Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn Bóng rổ lớp 10
lượt xem 5
download
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, phần lớn giáo viên có quyết tâm tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trường chuyên. Đa số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, dạy giỏi, luôn xứng đáng là mũi nhọn trong việc giảng dạy các lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi; thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đã phát huy vai trò của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn Bóng rổ lớp 10
- SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, TÁC NGHIỆP, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT SÁNG KIẾN: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP GIÖP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN BÓNG RỔ LỚP 10 Lĩnh vực: Giáo dục thể chất NGƯỜI THỰC HIỆN: HỒ THỊ LAN GIÁO VIÊN: THỂ DỤC Năm học: 2018 – 2019
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Giang, ngày 11 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, TÁC NGHIỆP, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Hồ Thị Lan Giới tính: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 18/07/1984 - Nơi thường trú: khóm Mỹ Thọ, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu - Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ Thể dục – Quốc phòng An ninh - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Giáo dục thể chất - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn thể dục. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Thuận lợi: - Trường được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục – Đào tạo, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Long Xuyên cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình, tích cực của các ban ngành các cấp, đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, phần lớn giáo viên có quyết tâm tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trường chuyên. Đa số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, dạy giỏi, luôn xứng đáng là mũi nhọn trong việc giảng dạy các lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi; thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đã phát huy vai trò của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 cao nhất tỉnh nên đa số học sinh đều chăm ngoan, tích cực trong học tập từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc giáo dục và nâng cao hiệu quả đào tạo. - Trường, lớp được đầu tư, sửa chữa khang trang, sạch đẹp, thoáng mát và có đủ các phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, nhà đa năng, mạng Internet, Wifi, Website …đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 1
- Khó khăn: + Sân bãi, dụng cụ học tập môn Thể dục còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh theo chủ đề tự chọn. + Phần lớn học sinh chưa có ý thức cao trong học tập môn Thể dục, chỉ chú trọng học các môn văn hóa. + Chưa được sự quan tâm của Phụ huynh học sinh nên việc tổ chức và duy trì các Câu lạc bộ cũng như việc tuyển chọn và huấn luyện học sinh tham gia thi đấu “Hội khỏe phù đổng cấp cụm và cấp tỉnh” tương đối khó khăn. - Tên sáng kiến: Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10. - Lĩnh vực: Giáo dục thể chất. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Bóng rổ là nội dung tự chọn nằm trong chương trình giảng dạy của môn Thể dục do Bộ Giáo dục – Đào tạo biên soạn. Tuy nhiên, ở tỉnh An Giang môn bóng rổ chưa phát triển mạnh, đồng thời cũng rất ít trường trung học phổ thông đưa môn bóng rổ vào giảng dạy cho học sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: không có sân bãi tập luyện, kỹ thuật tương đối khó, thời gian học ít, tranh ảnh minh họa cũng rất hạn chế, vv… Từ năm 2006, tôi về trường công tác đến nay, tôi đã mạnh dạn đưa môn bóng rổ vào giảng dạy ở nội dung tự chọn cho học sinh. Tuy nhiên, số lượng học sinh chọn học môn bóng rổ tương đối ít hoặc có những học sinh muốn học nhưng ngại vì đây là nội dung mới, kỹ thuật tương đối khó, thời gian tập luyện ít (chỉ có 10 tiết học/năm học). Ngoài ra, tranh ảnh minh họa về từng kỹ thuật động tác của môn bóng rổ để cho học sinh xem khi giảng dạy là tương đối ít, chủ yếu là do giáo viên thị phạm động tác. Hơn nữa, việc ít có tranh ảnh cho học sinh xem khi giảng dạy với số tiết học tương đối ít cũng là một vấn đề tương đối khó cho giáo viên, làm cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác mới của học sinh tương đối chậm, tiết học chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, từ năm 2006 đến năm 2013, trong 09 đến 10 lớp học mà tôi được phân công giảng dạy thì chỉ có 03 đến 04 lớp chọn học tự chọn môn bóng rổ. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Với mục đích phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam; phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có một số công văn hướng dẫn như sau: + Quyết định số 641/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam từ 3 đến 18 tuổi, giai đoạn 2011 - 2030. + Quyết định số 495/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 2
- + Công văn số 495/UBND-VX ngày 22/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Công điện số 641/CĐ-TTg ngày 15/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện theo Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, từ năm học 2014 – 2015 Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo cho trường trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu tổ chức dạy thí điểm môn Thể dục theo hướng tự chọn của học sinh, cho học sinh chọn một hoặc hai môn học/năm học và cho từng học sinh chọn theo sở thích của bản thân (trong một lớp học văn hóa học sinh có thể chọn 04 – 05 môn học Thể dục riêng). Ví dụ: lớp 10T1 có 08 học sinh chọn học môn cầu lông, 15 học sinh chọn học môn bóng rổ, 07 học sinh chọn học môn bóng chuyền, 05 học sinh chọn học môn bơi lội. Bên cạnh đó, từ năm học 2016 – 2017, Sở Giáo dục – Đào tạo đã triển khai áp dụng việc dạy Thể dục theo chủ đề tự chọn cho các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh An Giang. Qua hơn 12 năm giảng dạy, trong đó có 08 năm giảng dạy môn bóng rổ, tôi nhận thấy rằng, bóng rổ là một môn học rất bổ ích, nó không những giúp học sinh rèn luyện nâng cao sức khỏe, tăng cường thể lực mà nó còn giúp học sinh phát triển về chiều cao, rèn luyện khả năng khéo léo, nhanh nhẹn, giáo dục tính kiên trì và tinh thần đoàn kết của học sinh; phù hợp với Đề án (Đề án 641) tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam từ 3 đến 18 tuổi giai đoạn 2011 – 2030 và Đề án Tổng thể phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, trường trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu đang áp dụng việc giảng dạy môn bóng rổ lớp 10 với 70 tiết/ năm học mà trong chương trình giảng dạy môn bóng rổ lớp 10 do Bộ Giáo dục – Đào tạo biên soạn chỉ có 10 tiết/năm học. Từ đó cho thấy rằng, với thời lượng 70 tiết/năm học thì cần phải bổ sung thêm một vài kỹ thuật mới vào trong kế hoạch giảng dạy nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán, làm phong phú thêm nội dung của tiết học, giúp tiết học sinh động, hứng thú và đạt hiệu quả. Do đó, tôi đã quyết định tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường đưa môn bóng rổ vào giảng dạy, đồng thời đưa thêm một số kỹ thuật môn bóng rổ của chương trình lớp 11 vào trong kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ lớp 10. Ý kiến tham mưu của bản thân đã được Ban Giám hiệu đồng ý và các em học sinh cũng hưởng ứng rất nhiệt tình. Số lượng học sinh đăng ký học bóng rổ ngày càng tăng, bước đầu trường đã gặt hái được những thành công tương đối tốt về môn học này. Từ những lý do trên, bản thân tôi với mong muốn giúp học sinh ngày càng yêu thích và học tốt môn bóng rổ; tiết học môn bóng rổ ngày càng sinh động, hứng thú và đạt hiệu quả cao; học sinh nắm vững kỹ thuật động tác mới một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn, nên tôi quyết định chọn viết sáng kiến “Xây Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 3
- dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10” nhằm chia sẽ kinh nghiệm với quý thầy cô đồng nghiệp. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1.Tiến trình thực hiện: Dựa vào tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường, của tổ chuyên môn và tình hình đăng ký học tự chọn môn Thể dục của học sinh trong năm qua, tôi đã tham mưu, xin ý kiến thống nhất của Ban Giám hiệu về những môn tự chọn để cho học sinh đăng ký trong năm học 2017 – 2018. Trong năm học 2017 – 2018 có 06 môn tự chọn gồm: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bơi và võ (học sinh chọn một môn tự chọn/năm học). Sau khi Ban Giám hiệu đã thống nhất, Phó Hiệu trưởng chuyên môn sẽ tiến hành tổ chức sinh hoạt về việc học tự chọn môn Thể dục và phát phiếu đăng ký học tự chọn cho học sinh, học sinh tự nguyện đăng ký và khi nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm thì phải có chữ ký đồng ý của phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nộp lại cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn; Phó Hiệu trưởng sẽ tổng hợp danh sách đăng ký và xếp thời khóa biểu cho học sinh. Quý thầy cô có thể tham khảm mẫu đăng ký học tự chọn dưới đây: PHIẾU ĐĂNG KÝ MÔN TỰ CHỌN …*… *PHẦN THÔNG TIN VỀ HỌC SINH Họ và tên:................................. Dân tộc:.................. SĐT:.................. Địa chỉ (hổ khẩu): …………………………………………………………. Chỗ ở hiện nay:.................................................................................... Họ tên cha:.........................., nghề nghiệp:.................. SĐT.......... ...... Họ tên mẹ:.........................., nghề nghiệp:.................... SĐT............... *PHẦN ĐĂNG KÝ MÔN TỰ CHỌN: Học sinh chọn 01 môn trong 06 môn học sau đây: Bơi lội, Bóng rổ, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông và Võ (Taekwondo, cổ truyền) để học cho cả năm học: Môn chọn:.............................................. Học sinh đăng ký và nộp lại cho GVCN hạn chót vào ngày............................. GVCN nhập vào mẫu trên mail cá nhân và nộp lại cho BPCM trong ngày ............ Chữ ký của HS đăng ký Xác nhận của Cha, Mẹ, Người giám hộ (ký, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ (ký, ghi rõ họ tên) ............................................... ................................................ Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 4
- 3.1.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ lớp 10: Sau khi được Ban Giám hiệu thống nhất về những môn tự chọn mà tổ chuyên môn giảng dạy trong năm học, tôi tiến hành “Xây dựng Kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ” và trình Ban Giám hiệu phê duyệt. Khi Ban Giám hiệu đã phê duyệt, tôi lại tiếp tục “Xây dựng một số bài tập” và áp dụng vào giảng dạy cho học sinh nhằm giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10. Nhìn chung, bóng rổ là môn học tương đối khó, vì vậy để học sinh nắm vững kỹ thuật động tác và có thể tham gia đấu tập được sau khi kết thúc khóa học thì người giáo viên phải xây dựng được kế hoạch giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh để học sinh dễ dàng lĩnh hội được kỹ thuật động tác. Kế hoạch giảng dạy mà tôi xây dựng, ngoài nội dung học chính thức thì tôi cũng xin cụ thể hóa từng chi tiết giảng dạy để thầy cô dễ theo dõi và thực hiện. Sau đây là “Kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ lớp 10” với 70 tiết/năm học, mời quý thầy cô tham khảo: KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN BÓNG RỔ LỚP 10 (Số tiết: 70 tiết/năm học) ...*... * Học kỳ 1: Tiết 1+ 2: Giới thiệu nội dung chương trình của môn Bóng rổ. Sinh hoạt một số qui định chung trong giờ học Thể dục. Lý thuyết: Tập luyện thể dục thể thao và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe. Tiết 3+ 4: Giới thiệu môn Bóng rổ, học cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị, kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật dẫn bóng (tại chỗ nhồi bóng, đi chậm dẫn bóng và chạy chậm dẫn bóng). Trò chơi: Dẫn bóng tiếp sức Chạy bền. Tiết 5+6: Ôn kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật dẫn bóng (tại chỗ nhồi bóng, chạy chậm dẫn bóng và dẫn bóng qua cọc). Trò chơi: Dẫn bóng qua cọc tiếp sức. Chạy bền. Tiết 7+8: Kiểm tra kỹ thuật dẫn bóng (không có cọc) tính thời gian (1). Học KT chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, giới thiệu một số luật bóng rổ. + Tại chỗ tập kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng (không có bóng). Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 5
- + Hai học sinh cùng tập chuyền bóng và bắt bóng tại chỗ. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. Chạy bền. Tiết 9+10: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Chạy chậm dẫn bóng (không có cọc). + Dẫn bóng qua cọc. + Hai học sinh cùng tập chuyền bóng và bắt bóng tại chỗ. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. Trò chơi: Ai chuyền bóng nhanh hơn. Thể lực: Chạy cuốn chiếu (chạy 3m, 6m, 9m). Tiết 11+12: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Chạy chậm dẫn bóng (không có cọc). + Dẫn bóng qua cọc. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Chạy bền. Tiết 13+14: Kiểm tra kỹ thuật dẫn bóng qua cọc (tính thời gian) (2). Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh tập chuyền bóng và bắt bóng tại chỗ. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Chạy bền. Tiết 15+16: Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Học kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai. Giới thiệu một số luật bóng rổ. + Tại chỗ tập kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (không có bóng). + Hai học sinh cùng tập kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tập kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Trò chơi: Ném bóng trúng đích. Chạy bền. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 6
- Tiết 17+18: Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Thể lực: Nằm sấp chống đẩy. Trò chơi: Kẹp bóng bật nhảy tiếp sức. Tiết 19+20: Kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực (học sinh đứng tại chỗ) (3). Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Tiết 21+22: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Dẫn bóng qua cọc. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Chạy bền. Tiết 23+24: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Dẫn bóng qua cọc. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng. Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Thể lực: Đẩy xe cút kít. Chạy bền. Tiết 25+26: Kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực (học sinh di chuyển) (4). Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Trò chơi: Ném bóng trúng đích. Tiết 27+28: Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tại chỗ ném rổ bằng 1 tay trên vai. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 7
- + Dẫn bóng phối hợp với ném rổ bằng 1 tay trên vai. Trò chơi: Chuyền bóng và bắt bóng tiếp sức. Chạy bền. Tiết 29+30: Kiểm tra ném rổ bằng 1 tay trên vai (5). Đấu tập. Chạy bền. Tiết 31+32: Ôn kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tại chỗ ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng với chuyền bóng + bắt bóng và ném rổ 1 tay trên vai. Trò chơi: Ai chuyền bóng nhanh hơn. Đấu tập. Tiết 33+34: Ôn tập: ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tại chỗ ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với ném rổ bằng 1 tay trên vai. Trò chơi: Người thừa thứ ba. Chạy bền. Tiết 35+36: Thi học kỳ 1: ném rổ bằng 1 tay trên vai (6). * Học kỳ 2: Tiết 37+38: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh di chuyển chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Học kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Tại chỗ tập kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng bằng 2 tay trên đầu (không có bóng). + Hai học sinh cùng tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu (tập tại chỗ). + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Trò chơi: Chim sổ lòng. Chạy bền. Tiết 39+40: Ôn kỹ thuật dẫn bóng, chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. + Hai học sinh di chuyển chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 8
- + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Thể lực: Tại chỗ bật thu gối. Chạy bền. Tiết 41+42: Kiểm tra kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực (1). Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Trò chơi: Kẹp bóng bật nhảy tiếp sức. Chạy bền. Tiết 43+44: Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Thể lực: Chạy cuốn chiếu (3m, 6m, 9m). Tiết 45+46: Ôn kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Đấu tập. Chạy bền. Tiết 47+48: Kiểm tra kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu (2). Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 9
- Tiết 49+50: Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Học kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Tại chỗ tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (không có bóng). + Hai học sinh cùng tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Thể lực: Nằm sấp chống đẩy. Chạy bền. Tiết 51+22: Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. + Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai học sinh cùng tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). Trò chơi: Ai chuyền bóng nhanh hơn. Đấu tập. Tiết 53+54: Kiểm tra kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu (3). Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Chạy bền. Tiết 55+56: Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Đấu tập. Tiết 57+58: Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 10
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Đấu tập. Tiết 59+60: Kiểm tra KT dẫn bóng phối hợp với KT hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (bóng không cần vào rổ) (4). Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Chạy bền. Tiết 61+62: Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Thể lực: Tại chỗ bật thu gối. Đấu tập. Tiết 63+64: Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Trò chơi: Ném bóng trúng đích. Đấu tập. Tiết 65+66: Kiểm tra hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (5). Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Chạy bền. Tiết 67+68: Ôn tập: hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Tại chỗ thực hiện hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. + Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. Trò chơi: Chim sổ lòng. Chạy bền. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 11
- Tiết 69+70: Thi học kỳ 2: hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (6). 3.1.2. Một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10: Sau khi đã lập “Kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ”, tôi tiếp tục tiến hành xây dựng “Một số bài tập” và áp dụng vào giảng dạy cho học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo một số bài tập sau đây: 3.1.2.1. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật dẫn bóng: + Tại chỗ nhồi bóng: TTCB 1 2 3 Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên với tay nhồi bóng ở phía sau, trọng tâm thấp; mắt nhìn về phía trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về phía có bóng. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Sau đó, lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống, tay tiếp xúc phần trên bóng, đẩy bóng xuống với góc gần 90 0. Điểm rơi của bóng ở phía bên thân mình, khoảng ngang mũi chân trước (hình 1, hình 2 và hình 3). Lưu ý: không được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào bóng nghe “bộp bộp”. + Đi chậm (chạy chậm) dẫn bóng: TTCB 1 2 3 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 12
- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên với tay nhồi bóng ở phía sau, trọng tâm thấp; mắt nhìn về phía trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về phía có bóng. Người tập đi chậm (hoặc chạy chậm) về phía trước. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Sau đó, lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống, tay tiếp xúc ở trên và sau bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước và bên thân mình (hình 1, hình 2 và hình 3). Lưu ý: không được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào bóng nghe “bộp bộp”. + Đi chậm (chạy chậm) dẫn bóng qua cọc: TTCB 1 2 3 Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, mắt nhìn về phía trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về phía có bóng. Người tập đi chậm (hoặc chạy chậm) và luồng qua các cọc theo hình chữ Zéc; nếu có hai học sinh cùng tập thì giáo viên có thể thống nhất cho học sinh tập như sau: học sinh đi lên bên phải và đi về kết thúc là bên trái. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Sau đó, lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống; tay tiếp xúc ở trên và bên trái (di chuyển sang phải) hoặc ở trên và bên phải (di chuyển sang trái) của bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước và bên thân mình (hình 1, hình 2 và hình 3). Lưu ý: không được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào bóng nghe “bộp bộp”. Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 13
- 3.1.2.2. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay trước ngực: Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực: + Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (không có bóng): TTCB 1 2 3 + Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (có bóng): TTCB 1 2 3 4 * Phân tích kỹ thuật động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực: Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước, chân sau, trọng tâm dồn đều vào hai chân, mắt quan sát hướng chuyền, hai tay cầm bóng (hoặc mô phỏng động tác cầm bóng) đặt phía trước ngực (hình TTCB). Thực hiện: Người ngả nhanh về trước, trọng tâm dồn vào chân trước, hai tay đưa ra trước – xuống dưới – vào trong tạo thành một đường vòng cung nhỏ, lúc này trọng tâm dồn vào chân sau (hình 1 và hình 2); cổ tay hơi bẻ và duỗi cánh tay về hướng chuyền, khi tay duỗi gần như thẳng hết thì dùng lực cổ tay, các ngón tay (trỏ, giữa và cái) miết vào bóng và đẩy bóng đi, lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và ngón giữa, hai tay duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền (hình 3 hoặc hình 3 và hình 4). Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực: + Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực (không có bóng): TTCB 1 2 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 14
- + Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực (có bóng): TTCB 1 2 * Phân tích kỹ thuật động tác bắt bóng bằng hai tay trước ngực: Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước, chân sau, thân trên hướng về phía bóng đến, hai tay xòe rộng tạo thành hình chiếc phiễu, ở trước ngực và hướng về phía bóng đến, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng (hình TTCB). Thực hiện: Tay tiếp túc bóng đầu tiên là các ngón tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung lực bằng cách đưa bóng nằm gọn vào lòng bàn tay, khép cổ tay gần vào nhau và kéo về phía trước ngực để bảo vệ bóng cũng như chuẩn bị cho các động tác tiếp theo (hình 1 và hình 2). + Hai học sinh chuyền bóng và bắt bóng tại chỗ bằng hai tay trước ngực: Chuẩn bị 1 2 3 4 Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học sinh cầm bóng, học sinh còn lại đưa hai tay về trước tạo thành hình chiếc phiễu để chuẩn bị bắt bóng (hình chuẩn bị). Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 15
- Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng chuyền bóng qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại thực hiện động tác bắt bóng (hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4); sau đó chuyền bóng lại cho bạn cùng tập. + Hai học sinh di chuyển chuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay trước ngực: Chuẩn bị 1 2 3 4 Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học sinh cầm bóng bằng hai tay trước ngực, học sinh còn lại chuẩn bị bắt bóng (hình chuẩn bị). Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng vừa di chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt ngang) vừa chuyền bóng qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại cũng vừa di chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt ngang) vừa thực hiện động tác bắt bóng (hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4); sau đó chuyền bóng lại cho bạn cùng tập. 3.1.2.3. Một số bài tập kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai: Ném rổ bằng một tay trên vai: + Ném rổ bằng một tay trên vai (không có bóng): TTCB 1 2 3 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 16
- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên tay ném rổ đặt trước, tay cầm bóng đưa lên trên vai (không có bóng), lòng bàn tay hướng trước – lên cao; tay còn lại xòe rộng và đặt phía bên chếch về trước quả bóng để đỡ bóng (hình TTCB). Thực hiện: Hai đầu gối khuỵu, hạ thấp trọng tâm (hình 1), tiếp theo đạp nhẹ hai chân xuống đất để dướn người lên tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay, cẳng tay. Khi tay duỗi thẳng gần hết thì dùng lực bàn tay, các ngón tay gập miết theo bóng, điểm tiếp xúc cuối cùng với bóng là ngón trỏ và giữa. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì buông tay đỡ bóng ra, thân người vươn lên cao, trọng tâm dồn vào chân trước (hình 2 và hình 3). + Hai học sinh cùng tập kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai (có bóng): Chuẩn bị 1 2 3 Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học sinh cầm bóng, học sinh còn lại hỗ trợ bắt bóng (hình chuẩn bị). Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng thực hiện kỹ thuật ném rổ một tay trên vai qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại hỗ trợ bắt bóng (hình 1, hình 2 và hình 3). Sau đó, thực hiện lại kỹ thuật ném rổ một tay trên vai qua cho bạn cùng tập. + Ném rổ bằng một tay trên vai (ném bóng vào rổ): TTCB 1 2 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 17
- 3 4 Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên tay ném rổ đặt trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực, mắt nhìn vào rổ (hình TTCB). Thực hiện: Hai đầu gối khuỵu, xoay tư thế tay cầm bóng thành bàn tay ném ở phía sau bóng, lòng bàn tay hướng trước – lên cao; tay còn lại xòe rộng và đặt phía bên chếch về trước quả bóng để đỡ bóng (hình 1). Tiếp theo, đạp nhẹ hai chân xuống đất để dướn người lên tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay, cẳng tay. Khi tay duỗi thẳng gần hết thì dùng lực bàn tay, các ngón tay gập miết theo bóng, điểm tiếp xúc cuối cùng với bóng là ngón trỏ và giữa. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì buông tay đỡ bóng ra, thân người vươn lên cao, trọng tâm dồn vào chân trước (hình 2, hình 3 và hình 4). 3.1.2.4. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay trên đầu: + Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trên đầu (không có bóng): TTCB 1 2 Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, cầm bóng bằng hai tay trên cao (chỉ mô phỏng động tác cầm bóng), hai cánh tay co tự nhiên hơi khép khuỷu tay (hình TTCB). Thực hiện: Khi chuyền, hai tay cầm bóng đưa về phía sau đầu, sau đó người ngả nhanh về phía trước kết hợp với hai cẳng tay duỗi thẳng. Khi tay gần Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 18
- thẳng dùng lực cổ tay, các ngón tay chuyền bóng đi. Bóng rời tay, người vươn về trước (hình 1 và hình 2). + Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trên đầu (không có bóng): TTCB 1 2 Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, thân trên hướng về phía bóng đến, hai tay xòe rộng tạo thành hình chiếc phiễu, đưa lên cao, khuỷu tay co và hướng về phía bóng đến, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng (hình TTCB). Thực hiện: Tay tiếp túc bóng đầu tiên là các ngón tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung lực bằng cách đưa bóng nằm gọn vào lòng bàn tay, khép cổ tay gần vào nhau và kéo về phía trước ngực để bảo vệ bóng cũng như chuẩn bị cho các động tác tiếp theo (hình 1 và hình 2). + Hai học sinh tại chỗ chuyền bóng bằng hai tay trên đầu: Chuẩn bị 1 2 3 4 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 45 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn