intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho

Chia sẻ: The Moon | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

210
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về bài tập hóa học gây hứng thú, xây dựng bài tập gây hứng thú, vận dụng bài tập gây hứng thú vào chương Nitơ - Photpho,... là những nội dung chính trong sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho

  1. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Đất nước Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ  để  hòa nhập với sự  phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho mọi người nhiều cơ hội   phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là áp lực  cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Giáo  dục và đào tạo có vai trò và vị  trí hết sức quan trọng đối với sự  phát triển  của mỗi quốc gia. Chính vì lí do đó, giáo dục luôn được coi là quốc sách  hàng đầu. Nghị  quyết số  27 của Hội nghị  lần thứ  bảy BCH TW khóa X về  xây   dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước   đã khẳng định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn   cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo,   truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất   có giá trị  đối với xã hội”. Đáp  ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo nhân   lực, ngành giáo dục đã và đang xây dựng nội dung chương trình, phương  pháp, mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài phù hợp với xu hướng phát  triển của thế giới. Để  thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề  ra, giáo viên phải vận  dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy khả  năng sáng   tạo, tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú   có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. M. Gorki từng nói : “ Thiên   tài nảy nở  từ  tình yêu đối với công việc”. Cùng với sự  tự  giác, hứng thú  Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 1
  2. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả  cao, có  khả năng khơi dậy mạch nguồn sáng tạo. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế  giảng dạy cho thấy, học sinh rất ít hào hứng với việc học.   Môn hóa học THPT, đặc biệt là khối 11 nội dung kiến thức trong một bài  tương đối dài. Kiến thức thiên về lí thuyết nhiều, đòi hỏi giáo viên và học   sinh hoạt động tích cực thì mới hoàn thành nội dung bài học. Với áp lực  chương trình nặng như thế, vô hình đã tạo cho giáo viên thói quen cố gắng  dạy cho hết bài mà lơ  là những nội dung liên quan đến thực tiễn, các hiện   tượng thiên nhiên, ít áp dụng những phương pháp tích cực…Đôi khi những   nội dung liên quan đến thực tiễn, sản xuất  nhưng  không có trong sách giáo  khoa, giáo viên ít liên hệ hoặc ít nhắc tới. Chính vì lí do đó, nhiều học sinh  không biết học hóa học để làm gì. Học sinh hầu như không hào hứng, không  mong chờ tới giờ học.  Chương Nitơ – photpho có rất nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn,   kiến thức liên môn, thực nghiệm, bài tập  ứng dụng trong các ngành công  nghiệp... Vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng vào quá  trình giảng dạy. Nếu giáo viên biết sắp xếp tổ  chức hợp lí học sinh vừa   lĩnh hội được kiến thức vừa biết được nhiều kiến thức liên quan đến thực  tiễn, ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp…giúp học sinh yêu thích bộ  môn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhìn nhận lại quá trình giảng dạy trong những năm qua tại trường  THCS & THPT Tân Tiến, tôi nhận thấy: Việc học tập của học sinh chưa   hiệu quả, phương pháp giảng dạy của bản thân mang tính sáng tạo chưa   cao, chưa tạo được sự tích cực, chủ  động học tập cho học sinh. Từ đó, tôi   Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 2
  3. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho luôn suy nghĩ, tìm ra giải pháp hiệu quả nhất nhằm làm phong phú hơn tiết   dạy của mình, giúp học sinh hứng thú với môn học.  Trong quá trình áp dụng một số  giải pháp, tôi nhận thấy học sinh yêu  thích môn học hơn, tích cực với việc trả lời các câu hỏi, bài tập tôi đưa ra từ  đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, tôi xin chia sẻ  một vài kinh  nghiệm trong đề  tài:  “ Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy   chương Nitơ – Photpho” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11 (2012­2013), lớp 11A1,  11A2, 11A3 (2013­2014), lớp 11A1, 11A2 (2014­2015) 2. Phạm vi nghiên cứu: Câu hỏi, bài tập chương Nitơ – Photpho 3. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng tốt bài tập gây hứng thú vào  việc giảng dạy chương Nitơ  – photpho trong Hóa học 11 làm cho tiết  học trở  nên sinh động, phong phú. Từ  đó tạo được hứng thú học tập   cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thông tin trong tài liệu, internet.. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh vận dụng Kiểm tra kiến thức học sinh sau khi kết thúc chương. Khảo sát, thống kê phân tích số liệu kết quả bài kiểm tra 45 phút. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 3
  4. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho PHẦN 2: NỘI DUNG I. Tổng quan về bài tập hóa học gây hứng thú 1. Khái niệm Bài tập hóa học gây hứng thú  là dạng bài tập  tạo nên cảm giác hưng  phấn, tích cực cho học sinh nhờ các kiến thức mới, gần với thực tiễn, hình  ảnh đẹp, các thủ pháp tâm lý (kích thích trí tò mò, các yếu tố gây bất ngờ…). 2. Đặc điểm Một bài tập bình thường, chỉ  chứa dữ  kiện là các con số  cùng với yêu   cầu của đề  bài sẽ  rất dễ  dẫn đến sự  khô khan, nhàm chán. Bài tập có chứa  các yếu tố  mới lạ, hay kích thích sự  tò mò dễ  tạo  cảm giác hưng phấn cho  học sinh khi tiếp xúc với bài tập. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 4
  5. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Làm cho học sinh tích cực nhận thức. Hứng thú gây động cơ  thúc đẩy  quá trình quá trình tiếp nhận tri thức. Kích thích sự  tò mò của học sinh. Bài tập có chứa các yếu tố  gây hứng  thú sẽ kích thích được sự say mê, mong muốn khám phá những vấn đề đề bài   yêu cầu. Bài tập có chứa yếu tố  mới, lạ, thời sự, ... Đây là đặc điểm khác biệt  giữa bài tập gây hứng thú so với các loại bài tập thông thường. 3. Tác dụng Tạo cơ  sở, động cơ  cho hoạt động nghiên cứu,  phát huy tính tích cực,  sáng tạo của học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa ở trường phổ thông.  Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Cung cấp thêm các thông tin mới lạ, những hiện tượng xung quanh kì  thú và hấp dẫn, giúp học sinh duy trì sự  chú ý trong một thời gian dài, mức  độ  tập trung vào hoạt động rất cao từ  đó hiệu quả  học tập đạt được như  ý  muốn. Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Khi có hứng thú, sự ghi nhớ là tự nguyện   và kiến thức được khắc sâu hơn. Kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cảm giác thích giải các  bài tập hóa học hơn. Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tình cảm thầy trò. Khi học sinh   có hứng thú với môn học thì tình cảm thầy trò cũng trở nên tốt đẹp hơn. Đây  là một trong những yếu tố  giúp xây dựng   bầu không khí lớp học, học sinh  Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 5
  6. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho chủ động và tích cực làm việc, thúc đẩy quá trình lĩnh hội tri thức được hiệu  quả hơn. 4. Một số dạng bài tập gây hứng thú Dựa vào đặc điểm của bài tập, có thể  chia ra 7 dạng bài tập gây gây   hứng thú như sau: Bài tập có sử dụng hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị. Bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm. Bài tập có chứa câu chuyện (lịch sử, hiện đại). Bài tập  mở rộng hiểu biết. Bài tập có phương pháp giải đặc biệt (giải nhanh, nhiều cách giải...). Bài tập hay, độc đáo. Bài tập phát triển tư duy. II. Xây dựng bài tập gây hứng thú 1. Nguyên tắc xây dựng Bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. Bài tập phải chứa đựng yếu tố  hấp dẫn, kích thích sự  tò mò tìm hiểu  của học sinh. Bài tập góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở nhiều mức độ hiểu,  biết, vận dụng. Bài tập đảm bảo tính hệ thống và đa dạng. Bài tập đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Bài tập phát huy tối đa sự tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học  sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 6
  7. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Đây là một số  các nguyên tắc cần phải đảm bảo khi xây dựng bài tập.  Cần chú ý nguyên tắc “chứa đựng yếu tố hấp dẫn, kích thích sự tò mò”, đây  là yêu cầu quan trọng nhất cần có đối với một bài tập gây hứng thú.  2. Xây dựng bài tập gây hứng thú Với nhiều dạng bài tập gây hứng thú, có dạng giáo viên có thể xây dựng  mới (bài tập sử dụng mô hình, hình vẽ; có cách giải hay, độc đáo;...), có dạng   giáo viên  phải sưu tầm (có câu câu chuyện; mở  rộng kiến thức cho  học  sinh...). Cách xây dựng: Có thể  dựa trên nền các bài tập đã có sẵn, giáo viên thay đổi một hoặc  một số  các yếu tố  để  bài tập trở  nên mới mẻ  hơn bằng cách: thay đổi đối  tượng, số liệu, thay đổi các quan hệ trong bài toán, thay đổi câu hỏi, thay đổi  điều kiện đề bài... Sưu tầm các bài tập có chứa câu chuyện lịch sử hoặc hiện đại, hoặc có  chứa các vấn đề gần gũi với HS mà các em cần biết thêm. Dựa vào nội dung có thể  gây hứng thú để  xây dựng bài tập. Trong các  nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh sẽ  có những nội dung tạo  cho học sinh cảm giác thích thú, tò mò; giáo viên nên khai thác các kiến thức  này để  chuyển thành những bài tập nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho học   sinh. 3. Một số hình thức vận dụng bài tập gây hứng thú Vận dụng trong kiểm tra bài cũ. Vận dụng trong dẫn dắt vào bài mới. Vận dụng trong giảng dạy bài mới. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 7
  8. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Vận dụng trong củng cố kiến thức bài học, luyện tập chương. Vận dụng trong lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa. III. Vận dụng bài tập gây hứng thú vào chương nitơ ­ photpho Để vận dụng bài tập hứng thú vào chương này, ta có thể  tổ  chức dưới   nhiều hình thức khác nhau miễn sao phù hợp với đối tượng học sinh, thời   gian tiết học và nội dung của bài. 1. Kiểm tra bài cũ Trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên nên thay đổi không khí lớp  học bằng cách kiểm tra bài cũ với những hình ảnh thí nghiệm trong thời gian   khoảng 5 phút.   Ví dụ  1:    Em hãy mô tả  và giải thích hiện tượng thí nghiệm của NH3  trong hình ảnh dưới đây? Trả  lời: Nạp đầy khí NH3 vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bằng nút  cao su có  ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng đầu  ống thủy tinh vào   một chậu thủy tinh chứa nước có pha thêm dung dịch phenolphtalein. Một lát  sau, nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng. Đó là do  Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 8
  9. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào  bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng chứng tỏ dung dịch có tính bazơ. * Với câu hỏi này, học sinh không cảm thấy áp lực với nội dung được  hỏi mà còn tạo được sự mở đầu sôi nổi cho tiết học bài mới. Ví dụ 2:  So sánh thể tích khí NO duy nhất thoát ra (đktc) trong hai thí nghiệm   sau:                               TN1:  3,84gam Cu               TN2: 3,84gam Cu                             80ml HNO3 1M                  80ml HNO3 1M và HCl 1M Trả lời:  TN1: ,                       3Cu + 8H+ + 2 → 3Cu 2+ +2NO +4H2O  Ban đầu:     0,06     0,08    0,08      →            0             (mol) Phản ứng:    0,03     0,08    0,02      →           0,02         (mol) Còn:            0,03       0       0,06      →           0,02         (mol) TN2:,,        3Cu +   8H+ +2 → 3Cu 2+ +2NO +4H2O Ban đầu:      0,06     0,16    0,08    →              0             (mol) Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 9
  10. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Phản ứng:    0,06     0,16    0,04    →             0,04         (mol) Còn:              0          0        0,04   →             0,04         (mol) Vậy thể tích khí NO (đktc) thu được ở TN2 > TN1. Nhận xét: Cùng một khối lượng kim loại nhưng thể tích khí thu được   không bằng nhau. Điều đó tùy thuộc vào chất nào tham gia phản ứng hết. Vì  vậy chúng ta phải so sánh số mol của Cu,  trước khi tính toán. Bài tập này, giáo viên dùng để kiểm tra bài cũ về phần tính chất hóa học  của axit phản ứng với kim loại tạo ra sản phẩm khử duy nhất. * Thay vì dùng lời kèm với những con số, giáo viên nên đưa ra bài tập  dưới dạng hình vẽ  dễ  hình dung, kích thích tính tò mò của học sinh. Đây là  dạng bài tập phát triển tư  duy của học sinh, có phương pháp giải đặc biệt.   Để giải được bài tập này, học sinh phải hiểu rõ tính chất hóa học của HNO 3  khi phản ứng với kim loại, vận dụng tốt phương pháp giải nhanh bài toán dư  với dạng phương trình ion. 2. Dẫn dắt vào bài mới Nhà thơ vĩ đại của Mỹ Henry Wadsworth Longfellow đã viết: “Mở đầu   là một nghệ thuật vĩ đại”. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học   đều có phần mở  đầu thuyết phục, vì phần mở  đầu sẽ  dẫn dắt cả  tiết học.  Thực tế đã chứng minh rằng: Chỉ khi nào có sự  chuẩn bị  sẵn sàng, học sinh   mới có thể học tốt. Mở  đầu bài giảng là một trong những yếu tố  quyết định tính toàn vẹn  của bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo  không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. Một giờ  học  mở đầu tốt giúp cho tiết học đạt hiệu quả cao. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 10
  11. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Ví dụ 1: Đối với bài 12 ­ Phân bón hóa học ( SGK hóa học 11 ­ cơ bản),  trước khi vào bài, giáo viên đặt câu hỏi:  Người nông dân thường dùng vôi để   bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn chung vôi với phân ure để bón?  Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh trả lời câu hỏi Giáo viên chuyển ý: Để  giải đáp xem câu trả  lời của các bạn có chính   xác không, chúng ta sẽ  nghiên cứu bài học hôm nay: Bài 12 ­ Phân bón hóa   học. Khi dạy xong mục 3 ­ Phân urê (SGK hóa học 11 – cơ  bản), giáo viên  yêu cầu học sinh nhận xét câu trả  lời của các bạn đã trình bày  ở  đầu buổi  học. Giáo viên gọi học sinh trình bày câu trả lời, sau đó cho các bạn nhận xét  và cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức. Trả lời: Khi trộn vôi với urê bón cho ruộng, có phản ứng:  CO(NH2)2 +2H2O → (NH4)2CO3 (NH4)2CO3 +Ca(OH)2 → CaCO3↓+2NH3↑+ 2H2O Vậy: Phản  ứng làm mất tác dụng của phân urê do tạo khí NH3 thoát ra  ngoài và làm cho đất bị rắn lại do tạo CaCO3. Vì vậy không nên trộn chung  vôi với phân urê để bón ruộng. * Cách dẫn dắt này gây ra tình huống có vấn đề  cho bài học, giúp kích  thích tính tò mò, gây hứng thú. Học sinh phải cố gắng tìm hiểu kỹ kiến thức   để  trả  lời câu hỏi giáo viên đưa ra và xem bạn mình trình bày câu trả  lời  ở  đầu buổi có đúng hay không. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 11
  12. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Ví dụ  2: Khi mở đầu vào bài 10 – Photpho (SGK hóa học 11 ­ cơ bản),  giáo viên nêu một hiện tượng thực tiễn thường gặp mà học sinh có thể chưa   biết rõ nguyên nhân. Giáo viên dẫn dắt: Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn   Du đã viết: “ Lập lòe ngọn lửa ma trơi Tiếng oan văng vẳng tối trời còn thương” Vậy “ma trơi” là gì? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng? Hiện tượng   “ma trơi” có thật hay không? Nếu chúng ta đi qua các nghĩa trang vào ban   đêm, một số  ngôi mộ  tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lập lòe mà dân gian   thường gọi là “ma trơi”. Bài học hôm nay sẽ  giúp chúng ta hiểu rõ nguyên   nhân về hiện tượng này: Bài 10 – photpho. Nội dung này liên quan đến môn Sinh học và kiến thức về  hợp chất   photphin mà học sinh chưa   được trang bị. Vì  vậy, giáo  viên  sẽ  là người  hướng dẫn học sinh trong việc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng “ma   trơi”. Sau khi kết thúc bài học, giáo viên giúp học sinh giải thích hiện tượng   như sau: Trong cơ  thể  (xương động vật), có chứa một hàm lượng photpho. Khi  chết,   các   vi   khuẩn   phân   hủy   xác   tạo   thành   khí   PH3  (photphin)   và   P2H4  (điphotphin). Khí P2H4  tự  bốc cháy ngay trong điều kiện thường cung cấp   nhiệt cho khí PH3  bốc cháy tạo thành khối cầu khí lửa (ma trơi) bay trong   không khí. Bất kể  ngày hay đêm đều có PH3  bay ra  ở  các nghĩa trang. Tuy  nhiên ban ngày, ánh sáng quá mạnh nên ta không nhìn thấy hiện tượng ma  trơi. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 12
  13. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho 2PH3 +4O2 P2O5 +3H2O Giáo viên giải thích hiện tượng bị “ma trơi” đuổi: Khi sợ hãi, ta chạy sẽ  sinh ra một luồng khí chuyển động, nó làm cho ngọn lửa bay theo. * Giải thích rõ hiện tượng này giúp học sinh thấy rõ các hiện tượng  quan sát được trong cuộc sống đều có cơ sở khoa học của nó chứ không phải  như quan niệm của một số người theo kiểu mê tín dị đoan. 3. Trong quá trình giảng dạy bài mới Ví dụ  1: Bài 10 – Photpho (SGK hóa học 11 – Cơ  bản): Khi dạy phần  tính oxi hóa của photpho, giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình hóa  học của photpho tác dụng với kim loại (Ca, Zn…). 3Zn +2P  Zn3P2 Giáo viên thông báo: Zn3P2  (kẽm photphua) là thành phần của thuốc   chuột, bị thủy phân rất mạnh, sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.  Câu 1: Vì sao khi chuột ăn phải thuốc này thường đi tìm nước uống? Câu 2: Hóa chất nào làm cho chuột chết? Học sinh hoạt động cá nhân để  hoàn thành câu trả  lời, các bạn khác  nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức. Trả  lời: Thanh phân thuôc chuôt la Zn ̀ ̀ ́ ̣ ̀ 3P2. Sau khi chuột ăn phải, Zn3P2  ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ượng nươc trong c bi thuy phân rât manh, ham l ́ ơ thê chuôt giam, no khat va đi ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̀   ́ ống: Zn3P2  +  6H2O  →  3Zn(OH)2↓+   2PH3↑ ̀ ươc u tim n Chinh PH ́ ̃ ́ ́ ̣ 3 (photphin) đa giêt chêt chuôt. ̀ ước đưa vao c Cang nhiêu n ̀ ̀ ơ thê chuôt  ̉ ̣ → PH3 thoat ra nhiêu  ́ ̣ ̀   ̀ → chuôt cang ́ ước, chuôt se lâu chêt h nhanh chêt. Nêu không co n ́ ́ ̣ ̃ ́ ơn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 13
  14. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho * Đây là dạng câu hỏi giúp học sinh biết thêm thông tin về  thành phần,   nguyên tắc phản  ứng, độc tính của thuốc chuột. Vì thực tế, tôi thường thấy  học sinh trả lời như sau: “Muối Zn3P2 có tính chất như muối ăn thông thường   nên khi chuột ăn phải thì nó khát nước. Chính Zn 3P2làm chuột chết”. Câu trả  lời này không chính xác nên giáo viên hướng dẫn, gợi ý để  học sinh trả  lời  chính xác câu hỏi.  Giáo viên thông báo thêm: Vấn đề  diệt chuột đang được mọi người   quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con   người và hay phá hoại mùa màng. “ Thuốc chuột” đang được dùng với mục   đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên  ảnh hưởng đến sức khỏe và   tính mạng con người. Vì vậy biết cơ  chế  hoạt động của nó để  diệt chuột   hiệu quả và an toàn. * Học sinh cảm thấy tò mò, tránh được cảm giác nhàm chán đối với  những bài học thuần túy chỉ là những phương trình hóa học. Ví dụ 2: Đối với bài 8 ­ Amoniac và muối amoni (SGK hóa học 11 – Cơ  bản): Khi dạy phần phản  ứng nhiệt phân của muối amoni, giáo viên yêu cầu  học   sinh   trả   lời   câu   hỏi:  Vì   sao   trong   công   nghiệp   thực   phẩm,   muối   NH4HCO3 được dùng làm bột nở? Học sinh hoạt động cá nhân trả  lời câu hỏi, sau đó giáo viên chốt lại  kiến thức. Trả  lời: Muối NH4HCO3  được dùng làm bột nở  vì khi trộn với bột và  hấp bánh thì NH4HCO3 bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt Như vậy, khí CO2, NH3  thoát ra làm cho bánh to hơn và xốp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 14
  15. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho * Đây là dạng câu hỏi liên quan đến  ứng dụng của muối amoni. Học  sinh phải biết về  phản  ứng nhiệt phân của muối NH4HCO3, đồng thời liên  hệ được kiến thức liên quan đến sản phẩm tạo thành của phản ứng. Giáo viên hỏi thêm một câu hỏi: Vì sao không dùng muối (NH4)2CO3 để  làm bột nở  trong khi muối này cũng có khả  năng bị  nhiệt phân cho ra sản   phẩm khí? Trả  lời: Không dùng muối (NH4)2CO3 để  làm bột nở  vì khi nhiệt phân  cho ra sản phẩm là:  (1) (2)   4 2 3  Vậy: Từ  phương trình 1 và 2 cho thấy, nếu dùng (NH ) CO thì lượng  3 4 3,   khí NH  sinh ra nhiều hơn so với NH HCO gây độc cho người sử  dụng và  3 tạo mùi khai do lượng NH  còn tồn lại trong bánh. * Câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi, vì học sinh trung bình,  yếu thường trả lời như sau: “Vì không có khí CO2”. Lí do có câu trả lời này là  vì học sinh chỉ  chú ý tới phương trình 1 mà ít quan tâm đến phương trình 2.  Câu trả lời này chưa đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích để tìm ra  câu trả lời chính xác. Ví dụ 3: Đối với bài 12 – Phân bón hóa học (SGK hóa học 11 – cơ bản),  khi dạy phần I – Phân đạm, giáo viên liên hệ  thực tế  bằng một bài tập liên  quan đến việc bón phân cho cây trồng  ở  địa phương như  sau: Cần bón bao   Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 15
  16. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho 4 3 nhiêu kilogam phân đạm amoni nitrat chứa 97,5 % NH NO  cho 5 hecta cao   su, biết rằng 1,00 hecta cao su cần 60,00 kg nitơ. (Theo baovecaytrong.com,   lượng Nitơ này áp dụng cho cây cao su ở năm thứ 5 với mật độ  476 cây/1ha   ở đất hạng I).  Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày bài tập, các bạn khác nhận xét,   sau đó giáo viên chốt lại kiến thức. Trả lời: Số kg nitơ cần cho 5 hecta cao su là: 5 x 60 = 300(kg) Mặt khác ta có:  4 3 Trong 80 kg NH NO  có 28 kg nitơ 4 3 Trong 100 kg phân đạm amoni nitrat có 97,5 kg NH NO 4 3 97,5 kg NH NO  có x kg nitơ  Vậy 100 kg phân đạm amoni nitrat …….. 34 kg nitơ         y kg phân dạm ……………………….300 kg nitơ  Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 16
  17. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho * Cây cao su là cây trồng phổ biến  ở địa phương, nó mang lại cảm giác   gần gũi, thân quen, giúp học sinh vận dụng để  tính được lượng phân đạm  cần bón cho diện tích đất của cây trồng trong gia đình. 4. Củng cố kiến thức bài học, ôn tập chương Ví dụ  1: Trong bài 13: Luyện tập tính chất của Nitơ – Photpho và hợp   chất của chúng (SGK hóa học 11 – cơ bản), GV đưa ra bài tập liên quan đến  kiến thức ứng dụng trong công nghiệp ôtô sử dụng nhiên liệu xăng như sau: Giáo viên cung cấp thông tin: Vì đặc thù  nhiên liệu, động cơ  xăng dễ   tạo ra khí xả  chứa NOx, CO, CxHy  (chưa cháy hết). Để  xử  lí thật triệt để,   thật sạch các  chất độc, nhiệt độ  phải trên 400oC.  Ở  nhiệt độ  đó, các chất   xúc tác được kích hoạt hoàn toàn, thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học, đưa   3 loại chất thải có độc tố  cao thành các chất không độc. Ở  lớp khử, NOx bị   tách thành khí nitơ  và khí ôxi. Sau đó, khí ôxi vừa được tách ra cùng với   lượng ôxi dư trong khí thải và ôxi cung cấp thêm, dưới tác dụng của chất xúc   tác sẽ  ôxi hóa CO và CxHy  thành các chất không độc như  khí CO2  và hơi   nước. Các phản  ứng có thể xảy ra qua bộ lọc khí thải (xúc tác Platin, Paladi,   Rhodi) bao gồm: 1, 2NO  → N2 +O2   2, 2NO2 → N2 +2O2 3, 2NO +O2 → 2NO2              4, 2CO +O2 → 2CO2 5, CxHy +( x+ y/4) O2 → xCO2 +y/2 H2O Câu hỏi: Phương trình nào ở trên ít có khả năng xảy ra nhất trong bộ  lọc khí thải? Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 17
  18. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho a, 2  b, 3  c, 4  d, 5 (Trích: Đề  thi Hóa học quốc gia Australia năm 2013 dành cho học   sinh THPT tổ chức tại THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM) Học sinh hoạt động nhóm khoảng 3 phút để  hoàn thành câu trả  lời.  Sau đó, giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày, cuối cùng giáo viên  chốt lại kiến thức.  Ví dụ 2: Khi dạy bài 9 ­ Axit nitric và muối nitrat (SGK hóa học 11 –   Cơ bản), sau khi dạy xong phần A – Axit nitric, GV dùng câu hỏi liên quan  đến cao dao tục ngữ  trong hóa học để  củng cố  phần nitơ  và những hợp  chất của nó Câu hỏi: Em hãy dùng kiến thức hóa học về nitơ và hợp chất để giải   thích hiện tượng tự nhiên sau:  “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Giáo viên tổ  chức cho học sinh thảo luận nhóm khoảng 3 phút, sau đó  dành thời giản khoảng 1 phút cho các nhóm dán kết quả lên bảng. Giáo viên  mời đại diện 1 nhóm trình bày khoảng 3 phút. Trả lời: Câu ca dao có ý nghĩa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà  có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ  rất tốt và cho năng suất cao sau  này. Do trong không khí có khoảng 78% khí N2 và khoảng 21% khí O2, 1% là  các khí khác, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:   (khoảng 3000oC) Sau đó ở điều kiện thường, khí NO bị oxi hóa bởi O2 tạo thành NO2: 2NO + O2 → 2NO2 Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:  Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 18
  19. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 HNO3 →   Lúc này HNO3  dễ  dàng phản  ứng với nhiều chất (chủ  yếu là gốc kim  loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây  hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên". * Đây là câu hỏi giáo viên thường dùng khi dạy về nitơ và hợp chất   của nitơ và nó có tác dụng nhất định đối với bộ  môn Hóa học trong việc  giải thích các hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến kiến  thức liên môn với bộ môn Sinh học trong nội dung về sự hấp thụ các ion   amoni và nitrat của cây trồng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 19
  20. Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho   Học sinh lớp 11A1 năm học 2014­2015 thảo luận trả lời câu hỏi Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 12 ­ Phân bón hóa học (SGK hóa học 11 –  cơ bản), giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ   bị chua? Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2