intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

490
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý do chọn đề tài : Bác Hồ đã từng dạy : “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Nối tiếp lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa nền giáo dục lên quốc sách hàng đầu. Vì giáo dục trực tiếp đào tạo ra con người đủ tài năng và phẩm chất để xây dựng đất nước ( không qua giáo dục con người sẽ không hoàn thiện) và mầm non hiện nay sẽ là tương lai của mai sau. Tôi danh dự là người đầu tiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học

  1. Kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học LỜI MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài : Bác Hồ đã từng dạy : “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Nối tiếp lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa nền giáo dục lên quốc sách hàng đầu. Vì giáo dục trực tiếp đào tạo ra con người đủ tài năng và phẩm chất để xây dựng đất nước ( không qua giáo dục con người sẽ không hoàn thiện) và mầm non hiện nay sẽ là tương lai của mai sau. Tôi danh dự là người đầu tiên dẫn dắt các em làm quen với trường mới, lớp mới. Các em từ giai đoạn đang chơi nhiều hơn học bước qua giai đoạn học nhiều hơn chơi nên có nhiều bỡ ngỡ và lo sợ. Làm thế nào để các em tiếp ứng được với môi trường mới? Đó là điều làm tôi trăn trở và suy nghĩ qua nhiều năm làm công tác dạy học trong ngành giáo dục. Trong các hình thức dạy học theo xu hướng mới thì quan trọng là dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và “dạy học số đông” sang “dạy học cá thể”. Nên ngành giáo dục đã và đang thực hiện phong trào đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học sao cho giờ học được nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên và có hiệu quả. Trong giờ học phải kết hợp nhiều phương pháp để học sinh phát huy được tình tích cực chủ động của bản thân ở tất cả các môn học. Từ ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học”.
  2. Hiệu quả giáo dục rất cao, nếu ta biết lựa chọn phương pháp dạy học một cách hợp lí. Đó là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; chuyển từ “dạy học số đông” sang “dạy học cá thể” và trong quá trình dạy, người giáo viên cần chú trọng đến tất cả đối tượng học sinh trong lớp: giỏi, khá, trung bình, yếu. Căn cứ vào tình hình thực tế và trình độ học sinh lớp mình, dự kiến thêm những bổ sung về hướng dẫn học sinh yếu. Riêng đối với học sinh quá yếu giáo viên có thể phụ đạo thêm ngoài giờ, điều này là hoàn toàn cần thiết vì nếu chúng ta không can thiệp kịp thời thì các em sẽ bị mất căn bản dẫn đến tình trạng chán học và nghỉ bỏ học là điều tất yếu. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học vô cùng đúng đắn và thiết thực trong tình hình hiện nay, sẽ nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong một tiết học (gồm 35 phút) của học sinh lớp Một có nghỉ giữa tiết 3 -> 5 phút để giáo viên cho học sinh chơi trò chơi (đây là một trong những phương pháp không kém phần quan trọng trong tiết học). Qua trò chơi, học sinh phát triển nhiều về trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ, học sinh nắm bắt nội dung một cách hào hứng, sôi nổi, giải toả mệt mỏi, đầu óc bớt căng thẳng, kích thích sự hứng thú, học sinh trở nên mạnh dạn, hiệu quả hơn trong tiết học và giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn trong tiết dạy. 2/ Phạm vi đề tài : ·Giáo viên cần lựa chọn phương pháp sao cho đúng với bài dạy và sát với thực tế học sinh của lớp mình. ·Đổi mới phương pháp dạy học chú ý đến ba đối tượng học sinh : Yếu, trung bình, khá ·Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, “dạy học số đông” sang “dạy học cá thể”. v
  3. PHẦN I THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI : Trong quá trình thực hiện theo thực tế ở lớp, giáo viên thường gặp những thuận lợi và khó khăn : a/ Thuận lợi: ·Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường và sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp. ·Học sinh chăm ngoan đi học đều và đúng giờ. ·Phụ huynh có quan tâm đến việc học của con mình. b/ Khó khăn : ·Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. ·Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con mình vì hoàn cảnh gia đình nên phó mặc con em mình cho giáo viên phụ trách. ·Là học sinh mới vào lớp Một, các em còn bở ngỡ với trường lớp và chưa quen với việc học. Qua khảo sát đầu năm tôi nhận thấy có nhiều em chưa cầm
  4. được cây viết và chưa biết âm chữ nên các em rất nhút nhát và sợ sệt. Ngoài ra còn một số thì biết đọc biết viết nên các em rất tin và vui thích học. Điều đáng quan trọng là học sinh chưa quen được với môi trường mới nên còn nhút nhát thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học trong giờ học. PHẦN II CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ. Ở đây tôi không chọn hẳn phương pháp nào để dạy cho học sinh cả mà tôi sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy, vì không có phương pháp nào là tối ưu. Để sử dụng tốt các phương pháp dạy học giáo viên cần phải nắm vững các kiến thức để tránh sai sót có thể nảy sinh trong việc chưa thấu đáo nội dung bài mà hướng dẫn cho các em. Chẳng hạn như khi dạy Toán nếu vội vàng “ khái quát” với học sinh rằng trong bài toán giải có lời văn hễ thấy “ít hơn” là ta làm tính trừ còn “ nhiều hơn” thì làm tính cộng, đó là phương pháp dạy máy móc, dẫn đến sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của học sinh. Tôi thiết nghĩ, khi người giáo viên lên lớp, việc thiết kế bài dạy cho học sinh phải trù bị đến nhiều đối tượng, điều kiện thực tế của lớp mình để khắc sâu, củng cố thêm kiến thức, là vô cùng quan trọng và đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo để thu hút lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Khi áp dụng phương pháp dạy mới vào trong quá trình dạy, người giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm (giáo viên vừa là người tổ chức, vừa là trọng tài).
  5. Thí dụ: khi dạy xong kiến thức mới đến phần củng cố, giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi thi đua đó là phương pháp góp phần nâng cao tình hứng thú ham thích học của các em. Khi thực hiện giáo viên cần đảm bảo các bước sau: ·Chuẩn bị. ·Giới thiệu, nêu tên trò chơi. ·Phổ biến luật chơi-cách chơi. ·Tiến hành trò chơi. ·Tổng kết trò chơi. Để thu hút học sinh vào trò chơi cần đến tài năng của người giáo viên, hiệu lệnh của người giáo viên phải rõ ràng, dứt khoát, theo dõi chặt chẽ, tính điểm công bằng, chính xác… Trở lại thực trạng lớp: Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh (giởi, khá, trung bình, yếu), để tạo cho học sinh yếu, học sinh nhút nhát tham gia phát biểu ý kiến, để tiết học không qua một cách nặng nề, buồn tẻ. Khi dạy, giáo viên phải biết cách gợi mở, sử dụng câu hởi từ dễ đến khó, câu hỏi dễ cho học sinh yếu, câu hỏi khó cho học sinh giởi. Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên không nên chê trách mà cần động viên, khuyến khích chân thành để các em tự tin hơn khi nói lên ý kiến của mình. Ngoài ra, nét mặt cử chỉ, điệu bộ của giáo viên không kém phần quan trọng trong việc nhận xét và đánh giá câu trả lời của học sinh. Giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu của lớp, phải có hướng giúp đõ kịp thời ngay. Cụ thể :
  6. Năm học 2008-2009 tôi phụ trách lớp Một 2. lớp tôi có 32 em trong đó, học sinh yếu chiếm gần mười em, có những em đọc được nhưng không viết được, còn có em viết được nhưng không đọc được, có những lúc tôi cảm thấy nản vô cùng nhưng lương tâm và trách nhiệm người thầy thôi thúc qua nhiều đêm trăn trở cuối cùng tôi nghĩ ra cách: -mời những phụ huynh của các em học sinh yếu đến gặp, trao đổi để cùng nhau giúp đỡ các em (phần đông những phụ huynh này nhà rất khó khăn và đặc biệt là họ bảo “không biết chữ nên trăm sự nhờ cô”) không còn cách nào tôi đành phụ đạo thêm vào các giờ tự học và nhờ các học sinh khá giỏi quan tâm giúp bạn ở trường cũng như ở nhà, trong giờ học thì tôi sử dụng các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh. Tôi đã áp dụng tất cả các phương pháp này đến cuối năm không còn học sinh yếu thể hiện rõ qua kết quả : v Học lực: ·Giỏi: 29 em. ·Khá: 3 em ·Trung bình : 0 ·Yếu: 0 v Hạnh kiểm: 32 em thực hiện đầy đủ. v Trong tiết học, học sinh chủ động giơ tay phát biểu ý kiến nhiều hơn (vì nói sai không bị khiển trách), học sinh yếu, nhút nhát thấy thế cũng mạnh dạn tham gia giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Với kết quả đạt được ở những năm học trước tôi mạnh dạn vận dụng vào năm học này (2009 – 2010) nên giữa học kì 1, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi học tốt, có tiến bộ rõ rệt, những em ngày nào còn bở ngỡ, trường mới, cô mới, bạn mới, cách học mới, mà giờ đây cũng đã đọc viết được, biết làm tính. Dù không bằng các
  7. bạn giỏi nhưng các em đã làm cho tôi vô cùng sung sướng và vui vô hạn, dù rằng các phương pháp tôi áp dụng không gì là “ tuyệt chiêu” tôi thiết nghĩ “mưa dầm thấm đất”, kết quả đạt được cũng là do công sức bỏ ra từ đầu năm học, và phát hiện học sinh yếu đúng lúc, có hướng giúp đỡ kịp thời thì sẽ thành công, như kết quả thi giữa học kì 1 vừa qua: v Môn Tiếng Việt ·Điểm 10: 35 em ·Điểm 9, dưới 9: 0 em. v Môn Toán ·Điểm 10: 33 em. ·Điểm 9: 2 em. ·Dưới 9: 0. KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp : Qua nhiều năm thực hiện, bản thân tôi tâm đắc ở cách sử dụng nhiều phương pháp mới trong tiết học. Tiết học trở nên sinh động, học sinh không nhàm
  8. chán. Tranh ảnh đẹp, đồ dùng dạy học thu hút nhiều sự chú ý của học sinh. Nội dung chương trình phong phú, đa dạng ở hình thức, học sinh chủ động thao tác để tìm ra kiến thức mới. a/ Về giáo viên Ngoài những phẩm chất cần có của người giáo viên, thì người thầy phải đến với học sinh của mình bằng cái “Tâm” và bằng mối quan hệ “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Tận tuỵ với sự nghiệp dạy dỗ, giáo viên có thể cảm hoá học sinh bằng tấm lòng bao dung độ lượng, bằng thái độ chân thành yêu thương, trách phạt học sinh là điều cần thiết nhưng không phải là biện pháp hữu hiệu nhất, lới nói thô bạo, sỉ nhục học sinh, đòn roi chỉ chứng tỏ sự bất lực của người thầy mà thôi. Giáo viên đến với học sinh bằng lương tâm của người thầy, thương yêu, tôn trọng các em, phải quan sát các em trong từng tiết học, có kế hoạch kiểm tra theo dõi chặt chẽ, đôn đốc, động viên và khen thưởng kịp thời, sai sót có hướng sửa chữa ngay, chú ý thật nhiều đến học sinh yếu, kém, và những em có hoàn cảnh khó khăn, không nôn nóng mong chờ kết quả ngay. Khi học sinh không làm được bài, mỗi ngày một ít có hướng giúp đỡ em đó. Trong mỗi tiết dạy, chú ý chọn lựa kết hợp nhiều phương pháp dạy và chú ý từng đối tượng học sinh, giáo viên cần tham khảo sách hướng dẫn giảng dạy theo chương trình đổi mới, tài liệu tham khảo về giảng dạy học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi để bổ sung kiến thức bài dạy và trong từng tiết dạy, trong từng bài học đều có sự sáng tạo mới của giáo viên. Cuối cùng để dạy học sinh có kết quả cao, người giáo viên không quên rằng còn phương pháp dạy hiệu quả nữa là: “chinh phục tâm hồn học sinh”, dù đó là học sinh khó dạy bảo nhất. b/ Về học sinh:
  9. Phương pháp mới học sinh tiếp thu bài tốt, tiết dạy trôi qua nhanh, học sinh hứng thú, nhất là hình thức tổ chức trò chơi ( nghỉ giải lao giữa tiết) các em hào hứng tham gia, tạo cho học sinh thoải mái tích cực học tập, tiếp thu bài nhanh chóng, mau lẹ. 2/ Phạm vi áp dụng: Là giáo viên chắc hẳn ai cũng nắm bắt được nhiều phương pháp dạy theo hướng tích cực, nhưng chúng ta phải biết làm sao và vận dụng kết hợp như thế naò để học sinh không nhàm chán. Tôi nghĩ chúng ta cũng đã và đang thực hiện. Song khi thực hiện và giảng dạy đạt kết quả thế nào một phần tuỳ thuộc vào tình hình lớp, trường và vào năng khiếu, lòng nhiệt tình của mỗi giáo viên. Khi thực hiện đề tài “kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học” chắc sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chình và có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế. Riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng những phương pháp dạy học có hiệu quả này tiếp vào năm học 2009 - 2010 và nhiều năm học kế tiếp để giảng dạy cho học sinh của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2