intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp đánh giá năng lực tự chủ và tự học của học sinh ở chủ đề “thiên nhiên”, mạch nội dung “Nam Bộ”, Lịch sử và địa lí lớp 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiếp cận quan điểm đánh giá năng lực học sinh bằng con đường tổ chức hoạt động học, rèn kỹ năng tự chủ và tự học cho học sinh. Từ quan điểm riêng về cách đánh giá năng lực tự chủ và tự học của HS ở chủ đề “thiên nhiên”, mạch nội dung “Nam Bộ”, Lịch sử và Địa lí lớp 4, tác giả làm rõ tính linh hoạt và tầm quan trọng của giáo viên khi xây dựng kế hoạch bài dạy tiếp cận đánh giá năng lực người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp đánh giá năng lực tự chủ và tự học của học sinh ở chủ đề “thiên nhiên”, mạch nội dung “Nam Bộ”, Lịch sử và địa lí lớp 4

  1. BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở CHỦ ĐỀ “THIÊN NHIÊN”, MẠCH NỘI DUNG “NAM BỘ”, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 Bùi Thị Huệ 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Đánh giá năng lực là tiêu chuẩn để công nhận khả năng của cá nhân đáp ứng nhiệm vụ học tập, làm việc tương ứng với bậc học, ngành nghề - Đánh giá năng lực trở thành xu thế không thể thoái lui ở hầu khắp mọi lĩnh vực, hoạt động của đời sống. Do vậy, việc cải tiến chất lượng giáo dục đòi hỏi giáo viên (GV) phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập; mỗi môn học có đặc thù khác nhau, nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá người học tùy thuộc với đặc trưng môn học. Do đó, bài viết tiếp cận quan điểm đánh giá năng lực học sinh (HS) bằng con đường tổ chức hoạt động học, rèn kỹ năng tự chủ và tự học cho HS. Từ quan điểm riêng về cách đánh giá năng lực tự chủ và tự học của HS ở chủ đề “thiên nhiên”, mạch nội dung “Nam Bộ”, Lịch sử và Địa lí lớp 4, tác giả làm rõ tính linh hoạt và tầm quan trọng của GV khi xây dựng kế hoạch bài dạy tiếp cận đánh giá năng lực người học. Từ khóa: Đánh giá, Lịch sử và Địa lí lớp 4, năng lực, tự chủ và tự học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyên tắc dạy học là: bắt buộc mỗi bậc học sau khi triển khai các hoạt động giáo dục cần được kiểm tra, đánh giá (KT, ĐG) kết quả. Ở phạm vi bài viết này, người học – học sinh tiểu học (HSTH) là sản phẩm của mục tiêu giáo dục. Tùy theo mục tiêu, bối cảnh và đặc điểm đối tượng mà người dạy đưa ra các mức độ yêu cầu, thang đo lường phù hợp nhằm đánh giá kết quả học tập của HS cho mỗi thời điểm, khâu vòng khác nhau. Đánh giá là biện pháp cốt lõi để đo lường hiệu quả dạy học; mặt khác, đánh giá còn có vai trò quan trọng đối với quá trình tự hoàn thiện, tự cải tiến kết quả học tập của HS. Để sử dụng những công cụ đánh giá người học phù hợp thì khái niệm năng lực người học cần được làm rõ trước tiên, “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” (Hoàng Phê (2003), tr. 660 – 661). Như vậy, có thể hiểu năng lực là khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc, trong hoàn cảnh cụ thể; đối với HS, “năng lực” là sự biểu hiện tổng hòa của phẩm chất, sự vận dụng kiến thức, kĩ năng, … thông qua việc giải quyết nhiệm vụ học tập, tham gia sinh hoạt cộng đồng thực tiễn. Năng lực chung là loại năng lực thiết yếu mà mọi người cần có để học tập và làm việc. Năng lực đặc thù là năng lực riêng của từng môn học, thông qua việc HS tìm hiểu kiến thức mà hình thành và phát triển – tuy nhiên, năng lực đặc thù 307
  2. của môn học này, cũng có thể là năng lực đặc thù của nhiều môn học khác. Phẩm chất là các đức tính tốt, thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử, lối sống, ý thức kỷ luật…của cá nhân trong môi trường xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phẩm chất và năng lực làm nên nhân cách con người. Do vậy, mục tiêu của giáo dục Việt Nam được quy định rõ trong Chương trình 2018, chú trọng rèn phẩm chất, năng lực cho HS để tạo ra con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời đại mới – thời đại cách mạng công nghệ 4.0 toàn cầu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết tiếp cận vấn đề đánh giá phẩm chất, năng lực người học từ góc nhìn của người tham gia vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là GV tiểu học; phương pháp nghiên cứu chủ đạo là nghiên cứu lí thuyết, vận dụng sáng tạo lý luận về phương pháp dạy học các nội dung tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học vào từng nội dung, vấn đề thuộc chương trình bậc học. Căn cứ các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhà trường dành cho bậc đào tạo tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 27 quy định về kiểm tra đánh giá năng lực HS bậc tiểu học và bộ Chương trình năm 2018 để xây dựng, gợi ý chia sẻ phương pháp thực hiện chuẩn bị kế hoạch bài dạy cho những nội dung khác nhau. Ở bài viết này, tác giả minh họa bằng chủ đề “Thiên nhiên” sắp xếp trong mạch nội dung “Nam Bộ”, môn học Lịch sử và Địa lí lớp 4. Ở kế hoạch minh họa, hình thức giao nhiệm vụ cho từng hoạt động học cụ thể, chú trọng rèn năng lực tự chủ và tự học suốt đời cho HS vì đây là nền tảng để hình thành và phát triển các loại năng lực khác. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Vấn đề cốt lõi trong công tác KT, ĐG năng lực theo yêu cầu Chương trình 2018 là bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học suốt đời để HS có khả năng chung sống, thích ứng với sự đổi thay vốn là quy luật của đời sống. Trước hết, tác giả bài viết đề cập đến phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức hoạt động học của GV – Tại sao trình bày về biện pháp KT, ĐG năng lực nhưng tác giả lại khởi bàn về phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học? Bởi vì bản chất của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phải chuyển hóa được các chỉ số hành vi thể hiện năng lực (lượng) thành các yêu cầu cần đạt phù hợp với mạch nội dung, chủ đề kiến thức, bài dạy cụ thể. Vì thế đòi hỏi GV khi thực hiện KT, ĐG người học phải đưa ra những nhiệm vụ học sát với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Một số câu hỏi tự thân GV nên đặt ra cho riêng mình, đơn cử như: GV cần tổ chức những hoạt động như thế nào để HS hình thành, rèn luyện thói quen tự học?, biểu hiện việc tự học của HSTH ở bài này là gì?, GV cần phải làm gì, làm như thế nào để HS rèn thói quen tự học? 3.1. Kết quả Năng lực tự chủ và tự học của HSTH thường biểu hiện qua việc làm cụ thể, ví như: HS biết sử dụng sách giáo khoa (SGK), biết cách tự ghi chép bài học, tìm và sử dụng thông tin trong SGK, biết tìm lại kiến thức đã học trước để liên hệ, kết nối với kiến thức mới, để suy luận, tìm được sự giống nhau, khác nhau của sự vật hiện tượng, biết khái quát hóa kiến thức ở mức độ đơn giản… quy lạ về quen. HS có thể tự nhận xét bản thân, nhận xét bạn hoặc tự xác định tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ đánh giá sự vật, hiện tượng. HS có thể tìm ra nguyên nhân, đưa ra cách 308
  3. khắc phục hạn chế ở mức độ giản đơn; tìm được một vài kiến thức khoa học cơ bản bên ngoài SGK liên quan đến nội dung bài học; tốt hơn là HS biết giải thích, khái quát hóa kiến thức đã học ở mức độ đơn giản. Để HS đáp ứng được chuẩn hành vi năng lực cá nhân trên, đòi hỏi GV khi xây dựng kế hoạch phải chú ý chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là kỹ thuật gợi mở, giao nhiệm vụ cho HS tập tự đặt câu hỏi, tìm đáp án cho câu hỏi đó. Ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, mạch nội dung Nam Bộ có 4 chủ đề là: Thiên nhiên, Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi. Ví dụ, ở chủ đề “Thiên nhiên”, các năng lực, phẩm chất cần đạt sau khi HS tham gia giải quyết nội dung chủ đề là: Năng lực đặc thù gồm có 3 ý, cụ thể: (1) năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí, HS xác định được vị trí, giới hạn địa lí vùng Nam Bộ trên bản đồ hành chính vùng. (2) năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí, HS xác định được vị trí, dòng chảy của một số sông lớn trên bản đồ/lược đồ tự nhiên vùng Nam Bộ. Đặt câu hỏi đơn giản và tìm đáp án phù hợp về đặc điểm sông ngòi, địa hình Nam Bộ trên bản đồ/lược đồ. (3) năng lực vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí đã học, HS tự nhận xét, rút ra kết luận về tác động của môi trường thiên nhiên đến hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. (4) HS đề xuất biện pháp cụ thể ở mức độ đơn giản nhằm khắc phục tác động có hại từ điều kiện tự nhiên đến đời sống người dân địa phương. Năng lực chung ở chủ đề này bao gồm (1) là các biểu hiện của HS về năng lực tự chủ và tự học đã trình bày ở (1), (2) của năng lực đặc thù. (2) là năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển ở mục tiêu (3) và (4); Phẩm chất là HS thực hiện việc làm thể hiện trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên nơi đang sinh sống. Từ 03 mục tiêu lớn của chủ đề vừa xác định, GV cần làm như thế nào để HS tham gia vào hoạt động học nhằm đạt được các năng lực nêu trên? Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC), vận dụng sáng tạo các kỹ thuật dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của HS, GV sẽ thiết kế các hoạt động dạy – học theo tiến trình quy định bởi CV2345 dành cho bậc học tiểu học. 1) Hoạt động khởi động (3 phút) GV tổ chức cuộc thi cho HS cả lớp, chia cả lớp thành đội theo dãy bàn ngồi. GV nêu các yêu cầu cho HS thực hiện nhằm kiểm tra vốn kiến thức, tạo hứng thú cho HS trước khi học bài mới. GV nêu yêu cầu như sau: Mỗi đội thi hãy nêu 3 điều đã biết về (1) tự nhiên của vùng Nam Bộ. (2) mỗi đội đặt 3 câu hỏi liên quan đến tự nhiên của vùng Nam Bộ. Đội thắng cuộc là đội có số đáp án đủ, kịp thời gian quy định; phần thưởng thắng cuộc là hình hoa hồng đỏ, đội chưa thực hiện kịp yêu cầu nhận hoa hồng vàng. Với hoạt động ở mục 1) GV bước đầu kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm có trước của HS về vùng Nam Bộ. Đồng thời, tổ chức định hướng tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới. 2) Hình thành kiến thức mới (25 phút): 2.1) Tìm hiểu về vị trí địa lí của vùng Nam Bộ (7 phút), hoạt động hướng đến mục tiêu là: HS xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ trên bản đồ/Atlat địa lí. GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học như quan sát, đàm thoại, phương tiện là bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng Nam Bộ. Hai phương tiện này dấu tên chưa cho HS biết, sản phẩm trong hoạt động này là kết quả thực hiện 2 nhiệm vụ. Triển khai hoạt động, GV có thể tiến hành theo quy trình 5 bước gồm: (1) GV giao nhiệm vụ cho HS như sau: 309
  4. Nhiệm vụ 1 (3 phút): Em hãy quan sát và đặt tên cho 3 bản đồ, lược đồ trên bảng/màn hình; Nhiệm vụ 2 (4 phút): tự chọn một loại công cụ phù hợp để xác định giới hạn vị trí địa lí của vùng Nam Bộ. (2) HS thực hiện nhiệm vụ. (3) HS quan sát (NV1), thực hành (NV2), trình bày kết quả, tự rút ra nhận xét. (4) GV chuẩn hóa kiến thức. (5) GV đánh giá sản phẩm của hoạt động. Công cụ đánh giá là Phiếu học tập số 1, 2; GV căn cứ vào mục tiêu đánh giá năng lực HS để thiết kế phiếu học tập, phiếu này có thể sử dụng làm căn cứ để HS đánh giá chéo nhau và GV đánh giá HS. Phiếu học tập số 1. Họ và tên học sinh: ------------------------------------- Yêu cầu: Làm việc cá nhân (3 phút). Yêu cầu Mức độ đánh giá Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Em hãy quan sát và Chưa đặt được tên cho Đặt được tên cho Đặt được chính xác đặt tên cho 3 bản đồ, lược bản đồ/lược đồ. bản đồ/lược đồ nhưng tên cho bản đồ/lược đồ. đồ trên bảng/màn hình. chưa chính xác. H1. Bản đồ hành chính Việt Nam H2. Bản đồ tự nhiên Việt Nam H3. Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ H1 H2 H3 310
  5. Phiếu học tập số 2 Tên nhóm:------------- Thành viên nhóm:----------------------------- Yêu cầu: Thực hành nhóm 6 HS, thời gian (4 phút). Yêu cầu Mức độ đánh giá Em hãy tự chọn một Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt loại công cụ phù hợp để xác định giới hạn vị trí Chọn bản đồ/Atlat địa lí/ Chọn bản đồ/Atlat địa lí/ Chọn bản đồ/Atlat địa lí/ địa lí của vùng Nam Bộ. hình SGK chưa đúng với hình SGK chưa đúng với hình SGK đúng với nội nội dung yêu cầu. nội dung yêu cầu. dung yêu cầu. Chưa sử dụng bản đồ/Atlat Chưa sử dụng bản Sử dụng bản đồ/Atlat địa địa lí/ hình SGK đúng cách. đồ/Atlat địa lí/ hình SGK lí/ hình SGK đúng cách. đúng cách. 2.2) Tìm hiểu một số đặc điểm thiên nhiên của vùng Nam Bộ (15 phút) Ở hoạt động 2.2) HS phải thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu như sau: (1) Xác định dòng chảy của các sông chính trên đồng bằng Nam Bộ. (2) Trình bày được đặc điểm thiên nhiên (địa hình, đất và sông ngòi) ở vùng Nam Bộ. (3) Báo cáo kết quả học tập trước lớp. GV dùng phương pháp/kĩ thuật dạy học chủ yếu là quan sát, thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, đồng thời thực hiện triển khai tiến trình tổ chức hoạt động (1) GV chia nhóm, lớp có 36 HS, mỗi nhóm 6 HS. (2) GV giao nhiệm vụ cho nhóm. Phiếu học tập số 3 Tên nhóm: ________________; Thành viên nhóm:____________________ Yêu cầu: Thảo luận nhóm 6 HS, thời gian (5 phút). Yêu cầu Mức độ đánh giá Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Em hãy xác định dòng Dùng bản đồ/lược đồ, nói Dùng bản đồ/lược đồ, nói Dùng bản đồ/lược đồ chảy của các sông chính được các sông chính chảy được các sông chính nói chính xác dòng trên đồng bằng Nam Bộ. trên đồng bằng Nam Bộ. chảy trên đồng bằng chảy của các sông (5 phút) Chưa biết thể hiện đúng nơi Nam Bộ. chính trên bản bắt đầu, nơi kết thúc dòng Thể hiện còn lúng túng đồ/lược đồ. chảy của sông trên bản nơi bắt đầu, nơi kết thúc Thể hiện đúng nơi bắt đồ/lược đồ. dòng chảy của sông trên đầu, nơi kết thúc dòng bản đồ/lược đồ. chảy của sông trên bản đồ/lược đồ. Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ 311
  6. Phiếu học tập số 4 (Dùng cho hoạt động nhóm trong lớp học) Yêu cầu: Tập làm phóng viên nhí, làm việc theo cặp nhóm (10 phút). Yêu cầu Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Câu hỏi/Câu trả lời Yêu cầu chung: Em Chưa biết hỏi về nội Đặt câu hỏi về nội dung Đặt câu hỏi về nội dung hãy dùng lược đồ tự nhiên dung gì. loại đất, địa hình, khí hậu. loại đất, địa hình, khí hậu. vùng Nam Bộ để cùng bạn Có câu hỏi nhưng ý, từ Có 2 câu hỏi nhưng ý, từ Có 3 câu hỏi đã sắp xếp ý, đóng vai, tập tự đặt câu hỏi, chưa được sắp xếp logic. chưa được sắp xếp logic. từ phù hợp. tìm câu trả lời cho câu hỏi Có câu trả lời, nhưng nội Câu trả lời nội dung phù vừa đặt. (10 phút (5 phút dung chưa hoàn toàn phù hợp với câu hỏi. thảo luận, 5 phút đóng vai). hợp với câu hỏi. N1, N2: Dựa vào lược Chưa đặt câu hỏi về nội Đặt câu hỏi về nội dung Nội dung từng loại kí đồ tự nhiên đồng bằng dung của các kí hiệu trên của các kí hiệu trên bản hiệu trong phần chú giải Nam Bộ, em hãy: đóng vai, bản đồ ở phần chú giải. đồ ở phần chú giải. ghi trên bản đồ. đặt câu hỏi và trả lời các Đặt câu hỏi về ý nghĩa Đặt câu hỏi về ý nghĩa Câu trả lời về độ cao địa câu hỏi về đặc điểm địa của màu sắc kí hiệu của màu sắc kí hiệu trong hình Nam Bộ qua màu hình vùng Nam Bộ. trong ô chú giải trên bản ô chú giải trên bản đồ. sắc kí hiệu trên bản đồ. đồ. Đặt câu hỏi về về đặc Câu trả lời về đặc điểm Đặt câu hỏi về về đặc điểm địa hình vùng Nam địa hình vùng Nam Bộ. điểm địa hình vùng Nam Bộ. Bộ. H2. Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ N3, N4: Em hãy đóng Đặt câu hỏi về về đặc Đặt câu hỏi về về đặc Đặt câu hỏi về về đặc vai đặt câu hỏi, trả lời các điểm khí hậu, đặc điểm điểm khí hậu, đặc điểm điểm khí hậu, đặc điểm câu hỏi về đặc điểm khí các loại đất vùng Nam các loại đất vùng Nam các loại đất vùng Nam hậu, đặc điểm các loại đất Bộ. Có 1 câu hỏi nhưng Bộ. Bộ. vùng Nam Bộ. ý, từ chưa được sắp xếp Có 2 câu hỏi nhưng ý, từ Có ít nhất 3 câu hỏi đã sắp logic. chưa được sắp xếp logic. xếp ý, từ phù hợp. Câu trả lời nội dung Câu trả lời nội dung chưa Câu trả lời nội dung phù chưa phù hợp với câu phù hợp hoàn toàn với hợp với câu hỏi. hỏi. câu hỏi. N5, N6: Em hãy đóng Đặt câu hỏi về về đặc Đặt câu hỏi về về đặc Đặt câu hỏi về về đặc vai đặt câu hỏi, trả lời các điểm của các sông lớn ở điểm của các sông lớn ở điểm của các sông lớn ở câu hỏi về đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ. đồng bằng Nam Bộ. đồng bằng Nam Bộ. các sông lớn ở đồng bằng Có 1 câu hỏi nhưng ý, từ Có 2 câu hỏi nhưng ý, từ Có 3 câu hỏi đã sắp xếp ý, Nam Bộ. chưa được sắp xếp logic. chưa được sắp xếp logic. từ phù hợp. Câu trả lời nội dung Câu trả lời nội dung Câu trả lời nội dung phù chưa phù hợp với câu tương đối phù hợp với hợp với câu hỏi. hỏi. câu hỏi. H2. Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ 312
  7. Cuối hoạt động 2.2) GV dành thời gian 03 đến 05 phút dành để cùng HS nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức. Với các nhiệm vụ trên, mục tiêu đích của GV là rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, tư duy độc lập sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học. Tuy nhiên, cách giao nhiệm vụ này nên chú ý kết hợp với kỹ thuật mảnh ghép để HS các nhóm chia sẻ kết quả nhiệm vụ, báo cáo kết quả nhiệm vụ chéo với nhau trước lớp nhằm đảm bảo tất cả HS đều đạt được kiến thức trọng tâm của bài học. 3) Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí đã học, GV yêu cầu HS tường thuật/kể về một hiện tượng thời tiết đẹp/xấu đã xảy ra ở địa phương nơi em đang sống (7 phút). GV xây dựng phiếu học tập gợi ý cho HS thảo luận dưới hình thức câu hỏi, nhằm hình thành kỹ năng tự học, sáng tạo nội dung câu chuyện từ chất liệu đời sống thực tế, kết nối với kiến thức vừa được học. Nội dung yêu cầu gợi ý ở Phiếu học tập số 5 như sau: Vấn đề yêu cầu Mở đầu câu chuyện Nội dung/diễn biến Kết thúc câu Cảm nghĩ cá nhân về sự câu chuyện chuyện việc đã chứng kiến/xem qua video Em hãy tường Hiện tượng thời tiết 1. Thời tiết ban đầu Sự thay đổi Câu chuyện gợi cho em thuật/kể về một em muốn kể với bạn tại nơi em chứng kiến/ thời tiết đã những cảm xúc như thế hiện tượng thời là gì? được xem video như ảnh hưởng nào? tiết đã xảy ra ở Sự việc trên xảy ra ở thế nào? như thế nào Em sẽ làm gì để góp phần địa phương nơi đâu, thời gian khi 2. Sự thay đổi thời tiết đến người phát huy/hạn chế những em đang sống (10 nào? diễn ra như thế nào? dân tại địa ảnh hưởng của sự biến phút). 3. Sự việc diễn ra trong phương? đổi thời tiết đến đời sống thời gian bao lâu? của con người và ngược lại? Hoạt động vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí đã học ở chủ đề này nếu không đủ thời gian để thực hiện trên lớp học thì GV cò thể giao Phiếu học tập số 5 cho HS về nhà tìm hiểu, giờ học sau có thể lấy nội dung này đưa vào hoạt động kiểm tra bài cũ có lẽ cũng không làm cho không khí học tập nội dung về địa phương này bị ảnh hưởng. Kế hoạch bài dạy có 5 phiếu học tập, vừa làm công cụ hướng dẫn HS khai thác kiến thức bài học, tự ôn kiến thức cơ bản về ngôn ngữ kí hiệu bản đồ, vừa tự tìm hiểu kiến thức mới – HS thực hiện nhiệm vụ của các phiếu học tập thì đã tự động giải quyết nhiệm vụ của bài học; phiếu học tập cũng là công cụ KTĐG năng lực tự chủ và tự học của HS. Kế hoạch bài dạy xây dựng theo hướng hình thành và rèn năng lực tự chủ, tự học cho HS. Đáp án của 3 câu hỏi (1) “HS đạt được kiến thức gì sau khi tham gia vào hoạt động học?”, (2) “HS làm được gì để tự tìm ra kiến thức cốt lõi của bài học?”, (3) “HS đã vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong bài học như thế nào?” về cơ bản đã giúp GV tự kiểm chứng hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động do mình xây dựng, triển khai. Vì mục tiêu đích của đánh giá năng lực là kiểm chứng được quá trình thay đổi tiến bộ của HS về nhận thức, hành vi và mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đánh giá theo mức độ yêu cầu của bậc học; tranh thủ đánh giá nhận xét của HS với HS (đánh giá đồng đẳng) để đảm bảo tính khách quan, không nảy sinh so sánh tiêu cực. Đánh giá năng lực HS là một cách tiếp cận mới quá trình trong tổ chức hoạt động giáo dục, có những đóng góp cụ thể như sau: một là, kết quả đánh giá năng lực (KQĐGNL) HS được 313
  8. sử dụng làm cơ sở để GV rút kinh nghiệm hoặc đề xuất cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học. GV phát hiện kịp thời các khiếm khuyết của cá nhân HS để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ nhằm giúp HS cải thiện kết quả học tập, rèn luyện. Hai là, KQĐGNL giúp HS tự nhận thức bản thân, tránh gây tổn thương cho HS. Ba là, căn cứ vào công cụ là các thang đo năng lực thì các bên liên quan (HS, phụ huynh….) có thể phối hợp giám sát, nhắc nhở, khích lệ HS rèn luyện, tác động tích cực đến mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Bốn là, KQĐGNL là cơ sở để cải tiến công tác quản trị chất lượng giáo dục, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về công tác KTĐG nhằm tiệm cận với mục tiêu đào tạo thực tế của đơn vị. 3.2. Thảo luận Để đánh giá năng lực HS thì một bài thi trắc nghiệm, một bài kiểm tra tự luận cuối học kì, cuối năm học khó đo được chính xác – vì nó chưa đủ thời gian để người học thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, sáng tạo phát triển kiến thức được học vào thực tiễn, không phản ánh đầy đủ sự thay đổi về kết quả học của người học. Vì thế KTĐG người học bằng năng lực còn có thể xếp vào danh mục hệ thống PPDHTC, có tác động kép đối với cả GV lẫn HS. Đánh giá năng lực ở bậc tiểu học hiện hành gồm có đánh giá quá trình và định kì (Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT). Phẩm chất và năng lực chung thường được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành vi hoặc thái độ ứng xử. Do vậy, các thành phần này có thể quan sát được mà nhận xét. Riêng năng lực đặc thù thì phải tổ chức gắn với nội dung giáo dục cụ thể mới đo lường được. Bởi vậy việc đánh giá năng lực HS nên được tổ chức theo quy trình, cụ thể như sau: (1) GV cần xác định rõ nội hàm của từng phẩm chất, năng lực tương ứng với nội dung bài học/chủ đề. (2) GV cần liệt kê rõ những biểu hiện của các phẩm chất năng lực vừa xác định. (3) GV thiết lập các mức độ đo lường cho phẩm chất và năng lực đã chỉ ra, thứ tự mức độ được sắp xếp từ thấp đến cao. (4) Đánh giá dựa vào các mức độ đo lường và chỉ báo đã có. Công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực là các thang đo lường mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực cụ thể. Tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng tham gia vào hoạt động đánh giá để chọn công cụ, xây dựng thang đo. Để kết quả đánh giá năng lực HS khách quan thì nội hàm của các nội dung đánh giá (định tính) cần được diễn đạt rõ, dễ hiểu. Mức độ đo lường khả năng đạt được từng nội dung phải thống nhất, khớp hoàn toàn với mục tiêu. Để đánh giá phẩm chất HS, môn học Lịch sử và Địa lí ở bậc tiểu học nên chú trọng xem xét sự hiểu biết của HS về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước; hiểu biết bước đầu của HS về thế giới và khả năng vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm hiểu môi trường xung quanh, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau như: đánh giá thông qua bài viết (bài luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,…); đánh giá thông qua vấn đáp, thuyết trình; đánh giá thông qua quan sát (quan sát việc HS sử dụng bản đồ, lược đồ, la bàn, mô hình…, thực hiện các bài thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan, khảo sát địa phương…bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập, phiếu học tập…); sự linh hoạt, sử dụng đa dạng các công cụ và hình thức KTĐG, ngõ hầu sẽ làm giảm thiểu được nhiều vấn đề bất cập trong kết quả đánh giá HS. 314
  9. Khi dạy học Lịch sử và Địa lí tiểu học, để đánh giá khách quan năng lực HS, GV cần nghiên cứu nội dung bài dạy, biểu hiện của các loại năng lực trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí năm 2018. Khi triển khai kiểm tra đánh giá năng lực người học nên tuân thủ 5 nguyên tắc cốt lõi sau: 1)Tính chuẩn xác – thể hiện qua công cụ sử dụng để đánh giá: mục tiêu công khai, mục tiêu và phương pháp phải tương thích với nội dung đánh giá, kết quả phản ánh đúng năng lực cá nhân HS. 2)Độ tin cậy – công cụ đo lường cần được hướng dẫn trước cho các đối tượng tham gia vào hoạt động đánh giá và kết quả tương ứng dành cho mỗi lần đánh giá. 3)Tính công bằng: hình thức, nội dung đánh giá được công khai trước. 4)Tính chân thực: nội dung trong phạm vi chương trình, vận dụng thực tiễn gần gũi. 5)Tính thực tế: phù hợp với nội dung chương trình bậc học, phù hợp với đối tượng, cơ sở vật chất và hoàn cảnh diễn ra hoạt động giáo dục. 6)Tính tác động: nội dung, hình thức và kết quả đánh giá tác động hai chiều, đa chiều đến nhiều đối tượng tham gia hoạt động giáo dục. Như vậy, việc thực hiện KTĐG năng lực của HS có tác dụng đa chiều, chẳng hạn như: GV tránh được bệnh thành tích, nhận xét cảm tính gây nên sự thiếu công bằng, khách quan, không có tác dụng thuyết phục, vì sự tiến bộ của HS… kiểm tra đánh giá năng lực sẽ phát huy tác dụng tích cực khi các công cụ đánh giá được trao cho chính HS, bạn học cùng nhóm, cùng lớp tham gia vào hoạt động đánh giá. Đối với gia đình, để huy động được sự tham gia thực sự của phụ huynh vào việc giáo dục, đôn đốc HS học tập rèn luyện thì GV nên có kế hoạch giao nhiệm vụ và yêu cầu sản phẩm kèm theo cách thức đánh giá cụ thể. 4. KẾT LUẬN Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 quy định chi tiết về hình thức kiểm tra đánh giá năng lực đối với HS bậc tiểu học. Từ mục tiêu cần đạt của Chương trình 2018, các văn bản chỉ đạo và thực tiễn giảng dạy có thể nhận định rằng: kế hoạch bài dạy có vai trò quyết định 70 % hiệu quả hoạt động giáo dục vì nó giúp GV chủ động ứng xử kịp thời khi có tình huống sư phạm nảy sinh. Kết quả đánh giá do vậy khắc phục được những nhận xét chủ quan, hời hợt, cảm tính đối với HS. Đổi mới phương pháp từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực là nhằm phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực cá nhân – đích đến là HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập (tự chiếm lĩnh, làm chủ kiến thức) có sự hướng dẫn của GV. Năng lực chỉ có được khi HS tự học, tự làm việc – từ đó phát hiện ra kiến thức mới, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn. Do vậy, kết quả giáo dục phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Song thực tiễn cho thấy rằng phương pháp dạy học mang tính chủ quan, kinh nghiệm cá nhân, do vậy để HS có thể hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực qua từng môn học, bài học, chủ đề cụ thể thì từ các lớp học đầu cấp tiểu học thầy cô nên chú trọng rèn thói 315
  10. quen tự chủ và tự học cho HS. Thói quen đặt câu hỏi, đi tìm đáp án cho câu hỏi vừa đặt một khi được củng cố bền vững thì HS sẽ luôn chủ động tìm ra giải pháp học tập cho mình – Kỹ năng tự chủ và tự học trở thành “điều kiện cần và đủ” cốt lõi để HS đạt được các năng lực và phẩm chất khác ở mọi bậc học. Đó là nền móng kiên cố cho việc học tập suốt đời, giúp HS thích ứng với bản chất luôn động của môi trường tự nhiên và xã hội./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ban hành kèm theo thông tư số 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội ngày 04 tháng 9 năm 2020. 3. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, in lần thứ chín, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng. 4. Bản đồ miền Nam, truy cập tại địa chỉ: https://bandovietnam.com.vn/ban-do-mien-nam, https://bandovietnam.com.vn/s ngày 02 tháng 9 năm 2022. 5. Bản đồ hành chính Việt Nam, truy cập tại địa chỉ: https://vietnam.vn/thu-vien/ban-do-hanh-chinh- viet-nam-1532054.html, cổng thông tin đối ngoại Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Thông tin và Truyền thông, giấy phép số 16/GP-TTĐT do cục PTTH & TTĐT cấp ngày 13/3/2015. 316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2