Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan
lượt xem 46
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan" thực hiện với mục đích nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trong giảng dạy toán lớp 4; đưa ra các cách hướng dẫn giải toán sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy toán có lời văn ở lớp 4. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan ---------------------------------------------------------- MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Phần mở đầu 2 I.1 Lý do chọn đề tài 2 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 I.3 Đối tượng nghiên cứu 2 I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 I.5 Phương pháp nghiên cứu 3 II Phần nội dung 3 II.1 Cơ sở lý luận 3 II.2 Thực trạng 3 II.3 Giải pháp, biện pháp 6 II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 14 III Phần kết luận và kiến nghị 14 III.1 Kết luận 14 III.2 Kiến nghị 14 Tài liệu tham khảo 16 I ------------------------------------------------------------Người thực hiện: Võ Văn Thắng – Trường TH Lý Tự Trọng 1 Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan ---------------------------------------------------------- I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình ở Tiểu học, môn Toán là môn học thống nhất về cơ sở khoa học bộ môn và cấu trúc nội dung. Với 4 mạch nội dung (số học, đo lường, yếu tố hình học, giải toán có lời văn), môn Toán là một trong những môn học chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình. Giải toán có lời văn là mạch nội dung tương đối nhiều và hầu như xuất hiện đủ ở cả 3 mạch nội dung còn lại. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán nói chung và việc giải bài toán có lời văn nói riêng thì việc tìm ra các phương pháp giải hợp lí là yếu tố quyết định. Trong số các phương pháp dạy toán ở Tiểu học, phương pháp giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán khoa học, dễ hiểu và gần gũi với tư duy của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh tiểu học thường hay bắt chước và làm theo thầy cô giáo. Do đó, giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải toán bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng là một trong những phương pháp chiếm ưu thế nhằm giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phát hiện các sai lầm trong khi nhìn nhận vấn đề và cuối cùng là giải được bài toán. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 4 việc hướng dẫn các em giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là tiền đề cơ sở cho việc giải nhiều bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 5 và các lớp cao hơn. Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt với mô hình dạy học mới VNEN khi tiếp xúc với nhiều bài toán hợp, học sinh thường gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng đã cho trong bài toán; khó khăn trong việc dùng các đoạn thẳng thay thế cho các số (số đã cho và số phải tìm trong bài toán) để minh họa các mối quan hệ đó; nhiều em còn gặp khó khăn trong việc chọn độ dài cho các đoạn thẳng một cách thích hợp để có thể thấy được mối quan hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng tạo thành hình ảnh cụ thể. Do đó, việc giải các bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng đối với các em là tương đối vất vả. Ngược lại, nếu các em nắm được toàn bộ quy trình và cách làm thì lại rất dễ dàng khi giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài "Giúp học sinh lớp 4 vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số bài toán có liên quan" để nghiên cứu. I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trong giảng dạy toán lớp 4. - Đưa ra các cách hướng dẫn giải toán sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy toán có lời văn ở lớp 4. I.3. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------------Người thực hiện: Võ Văn Thắng – Trường TH Lý Tự Trọng 2 Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan ---------------------------------------------------------- Học sinh lớp 4 trường TH Lý Tự Trọng I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phương pháp dạy học môn toán lớp 4. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận (tài liệu, SGK, SGV,....) - Nghiên cứu thực tiễn (điều tra, thực nghiệm,...) - Xử lí thông tin.... II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận Giải toán bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp dùng các đoạn thẳng thay cho các số (số đã cho và số phải tìm trong bài toán) để minh họa các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các đại lượng trong bài toán. Là cách lựa chọn độ dài và sắp xếp các đoạn thẳng tạo một hình ảnh cụ thể. Ở lớp 4, cảm giác và tri giác của các em đã đi vào những cái tổng thể, trọn vẹn của sự vật hiện tượng, đã biết suy luận và phân tích. Nhưng tri giác của các em còn gắn liền với hành động trực quan nhiều hơn, tri giác về không gian trừu tượng còn hạn chế. Sự phát triển tư duy, tưởng tượng của các em còn phụ thuộc vào vật mẫu, hình mẫu, chưa thoát khỏi tính cụ thể, còn mang tính hình thức. Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn so với trí nhớ từ ngữ lôgíc. Mặt khác, trong quá trình dạy học, để hình thành dần khả năng trừu tượng hóa cho các em đòi hỏi người giáo viên phải dựa trên hình tượng trực quan, mà trực quan trong quá trình tóm tắt bài toán không gì hơn dùng sơ đồ đoạn thẳng. II.2.Thực trạng a) Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi: Giáo viên nắm bắt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học “tích cực hóa hoạt động của học sinh”, “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Giáo viên biết sắp xếp dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, bài tập; biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp... để dẫn dắt học sinh tìm tới kiến thức; rèn cho học sinh biết kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập của nhau. - Khó khăn: Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn là sách giáo khoa. Việc sử dụng tài liệu giảng dạy cho đồng đều học sinh làm cho ------------------------------------------------------------Người thực hiện: Võ Văn Thắng – Trường TH Lý Tự Trọng 3 Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan ---------------------------------------------------------- những học sinh khá giỏi không có hứng thú trong giờ học vì các bài tập các em giải quyết một cách dễ dàng. Ngược lại, đối với học sinh yếu thì lượng bài tập đó lại quá nhiều, các em không thể làm hết bài tập đó trên lớp. b) Thành công, hạn chế - Thành công: Khi vận dụng các phương pháp ở đề tài vào giảng dạy, học sinh hứng thú học tập hơn, các em ít còn sợ học toán, mạnh dạn hơn trong quá trình học tập, hăng say phát biểu, dám đặt câu hỏi cho thầy, thích đi học hơn, số học sinh giỏi có thời gian để giúp đỡ bạn trong học tập. Đã tổ chức được khá đa dạng và linh hoạt các phương pháp dạy học. Luôn gần gũi, quan tâm các em, coi mình như là một người bạn chân thành của các em để từ đó các em tâm sự những vấn đề trong cuộc sống mà các em gặp khó khăn. Tỉ lệ học sinh có học lực trung bình trở lên là 96%. - Hạn chế: Một số học sinh còn thụ động khi giải bài toán. Phần lớn học sinh chỉ hoạt động giải các bài toán cụ thể chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài toán khác. c) Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh: Vận dụng các giải pháp trong đề tài phù hợp với phần lớn học sinh trong trường. Giúp học sinh hiểu, phân tích và xử lý được vấn đề, nắm được cách giải và giải được bài toán. - Mặt yếu: Trong một tiết học với nhiều đối tượng học sinh, lượng kiến thức chưa đồng đều, mất nhiều thời gian dành cho học sinh yếu. d) Các nguyên nhân và yếu tố tác động Việc bố trí sắp xếp chuyên môn của lãnh đạo nhà trường tương đối phù hợp, công tác quản lí chặt chẽ. Số lượng học sinh được định biên trong một lớp đảm bảo theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên quán xuyến và dạy dỗ học sinh. Giáo viên có trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, có sự đầu tư vào chất lượng giảng dạy, ý thức trách nhiệm cao. Cha mẹ học sinh tương đối quan tâm đến công việc dạy học. Bên cạnh đó vẫn còn không ít những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Cụ thể là: Khả năng tiếp thu của một số em còn chậm; phương pháp học tập chưa tốt, chưa nắm được kiến thức cơ bản của lớp dưới. ------------------------------------------------------------Người thực hiện: Võ Văn Thắng – Trường TH Lý Tự Trọng 4 Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan ---------------------------------------------------------- Giáo viên chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, chỉ chú trọng vào học sinh khá, giỏi. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Nhiều em ở nhà còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên đã đầu tư cho nhà trường tương đối đầy đủ về các điều kiện dạy và học. Lãnh đạo nhà trường có năng lực, chú trọng đầu tư chất lượng học sinh, đầu tư cho các phong trào mũi nhọn, phân công chuyên môn khá hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên công tác. Đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây được tăng cường đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn, có năng lực trong công tác. Cha mẹ học sinh ngày càng có sự quan tâm, đầu tư vào việc học hành của con cái. Mặc dù vậy, qua thực tế giảng dạy hàng năm trên lớp tôi nhận thấy: - V học sinh: Việc học tập nội dung vận dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán có lời văn nhiều học sinh bước đầu thường chưa nắm được các bước giải một bài toán. Đa số các em chưa nắm được đặc điểm của các dạng toán và mối quan hệ giữa chúng dẫn đến chưa giải được các bài toán theo yêu cầu, chưa tạo cho mình phương pháp tự học mà chủ yếu còn ỉ vào sự hướng dẫn của thầy cô hoặc các bạn, chưa thật sự tự tin vào khả năng của bản thân (vẫn sợ hiểu như vậy, làm như vậy là chưa đúng). - V giáo viên: Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinh học tập. Về phương pháp giảng dạy đôi lúc còn lúng túng, chưa mạnh dạn đổi mới, chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh, chưa chú ý đến các đối tượng HS đại trà trong lớp. - Đối với cha mẹ học sinh: Điều kiện kinh tế của một số nhà quá khó khăn, đi làm ăn xa không có điều kiện chăm lo cho con em học tập. Các em bị thiếu thốn tình cảm và vật chất nên thường không chú tâm vào việc học tập. ------------------------------------------------------------Người thực hiện: Võ Văn Thắng – Trường TH Lý Tự Trọng 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân bậc trung học phổ thông
45 p | 546 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT
28 p | 406 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1
3 p | 404 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 319 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3
9 p | 256 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lý về vấn đề BĐKH
27 p | 526 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy và học môn Giáo dục công dân ở bậc THPT
22 p | 671 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn Vật lý 7
13 p | 336 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “lượng tử ánh sáng” Vật lý lớp 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề
54 p | 223 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho
32 p | 208 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ
50 p | 193 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
41 p | 302 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp hàm số để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
36 p | 183 | 27
-
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phần mềm GSP hỗ trợ dạy học khám phá dạng toán ứng dụng đạo hàm
25 p | 261 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng nguyên tắc sáng tạo TRIZ xây dựng bài tập sáng tạo chương “các định luật bảo toàn” Vật lý 10 - Trung học phổ thông
37 p | 150 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Hộp thư “Điều em muốn hỏi” nhằm phát huy tính tích cực trong công tác tư vấn học đường ở trường Trung học phổ thông
29 p | 280 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học bài glucozơ
40 p | 121 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn