intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

Chia sẻ: Thành Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

145
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích mà tôi chọn đề tài này nghiên cứu là nhằm làm rõ vai trò của những phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT và tình hình sử dụng các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời nhằm tăng thêm sự chú ý của học sinh vào bài giảng, giúp các em nắm bắt kiến thức nhanh hơn, dể hiểu, dể tiếp thu bài và khắc sâu kiến thức, từ đó cải thiện kết quả học tập của học sinh đối với môn GDCD và giúp các em có cái nhìn thân thiện hơn đối với môn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

1<br /> PHẦN I: MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Phương pháp là một thành tố hết sức quan trọng của bất kỳ một hoạt động nào.<br /> Khi đã xác định được mục đích và nội dung hoạt động thì phương pháp hoạt động<br /> có vai trò quyết định chất lượng hoạt động. Đêcactơ R (1596-1650), một đại biểu<br /> của triết học Pháp thế kỷ XVII đã từng nói: “Không có phương pháp người tài<br /> cũng mắc lỗi, có phương pháp đúng người bình thường cũng có thể làm được<br /> những việc phi thường”.<br /> Trong hoạt động dạy học cũng vậy, phương pháp dạy học nói riêng và phương<br /> pháp giáo dục nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục và<br /> đào tạo. Môn giáo dục công dân có nhiệm vụ trang bị tri thức khoa học để giúp học<br /> sinh vận dụng tri thức môn học vào đười sống thực tế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ<br /> này đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân phải có những<br /> phương pháp dạy học phù hợp và thích ứng. Nhiệm vụ của phương pháp là giúp<br /> học sinh nắm được bài học một cách đầy đủ, sâu sắc, phát huy được khả năng tư<br /> duy, sáng tạo trong quá trình học tập. Với đặc trưng của môn học này là phải lồng<br /> ghép tích hợp nhiều nội dung khác nhau trong quá trình giảng dạy: Tư tưởng Hồ<br /> Chí Minh, môi trường, kỹ năng sống,……..Thế nên, trong một tiết dạy với 45 phút<br /> nếu người giáo viên chỉ đơn thuần sử dụng một phương pháp dạy học ( thuyết trình<br /> hoặc đàm thoại,….) thì chưa đủ, chắc chắn sẽ gây nên sự nhàm chán ở học sinh,<br /> không kích thích được tư duy sáng tạo của các em. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên<br /> trong một tiết dạy phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm<br /> tạo nên sự chú ý và hứng thú ở học sinh. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài:<br /> “Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở<br /> trường THPT” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:<br /> Mục đích mà tôi chọn đề tài này nghiên cứu là nhằm làm rõ vai trò của<br /> những phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT và tình hình sử dụng các<br /> phương pháp đó trong quá trình giảng dạy để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản<br /> thân. Đồng thời nhằm tăng thêm sự chú ý của học sinh vào bài giảng, giúp các em<br /> nắm bắt kiến thức nhanh hơn, dể hiểu, dể tiếp thu bài và khắc sâu kiến thức, từ đó<br /> <br /> 2<br /> cải thiện kết quả học tập của học sinh đối với môn GDCD và giúp các em có cái<br /> nhìn thân thiện hơn đối với môn học này.<br /> Hiện nay chất lượng học tập của học sinh nói chung đều giảm xuống rõ rệt,<br /> đa số các em chưa có ý thức cao trong học tập, mà đặc biệt là đối với môn GDCD (<br /> Môn học được xem là môn phụ) thì học sinh lại càng không chú ý vào bài giảng (<br /> quan niệm học cho có). Nhưng thực chất đây là một môn học giữ vai trò rất quan<br /> trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh. Cho nên nhằm phát<br /> huy vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh ở môn GDCD và làm cho mọi người<br /> xung quanh có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môn học này, vì vậy<br /> đề tài “ Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn<br /> GDCD ở trường THPT” mang tính cấp thiết rất cao.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br /> Do đây chỉ là một đề tài sáng kiến cải tiến kỷ thuật trong công tác giảng dạy,<br /> nêu lên những kinh nghiệm đã dạt được trong quá trình giảng dạy của bản thân, nên<br /> phạm vi đề tài chỉ là một bài viết ngắn gọn về vai trò, tác dụng và hiệu quả của việc<br /> “Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở<br /> trường THPT”<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như:<br /> - Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn GDCD.<br /> - Sử dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm.<br /> - Tham khảo các tài liệu trên mạng internet về phương pháp giảng dạy môn<br /> GDCD.<br /> - Dự giờ đồng nghiệp và đặc biệt là đã áp dụng “Vận dụng kết hợp nhiều phương<br /> pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT”.<br /> 5. Tính mới của đề tài:<br /> Phương pháp dạy học là cách thức giáo viên dùng để truyền thụ kiến thức<br /> cho học sinh.Và nếu ai là giáo viên thì đều am hiểu về các phương dạy học và vận<br /> dụng chúng một cách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.<br /> Chính vì lẽ đó, có thể nói phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng và là<br /> yếu tố quyết định chất lượng của việc giảng dạy. Thực tế cho thấy trong quá trình<br /> giảng dạy đa số giáo viên đều sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong<br /> <br /> 3<br /> tiết dạy của mình nhằm tạo nên sự chú ý và hứng thú ở học sinh. Mặc dù có vận<br /> dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học vào trong môn học của mình nhưng để<br /> viết thành một bài nghiên cứu cải tiến kỷ thuật trong công tác giảng dạy hoàn chỉnh<br /> thì chưa thấy. Cho nên có thể nói đề tài “Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp<br /> dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT” là một đề tài mới mẻ.<br /> <br /> 4<br /> PHẦN II: NỘI DUNG<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:<br /> 1.1.<br /> <br /> Khái niệm phương pháp dạy học:<br /> <br /> Phương pháp dạy học không phải là một thực thể độc lập, mà chỉ là hình thức<br /> vận động của một hoạt động đặc thù: hoạt động dạy học. Vì vậy, định nghĩa chung<br /> nhất về phương pháp dạy học là con đường, cách thức tiến hành phương pháp dạy<br /> học.<br /> Trong thực tiễn, phương pháp dạy học có thể được hiểu theo ba cấp độ. Cấp độ<br /> rộng nhất: Phương pháp dạy học là cách thức triển khai của một hệ thống dạy học<br /> đa tầng, đa diện cho một bậc học, một cấp học, ngành học, phương thức học,….Cấp<br /> độ thức hai: Phương pháp dạy học được hiểu là cách thức triển khai một quá trình<br /> dạy học cụ thể. Tức là cách thức hình thành mục đích dạy học, cách thức soạn và<br /> triển khai nội dung bài học, cách thức tổ chức hoạt động dạy và học sao cho đạt<br /> hiệu quả, cách thức kiểm tra và đánh giá kết quả của quá trình dạy học. Cấp độ thứ<br /> ba: pháp dạy học được hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và<br /> người học nhằm thực hiện một nội dung đã được xác định.<br /> Tóm lại, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo<br /> viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phwowng pháp học, nhằm<br /> giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ<br /> xảo, thực hành sáng tạo.<br /> 1.2.<br /> <br /> Phân loại phương pháp dạy học:<br /> Phân loại phương pháp dạy học là dựa trên cơ sở xác định mục đích, chức<br /> <br /> năng, nội dung thực hiện các biện pháp tác động đến đối tượng dạy và học để định<br /> danh cho nó. Sau đó quy các phương pháp gần nhau, giống nhau lại thành một<br /> nhóm phương pháp dựa trên các tiêu chí nhất định.<br /> Gía trị của việc phân loại các phương pháp dạy học ở chỗ: Một mặt, giúp người<br /> dạy và học hiểu biết về phương pháp dạy học, Mặt khác định danh và lựa chọn<br /> được nó trong hệ thống phương pháp hiện có. Ngoài ra, phân loại phương pháp dạy<br /> học còn phản ánh yêu cầu của xã hội và xu thế phát triển của việc dạy học. Như<br /> vậy, việc phân loại phương pháp dạy học có giá trị lý luận rất lớn.<br /> <br /> 5<br /> Trong thực tế, không có phương pháp nào tồn tại độc lập. Trong một quá trình<br /> dạy học cụ thể, tùy theo mục đích và nội dung dạy học, các phương pháp dạy học<br /> được sử dụng phối hợp với nhau sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất<br /> trong quá trình dạy học.<br /> 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:<br /> Mặc dù môn GDCD có vai trò phát triển cân đối, hài hòa giữa các giá trị, kiến<br /> thức, kĩ năng và thái độ, giũa nhận thức và hành động ở học sinh. Những thực tế ở<br /> một số trường còn phân biệt giữa một phụ và môn chính, xem môn GDCD như là<br /> môn giờ giải lao cho học sinh (học hay không là tùy học sinh ). Vì có một số ý kiến<br /> cho rằng các em đã mệt mõi khi tập trung học những môn chính, đến môn GDCD<br /> nên giảm tải không cần phải đi sâu vào nội dung bài làm gì. Thậm chí lại có ý kiến<br /> cho rằng giáo viên dạy môn GDCD chỉ cần giáo dục làm sao để học sinh trở thành<br /> “Con ngoan, trò giỏi, công dân tốt” là đạt yêu cầu không cần phải cung cấp kiến<br /> thức phức tạp làm gì.<br /> Còn phía gia đình nghĩ rằng môn công dân không giúp ích gì cho tương lai con<br /> em sau này nên không cần phải học.<br /> Học sinh thì sao? Chỉ học đối phó cho qua những yêu cầu lại cao quá, muốn có<br /> điểm lớn để kéo các môn thấp lên. Chưa kể đến ánh mắt nhìn phân biệt giữa giáo<br /> viên dạy môn giáo dục công dân, cho nên muốn đạt được kết quả cao việc dạy học<br /> theo phương pháp mới hiện nay đối với môn GDCD là một điều hết sức khó khăn.<br /> Tuy nhiên với tin thần và trách nhiệm, với tâm huyết của mình tôi và quá trình<br /> hợp tác của học sinh trong việc giảng dạy tôi sử dụng nhiều phương pháp trong đó<br /> “Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở<br /> trường THPT” đã đạt một số kết quả đáng kể.<br /> 2.1. Thuận lợi và khó khăn:<br /> 2.1.1.Thuận lợi:<br /> - Hiện nay môn GDCD được xem là môn học chính thức chứ không còn là tài<br /> liệu GDCD như trước<br /> - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, chăm chỉ lắng nghe giáo viên giảng bài.<br /> - Học sinh thích tìm hiểu kiến thức pháp luật, chịu khó phát biểu xây dựng bài,<br /> công tác chuẩn bị bài tốt<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2