intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ích mẫu & dưỡng tâm

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người xưa có câu: “Nhân trần, Ích mẫu đi đâu, Để cho gái đẻ khổ đau thế này” Ngày nay có câu: “Đan sâm, Ích mẫu đi đâu, Để cho tim đập yếu đau thế này?...” Mô tả: cây Ích mẫu (Leonurus sibericus L.), thuộc họ Húng (Lamiaceae - Labiateae). Cỏ cao khoảng 1 mét, thân vuông. Phiến lá xẻ sâu thành 3 - 5 thùy hẹp, có lông thưa, nhất là ở mặt dưới. Chùm hoa ở nách lá, hoa cao 5 - 6 mm, có 5 răng, có ít lông, vành hoa màu đỏ, cao 15 - 20 mm, môi trên rộng, môi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ích mẫu & dưỡng tâm

  1. Ích mẫu & dưỡng tâm Người xưa có câu: “Nhân trần, Ích mẫu đi đâu, Để cho gái đẻ khổ đau thế này” Ngày nay có câu: “Đan sâm, Ích mẫu đi đâu,
  2. Để cho tim đập yếu đau thế này?...” Mô tả: cây Ích mẫu (Leonurus sibericus L.), thuộc họ Húng (Lamiaceae - Labiateae). Cỏ cao khoảng 1 mét, thân vuông. Phiến lá xẻ sâu thành 3 - 5 thùy hẹp, có lông thưa, nhất là ở mặt dưới. Chùm hoa ở nách lá, hoa cao 5 - 6 mm, có 5 răng, có ít lông, vành hoa màu đỏ, cao 15 - 20 mm, môi trên rộng, môi dưới ngắn hơn, 4 tiểu nhị. Bế quả to 2 mm, có 3 cạnh. Thành phần: toàn cây chứa stachidrin, leonurin; trái chứa rutin. Có tính làm mạnh tử cung (uterotnic), co rút tử cung, điều hòa kinh nguyệt, hạ huyết áp, lợi tiểu, giải nhiệt, phấn dương, kháng khuẩn, chống vi khuẩn trái rạ (in vitro). Bộ phận dùng: cả cây (thân, lá, hoa, bột). Thu hoạnh lúc cây sắp trổ hoa. Phơi khô. Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh can và tâm. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, sáng mắt, ích tinh, lợi tim. Chủ trị: dùng hột (Sung úy tử:) trị phong nhiệt nhiễm vào huyết, điều kinh. Dùng cả cây (Ích mẫu thảo): trị nhọt lở, tiêu thủy, trị mọi bệnh do thai sản gây ra:
  3. - Ứ huyết, biểu hiện như bế kinh, ít kinh, vô kinh, đau bụng sau sinh; sưng và đau do chấn thương ngoài: dùng Ích mẫu thảo với Đương quy, Xuyên khung, Xích thược. Cũng có thể dùng riêng Ích mẫu thảo. - Ít nước tiểu hoặc phù: dùng Ích mẫu thảo với Bạch mao căn. Liều dùng: ngày dùng 8 - 16 g. Cách bào chế: khi cây trổ hoa sắp nở, nhổ cả cây (rễ, thân, lá, hoa quả) rửa sạch để ráo, dùng cối chày giã nhỏ bỏ vào nồi đất, đổ ngập nước trên 10 cm nấu nhừ, còn lại 1/3 nước, thì lấy ra lọc kỹ, cô lại thành cao đặc. Cũng có thể thu hái về rửa sạch, băm nát, tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao vàng (dùng trong thuốc thang). Cao đặc (1 ml = 10 g dược liệu khô). Nghiên cứu tác dụng mới của Ích mẫu: nhiều công trình nghiên cứu mới trong khoảng 10 năm nay, chứng minh Ích mẫu có tính giảm nhu cầu oxy của tim nơi người bị thiếu máu cơ tim, có tính tạo mạch tân sinh cho nơi bị nghẽn mạch máu ở tim hay mạch vành và có tính ổn định tim mạch khi tim mạch lâm vào tình trạng thiếu máu. Một số nghiên cứu đã được cấp bản quyền quốc tế chế ra thuốc trị chứng thiếu máu não, nhồi máu cơ tim từ Ích mẫu và vài dược thảo khác như Đan sâm, Đương quy… có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kích thích mạch tân sinh khi bị nghẽn mạch máu và ngăn ngừa cơn đau tim do thiếu máu cơ tim, nghẽn mạch máu não…
  4. DS. PHAN BẢO AN - LY. ĐINH BÁ LUYỆN
  5. Lá Xa kê Thứ bảy, 29/05/2010, 06:32 GMT+7 Lá Xa kê úa rụng HỎI: Hiện nay, ở xóm tôi người ta đồn rằng lá Sa kê khô nấu nước uống trừ được bá bệnh như: mát gan, xơ gan, ung thư gan... Gia đình tôi cũng có nấu nước và bỏ đường phèn lợ lợ để trong tủ lạnh uống rất ngon! Vậy, xin Tòa soạn cho biết uống như thế lâu ngày có lợi hay hại cho sức khỏe? Mong Tòa soạn cho biết về vấn đề nêu trên. Bạn Chí H. (xz@yahoo.com) còn hỏi: Uống trà xanh 0 độ, Trà dr Thanh thay trà có giải nhiệt tốt hơn trà thường không?
  6. Phan H.T. , Chñ H. Phan H.T. , Chí H. xyz@yahoo.com ĐÁP: Cây Xa kê đã được viết rất đầy đủ trong “Chuyên đề Sức Khỏe KHPT” số 170, bạn có thể liên hệ với Tòa soạn để tìm đọc. Lá Xa kê đã được nhiều nơi trên thế giới sắc uống làm thuốc lợi tiểu, giải độc, phụ trị huyết áp cao... Cách dùng: lá Xa kê rụng, phơi thật khô để dành. Mỗi lần dùng 2 - 3 lá, cắt nhỏ, thêm 2 lít nước, đun sôi nửa giờ (để cho chất sinh cyanhydric bay hơi đi), lấy nước uống trong ngày thay trà. Dùng 5 - 7 ngày rồi ngưng. Lá Xa kê tươi, nhai ngậm trị tưa lưỡi, lở miệng. Nhựa mủ pha loãng, uống trị tiêu chảy cấp. Lá Xa kê sao vàng, tán bột, uống trị viêm tụy tạng. Lá còn xanh trên cây có chứa nhiều hoạt chất hơn lá già úa, rụng. Nhưng trong lá Xa kê còn xanh thì chứa chất sinh acid cyanhydric, độc hơn lá úa rụng. Có lẽ vì thế mà kinh nghiệm ở các đảo quốc vùng Thái Bình Dương cũng dùng lá Xa kê đã rụng để làm thuốc. Ngoại trừ lá Trà, còn gọi Chè (Camellia sinensis) là thức uống truyền thống đã trải qua hàng ngàn năm rồi và còn được khoa học chứng minh là tốt cho sức khỏe, nên nấu uống thường xuyên. Còn các loại Trà thảo mộc và ngay cả lá Xa kê thì cũng chỉ dùng để trị bệnh khi cần thiết mà thôi, không nên dùng thường ngày. Vì trong lá Xa kê có vài chất mà một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy trích tinh của
  7. lá có độc tính làm chết chuột. LD50 (liều gây chết 50% số chuột thí nghiệm) là 80 mg trích tinh lá Xa kê bằng cồn/kg chuột. Ngoài ra, Trà thảo mộc, Trà xanh, Trà dr Thanh vô chai, đóng lon luôn có thêm chất bảo quản, chất mùi, chất màu, đường hoặc xi rô bắp với nồng độ cao, uống lạnh “thấy mát” và “ngon ngọt”, nhưng thực ra chất ngọt ấy chẳng những gây khát thêm mà còn có thể gây mất sức đề kháng cơ thể, có thể làm tăng cân, béo phì, tiểu đường và suy dinh dưỡng ở trẻ con... DS. PHAN BẢO AN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2