Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá thực trạng về năng lực số của HS trong dạy học Tin học hiện nay ở trường THPT. Đề tài đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho HS THPT trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và bộ môn Tin học nói riêng tại các trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- / SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ VÀ KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Năm thực hiện: 2022 – 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ VÀ KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Các tác giả: - Nguyễn Thị Thìn - Điện thoại: 0326.712.280 - Hoàng Nguyên Tuấn - Điện thoại: 0989.804.939 Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 2 – Nghệ An Năm thực hiện: 2022 – 2023
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài ........................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm .................................................................. 2 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................... 2 7. Khả năng áp dụng của đề tài ................................................................................. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG .............................................................................................. 4 I. Cơ sở khoa học ...................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề ....................................................................................... 4 1.1. Năng lực số......................................................................................................... 4 1.2. Kỹ năng chuyển đổi............................................................................................ 4 1.3. Nội dung đổi mới giáo dục phổ thông .............................................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 8 2.1. Thực trạng về phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi của học sinh ....... 8 2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ........................................................................... 11 II. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .......................................... 12 1. Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực số và chuyển đổi số ………………………………………………………………………………….12 2. Tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng phát triển năng lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục THPT .......................................................... 15 3. Tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh.................................................................................................................... 17 4. Phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh qua dạy học môn Tin học ........................................................................................................................... 18 4.1. Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề chương trình Tin học THPT .................... 18 4.3. Một số yêu cầu khi tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi .................................................................................. 22 4.4. Xây dựng câu lạc bộ Tin học ........................................................................... 26 4.5. Xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh.................................................................................................................... 29
- 5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá ........................................................ 30 6. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tìm hiểu về các công nghệ số phục vụ giáo dục .............................................................................................................. 36 III. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................ 37 1.Mục đích khảo sát ................................................................................................ 37 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 37 2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 37 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ......................................................... 37 3. Thời gian khảo sát ............................................................................................... 38 4. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 38 4.1. Bảng Tổng hợp các đối tượng khảo sát............................................................ 38 4.2. Nhận xét ........................................................................................................... 38 5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ... 38 5.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ........................................................ 38 5.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................................. 39 IV. Thực nghiệm .................................................................................................... 40 1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 40 2. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................... 40 2.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................. 40 2.2.Tổ chức thực hiện .............................................................................................. 41 2.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 41 2.4. Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm ................................................ 41 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 42 3.1. Kết quả định tính .............................................................................................. 42 3.2. Kết quả định lượng ........................................................................................... 45 4. Kết luận về thực nghiệm ..................................................................................... 46 PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................... 47 I. Quá trình xây dựng Đề tài .................................................................................... 47 II. Ý nghĩa của Đề tài .............................................................................................. 47 1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................... 47 2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 47 III. Kiến nghị ........................................................................................................... 47
- 1. Đối với Ban giám hiệu ........................................................................................ 47 2. Đối với giáo viên ................................................................................................. 48 3. Đối với học sinh .................................................................................................. 48 IV. Hướng phát triển của đề tài. .............................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông CNTT-TT (ICT) Công nghệ thông tin và truyền thông GDĐT Giáo dục đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông LMS Learning Management System
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đã nêu rõ mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. Trên tinh thần đó, Nghị quyết số: 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu rõ mục tiêu về đổi mới nội dung dạy học như sau: Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội; Trong nhà trường phổ thông, năng lực số có vai trò quan trọng cũng như học đọc, học viết trước đây, là những kiến thức cơ bản đầu tiên trên con đường học vấn của mỗi con người. Mỗi học sinh phải được trang bị hành trang số, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết của một công dân số để tham gia vào hệ sinh thái Chính phủ số và xã hội số bởi vì thế giới đang ngày càng được số hoá mạnh mẽ, sâu rộng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quyết không bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng số này mang lại, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cho nên việc phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh là bước đệm lớn trong giáo dục. Năng lực số vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, với nhu cầu tất yếu của việc chuyển đổi số ở mọi mặt đời sống xã hội, năng lực số hiện đã trở thành một tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với nguồn nhân lực trẻ. Với xu thế và `1
- quyết tâm đó, dù muốn hay không, dù nhanh hay chậm mỗi công dân đều phải sống, làm việc trong môi trường kĩ thuật số, trong một thế giới kết nối mạng. Chính vì vậy tôi đã chọn Đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài Thông qua việc đánh giá thực trạng về năng lực số của HS trong dạy học Tin học hiện nay ở trường THPT. Đề tài đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho HS THPT trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và bộ môn Tin học nói riêng tại các trường THPT. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Chúng tôi nghiên cứu dựa trên việc xem xét các văn bản chỉ đạo, các báo cáo tổng kết, hồ sơ lưu trữ về phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đồi cho HS tại trường THPT Quỳnh Lưu 2; tiến hành khảo sát ý kiến của GV và HS theo phiếu khảo sát. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý luận. - Khảo sát ý kiến GV và HS. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. - Phỏng vấn, điều tra. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm Đề tài được nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài đã đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực dạy học số và kỹ năng chuyển đổi đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay. Thông qua các giải pháp này, học sinh được tạo các điều kiện học tập thuận lợi nhất để phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi, học sinh biết cách khai thác nền tảng LMS; tự chủ và tự học, tự thích nghi với những yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Đề tài xây dựng được quy trình thiết kế các hoạt động dạy học phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh đồng thời cũng phát triển năng lực tự học ở học sinh góp phần đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Đề tài nghiên cứu tính năng và lựa chọn một số phần mềm làm công cụ hỗ trợ dạy học phát triển năng lực số và kỹ năng dạy học, góp phần nâng cao năng lực dạy học trực tuyến cho GV. `2
- 7. Khả năng áp dụng của đề tài Đây là một sáng kiến nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho HS. Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học cho HS tại trường THPT Quỳnh Lưu 2. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho nhiều môn học tại các trường THPT hiện nay. `3
- PHẦN 2: NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Năng lực số Khái niệm năng lực số của UNICEF – 2019 đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin và nội dung một cách hiệu quả. Có khá nhiều quan điểm về dạy học theo hướng phát triển năng lực số. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục thì dạy học phát triển năng lực số là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực số dựa trên cơ sở giải quyết các nội dung dạy học, về các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả. Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực số là xác định và chỉ ra được “năng lực số” đầu ra của HS, dạy học hình thành phẩm chất và năng lực số thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đánh giá được. Các nội dung được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực số của HS. Dạy học lý thuyết cần kết hợp với thực hành. Sản phẩm số HS tạo ra dựa vào các năng lực số đã được học tập và tìm tòi. Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực trong thời đại công nghệ 1.2. Kỹ năng chuyển đổi Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng quan trọng đối với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kỹ năng của thế kỷ 21, hướng tới sáng tạo, giao tiếp, tư duy phản biện, với những năng lực số đi kèm. Năng lực số là công cụ thúc đẩy kỹ năng chuyển đổi. Tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy, thế giới đang thay đổi rất nhiều; vì vậy, cần tính đến sự kết hợp với năng lực số và kỹ năng chuyển đổi, nhất là trong GD-ĐTKỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT. Theo đó, các kĩ năng chuyển đổi đã được tích hợp trong 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 3 năng lực cốt lõi: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp `4
- tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và 07 năng lực đặc thù: ngôn ngữ, toán học, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ và thể chất. Các năng lực, phẩm chất này sẽ được hình thành và phát triển trong suốt quá trình học tập của các em học sinh ở trường cũng như trong trải nghiệm cuộc sống. Giá trị cốt lõi của những kỹ năng chuyển đổi (transferable skills) chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại. Với nền tảng vững chắc này, thế hệ công dân thời đại số sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế, đồng thời giúp đánh giá, phân tích các vấn đề, giao tiếp hiệu quả và hành động theo cách mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được. Đối với ngành GDĐT, nội dung cơ bản của chuyển đổi số phải được triển khai theo hướng trong dạy học chuyển việc truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Hiện nay, đã có nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống công nghệ thông tin thực hiện tự động); giúp cho người học truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên và người học. Việc chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào các nội dung chính: - Chuyển đổi số trong quản lý: số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. - Chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá: Số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến… Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ 4.0. `5
- Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Các kĩ năng chuyển đổi số được hình thành phát phát triển cho học sinh thông qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: - Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài liệu học tập, bài tập. - Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển. - Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với nhau được phát triển. - Khi học sinh trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển. - Khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình và hợp tác được củng cố và phát triển. 1.3. Nội dung đổi mới giáo dục phổ thông Điểm mới đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đó là có riêng một “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, giống như một kế hoạch chung của cả 3 cấp học. Đó là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông. Chương trình mới sẽ chú trọng hơn `6
- việc rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm... Về mặt thiết kế chương trình, ngoài những môn học tiếp tục được phát huy, còn có yêu cầu tăng cường hoạt động xã hội của HS. Đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực hiện. Trong các nội dung đổi mới trong giáo dục phổ thông cần đẩy mạnh khai thác các yếu tố về công nghệ, chuyển đổi số và ứng dụng trong hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho HS trong thời đại mới. Đồng thời giúp HS có kỹ năng thích ứng với mọi thay đổi trong cuộc sống. Đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đã thay đổi nhận thức, phát huy vai trò, năng lực, sự chủ động, sáng tạo của cả GV và HS, xóa bỏ định nghĩa giáo dục là “viên phấn, bảng đen” như trước đây. Từ đó, phải lan tỏa được những điểm mới, những thành quả đạt được bước đầu của chương trình để xã hội có cái nhìn tích cực, hiểu rõ hơn về chương trình. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì năng lực số và kỹ năng chuyển đổi đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo hứng thú cho HS. Phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin mà hiện nay đại đa số GV sử dụng là trình chiếu slide bài giảng hoặc bài tập rồi tiến hành giảng dạy theo slide đó mà chưa có sự tương tác số với HS khi dạy học để tạo hứng thú cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đa số HS còn rụt rè chưa tự tin khi dạy học theo hướng ứng dụng các công nghệ số vào việc dạy và học, các em HS chưa có những `7
- năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cơ bản. Chính vì vậy các em thụ động trong việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi của học sinh Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng ICT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng ICT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, giúp GV và HS phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học trực tiếp đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng CNTT-TT đễ hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống trong đó có ngành GDĐT. Dịch bệnh chuyển biến phức tạp chính là điều kiện để ngành giáo dục và các nhà trường nhận thấy tầm quan trọng lớn của chuyển đổi số. Bộ GDĐT cũng có nhiều văn bản, hướng dẫn để áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong dạy học vì vậy việc áp dụng CNTT trong dạy và học đã có những chuyển biến to lớn. Trên 80% cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối từ Bộ GDĐT đến các Sở và các cơ sở đào tạo trên cả nước đã bước đầu phát huy hiệu quả. GV các ngành học, cấp học trên cả nước được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số toàn ngành; đóng góp lên Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử E- learning có chất lượng, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm…góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời. Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy từ nhiều năm trước đây, thì vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này; hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến, dạy học theo hướng chuyển đổi số một cách có hiệu quả. Từ năm học 2020-2021, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học, trong đó có trường THPT Quỳnh Lưu 2, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An đã áp dụng giảng dạy online. Lớp học trở thành lớp học trực tuyến. Đồng thời, ngành giáo dục nước ta cũng xác định chuyển đổi số trong giáo dục sẽ không chỉ giới hạn tại thời kỳ dịch bệnh mà nó sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai. Có thể nói sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát `8
- triển lên bậc cao hơn. Việc khai thác và tiếp nhận tri thức trở nên đa chiều, HS có môi trường để phát huy các năng lực, sở trường và sự sáng tạo của mình. GV và HS có thể cùng nhau nâng cao chất lượng dạy học và phát triển các năng lực trong đó có năng lực số. Tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, 100% các lớp đều đã được lắp đặt tivi có kết nối mạng Internet phục vụ cho việc học tập của HS. Ở các trường THPT khác trên địa bàn cũng tương tự như vậy. Điều này rất thuận tiện cho việc triển khai dạy và học theo chương trình mới, đặc biệt thuận lợi trong việc vận dụng chuyển đổi số. Cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh, sự phát triển của công nghệ số đã thúc đẩy nhu cầu ứng dụng ICT vào dạy học của cả GV và HS. Để đánh giá được nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhu cầu ứng dụng ICT vào học tập đối với HS và giảng dạy đối với GV. Việc khảo sát được được tiến hành bằng việc sử dụng phần mềm Google Forms trên số lượng 452 học sinh của ba khối 10, 11, 12 trường THPT Quỳnh Lưu 2 và chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát ban đầu về nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học (Dành cho HS) Mức độ cần thiết (Đơn vị: %) Có cũng Các vấn đề/nội dung Không đƣợc Cần Rất cần STT cần không có thiết thiết thiết cũng đƣợc Sử dụng thiết bị số phục vụ cho 1 việc học 12,0 64,5 15,5 8,0 Bảo vệ các thiết bị và nội dung 2 số 5,0 60,2 25,8 9,0 Tìm kiếm dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số 3 7,5 54,2 21,5 15,8 phục vụ cho việc học Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ 6,5 68,5 20,0 5,0 4 liệu, thông tin và nội dung số Nhận thức và biết cách thể hiện các chuẩn mực hành vi trong sử 14,5 65,0 15,5 5,0 5 dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số Phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn 24,8 55,0 15,0 5,2 6 dữ liệu, thông tin và nội dung số `9
- Việc sử dụng các phần mềm 7 Zoom, Azota, Quizizz... 5,0 50,5 36,5 8,0 Việc bảo vệ hình ảnh cá nhân 8 trong môi trường số hiện nay 9,5 55,0 23,3 12,2 Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng 5,0 51,8 35,2 8,0 9 đúng cách các phần mềm của thiết bị số Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung học tập thông qua các công 16,5 65,4 13,1 10 5,0 nghệ số phù hợp Qua bảng kết quả chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được chú ý, nhiều HS đã có nhu cầu ứng dụng ICT vào phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên phần lớn HS vẫn chưa nhận thấy rõ mức độ cần thiết của việc ứng dụng ICT vào học tập, các em xác định có hay không cũng không quan trọng chiếm trên 50% - 60%. Việc thu nhận kiến thức của HS vẫn chủ yếu là thụ động, chưa tích cực, sáng tạo, chủ yếu tiếp cận khai thác tri thức sách giáo khoa, ít quan tâm đến học liệu số. Đối với các em nhu cầu ứng dụng ICT chủ yếu phục vụ cho mục đích giải trí nhiều hơn như để chơi game, lướt web, chơi Facebook, Zalo… còn thật sự cần thiết phục vụ cho việc học tập mới chỉ chiếm 10% số HS được khảo sát. Đồng thời để đánh giá thực trạng và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học chúng tôi còn tiến hành khảo sát 92 GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong năm học 2022-2023. Và chúng tôi cũng thu được kết quả khả quan như sau: Bảng 2: Kết quả khảo sát ban đầu về nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học (Dành cho GV) Mức độ cần thiết (Đơn vị: %) Có cũng STT Các vấn đề/nội dung Không đƣợc Rất cần không có Cần cần thiết cũng đƣợc thiết thiết Theo thầy (cô) việc sử dụng thiết bị 1 số như điện thoại thông minh, máy 10,0 25,0 30,0 35,0 tính cho việc dạy học có cần thiết? Theo thầy (cô) có cần phải bảo vệ 2 7,0 27,0 38,0 32,0 các thiết bị và nội dung số không? Theo thầy (cô) việc tìm kiếm dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi 3 10,0 15,0 35,0 30,0 trường số phục vụ cho việc dạy học có cần thiết? `10
- Thầy (cô) hiểu và thực hiện các quy 4 định về bản quyền đối với dữ liệu, 9,0 18,0 38,0 35,0 thông tin và nội dung số nhưthế nào? Theo thầy (cô) việc nhận thức và biết cách thể hiện các chuẩn mực 5 11,0 23,0 28,0 38,0 hành vi trong quá trình sử dụng công nghệ số như thế nào? Theo thầy (cô) việc phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực 6 10,0 18,0 32,0 40,0 của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số có cần thiết không? Theo thầy (cô)việc sử dụng các phần 7 mềm Zoom, Azota, Quizizz...trong 16,0 21,0 35,0 28,0 dạy học có cần thiết? Theo thầy (cô) việc bảo vệ hình ảnh 8 cá nhân trong các hoạt động trong 5,0 20,0 28,0 47,0 môi trường số hiện nay có cần thiết ? Theo thầy (cô) việc biết và hiểu về dữ liệu các nội dung số, cách sử 9 9,0 19,0 37,0 35,0 dụng đúng các phần mềm của thiết bị số có cần thiết? chia sẻ dữ liệu, Theo thầy (cô) việc thông tin và nội dung học tập với 10 8,0 29,0 33,0 38,0 người khác thông qua các công nghệ số phù hợp có cần thiết? Có thể thấy rằng đa số GV đã được trang bị các thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng ICT vào giảng dạy, đồng thời hơn 70% số giáo viên được khảo sát đã thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng ICT vào quá trình dạy học. Đó là phương pháp để giúp GV và HS tiếp cận với các thông tin đa chiều, từ đó bài học trở nên hấp dẫn, hứng thú hơn, đồng thời phát huy được sự chủ động, sáng tạo cho HS. Nhưng bên cạnh đó một số GV vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy của mình, vẫn mang nặng phương pháp truyền thống, thiếu sự chủ động, linh hoạt, chưa phát huy được sự sáng tạo, năng lực ứng dụng ICT cho HS. Số lượng GV chưa thấy được sự cần thiết phải ứng dụng ICT vào dạy học chiếm tỉ lệ không nhiều, khoảng 5-10 % số GV được khảo sát. 2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế Có thể nói thực trạng dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT nhằm thực hiện chuyển đổi số ở nhiều nơi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho cả nhà trường, GV và HS: Một là cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in), đường truyền, dịch vụ internet còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều `11
- nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số. Hai là ý thức, thái độ của HS đối với việc ứng dụng ICT vào học tập vẫn chưa thật sự tốt. Nhiều em sử dụng công nghệ chủ yếu dành cho việc giải trí nhiều hơn là phục vụ cho quá trình học tập của bản thân. Ba là quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa thường gặp nhiều khó khăn. Đây chính là vấn đề phải được ưu tiên khắc phục giúp triển khai thành công và đặc biệt là nhu cầu dạy và học trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay. Đối với những khu vực miền núi hay vùng sâu, vùng xa thì hạ tầng mạng và trang thiết bị CNTT hiện chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến công tác về quản lý giáo dục trong dạy và học. - Bốn là GV chưa mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào dạy học. Bởi vì khi nói đến công nghệ số thì nó rất rộng chính vì vậy để ứng dụng nó thì cần phải có những kỹ năng số cơ bản. Tuy nhiên hiện nay nhiều GV kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế do vậy các GV còn bỡ ngỡ khi sử dụng công nghệ. - Năm là vẫn chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Để đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học, cần kho tài liệu số chuẩn xác. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cũng như tài chính nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được công việc này. Vì vậy, hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số tràn lan tuy nhiên thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung. Từ đó, sẽ gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức và tạo nên nhiều hệ lụy khác như tiêu hao tài chính. Ngoài ra các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là vấn đề lớn gây ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ cũng như an ninh thông tin,…Đồng thời đây cũng là cơ sở giúp hoàn thiện những quy định về thời lượng và cách kiểm tra, công nhận kết quả học trực tuyến. Tuy nhiên, những vấn đề này hiện nay vẫn chưa được thực hiện một cách đồng nhất cũng như rõ ràng và chặt chẽ, từ đó gây nên nhiều bất cập trong quá trình chuyển đổi số.Mặc dù áp dụng chưa được thực hiện một cách xuyên suốt, tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng từ công nghệ và việc đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số giáo dục, thì chắc chắn rằng hầu hết khó khăn sẽ được giải quyết. Vì vậy để thực hiện thành công chuyển đổi số trong dạy học điều quan trọng là ngành giáo dục cùng GV và HS phải hiểu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi số tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. II. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực số và chuyển đổi số Hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ phải được đổi mới, đặc biệt là khu vực có kết nối kém giúp thu hẹp được khoảng cách vùng miền. Với giải pháp này, có thể ưu tiên sử dụng hình thức thuê dịch vụ hay huy động nguồn lực xã hội. Tăng `12
- cường kết hợp công nghệ như Big data, Al, Blockchain… với cơ sở dữ liệu số chuyên ngành nhằm xây dựng các hệ thống thu thập thông tin đưa ra các dự báo, dự đoán và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số ở tất cả cơ sở giáo dục. Rà soát, có kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, dạy môn tin học và tổ chức dạy học trực tuyến tại trường. Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại. Đồng thời, sở tham mưu các cấp chính quyền ưu tiên nguồn lực đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học trực tuyến phục vụ trường, GV và HS; huy động nguồn lực xã hội ủng hộ, tài trợ thiết bị dạy học trực tuyến cho HS, GV ở nơi khó khăn; đề nghị nhà mạng trên địa bàn có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt về dịch vụ internet cho HS, GV, trường sử dụng dạy học trực tuyến. Thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chuẩn bị cơ sở vật chất: xây dựng phòng học; phê duyệt mua sắm thiết bị dạy học; khai thác và sử dụng các phòng chức năng - phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành; sử dụng thiết bị dạy học các môn học…để chuẩn bị điều kiện tốt nhất triển khai chương trình GDPT 2018, trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã thực hiện xã hội hóa giáo dục với nguồn kinh phí từ sự ủng hộ của GV, HS của trường và các nhà hảo tâm. Đến nay, hầu hết các phòng học đã được trang bị ti vi phục vụ cho việc day và học được hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục. GV tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, xem công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo sự lan tỏa mạnh về chuyển đổi số trong phát triển giáo dục và đào tạo. Hiện tại nhà trường có đủ các phòng phục vụ học tập của HS THPT gồm: 03 phòng thực hành tin học, mỗi phòng rộng 76 m2; 02 phòng máy chiếu phục vụ dạy học CNTT và kiểm tra, mỗi phòng rộng 76 m2; 03 phòng thực hành với diện tích 108 m2/phòng (trong đó có một phòng thực hành Vật lý – Công nghệ, một phòng thực hành Hóa học và một phòng thực hành Sinh học), một phòng kho có diện tích 32 m2, 01 phòng Truyền thống có diện tích 76 m2. Các phòng chức năng cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục. Các phòng này có đầy đủ các thiết bị, cụ thể: mỗi phòng được trang bị thiết bị gồm bảng chống lóa, mỗi phòng Tin học được trang bị 24 máy tính cho HS, 01 máy tính cho GV đảm bảo hoạt động tốt cho dạy học, bàn ghế đảm bảo đúng quy chuẩn, các phòng được kết nối internet; phòng thiết bị được trang bị các kệ tủ đựng thiết bị dạy học các khối lớp; giá treo tranh thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng hàng ngày. Phòng Truyền thống được trang trí đẹp, khoa học; Phòng máy chiếu có trang bị 01 máy chiếu, có 01 hệ thống loa máy, 24 bộ bàn ghế HS đảm bảo cho dạy học ứng dụng CNTT. Các phòng chức năng cơ bản đều có trang thiết bị, đồ dùng để hoạt động đúng `13
- chức năng theo quy định của Điều lệ trường THPT. Riêng phòng Tin học có số lượng máy đảm bảo để đáp ứng công tác giảng dạy và học tập. Nhà trường có 20 máy tính đủ hệ thống kết nối Internet phục vụ công tác quản lý hành chính và 70 máy tính phục vụ hoạt động dạy học, các máy đều được kết nối Internet. Các máy tính được cài đặt các phần mềm quản lý hoạt động dạy và học như phần mềm EQMS; phần mềm vnedu.vn; PMIS; EMIS. Tất các các phòng học các lớp, các phòng thực hành Tin, Vật lý đều được trang bị Tivi thông minh (Tổng 48 chiếc), Hệ thống wifi được phủ sóng toàn bộ các phòng học và khuôn viên nhà trường với 30 bộ phát, phục vụ hiệu quả hoạt động dạy, học và làm việc của GV và HS. Nhà trường có đủ thiết bị dạy học theo quy định để phục vụ nhu cầu học tập của HS ở tất cả các bộ môn, bao gồm hệ thống tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm, băng hình, loa đài,… Số thiết bị luôn được bổ sung mới và sửa chữa. Qua kiểm tra đánh giá cho thấy thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được GV và HS khai thác, sử dụng có hiệu quả trong từng bài dạy. Các thiết bị đó chính là phương tiện để HS khai thác, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức mới. Qua hoạt động dạy học của GV, thiết bị dạy học cũng đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, một số ít GV chưa thật sự linh hoạt trong khai thác, sử dụng thiết bị dạy học. Như vậy về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học phát triển năng lực số và chuyển đổi số tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhà trường đang hoàn thiện thêm về cơ sở vật chất để có điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc dạy học có hiệu quả. Bên cạnh đó thì việc vận dụng một số phần mềm ứng dụng trong dạy học cũng được nhà trường quan tâm thực hiện. Hiện nay, đã có một số phần mềm được nhà trường ứng dụng trong tổ chức dạy học. Các phần mềm này ít nhiều đã được ứng dụng trong dạy học và đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã sử dụng trang thiết bị điện tử, học liệu điện tử, mạng interrnet là phương tiện hỗ trợ tổ chức và quản lý đào tạo theo hai hình thức: Đào tạo kết hợp và Học tập điện tử (e-learrning). Có khá nhiều phần mềm dạy học trực tuyến đã được ứng dụng như Phần mềmdạy học trực tuyến Trans của Công ty Nam Việt Telecom; Phần mềm dạy học online của Facebook; Phần mềm dạy học từ xa qua Zoom Cloud Meetings; Dạy học online qua Google Classroom của Google; Phần mềm Microsoft Teams hỗ trợ dạy học trực tuyến; Phần mềm dạy học online miễn phí Team- Link,... Về công nghệ dạy học, cũng có một số phần mềm hỗ trợ GV trong tổ chức dạy học như công nghệ thực tế ảo VR, công nghệ AR; Công nghệ mô phỏng 3D. Nhờ ứng dụng các công nghệ số mà việc minh họa cho HS về các nội dung dạy học được trực quan hơn, HS hứng thú hơn với việc học và kích thức sự sáng tạo, tìm tòi của HS để khám phá tri thức. `14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 281 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn