intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 5 - Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 5 - Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 5 - Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. CHỦ ĐỀ 2. NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM BÀI 5 NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết I. MỤC TIÊU Năng lực đặc thù – Tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.  – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Năng lực chung – Tự chủ và tự học: tự sưu tầm được thông tin về những bằng chứng khảo cổ học về Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn về những thông tin liên quan đến Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Phẩm chất Trách nhiệm: bảo vệ những bằng chứng khảo cổ học về Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint. – Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. – SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo. – Phiếu học tập, bảng con, bút, viết, bảng phấn, bảng nhóm hoặc giấy A3, bút màu, giấy ghi chú,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ™™ Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu – Nhận biết được các mục tiêu của bài học. – Tạo hứng thú trong học tập. 29
  2. 2. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. – Hình thức thực hiện: cá nhân. – Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề. – Kĩ thuật dạy học: động não. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: đọc phần Khởi động trong SGK về xác định thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng (sự hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn, Châu bản Triều Nguyễn) và chia sẻ hiểu biết về thành tựu đó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. – HS trình bày kết quả. – Dự kiến sản phẩm của HS: + HS xác định được Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn. + HS có thể trình bày những hiểu biết của các em về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn. Bước 4. Kết luận, nhận định. Công cụ đánh giá: bảng kiểm. STT Nội dung Có Không HS xác định được thành tựu tiêu biểu của nền văn minh 1 ? ? sông Hồng. HS chia sẻ được một vài ý về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước 2 ? ? Âu Lạc hoặc trống đồng Đông Sơn. ™™ Hoạt động 2: Khám phá Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc 1. Mục tiêu Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học. 2. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. – Hình thức thực hiện: cá nhân. – Phương pháp dạy học: hợp tác. – Kĩ thuật dạy học: thuyết trình. GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2 trong SGK để trình bày sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc qua việc hoàn thành bảng sau (GV chuẩn bị sẵn trên giấy A0). 30
  3. Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc Thời gian ra đời ? ? Kinh đô ? ? Tên bằng chứng khảo cổ học ? ? Tên truyền thuyết ? ? Tóm tắt nội dung truyền thuyết ? ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. – HS trình bày kết quả. – GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm thuyết trình về sản phẩm. – Dự kiến sản phẩm của HS: Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc Thời gian ra đời Khoảng thế kỉ VII TCN. Năm 208 TCN. Phong Châu (Việt Trì, Phú Phong Khê (nay là Cổ Loa, Kinh đô Thọ ngày nay). Đông Anh, Hà Nội). Tên bằng chứng khảo cổ học Trống đồng Đông Sơn. Dấu vết Thành Cổ Loa. Sự tích Thành Cổ Loa (hay còn Con Rồng cháu Tiên, Hùng Tên truyền thuyết gọi là An Dương Vương xây Vương chọn đất đóng đô. Thành Cổ Loa). HS dựa theo câu chuyện HS dựa theo câu chuyện Tóm tắt nội dung truyền thuyết trong SGK. trong SGK. Bước 4. Kết luận, nhận định. Công cụ đánh giá: bảng tiêu chí Rubrics. Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tiêu chí (3 – 4) (5 – 7) (8 – 10) – HS còn bỏ trống nội – HS hoàn thành HS hoàn thành dung hoặc sai thông tin. được bảng, đúng được bảng, đúng Nội dung – HS thuyết trình còn thông tin. thông tin. (60%) rụt rè, chưa tự tin. – HS thuyết trình còn – HS thuyết trình (1,5 – 2) rụt rè, chưa tự tin. rành mạch, tự tin. (3 – 4,5) (5 – 6) Không có bảng phân Có bảng phân công, Có bảng phân Khả năng làm việc nhóm công, nhiều thành viên vẫn còn thành viên công, tất cả thành (20%) không làm. không làm. viên đều làm. (0) (0,5) (1) 31
  4. Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tiêu chí (3 – 4) (5 – 7) (8 – 10) Trình bày không rõ Trình bày rõ ràng Trình bày rõ ràng, Hình thức sản phẩm ràng. nhưng chưa đẹp. thẩm mĩ. (10%) (0,5 – 0,75) (1 – 1,5) (1,75 – 2) Quá thời gian quy định Vừa đúng thời gian Sớm hơn thời gian Thời gian 3 – 5 phút. quy định. quy định. (10%) (0) (0,5) (1) Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc 1. Mục tiêu Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...), mô tả được đời sống kinh tế của Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. 2. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. – Hình thức thực hiện: cá nhân. – Phương pháp dạy học: hợp tác. – Kĩ thuật dạy học: nhóm đôi. GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, 7 trong SGK để mô tả đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc và cho biết đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện như thế nào qua truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. – HS trình bày kết quả. – Dự kiến sản phẩm của HS: + Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. + Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,… bằng đồng làm công cụ sản xuất và chế tạo các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt. + Một số công cụ sản xuất và đồ dùng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt: lưỡi cày, thạp đồng, thau, chậu, bình gốm, muôi đồng,... + Truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa cung cấp chi tiết về lương thực, nghề nông, đồng ruộng, gạo,… Bước 4. Kết luận, nhận định. Công cụ đánh giá: thang đo. 32
  5. STT Mức đánh giá Thang điểm 1 HS trình bày được 1 ý. 0 điểm. 2 HS trình bày được 2 ý. Từ 4 đến 1 điểm. 3 HS trình bày được 3 ý. Từ 5 đến 7 điểm. 4 HS trình bày được 4 ý. Từ 8 đến 10 điểm. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc 1. Mục tiêu Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...), mô tả được công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. 2. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. – Hình thức thực hiện: nhóm đôi. – Phương pháp dạy học: hợp tác. – Kĩ thuật dạy học: nhóm đôi. GV yêu cầu nhóm đôi đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, 10 trong SGK để trình bày công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc và cho biết Sự tích nỏ thần phản ánh công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Âu Lạc như thế nào. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. – HS trình bày kết quả. – Dự kiến sản phẩm của HS: + HS trình bày được công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. + HS nêu được một số ý liên quan đến công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Âu Lạc qua Sự tích nỏ thần: quân An Dương Vương nhờ có nỏ thần đã khiến giặc phương Bắc nhiều lần xâm lược đều thất bại; do mất cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà, quân An Dương Vương thua trận. Nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ. Bước 4. Kết luận, nhận định. Công cụ đánh giá: bảng kiểm. Mức độ Ghi chú STT Tiêu chí Quy điểm Đạt Không đạt (nếu cần) HS trình bày được công cuộc đấu 1 tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, ? ? (… điểm) Âu Lạc. 33
  6. Mức độ Ghi chú STT Tiêu chí Quy điểm Đạt Không đạt (nếu cần) HS nêu được một số ý liên quan đến 2 công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà ? ? (… điểm) nước Âu Lạc qua Sự tích nỏ thần. 3 Nhóm đôi HS hoạt động tích cực. ? ? (… điểm) 4 Trình bày rõ ràng mạch lạc. ? ? (… điểm) ™™ Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 1. Mục tiêu Rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 2. Gợi ý thực hiện Luyện tập 1. GV yêu cầu HS kể tên một số truyền thuyết, hiện vật khảo cổ liên quan đến sự ra đời và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. GV có thể chiếu hình ảnh và cho HS kể tên hoặc có thể chuẩn bị các mảnh ghép để HS ghép hình về một số truyền thuyết, hiện vật khảo cổ có liên quan. 2. GV yêu cầu HS khai thác truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa để mô tả lại đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. GV cũng có thể khai thác hỏi về truyền thuyết, sự tích khác cũng như các hiện vật khác. Vận dụng GV yêu cầu HS sưu tầm và kể lại một số truyền thuyết có liên quan đến đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc (gợi ý: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Dưa hấu;…). 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2