intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Bài 7: Môi trường sống quanh em (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Bài 7: Môi trường sống quanh em (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh nêu được các loại môi trường sống; biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống; bày tỏ được thái độ phù hợp với các ý kiến về bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường qua những tình huống cụ thể;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Bài 7: Môi trường sống quanh em (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Chủ đề: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG Bài 7: MÔI TRƯỜNG SỐNG QUANH EM (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá 1. Phẩm chất chủ yếu Yêu nước Yêu thiên nhiên. YN 7.1 Trách nhiệm Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả TN 7.2 rác bừa bãi. 2. Năng lực chung Tự chủ và tự học Có ý thức tổng kết và trình bày được những TCTH 7.3 điều đã học. Giao tiếp và hợp tác Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách GTHT 7.4 nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 3. Năng lực môn học (đặc thù) 3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi Năng lực nhận thức – Nêu được các loại môi trường sống. – CMHV 7.5 chuẩn mực hành vi – Biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống. – CMHV 7.6 Năng lực đánh giá hành Bày tỏ được thái độ phù hợp với các ý kiến về vi của bản thân và người bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ CMHV 7.7 khác môi trường qua những tình huống cụ thể. 3.2. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội Tìm hiểu các hiện tượng Tìm hiểu được thực trạng môi trường sống ở KTXH 7.8 kinh tế – xã hội địa phương. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Học liệu – SGK, SGV, VBT (nếu có). – Giấy A4 ( giấy ghi chú hoặc giấy nháp). – Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng. – Hoa trắc nghiệm/bộ thẻ cảm xúc. 117
  2. 2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ – Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử. – Các hình ảnh minh hoạ tình huống, hình ảnh minh hoạ về môi trường sống ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Tiến trình Hoạt động học Mục tiêu Nội dung Phương Phương án (70 phút) dạy học pháp/ đánh giá trọng tâm Kĩ thuật/ Hình thức dạy học Hoạt động – HS có hứng thú Bài hát Em vẽ Đàm thoại Đánh giá thông Khởi động học tập. môi trường màu qua quan sát (5 phút) – HS có nhu cầu xanh (Nhạc và thái độ khởi tìm hiểu, khám phá lời: Giáng Tiên) động. kiến thức mới, kết và câu hỏi liên nối vào bài học quan. Môi trường sống quanh em. Hoạt động Kiến TN 7.2, – Các loại môi – Dạy học – Đánh giá tạo tri thức mới GTHT 7.4, trường sống. hợp tác thông qua (25 phút) CMHV 7.5, – Ý nghĩa của – Trực quan nhiệm vụ học tập. CMHV 7.6 việc bảo vệ môi – Trò chơi trường sống. – Đánh giá – Kể chuyện thông qua quan – Đàm thoại sát thái độ, hành vi. Hoạt động YN 7.1, Các ý kiến và – Dạy học – Đánh giá Luyện tập TN 7.2, tình huống về hợp tác thông qua (20 phút) các loại môi – Dạy học nhiệm vụ học GTHT 7.4, trường sống và ý giải quyết tập. CMHV 7.7 nghĩa của việc vấn đề – Đánh giá bảo vệ môi – Đàm thoại thông qua quan trường. sát thái độ, – Đóng vai hành vi. 118
  3. Hoạt động YN 7.1, Nêu các loại – Đàm thoại – Đánh giá Vận dụng TN 7.2, môi trường sống – Giao việc thông qua (15 phút) và trình bày ý nhiệm vụ học GTHT 7.4, – Dạy học nghĩa của việc tập. KTXH 7.8 hợp tác bảo vệ môi – Đánh giá trường thông thông qua quan qua tìm hiểu sát thái độ, thực trạng môi hành vi. trường ở địa phương. Hoạt động TCTH 7.3 – Tổng kết điều Dạy học cá – Đánh giá Tổng kết đã học. nhân thông qua (5 phút) – Đánh giá mức nhiệm vụ học độ đáp ứng yêu tập. cầu cần đạt. – Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi. B. Các hoạt động học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động Khởi động (5 phút) – Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Môi trường sống quanh em. – Nội dung: Nghe/hát bài hát Em vẽ môi trường màu xanh (Nhạc và lời: Giáng Tiên) và trả lời câu hỏi. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS. – Tổ chức thực hiện: 1. GV tổ chức cho HS hát/nghe bài hát, kết hợp với 1. HS lắng nghe yêu cầu, tham gia vỗ tay hoặc múa minh hoạ. Trước khi HS hát/nghe, khởi động. GV đặt câu hỏi định hướng (Chi tiết nào về môi trường được nhắc đến trong bài hát?). 2. Sau khi HS hát/nghe bài hát, GV nêu yêu cầu để 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời. HS suy nghĩ và trả lời: Câu trả lời mong đợi: – Kể các chi tiết về môi trường màu xanh được thể – Các chi tiết về môi trường màu hiện trong bài hát. xanh được thể hiện trong bài hát: – Nêu các loại môi trường sống mà em biết. ánh nắng, hàng cây xanh, đường thẳng tắp, ánh sáng bình minh, bầu 119
  4. không khí, dòng nước mát xanh, bầu trời xanh, cỏ cây. – Các loại môi trường sống: nước, đất, không khí,… 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi câu 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái độ nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng kết lại động, giới thiệu bài mới. hoạt động để kết nối vào bài học. Gợi ý: Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Xung quanh ta có những loại môi trường nào? Vì sao phải bảo vệ môi trường? Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút) KTTTM 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu – Mục tiêu: TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.5. – Nội dung: Các loại môi trường sống. – Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm; thái độ khi làm việc nhóm (xác định nhiệm vụ nhóm và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm). – Tổ chức thực hiện: 1. Hoạt động này có thể tiến hành theo nhóm 4. GV 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của tổ chức cho HS mô tả tranh và nêu tên các môi trường GV; cử nhóm trưởng, đặt tên sống của sinh vật có trong tranh. nhóm; đưa ra nội quy của nhóm và phản hồi về nhiệm vụ mà nhóm và mỗi thành viên phụ trách. HS mô tả tranh và nêu tên môi trường sống. 2. GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời trước lớp. 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến. * Câu trả lời mong đợi: Các loại môi trường: – Môi trường nước; – Môi trường trên mặt đất – không khí; – Môi trường trong đất; – Môi trường sinh vật. 3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. 3. HS nhận xét các nhóm theo GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các hướng dẫn của GV. nhóm (chú ý đánh giá việc xác định nhiệm vụ nhóm và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm). 120
  5. 4. GV tổ chức trò chơi Gọi bạn: Cả lớp hô “Gọi bạn, 4. HS tham gia trò chơi. gọi bạn”, GV gọi tên một HS để bắt đầu, HS được gọi tên sẽ nêu tên môi trường sống và gọi tên một HS khác. HS được gọi tên sẽ nói tên một động vật sống ở môi trường được nêu trước đó và nêu tên môi trường sống, sau đó gọi một HS tiếp theo. Cứ như vậy, khoảng 6 – 8 lượt, đảm bảo đủ các loại môi trường thì sẽ dừng lại. 5. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng chuyển sang hoạt động tiếp theo. kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt Gợi ý: Có 4 loại môi trường sống chủ yếu: môi động tiếp theo. trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí, môi trường trong đất, môi trường sinh vật. 6. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. KTTTM 2. Đọc thư và trả lời câu hỏi – Mục tiêu: TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.6. – Nội dung: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS; thái độ khi làm việc nhóm (xác định nhiệm vụ nhóm và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm). – Tổ chức thực hiện: 1. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản đôi, đọc “Thư gửi người lính cứu hoả” và trả lời câu hồi về việc hiểu nhiệm vụ nhóm hỏi, ghi chép câu trả lời vào giấy nháp. và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm. 2. GV yêu cầu 2 – 3 HS đọc nối tiếp trước lớp, đại 2. HS làm việc nhóm. HS đọc lá diện nhóm lần lượt trả lời câu hỏi sau khi đọc thư: thư trong nhóm (có thể đọc phân – Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng được nhắc đến đoạn) và trả lời câu hỏi. trong thư là gì? * Câu trả lời mong đợi: – Cháy rừng dẫn đến những hậu quả gì? – Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng – Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống? được nhắc đến trong thư là: nắng nóng kéo dài bất thường, xuất phát từ biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường. – Cháy rừng dẫn đến những hậu quả: làm tiêu tốn sức người, sức của như trận cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a làm hàng chục triệu héc ta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn 121
  6. ngôi nhà bị phá huỷ, khoảng một tỉ cá thể động vật chết, một vài loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đau lòng nhất là hơn 30 người thiệt mạng. – Phải bảo vệ môi trường sống vì: + Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. + Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người. + Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người (đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi,…). 3. GV tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung, nhận xét 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả các nhóm. nghe GV nhận xét. 4. HS rút ra ý nghĩa của việc phải 4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi bảo vệ môi trường, lắng nghe GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: Chúng ta phải bảo tổng kết hoạt động, chuyển ý sang vệ môi trường vì bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống hoạt động tiếp theo. của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tóm tắt ghi nhớ, kết thúc tiết 1 – GV kết luận: – HS lắng nghe và có thể đặt câu + Các loại môi trường sống. hỏi thắc mắc nếu có. + Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. – GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo: Tìm hiểu thực trạng môi trường sống ở địa phương em và nêu lí do phải bảo vệ môi trường sống đó. 122
  7. Hoạt động Luyện tập (20 phút) – Mục tiêu: YN 7.1, TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.7. – Nội dung: Các ý kiến và tình huống về các loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai. – Tổ chức thực hiện: Luyện tập 1. Nhận xét các ý kiến 1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, bày 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản tỏ nhận xét về các ý kiến trang 37 SGK. Với mỗi ý hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS cách trình vụ; làm việc theo nhóm đôi. bày nhận xét (giới thiệu ý kiến, nêu nhận xét của bản * Câu trả lời mong đợi: thân, nêu ví dụ chứng minh, nếu có). – Đồng tình với ý kiến 1, 3, 4 Các ý kiến: – Không đồng tình với ý kiến 2. – Ý kiến 1: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. – Ý kiến 2: Bảo vệ môi trường sống chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. – Ý kiến 3: Bảo vệ môi trường là điều kiện trước tiên, nền tảng, là yếu tố trung tâm cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. – Ý kiến 4: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. 2. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhận xét. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không 2. Đại diện nhóm HS chia sẻ trước đồng tình với ý kiến này? nhằm tạo cơ hội cho HS lớp, giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến có nhiều HS nhận xét chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; khen ngợi 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng HS. nghe GV nhận xét. 4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. 123
  8. Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với các ý kiến: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân; Bảo vệ môi trường là điều kiện trước tiên, nền tảng, là yếu tố trung tâm cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững; Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” và bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến chưa phù hợp: “Bảo vệ môi trường sống chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước”. Luyện tập 2. Xác định loại môi trường sống 1. GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi nối ghép 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV theo nhóm (chuẩn bị 4 ô tương ứng 4 môi trường và nhận nhiệm vụ; trả lời câu hỏi sống, HS dán tên sinh vật vào ô tương ứng) hoặc linh khi tham gia tương tác với GV. hoạt sử dụng hình thức khác tuỳ điều kiện lớp học: * Câu trả lời mong đợi: a. Môi trường sống của con người, chó, mèo, trâu, – Trường hợp a: môi trường trên bò, chim chóc, cây cối,... mặt đất – không khí. b. Môi trường sống của các loài giun đất, mối, kiến,... – Trường hợp b: môi trường trong c. Môi trường sống của các loài san hô, sò, ốc, tôm, đất. cua,... – Trường hợp c: môi trường nước. d. Môi trường sống của các loài nấm kí sinh, kí sinh – Trường hợp d: môi trường sinh trùng,... vật. 2. GV tổ chức cho HS trình bày kết quả, nhận xét, khen ngợi HS và yêu cầu HS bổ sung thêm những 2. HS bổ sung thêm những sinh vật trường hợp khác. GV nhắc lại trường hợp dễ nhầm khác tương ứng với từng loại môi lẫn để điều chỉnh nhận thức cho HS. trường sống. 3. GV kết luận, củng cố lại các loại môi trường sống trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. 3. HS lắng nghe GV nhận xét, kết Gợi ý: Môi trường sống rất phong phú, đa dạng. luận. Chúng ta cần tìm hiểu để mở rộng hiểu biết về môi trường sống xung quanh. Luyện tập 3. Xử lí tình huống 1. GV hướng dẫn HS chia nhóm để thảo luận về cách 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn, xử lí tình huống, phân công vai diễn và diễn lại tình tạo nhóm, nhận tình huống, phản huống trước lớp. GV đưa yêu cầu về thời gian thảo hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm luận (5 – 7 phút) và phân vai diễn cho hợp lí (tất cả vụ. 124
  9. thành viên phải tham gia, có sắm vai thử trong nhóm). 2. GV mời HS nêu và yêu cầu HS phân tích tình 2. HS thảo luận nhóm, phân tích huống trước khi thảo luận (Nhân vật nào? Vấn đề cần tình huống, phân công vai diễn, giải quyết là gì?). cách xử lí tình huống. – Tình huống 1: Giờ ra chơi, Bin đọc được câu nói của nhà sử học Tô-mát Phu-lơ (Thomas Fuller) nên khoe với Tin: “Mình vừa đọc được câu danh ngôn: Chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết được giá trị của nguồn nước cho đến khi những cái giếng cạn khô”. Tin thắc mắc: “Mình chưa hiểu rõ câu nói này. Bin giải thích cho mình nhé!”. Nếu là Bin, em sẽ giải thích với Tin như thế nào? – Tình huống 2: Na cho rằng môi trường trong lành không chỉ cung cấp cho chúng ta sự sống mà còn mang đến sức khoẻ và hạnh phúc. Cốm không hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Nếu là Na, em sẽ giải thích với Cốm như thế nào? Trong quá trình HS thảo luận nhóm, sắm vai xử lí tình huống, GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. 3. GV mời một số nhóm lên diễn và các nhóm còn lại 3. Nhóm HS trình bày trước lớp, nhận xét. các nhóm khác nhận xét và góp ý. * Cách xử lí mong đợi: – Tình huống 1: Câu danh ngôn nhắc nhở về vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống của con người; cần trân trọng, bảo vệ và tiết kiệm nước. Khi nguồn nước cạn khô, cuộc sống con người sẽ bị đe dọa. – Tình huống 2: Môi trường không chỉ có ý nghĩa đối với sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người. Khi môi trường trong lành, con người sẽ cảm thấy khoẻ mạnh, vui vẻ và sảng khoái tinh thần. Điều đó giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn. 125
  10. 4. GV nhận xét quá trình và kết quả thực hiện hoạt 4. HS lắng nghe GV kết luận. động (lưu ý nhận xét cả về phẩm chất, năng lực chung); động viên HS. GV nhắc nhở HS tìm hiểu thêm các loại môi trường sống xung quanh và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Hoạt động Vận dụng (15 phút) – Mục tiêu: YN 7.1, TN 7.2, GTHT 7.4, KTXH 7.8. – Nội dung: Tìm hiểu thực trạng môi trường sống ở địa phương em và nêu lí do phải bảo vệ môi trường sống. – Sản phẩm: Thực trạng môi trường sống ở địa phương và nêu lí do phải bảo vệ môi trường sống đó; chia sẻ của HS. – Tổ chức thực hiện: 1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện: Tìm hiểu thực trạng môi trường sống ở địa phương em và nêu lí do phải bảo vệ môi trường sống đó. Ví dụ: Tên môi trường Địa điểm cụ thể Thực trạng Lí do phải bảo vệ môi trường môi trường 2. HS chia sẻ với bạn bè về thực trạng môi trường sống ở địa phương và lí do phải bảo vệ môi trường sống đó. GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi, nhóm 4 bằng nhiều hình thức (bảng biểu, báo tường, bài trình chiếu,…). 3. GV có thể tổ chức để 2– 3 HS chia sẻ trước toàn lớp hoặc chia sẻ kết quả làm việc ở bảng tin, góc học tập của lớp; trao đổi trong giờ sinh hoạt theo chủ đề có liên quan. GV phối hợp cùng với phụ huynh để khuyến khích, hỗ trợ HS thực hiện. 4. GV nhận xét và động viên HS; kết luận hoạt động. Gợi ý: Chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng môi trường ở địa phương để hiểu rõ hơn về các loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Hoạt động Tổng kết (5 phút) – Mục tiêu: TCTH 7.3. – Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt. – Tổ chức thực hiện: 1. GV tổ chức trò chơi Trắc nghiệm, trò chơi Ô chữ 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt giúp HS ôn tập cuối bài: củng cố các loại môi trường động; nêu thắc mắc, nếu có. sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống (3 – 5 câu, HS sử dụng hoa trắc nghiệm để lựa chọn,…). 126
  11. 2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ: 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của bài Đất, nước, không khí,… xung quanh thơ. Là môi trường sống trong lành gần xa Giúp cho tất cả chúng ta Khoẻ mạnh, hạnh phúc, nhà nhà yên vui. 3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau bài 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng học và đánh giá, rút kinh nghiệm. yêu cầu cần đạt của bài học thông qua phiếu tự đánh giá. HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá chung của GV. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC A. Nội dung dạy học 1. Xác định nội dung dạy học – Phân loại môi trường sống. – Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống. 2. Kiến thức trọng tâm – Phân loại môi trường sống: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất – không khí + Môi trường trong đất + Môi trường sinh vật +… – Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống: + Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. + Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người + Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người (đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi,…). 127
  12. B. Các hồ sơ khác Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TÌM HIỂU CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh Quý cha mẹ học sinh kính mến! Môi trường sống bao gồm tất cả những gì có ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. Môi trường sống cung cấp cho chúng ta nơi ở, nơi sản xuất đồ vật và nơi chứa chất thải của chúng ta. Trong bất kì thời điểm nào, môi trường sống đều rất quan trọng và là một vấn đề lớn đối với tất cả mọi người. Môi trường sống không phải là sự tồn tại trong sạch vĩnh hằng mà sẽ bị suy thoái, ô nhiễm nếu chúng ta không bảo vệ, chăm sóc nó. Vì vậy, giáo dục cho HS hiểu về môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là điều cấp thiết. Cùng nhà trường và xã hội thực hiện điều này, quý cha mẹ hãy: 1. Thường xuyên nhắc nhở con tìm hiểu các loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. 2. Làm tấm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tìm hiểu về các loại môi trường sống và ghi nhớ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con tìm hiểu về các loại môi trường sống và ghi nhớ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. 3. Gửi lại ý kiến nhận xét về việc rèn luyện của các con cho GV chủ nhiệm. Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn nào thì GV sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ. Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công! Chân thành cảm ơn. GV chủ nhiệm Mẫu 2: PHIẾU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 128
  13. GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Bài 7: Môi trường sống quanh em 1. Mục đích Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong bài 7. 2. Cấu trúc đề Bao gồm 2 phần: – Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. – Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. 3. Nội dung đề minh hoạ 3.1. Đánh giá thông qua quan sát – Đánh giá thái độ tích cực, sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động Khởi động, GV có thể thiết kế thang đo theo dạng: Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động Chưa tích cực Bình thường Tích cực () () () – Đánh giá thái độ trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng: Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm Các tiêu chí Cần cố gắng Đạt Tốt Xác định được nhiệm vụ của nhóm Xác định được nhiệm vụ của cá nhân trong nhóm Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên làm việc riêng Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ thể hiện sự thân thiện, hoà nhã với bạn bè Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm Có nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm, nhóm khác với thái độ tích cực, thiện chí 129
  14. – Đánh giá hành vi nêu tên các loại môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá: Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống Mức độ Tiêu chí Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù Cách xử lí hợp lí. hợp lí, còn sai sót 1 – hợp, chính xác. tình huống 2 ý không đáng kể. Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu Lưu loát, ngữ điệu Diễn đạt điệu chưa phù hợp. phù hợp. phù hợp. Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Sử dụng phi mắt chưa phù hợp. mắt khá phù hợp. mắt phù hợp, sinh ngôn ngữ động. Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu túng, thiếu tự tin; chưa còn vụng về trong lời loát trong lời thoại; Diễn xuất phối hợp với bạn diễn. thoại nhưng không phối hợp tốt với bạn đáng kể; phối hợp khá diễn. tốt với bạn diễn. 3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP (Dùng cho GV đánh giá) Mức độ Tiêu chí Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt 1. Nêu được các loại Không nêu được Nêu được 2 – 3 loại. Nêu được 4 loại. môi trường sống. hoặc chỉ nêu được một loại. 2. Biết vì sao phải bảo Không nêu được ý Nêu được một ý nghĩa. Nêu được từ 2 ý vệ môi trường sống. nghĩa. nghĩa trở lên. 130
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1