intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng phong trào Kế hoạch nhỏ ở trường Tiểu học

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong trào “Kế hoạch nhỏ” là bài học thiết thực nhất về giáo dục về đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Từ đó, những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống, thái độ, hành vi đạo đức...Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng phong trào Kế hoạch nhỏ ở trường Tiểu học

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) TT năm sinh tác (hoặc danh độ đóng góp nơi thường chuyên vào việc trú) môn tạo ra sáng kiến Trường Tiểu học 1 BẾ THỊ TUYẾN 13/12/1988 Thanh Bình, Giáo CĐSP 100% Bình Long, viên Bình Phước. 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng phong trào “Kế hoạch nhỏ” ở trường Tiểu học”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác Đội) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/10/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác sống rất bình thường và giản dị... Người thường dạy chúng ta phải biết tiết kiệm, chống tham ô lãng phí và bệnh quan liêu … Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Bằng nhiều phong trào “Việc nhỏ, chí lớn”. Năm 1958 với phong trào “Kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên nhi đồng cả nước đã xây dựng nên “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong” tại thành phố Hải Phòng. Tự hào thay nhà máy nhựa đầu tiên của đất nước được mang tên tổ chức Đội, do các bạn đội viên đóng góp. Từ đấy, phong trào “Kế hoạch nhỏ” ra đời, cách làm “Kế hoạch nhỏ” của từng địa phương rất phong phú và đem lại kết quả tốt đẹp. Cùng với phong trào chung của cả nước, một số nơi đã thực hiện tốt “kế hoạch nhỏ” để xây dựng cơ sở vật chất tại các địa phương như: Khách sạn Khăn quàng đỏ, Công trình xây dựng “Tượng đài Bác Hồ”, một triệu viên gạch xây
  2. 2 dựng nghĩa trang, công trình xây dựng khu dã ngoại tại huyện Cần Giờ, tôn tạo khu di tích lịch sử “Mộ anh Kim Đồng” tại Cao Bằng... Việc thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” nhằm giáo dục các em tính tiết kiệm, yêu quý thành quả lao động, bảo vệ môi trường. Góp phần thể hiện truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, “vượt khó học tốt” với mục đích giáo dục toàn diện cho đội viên, học sinh theo định hướng của Ngành giáo dục. Trong điều kiện ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, kéo theo kinh tế của một số gia đình khá giả lên nhiều. Đa số các em được ăn ngon mặc đẹp, được cắp sách đến trường vui chơi, học tập. Các em không phải lao động nặng nhọc, chưa trải qua thời kỳ khổ cực như các thế hệ trước, nên chưa có tính tiết kiệm. Trong thời gian gần đây phong trào “Kế hoạch nhỏ” đang gặp rất nhiều khó khăn, các em chưa thật sự hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào. Hình thức thực hiện còn đơn điệu, chủ yếu chỉ vận động học sinh quyên góp vỏ lon, giấy vụn, phế liệu... có sẵn trong gia đình đem nộp dẫn đến chất lượng phong trào chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi mạnh dạn đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng phong trào “Kế hoạch nhỏ” ở trường Tiểu học” với tính mới: - Hướng dẫn đội viên, thiếu niên, nhi đồng tham gia phong trào với các hình thức: + Thông qua các buổi lao động “Thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh”, quét dọn vệ sinh hàng ngày ở trường, lớp ... + Tổ chức quyên góp phế liệu, vỏ chai nước, vỏ lon nước ngọt... + Thông qua các phong trào “Nuôi heo đất tình thương”, “Áo trắng giúp bạn đến trường”, góp gạo giúp bạn qua phong trào “Cây mùa xuân vì bạn”... - Đối tượng tham gia thực hiện phong trào đa dạng như đội viên, thiếu niên, nhi đồng; phụ huynh học sinh; giáo viên... Phong trào “Kế hoạch nhỏ” là bài học thiết thực nhất về giáo dục về đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Từ đó, những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống, thái độ, hành vi đạo đức... 5.2. Nội dung sáng kiến: a. Đặc điểm tình hình nhà trường: - Thuận lợi: + Liên đội được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng Giáo dục, Hội đồng Đội thị xã, chính quyền địa phương, Chi bộ - Ban giám hiệu nhà trường, Công Đoàn, Chi đoàn thầy cô, Hội cha mẹ học sinh. + Tổng phụ trách Đội, tập thể giáo viên phụ trách chi, phụ trách lớp sao luôn đoàn kết một lòng, tất cả “Vì đàn em thân yêu”, có lòng “yêu nghề mến trẻ” luôn quan tâm đến các hoạt động của Đội và nhi đồng.
  3. 3 + Toàn thể đội viên, nhi đồng của liên đội luôn sôi nổi, hăng hái tham gia các phong trào do nhà trường và liên đội phát động… + Liên đội đạt danh hiệu liên đội xuất sắc trong nhiều năm liền. - Tuy nhiên, bên canh đó vẫn còn có những mặt hạn chế như: + Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn. + Hoàn cảnh gia đình các em rất khó khăn, sách giáo khoa và truyện các em mượn của thư viện trường, cuối năm học phải trả lại. Nên không có nguồn giấy để đóng góp phong trào “Kế hoạch nhỏ”. + Đa số gia đình của học sinh là công nhân, nông dân lao động nghèo, ít đọc truyện, sách báo, ít dùng các sản phẩm công nghiệp nên việc quyên góp “Kế hoạch nhỏ” gặp nhiều khó khăn. + Chưa có phòng truyền thống Đội, công tác trưng bày phòng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc tuyên truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn. + Từ những thuận lợi và khó khăn trên đã khiến tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm ra những biện pháp thích hợp. Nhằm hướng dẫn, động viên học sinh, đội viên tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ” đạt kết quả tốt. b. Phương pháp và nội dung: Để phong trào “Kế hoạch nhỏ” ngày càng lan toả và thu hút học sinh tham gia và đạt kết quả cao tôi đã thực hiện như sau: - Tuyên truyền về phong trào “Kế hoạch nhỏ”: Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và nội dung, phương thức triển khai phong trào, tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về phong trào “Kế hoạch nhỏ”, tập trung vào đội viên, thiếu niên, nhi đồng; phụ huynh học sinh; giáo viên. + Thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” nhằm mục đích giúp nhau “vượt khó học tốt”, tạo cho các em ý thức thực hành tiết kiệm, cần kiệm trong sinh hoạt và học tập, đồng thời thu gom các phế liệu góp phần làm môi trường trong sạch. Thể hiện truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”. + Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đội viên, nhi đồng từ phong trào “Kế hoạch nhỏ” đến các phong trào khác của liên đội. + Yêu cầu của phong trào “Kế hoạch nhỏ” chỉ quyên góp các loại giấy, sách giáo khoa cũ, vỏ chai nhựa, vỏ lon các loại. Tuyệt đối không thu tiền, không thu sách giáo khoa còn sử dụng. Không thu các phế liệu khác vì sợ trái với yêu cầu, các em lấy cắp đồ dùng ở nhà hoặc của hàng xóm đem nộp. - Xây dựng và triển khai tốt kế hoạch thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” đến với học sinh: + Căn cứ tình hình thực tế, tôi xây dựng kế hoạch và tổ chức họp Ban chỉ huy liên đội, thông qua toàn bộ kế hoạch thực hiện rồi trình Hiệu trưởng xem xét, ký duyệt.
  4. 4 Kế hoạch gồm: Lịch trình tổ chức 2 đợt thi đua “Kế hoạch nhỏ”. Đợt 1 hội thu vào ngày thứ bảy tuần cuối tháng 12. Đợt 2 hội thu vào ngày thứ bảy tuần liền sau tết Nguyên Đán (tháng 2). Chỉ tiêu: Đối với các em đội viên lớp 4,5 mỗi em tối thiểu 2 kg giấy vụn hoặc 20 vỏ lon nước ngọt, vỏ lon bia. Đối với nhi đồng lớp 1,2,3 mỗi em tối thiểu 1 kg giấy vụn hoặc 10 vỏ lon; Hình thức thu gom: Các em có thể thu nhặt giấy vụn trong quá trình vệ sinh trường lớp; thu gom vỏ lon, phế liệu, sắt vụn; tích luỹ sách, báo đã qua sử dụng hàng ngày để tham gia phong trào; Ngoài các hình thức trên, các lớp có thể thực hiện thông qua các hình thức nuôi heo đất, góp gạo giúp bạn nghèo, quyên góp quần áo… Không để thiếu nhi mua giấy vụn, phế liệu bên ngoài, hoặc nộp những sản phẩm không phải phế liệu (giấy trắng, đồ uống chưa sử dụng...). + Thông qua phiên họp hội đồng nhà trường, đại diện Hội đồng Phụ trách chi tôi triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” đến toàn thể giáo viên trong nhà trường. + Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường đưa việc thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” vào tiêu chí thi đua cuối năm của giáo viên và các chi đội, lớp sao nhi đồng. + Tham mưu Ban chấp hành Công Đoàn nhà trường và Hội cha mẹ học sinh để được ủng hộ, giúp đỡ trong việc vận động con em họ tham gia tốt hơn phong trào “Kế hoạch nhỏ”. + Đưa chỉ tiêu thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” vào chương trình năm học của liên đội để các lớp thực hiện có hiệu quả hơn. - Phát động, triển khai tốt đến đội viên, học sinh toàn liên đội thực hiện: + Những tiết chào cờ đầu tuần tôi giải thích cho đội viên, học sinh hiểu rõ mục đích ý nghĩa của phong trào “Kế hoạch nhỏ”: Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của tổ chức Đội, thể hiện tinh thần tiết kiệm, cần kiệm trong sinh hoạt và học tập giúp nhau “vượt khó học tốt” đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ... Từ đó các em tự giác thu gom, tích lũy giấy vụn và phế liệu. + Tiếp theo tôi triển khai mô hình “Rác không chạm đất”: Mỗi chi đội, lớp học có 2 sọt: 1 sọt để ở ngoài hàng hiên để các bạn bỏ rác vào, 1 sọt để ở cuối lớp học, cuối mỗi buổi học, lớp phân công tổ trực nhật ở lại gom giấy vụn để làm kế hoạch nhỏ. + Gợi ý cho các em học sinh gom lượm các vỏ lon nước ngọt, vỏ chai nước khoáng trên đường đi học, trong buổi lao động “Chủ nhật xanh”, “Thứ bảy tình nguyện” quét dọn vệ sinh trường lớp…dần dần tạo thành thói quen cho các em. + Thông báo kết quả đóng góp của các cá nhân, tập thể vào tiết chào cờ hàng tuần nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, liên tục giữa các em đội viên, học sinh và các tập thể lớp. + Bên cạnh việc thu gom “Kế hoạch nhỏ” hàng ngày, liên đội tổ chức mỗi năm 2 buổi “Hội thu kế hoạch nhỏ”:
  5. 5 Lần 1, tổ chức buổi “Hội thu” vào ngày thứ bảy tuần cuối cùng tháng 12. Mục đích để các em có thời gian tích lũy giấy và phế liệu ở nhà đem nộp trong ngày hội, lúc này các em có sự so sánh, thi đua hào hứng nhất giữa các cá nhân và tập thể với nhau. Lần 2, buổi “Hội thu” được tổ chức vào ngày thứ bảy của tuần liền sau tết Âm lịch. Vì sau dịp tết học sinh thu gom được nhiều vỏ lon các loại. Tôi chọn thời gian như thế rất thích hợp để các em tham gia tốt phong trào “Kế hoạch nhỏ”. - Thực hiện tốt việc thu “Kế hoạch nhỏ” từ cấp chi đội đến cấp liên đội: + Hội thu từ cấp chi đội: Phụ trách chi, giáo viên chủ nhiệm và Ban chỉ huy chi đội trực tiếp thu kế hoạch nhỏ từ đội viên để có sự cộng đồng trách nhiệm. Giáo viên là người trực tiếp động viên, nhắc nhở và ghi nhận kết quả đóng góp của các em để có hình thức đề nghị tuyên dương khen thưởng đúng người đúng công. Như vậy hiệu quả đóng góp sẽ cao hơn. * Mẫu sổ theo dõi quyên góp kế hoạch nhỏ cấp chi đội: Liên đội: Tiểu học Thanh Bình. Chi đội (lớp): ………………………... SỔ THEO DÕI QUYÊN GÓP KẾ HOẠCH NHỎ Năm học… STT HỌ VÀ TÊN TỔNG SỐ (kg) Ký nộp Tập Sách Các Vỏ GK loại lon giấy khác 1 2 3 … CỘNG: + Hội thu từ cấp liên đội: Các lớp sau khi thu và tổng hợp xong sẽ nộp về liên đội trong ngày Hội thu kế hoạch nhỏ cấp liên đội. * Mẫu sổ cấp liên đội: ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC THANH BÌNH SỔ THEO DÕI QUYÊN GÓP KẾ HOẠCH NHỎ CÁC CHI ĐỘI Năm học…
  6. 6 STT CHI ĐỘI (LỚP) TỔNG SỐ (kg) Ký nộp Tập Sách Các Vỏ GK loại lon giấy khác 1 2 3 … CỘNG: +Tổ chức tốt buổi “Hội thu kế hoạch nhỏ”: Tham mưu BGH nhà trường, thành lập Ban tổ chức và các Tiểu ban hoạt động cho ngày hội. Giáo viên phụ trách chi và Ban chỉ huy các chi đội trực tiếp thu nhận giấy và phế liệu của chi đội mình. Phân loại trước khi cân, ghi họ tên và kết quả vào sổ rồi nộp giấy vụn, phế liệu về liên đội. Buổi hội thu, tôi tổ chức đúng nghĩa của ngày “Hội” nhằm gây ấn tượng sâu sắc, tạo sự so sánh trực tiếp, thi đua quyết liệt, hào hứng giữa các em học sinh củng như các tập thể lớp với nhau. Trong buổi hội thu, bài hát “Đội em làm kế hoạch nhỏ” của nhạc sĩ Phong Nhã được phát thanh nhiều lần với các câu từ đầy ý nghĩa như: “… Em làm kế hoạch nhỏ. Lượm giấy, trồng cây chi đội em có ngay. Giấy thu về đây, ơ là bao bươm bướm bay. Như con ong chăm chỉ. Như chim non vui vẻ …Bắt tay vào việc. Em càng vui càng say … Ước mơ dựng xây nước Việt Nam sáng tươi. Quê hương đang vẫy gọi …” là động lực thúc đẩy các em đóng góp rất nhiều cho phong trào “Kế hoạch nhỏ”. - Thực hiện tốt việc khen thưởng “Kế hoạch nhỏ”: Nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ” những lần sau được tốt hơn. Sau buổi hội thu, Hội đồng phụ trách chi họp lại, xét thi đua khen thưởng cho các cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc phong trào: * Tiêu chí và chỉ tiêu bình chọn: + Tập thể: Chọn 3 chi đội (lớp học) có số lượng quyên góp cao nhất, xếp theo thứ hạng 1,2,3 toàn trường (căn cứ vào sổ ghi chép “Kế hoạch nhỏ” của liên đội, chi đội). + Cá nhân: Mỗi chi đội (lớp học) chọn một cá nhân có số lượng quyên góp cao nhất. Sau đó hội đồng phụ trách chi xét chọn 5 cá nhân cao nhất trường để trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ kế hoạch nhỏ”, xếp theo thứ hạng 1,2,3,4,5. Với điều kiện chi đội (lớp học) đó phải tham gia ít nhất 90% số lượng đội viên, học sinh trong lớp. Thành tích này còn được Hội đồng phụ trách chi ghi nhận để xét thi đua học sinh cuối năm. * Hình thức khen thưởng:
  7. 7 Gồm giấy khen và tập thưởng. Phần thưởng thường không có giá trị cao về mặt vật chất, chỉ là những quyển tập trắng nhưng đó là sự động viên rất lớn đối với các em và động lực thúc đẩy các em tham gia những lần sau tốt hơn. Vì trẻ con thích được khen trước tập thể. Người xưa có câu “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. * Nguồn kinh phí khen thưởng: Cuối mỗi đợt thu, phụ trách chi, tổng phụ trách đội, ban chỉ huy liên đội tổng hợp số giấy vụn, vỏ lon các loại. Lập biên bản thanh lý, 50% chi cho thi đua khen thưởng “Kế hoạch nhỏ”, xây dựng công trình măng non và trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Số còn lại nộp về Thị Đoàn theo chỉ tiêu. * Thời điểm khen thưởng: Kết quả đợt I, đề nghị khen thưởng tại buổi hội thu “Kế hoạch nhỏ” đợt II. Kết quả đợt II, đề nghị khen thưởng tại buổi “Tổng kết năm học”. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến này áp dụng cho các em học sinh trong trường Tiểu học. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Xây dựng kế hoạch cụ thể trình ban giám hiệu và được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường. - Có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và các em học sinh. - Được sự đồng thuận của Cha mẹ học sinh, tập thể học sinh cùng tham gia. - Đội ngũ Ban chỉ huy Liên, Chi đội năng nổ, nhiệt tình trong phong trào. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: * Kết quả đạt được: Qua áp dụng thực tiễn các biện pháp trên đến thời điểm này đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: - Tổng số học sinh toàn trường: 271 em. - Sau hai đợt phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu giấy vụn, vỏ lon các loại. Liên đội thanh lý được 2.866.500 đồng. + Trao 5 xuất học bổng “Vượt khó học tốt” 1.000.000 đồng, mua tập thưởng cho các cá nhân và tập thể tham gia tốt phong trào 350.000 đồng, + Còn 1.516.500 đồng góp vào công trình “Măng non cấp liên đội” chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn và 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Liên đội luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu phong trào kế hoạch nhỏ. - Phong trào góp gạo giúp bạn nghèo: đã giúp được 26 bạn/ 260kg gạo. - Phong trào áo trắng tặng bạn: quyên góp được 78 bộ. - Phong trào Heo đất tình thương liên đội quyên góp được 4.827.000 đồng. Trích thực hiện công trình măng non liên đội và để cuối năm trao học bổng cho học sinh vượt khó học tốt. * Bài học kinh nghiệm:
  8. 8 Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Muốn vận động đội viên, học sinh thực hiện tốt phong trào “Kế hoạch nhỏ” cũng như các phong trào khác, điều đầu tiên phải giúp các em hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào. Bởi vì người xưa nói rằng: “Tư tưởng không thông, vác bình đông cũng nặng”. Đúng vậy, tư tưởng không thông thì làm việc gì các em đều cảm thấy gượng ép, bị bắt buộc nên làm sơ sài cho xong việc. Khi tư tưởng đã thông suốt thì các em tham gia phong trào sẽ tự giác hơn, tích cực hơn và có hiệu quả hơn ... - Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách phải được lập kế hoạch thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” trình Chi bộ - Ban giám hiệu ký duyệt để được sự hỗ trợ. Đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, sức mạnh tập thể. - Phát động phong trào cũng như tổ chức hội thu “Kế hoạch nhỏ” phải đúng thời điểm, phù hợp với khả năng, tình hình thực tế của học sinh và địa phương. Như Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”. - Nhất thiết phải tổ chức buổi “Hội thu kế hoạch nhỏ” để các cá nhân và tập thể có sự so sánh, thi đua trực tiếp, cạnh tranh công bằng. Dân gian có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy...”. - Qua phong trào “Kế hoạch nhỏ” cũng như các phong trào khác, việc khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình sẽ tạo cho các em niềm vui và động lực để tham gia những lần sau được tốt hơn. Vậy khen thưởng là động lực thúc đẩy thi đua. Thi đua là sự phấn đấu vươn tới cái tốt đẹp để dần hoàn thiện mình, đem lại uy tín, danh dự cho mình và lợi ích tập thể. Nhằm thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Vậy “Kế hoạch nhỏ” là một phong trào có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của tổ chức Đội, góp phần giáo dục cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giúp nhau “vượt khó học tốt”, thể hiện sự biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Trên đây là “Biện pháp nâng cao chất lượng phong trào “Kế hoạch nhỏ” ở trường Tiểu học”. Mong được sự ủng hộ, góp ý của các đồng nghiệp để cho đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hội đồng sáng kiến nhà trường xác nhận: ......................................................................................................................... .................................................................................................................................
  9. 9 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 05 tháng 02 năm 2021 NGƯỜI NỘP ĐƠN Bế Thị Tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2