghiệm quốc tế về việc huy động vốn cho hoạt động khởi nghiệp
5 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn