intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

407
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT được thực hiện nhằm đưa ra những cách thức giảng dạy nhằm tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn GDCD; thay đổi được thực trạng học tập và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT

  1.                                            A. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của môn GDCD trong trường THPT là góp phần phát triển con  người Việt Nam toàn diện về  năng lực trí tuệ, về  phẩm chất   đạo đức, lối   sống, ý thức tổ chức kỷ luật  trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát  triển và tiến bộ  của thời đại. Môn học giúp học sinh tự  hoàn thiện nhân cách  của mình và thấy được ý nghĩa to lớn của cuộc sống, thể hiện rõ bản lĩnh sống  phù hợp với lý tưởng của Đảng, biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu,  yêu ghét rõ ràng, biết đinh h ̣ ương đung đăn trong cuôc sông hiên tai va sau nay. ́ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̀   Từ  những mục tiêu trên đòi hỏi người dạy phải luôn tìm ra phương pháp dạy   học phù hợp nhất để mang lại hiệu quả giáo dục cao  Trên thực tế,  ở  các trường THPT hiện nay, học sinh chưa hứng thú học  tập môn CDCD dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện, tu dưỡng đức chưa cao.   Nhiều học sinh sống xa rời thực tế, chưa có lý tưởng sống. Giáo viên  ra bài tập  về  nhà các em làm nhưng chỉ  mang tính chất đối phó. Nhận thức và hiểu vấn  đề chưa sâu sắc. Thậm chí các em còn không biết mình hiểu vậy là đúng hay sai   ? Nói đến vận dung chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh thì các em chưa biết vận   dụng cái gì ? và vận dụng như thế nào?    Lí do vì sao? Có nhiều nguyên nhân: Do phụ  huynh và học sinh chưa  nhận thức đúng được vai trò của môn giáo dục công dân. Mặt khác do giáo viên  trong quá trình giảng dạy chậm đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp không  hài hoà giữa các khâu lên lớp và phương pháp truyền thụ làm cho môn học vốn   dĩ đã khô khan, trừu tượng lại càng trừu tượng khó hiểu hơn. Bên cạnh đó do   ảnh hưởng mặt trái của nền kinh thị trường nên một bộ phận học sinh đã bị lôi   cuốn vào những trò chơi không lành mạnh 1
  2. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân tôi đã rất trăn trở,   làm sao để  khắc phục được tình trạng này. Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã  xây dựng một số kế hoạch nhằm lồng ghép giáo dục đạo đức truyền thống cho   học sinh, nâng cao hứng thú học tập môn GDCD của cả  ba khối tôi dạy. Đặc   biệt là học sinh khối 10. Kết quả  cho thấy trong những kế  hoạch mà tôi áp  dụng đều mang lại hiệu quả  trong đó giáo dục học sinh học tập và làm theo  tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả  cao nhất và cũng là đề tài mà tôi tâm đắc nhất thông qua sáng kiến Vận dụng   một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với   đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT  B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Về cơ sở lý luận  và thực tiễn  1. Về cơ sở lý luận      Ngày 14/ 05/ 2011 Bộ chính trị  ban hành Chỉ thị số 03/CT­ TW về  tiếp tục  đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  ” trong  toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị. Đây là cuộc vận động lớn nhằm giáo  dục,  phát huy các  giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đấu tranh   khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội, hình thành, phát  triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã  hội chủ  nghĩa   phát triển toàn diện, có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị  vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các các quan hệ xã hội lành mạnh  phù  hợp với bản thân, với xã hội, với môi trường sống và lý tưởng của Đảng                Lịch sử   nước nhà đã chứng minh có rất nhiều các lớp cha anh dũng cảm  năng 2
  3.  động, sáng tạo, vượt khó; những tấm gương học sinh ngoan; những tấm lòng  từ thiện nhân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đáng để chúng ta trân trọng, tự hào   và noi theo. Trong đó, Hồ  Chí Minh là người tiêu biểu nhất về  đạo đức cách  mạng. Người đã dày công xây dựng nền đạo đức  ở  Việt Nam, Người đã phát   triển lý luận đạo đức Mác­ Lê Nin và kết tinh xuất sắc những tinh hoa đạo đức   của dân tộc. Người đã tu dưỡng rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực,  là tấm gương sáng nhất về  đạo đức. Đó là di sản văn hoá vô giá của dân tộc.   Tấm gương của Người  mãi mãi là ngọn hải đăng thắp sáng cho nhiều thế  hệ  Việt Nam  hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và làm theo   tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nghĩa vụ và trách nhiệm chung. Bởi vì học  và làm theo tấm gương của Người là con đường ngắn nhất, cơ  bản nhất để  chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình và  góp phần vào việc xây dựng và bảo  vệ Tổ quốc 2. Về  thực tiễn      Ngày nay nước ta đang trên con đường đổi mới chúng ta rất cần những con   người mới ­ Con người Xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả về đức dục, trí   dục và mĩ dục. Hơn bao giờ hết lúc này đất nước đang rất cần những bậc hiền   tài. Chỉ  có người tài ­ đức mới thực hiện được lý tưởng của Đảng. Chỉ  có  những  người yêu nước mới  khát khao phục vụ Tổ quốc          Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài Sáng kiến  Vận dụng một số chuẩn   mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn   GDCD lớp 10 THPT   3. Giả thuyết đề tài    Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đặt ra giả thuyết sau :  ­ Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn GDCD hay không? 3
  4. ­ Đề tài có làm thay đổi được thực trạng hay không? ­ Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn GDCD hay không ? ­ Đề  tài có góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách và kĩ năng sống  cho học sinh hay không ? ­ Đề tài có được áp dụng rộng rãi hay không?  4. Mục tiêu đề tài       Từ  những giả  thuyết trên trên tôi xác định mục tiêu đề  tài phải đạt được   những yêu cầu sau  ­ Tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn GDCD ­ Thay đổi được thực trạng học tập và nâng cao sự  hiểu biết của học sinh về  vai trò của đạo đức  đối với cá nhân, gia đình và xã hội chuẩn mực đạo đức Hồ  Chí Minh ­  Hình thành kĩ năng sống cho học sinh nói phải đi đôi với làm, học phải đi đôi  với hành, biết vận dụng tấm gương đạo đức của Hồ  Chí Minh vào trong thời  đại mới ­ Đề tài có thể sử dụng cho nhiều môn học khác nhau 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Sử  dụng phương pháp phép biện chứng duy vật , logic học , phân tích nhận   định, tổng hợp, giải quyết vấn đề. Có kế  thừa và phát huy cái cũ tiến bộ  vận   dụng vào cái mới  ­  Phương pháp thực nghiệm: Thông qua giờ  dạy trên lớp giáo viên thực hiện  các   phương   pháp  dạy   học   hiện   đại   như:   Phương   pháp  giải   quyết  vấn   đề,  phương pháp thảo luận nhóm, khăn phủ  bàn tôi kết hợp với phương pháp dạy  4
  5. học truyền thống như  phương pháp kể  chuyện, nêu gương tốt, phương pháp  rèn luyện, phương pháp thuyết phục, phương pháp khen thưởng và trách phạt,  đồng thời giáo viên định hướng cho học sinh phương pháp học tốt Trong hệ  thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống mà  tôi đưa ra phương   pháp nêu gương là phương pháp có tác dụng tích cực tới   việc giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh đặc biệt là học sinh lớp 10.   Bởi vì phần lớn học sinh lớp 10 mới vào trường có khuynh hướng bắt chước và   làm theo những hành vi, hành động của các gương tốt để   hoàn thiện và củng   cố giá trị của bản thân   6. Đối tượng nghiên cứu      Tôi dự  định áp dụng cho học sinh của cả  ba khối 10, 11,12  mà nhà trường   phân công tôi dạy. Tuy nhiên  để có cơ sở đánh giá kết quả tôi chọn bốn lớp 10   tôi dạy  trong hai năm thực hiện kiểm nghiệm đề tài ­ Lớp đối chứng :  10G3  (năm học 2011­2012) ; 10H5(năm học 2012­2013)  ­ Lớp thực nghiệm : 10G2 (năm học 2011­2012) ; 10H7 (năm học 2012­2013     Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng  với nhau về tỉ lệ giới tính, Kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập  của học sinh. Đặc biệt là năng lực học tập và kết quả  điểm kiểm tra môn  GDCD trước khi tác động II. Thực trạng   1.Thực trạng chung:  Môn giáo dục công dân từ trước đến nay thường bị coi là  môn học phụ, chưa được chọn là môn thi trong các kì thi tốt nghiệp hay các cấp   cao hơn. Mặt khác lại là môn học có  kiến thức trừu tượng vừa khó vừa khô,  cho nên  học sinh ngại học dẫn đến việc học tập  đánh giá hành vi đạo đức,   5
  6. hành vi  ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường   tự nhiên, môi trường xã hội của học sinh bị hạn chế. Đa số học sinh quan niệm   rằng: Học chỉ  cần đủ  điểm là được, không cần phải đầu tư  mà mất thời gian   học tập của môn khác.Vì vậy kĩ năng vận dụng của các em chưa tốt 2. Thực trạng đối với học sinh : Trong quá trình tìm hiểu học sinh tôi được biết   đa số  học sinh chỉ  biết rằng Bác Hồ  là người ra đi tìm đường cứu nước, lãnh  đạo nhân dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Bác là một con người   nhân ái vị  tha, khoan dung, nhân hậu, có tình thương yêu bao la rộng lớn mà  không ai có được. Bác quan tâm đến người già, trẻ em, phụ nữ, với bộ đội, với   các cháu thiếu niên, nhi đồng qua các bài thơ, bài hát và một số  ít câu chuyện   trong môn Ngữ văn và môn GDCD và một số hoạt đông tập thể do nhà trường  và Đoàn trường   tổ  chức. Nhưng lòng yêu nước của Người, tình thương của  Người, phẩm chất đạo đức cao cả  của Người được thể  hiện cụ  thể  như  thế  nào trong cuộc sống hàng ngày thì học sinh lại không  được  biết hoặc biết  nhưng còn láng máng, đại khái  3. Thực trạng đối với giáo viên : Khi đi tập huấn tôi có dịp được trao đổi với   bạn bè đồng nghiệp thì được biết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học   nhiều giáo viên đã bỏ quên phương pháp dạy học truyền thống như kể chuyện,   nêu gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp thuyết phục, phương pháp  khen thưởng và trách phạt dẫn đến giờ  học không hứng thú, giáo viên không  thể truyền được cho các em ngọn lửa yêu thích môn học  III. Giải pháp  1. Giải pháp thực hiện 1.1. Xác định một số chuẩn mực cần vận dụng  trong  giảng dạy  6
  7. Một là.: Thực hiện chuẩn mực “Trung với nước, Hiếu với dân”. Cần quán triệt   nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh đoàn  kết dân tộc, đẩy mạnh sự  nghiệp đổi mới, công nhiệp hoá ­ hiện đại hoá đất   nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển           Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất chi phối toàn bộ  phẩm   chất khá. Từ  khái niệm cũ “Trung với Vua, Hiếu với cha mẹ” trong đạo đức   truyền thống phong kiến phương đông Người đã phát triển thành “Trung với  nước, Hiếu với dân” Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức      “Trung với nước, Hiếu với dân suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự  do   của Tổ quốc vì Chủ nghĩa xã hội , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào  cũng vượt qua, kẻ  thù nào cũng đánh thắng” đây là định hướng chính trị  đạo   đức, lý tưởng cao đẹp cho lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam  Hai là: Thực hiện chuẩn mực đạo đức tình yêu thương đối với con người     Yêu thương con người là một trong những phẩm giá tốt đẹp nhất của người   Việt Nam. Với Bác tình yêu thương bao la rộng lớn. Bác là người nhân ái, vị  tha, khoan dung, nhân hậu. Hơn thế nữa tinh yêu thương con người còn là sự hy  sinh cao cả, là khát vọng tự  do cho dân tộc Người nói “Tôi chỉ  có một ham   muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược   hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.   Đó là nội dung cốt lõi của tình yêu thương con người   Ba là: Thực hiện lời dạy “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ” nêu cao phẩm   giá con người Việt Nam trong thời đại mới ,“Cần kiệm liêm chính, chí công vô  tư  ” là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ  “đối với mình” được  chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu phát   triển của đạo đức cách mạng. Người là tấm gương mẫu mực “Cần kiệm liêm   7
  8. chính, chí công vô tư ” có đời sống trong sáng, nếp sống giản dị, đạo đức khiêm  tốn phi thường nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật gắn bó với nhân dân vì nhân  dân phục vụ Bốn là: Tinh thần quốc tế  trong sáng và tinh thần đoàn kết quốc tế  vô sản   Phát  huy chủ nghĩa  yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tể trong sáng , đoàn   kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hoá, chủ động , tích cực  hội nhập kinh tế  quốc tế  .tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  tinh thần đoàn kết bắt   nguồn từ  tình yêu thương đối với con người, với nhân loại, mục tiêu là giải  phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người, Người là hiện thân  của chủ  nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ  nghĩa quốc tế  trong sáng.  Trong quan hệ quốc tế người đã tranh thủ được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của   bạn bè quốc tế 1.2. Cách thức vận dụng   1. Sử dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài        Có rất nhiều cách để người dạy dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu nội dung   của bài mới. Tùy theo nội dung của bài giảng mà cách mở  bài cũng khác nhau  nhưng phải xác định mở bài là một khâu rất quan trọng. Nếu mở bài thuyết phục được   học sinh là bước đầu thành công của bài giảng. Thông thường giáo viên sử  dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề  nhưng để  tạo hứng thú cho học   sinh tôi đã sử dụng một câu chuyện, một luận điểm hoặc một đoạn tư liệu để  dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu nội dung của bài học VD: Khi dạy tiết 19:  Bài 10: Quan niệm đạo đức : Tôi lấy câu nói của Bác                        Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông                        Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc 8
  9.                       Người có bốn đức tính : Cần, Kiệm, Liêm,  Chính                       Thiếu một mùa không thành trời                       Thiếu một phương không thành đất                       Thiếu một đức không thành người    2. Sử  dụng những câu chuyện kể  và hình  ảnh về  Bác để  khai thác nội dung  kiến thức  VD khi dạy tiết 25: Bài 13 Công dân với cộng đồng tôi chọn câu chuyện  và hình  ảnh “ Bác Hồ  đến với các cháu trại trẻ  mồ  côi Kim Đồng ” và câu chuyện “   Bác không thăm những người như  mẹ con thím thì còn thăm ai ” Cho hoc sinh ̣   ́ ược du bân trăm công nghin viêc nh thây đ ̀ ̣ ̀ ̣ ưng Bac vân danh th ́ ̃ ̀ ời gian thăm   những đứa trẻ kém may mắn mồ côi cha mẹ. Sự quan tâm, tinh yêu th ̀ ương cuả   Bac không d ́ ưng lai  ̀ ̣ ở  thiếu niên nhi đồng ma con danh cho nh ̀ ̀ ̀ ưng gia  ̃ đình   nghèo, túng thiếu           Qua câu chuyện giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, giup đ ́ ơ ̃ ̣ ̀ ết cảm thông chia sẻ  với mọi người khi thấy họ  gặp khó khăn, bất   ban be, bi hạnh trong cuộc sống    3. Sử  dụng tư  liệu băng hình để  giáo dục học sinh kĩ năng vận dụng tấm   gương đạo đức Hồ chí Minh vào thực tiễn   VD khi dạy tiết 27 : Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc         Tôi chọn hình ảnh minh họa Bác Hồ  làm phu bếp trên tàu và lời phát biểu   tại đai hội Tua năm 1920, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Qua đó   giáo dục học sinh thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu  v ới dân, sẵn sàng  hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  9
  10.      Mục đích cuối cùng của tôi không chỉ giáo dục học sinh “học tập ”  mà còn  giáo dục học sinh “ làm theo ” tấm gương đạo đức Hồ chí Minh 2. Biện pháp thực hiện        Biện pháp cơ bản là lông ghep cac câu chuyên, băng hình, trích d ̀ ́ ́ ̣ ẫn vê tâm ̀ ́   gương của Bac thông qua cac tiêt hoc đê hoc sinh h ́ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ọc tập va làm theo, t ̀ ừ đo biêt ́ ́  ́ ́ ̉ ̀ ̀ ̉ ̀ ̉ đanh gia ban thân xem  cân điêu chinh hanh vi cua minh sao cho đung ̀ ́ , cho phù  hợp với chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh và chuẩn mực đạo đức của  xã  hội  2.1. Các biện pháp thực hiện  ­  Đưa câu chuyện, tư liệu, hình ảnh vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú  sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học ­ Biện pháp nêu gương : Tôi thực hiện nêu một số tấm gương tốt đặc biệt tấm  gương đạo đức Hồ Chí Minh ­ Biện pháp thi kể chuyện và tự rút ra nội dung bài học: Tôi tiến hành lựa chọn  những học sinh có năng khiếu kể chuyện tốt cho các em tham gia lồng ghép vào   các hoạt động ­ Biện pháp so sánh, tìm hiểu và cùng làm theo: Tôi cho học sinh tìm hiểu về các   hoạt động của Bác và  hoạt động của thanh niên hiện nay để so sánh và liên hệ  với bản thân  Lưu ý khi vận dụng ­ Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, câu chuyện kể về Bác phải tóm tắt ngắn   gọn dễ  hiểu để  áp dụng đưa vào bài học không làm mất thời gian các hoạt  động khác ­ Trong khi học sinh phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề  giáo viên phải theo  dõi, lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ  sung  kết luận và cho   điểm 10
  11. 2.2. Tổ chức thực hiện    Tổ  chức thực hiện là một khâu rất quan trọng trong việc vận dụng ý tưởng   của đề  tài vào thực tiễn dạy học. Vì vậy cần phải đảm bảo đầy đủ  những   bước sau : Bước 1 : Chuẩn bị  hình  ảnh, tư  liệu, câu chuyện kể  về  Bác. Sau đó tóm tắt  ngắn gọn dễ hiểu để áp dụng đưa vào bài học Bước 2 : Thiết kế bài giảng  ­ Bài giảng đối với lớp đối chứng  : Tôi thiết kế bài giảng như một giáo án bình  thường thực hiện đúng và đủ  theo yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến  thức  kĩ   năng. Trong  quá trình giảng  bài tôi  chủ   yếu  sử  dụng  phương   pháp  thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề  và lồng ghép giáo dục đạo đức truyền  thống cho học sinh ­ Bài giảng đối với lớp thực nghiệm : Tôi thiết kế 2 loại bài giảng  + Loại giáo án bình thường nhưng sử  dụng phương pháp lồng ghép giáo duc  tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh thông qua kể chuyện, nêu gương, phân tích,  nhận định + Loại giáo án điện tử: Tôi thiết kế  phần mềm Powerpoint có sử  dụng hình  ảnh, tư   liệu, băng hình video về  tấm gương đạo đức Hồ  Chí minh, có sử  dụng cả  phương  pháp dạy học cổ truyền với hiện đại Bước 3 : Cho học sinh nhận định, phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề  mà tôi  đưa ra trong bài giảng Bước 4 : Giáo viên theo dõi, lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ  sung  kết luận và cho điểm 11
  12. Bước 5 : Sau bài học cho học sinh liên hệ  bản thân dưới dạng những câu hỏi  vận dụng  2.3. Vận dụng một số  chuẩn mực đạo đức Hồ  Chí Minh vào bài dạy cụ  thể Tất cả bài vận dụng tôi đều thiết kể bài giảng Powerpoint  ­ Thực hiện chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí, Công, Vô tư: Đặc điểm  này  gắn liền với tiết 19 bài 10: Quan niệm về đạo đức        Tôi sử dụng câu nói của Bác “Sông có nguồn mới có nước, không có nguồn  thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải  có đạo đức, không có đạo đức dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được   nhân dân” đồng thời  tôi chọn câu chuyện về ngôi nhà sàn của Bác và sử dụng  hình ảnh nhà sàn để giáo dục học sinh. Thông qua câu chuyện và hình ảnh giáo  dục học sinh tính không ham danh, lợi,  không đề  cao chủ  nghĩa cá nhân, luôn  đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội, của mọi người lên trên nhu cầu và lợi ích của  mình , đồng thời  giáo dục cho học đức tính hy sinh, tự  nguyện quan tâm giúp   đỡ  tới người khác. Hình thành kĩ năng sống cho học sinh biết tiêt kiêm, không ́ ̣   nên đua đoi, lãng phí, s ̀ ống phải biết tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của   bản thân, gia đình, xã hội. Đặc biêt học sinh còn nhỏ  tuổi không nên lãng phí  vào buổi tiệc sinh nhật cầu kì, đắt tiền, mua sắm vật dụng cá nhân đắt giá mà   nên rèn luyện cho mình một lối sống tích cực, phù hợp, đúng ý nghĩa của nó.  Không những thế  thái độ, cử  chỉ  đối với mọi người phải chân thành, gần gũi,   quan tâm giúp đỡ  khi họ  gặp khó khăn, sống chan hòa không kiểu cách, khách   sáo, từ  đó tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh “ Đạo đức là nhân cách, là lẽ  sống, là niềm tin là định hướng đúng đắn nhất cho mọi hoạt động của con   người (  Ảnh minh hoạ ) 12
  13.     ­ Thực hiện chuẩn mực đạo đức tình yêu thương đối với con người. Đặc điểm  này gắn liền với tiết Tiết 20­21: Bài Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học  và tiết 25: Mục a phần 2: Bai 13 : Công dân v ̀ ới cộng đồng      Tôi cho học sinh kể câu chuyện và hình ảnh Bác Hồ đến với trại trẻ Mồ côi  Kim  Đồng                                          ( Ảnh minh hoạ) 13
  14.          Mục đích của tôi không chỉ trang bị kiến thức cho các em mà còn giáo dục   kĩ  năng vận dụng bằng việc làm rất nhỏ như động viên, an ủi, cảm thông, chia sẻ  chăm sóc người già, thăm hỏi gia đình có công với cách mạng. Mua tăm ủng hộ  người  mù. Phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tuyệt đối không được   phân hoá học sinh trong lớp, phải “ thương người như thể thương thân ”. Biết   phê phán và đấu tranh với những thói hư tật xấu, biết tôn trọng những việc làm  tốt đẹp ­ Tinh thần quốc tế trong sáng và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản : Đặc điểm  này gắn với  tiết 27­28  Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ  quốc        Tôi sử  dụng  hình  ảnh minh hoạ  Bác Hồ  tại đại hội Tua năm 1920 , băng   hình tư liệu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 để học sinh thấy được  ở  nước ta, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ  nghĩa Mác­Lê­nin.  Xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân lao   động, nỗi nhục của người  dân bị  mất nước.  Nguyễn  Ái Quốc đã ra đi tìm  đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc, giải phóng được giai cấp.  Ước mơ  giải phóng quê hương gắn liền với nguyện vọng giải thoát người lao động, tình   yêu nước thiết tha đã hàm chứa tình yêu thương con người, yêu thương nhân   dân, mở rộng ra là tình yêu thương những con người lao động bị áp bức, bóc lột   trên toàn thế giới.                                                 ( Ảnh minh hoạ )  14
  15.                   Qua đó giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu nhân dân,tinh thần đoàn kết giai   cấp, đoàn kết dân tộc, thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu  với dân,sẵn   sàng hy sinh cho sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  tổ  quốc để  thực hiện lời dạy   của Bác “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” ­ Thực hiên lý tưởng sống cao đẹp: Đặc điểm này gắn liền với tiết 31­32  Bài  16:  Tự hoàn Thiện bản thân             Tôi chọn kể  câu chuyện “ Hai bàn tay” và những mẫu chuyện nhỏ  về  cuộc sống bôn ba nơi đất khách của Bác nhưng với ý chí, nghị  lực và lòng  quyết tâm cao Bác đã vượt qua tất cả  nào bệnh tật, tù đày để  thực hiện lý  tưởng cao đẹp của đời mình là độc lập, tự  do cho dân tộc Việt Nam. Qua câu   chuyện giúp cho học sinh thấy được thanh niên sống cần phải có lý tưởng cao  đẹp, cống hiến cho xã hội, sống phải có trách nhiệm với bản thân mình và mọi   người xung quanh, tinh thần vượt khó. Tránh xa các thói hư  tật xấu, tệ nạn xã  hội, bỏ qua những ham muốn và khát vọng  tầm thường để hướng tới tương lai  15
  16.                                          Ảnh minh hoạ 2.4. Cho học sinh  liên hê ban thân ̣ ̉               Sau mỗi bài học tôi cho hoc sinh liên hê ban thân v ̣ ̣ ̉ ận dụng lý luận để  phân tích đánh giá dưới dạng những câu hỏi vận dụng                            Ở bài 10: Quan niệm về đạo đức Câu 1 : Em thấy mình thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức Hồ  Chí Minh chưa?   bản thân em có điểm nào cần khắc phục? Câu 2  : Em đã biết sống tiết kiệm chưa ? Sống tiết kiệm mang lại cho em  những điều gì?  Ở bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Câu 1 :  Bạn của em bị bệnh phải nghỉ học nhiều ngày, em sẽ làm gì để chia sẻ  với bạn ? Cảm giác của em sau khi làm được việc tốt là gì? Câu 2:  Có bạn rủ em xem phim qua điện thoại  trong giờ tự học em sẽ làm gì?                          Ở bài 13: Công dân với cộng đồng 16
  17. Câu 1 : Đồng bào Miền Trung đang phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt liên   tiếp, khủng khiếp như  vậy, em sẽ  làm gì thể  hiện tinh thần  “ Lá lành đùm lá  rách ” ? Câu 2 : Tại sao em tích cực ủng hộ nạn nhân da cam ? ( đồng bào Miền Trung).  Em cảm thấy như thế nào khi làm được việc có ý nghĩa này ?                     Ở bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Câu 1 : Cho biết lý tưởng sống của bản thân em là gì?   Câu 2 : Em cần phải làm gì góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?                           Ở bài 16:  Tự hoàn thiện bản thân Câu 1 : Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức đối với người công dân trong   giai đoạn hiện nay?  Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải làm gì? Câu 2 : Tìm những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết?  bài học rút  ra cho bản thân IV. Kiểm nghiệm  1. Cơ sở kiểm nghiệm   Tôi  sử  dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ  thể  như  sau 1.1. Trước tác động:   Tôi lấy kết quả  điểm kiểm tra viết (15 phút) do nhóm  chuyên môn ra đề dùng khảo sát chất lượng giữa học kì I, được tổ  chức kiểm   tra cho toàn  khối, nhóm chuyên môn chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 1.2. Sau tác động : Là kết quả  bài kiểm tra viết (10 phút), đề  và đáp án do tôi  thiết kế được nhóm chuyên môn kiểm tra, thẩm định. Nhóm chuyên môn tổ coi   và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Nội dung kiểm tra thuộc kiến thức đã học    Lưu ý:   Đề  kiểm tra dùng để  đánh giá hiệu quả  của đề  tài cho nhóm thực   nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau 2. Kết quả kiểm nghiệm 17
  18.     Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh   và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy: 2.1.Về lý luận  ­ Đã tạo được hứng thú cho học sinh, say mê học tập, chủ  động tìm tòi kiến   thức nâng cao được kết quả học tập môn GDCD ­ Đã chuyển được trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò ­ Trong quá trình lĩnh hội kiến thức đã biết vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt tự  giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  ­ Đề tài có thể lồng ghép cho nhiều bài ở cả ba khối 10,11,12 2.2. Về thực tiễn  ­ Tiết học sôi nổi, các em chủ  động tích cực, mạnh dạn tranh luận Cụ  thể  :   Trống báo hết giờ học mà học sinh ngỡ ngàng nói với nhau “Sao giờ này nhanh  thế  ?” Các em đã cảm nhận được giờ  học trôi nhanh, chứng tỏ  trong giờ  giáo  dục công dân các em đã chăm chỉ  làm việc mà quên cả  thời gian. Giờ  học có  không khí thật vui tươi, tôi nhận thấy đây là thành công của giờ  dạy giáo dục   công dân theo phương pháp truyền thống  ­ Trong các lớp tôi dạy không bao giờ có tình trạng học sinh bỏ giờ  ­ Giờ học giáo dục công dân rất nghiêm túc, học sinh làm việc tích cực ­   Học sinh giao tiếp  ứng xử  với nhau thể  hiện được tính văn hoá, có ý thức  giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết học tập và rèn luyện tốt, tham gia đầy đủ  các phong trào nhân đạo do nhà trường và địa phương tổ chức  2.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá   2.3.1.   So sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau  khi tác động    Bảng 1 : Lớp thực nghiêm 10G2   (Năm học 2011­2012) Số bài Điểm 18
  19. 0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước tác  sl 0 2 7 12 23 2 1 0 0 động 47 % 0,0 4,3 14, 25, 48, 4,3 2,1 0,0 0,0 9 5 9 Sau tác  sl 0 0 0 4 11 15 14 3 0 động 47 % 0,0 0,0 0,0 8,5 25 31, 29, 6,4 0,0 1 0  Bảng 2: Lớp đối chứng 10G3 (Năm học 2011­2012 ) Điểm Số bài 0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước tác  sl 0 2 6 13 21 2 1 0 0 động 45 % 0,0 4,4 13, 28, 46, 4,4 2,2 0,0 0,0 4 9 7 Sau tác  sl 0 0 0 13 17 12 2 1 0 động 45 % 0,0 0,0 13, 30, 37, 26, 4,4 0,0 0,0 4 4 0 0   Bảng 3:  Lớp thực nghiệm 10H7 (Năm học 2012­2013) Điểm Số bài 0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước tác  sl 0 2 7 11 23 2 1 0 0 động 46 % 0,0 4,3 15, 24, 50, 4,3 2,2 0,0 0,0 5 1 0 0 5 Sau tác  sl 0 0 0 3 14 12 14 3 0 động 45 % 0,0 0,0 0,0 6,6 30, 26, 30, 6,5 0,0 8 0 1 Bảng 4: Lớp đối chứng 10H5  (Năm học 2012­2013) Điểm Số bài 0­2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước tác sl 0 2 6 13 17 2 1 0 0 41 động % 0,0 5,0 14,6 32,0 40,4 5,0 2,5 0,0 0,0 19
  20. Sau tác sl 0 0 0 13 15 10 2 1 0 41 động % 0,0 0,0 0,0 31,7 36,5 24,3 5,0 2,5 0,0  2.3.2. So sánh  kết quả kiểm tra cuối năm học   Bảng 1 (Năm học 2011­2012) Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu­kém Lớp SL % SL % SL % SL % 10G3 45 03 6,7 20 44,4 18 40,0 04 8,9 10G2 47 05 10,6 22 46,8 19 40,4 01 2,1 Tổng 92 08 8,7 42 45,7 37 40,2 05 5,4 Bảng 2 (Năm học 2012­2013) Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu­kém Lớp SL % SL % SL % SL % 10H5 41 02 4,8 17 41,5 22 53,6 0 0 10H7 45 10 22,2 29 64,5 06 13,3 0 0 Tổng 86 12 14,0 46 54,0 28 32,0 0 0      Kết quả học tập năm 2011­2012 so với 2012­2013: Tỉ lệ  học sinh đạt loại  giỏi tăng từ 8,7% lên 14,0%; loại Khá tăng từ 45,7% lên 54,0%; Loại Yếu­kém   giảm xuống rõ rệt từ  5,4% xuống 0%. Như  vậy có thể  khẳng định rằng việc  Vận dụng một số  chuẩn mực đạo đức Hồ  Chí Minh vào dạy học phần “Công  dân với đạo đức­ GDCD10 THPT” là một trong những biện pháp có hiệu quả  trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập   cho học sinh đôí với môn học 3. Bài học kinh nghiệm  Đối với giáo viên :            ­ Khi trích dẫn những câu nói, bài văn, bài thơ, câu chuyện dài giáo viên không   nên đọc hết mà mất thời gian của các hoạt động khác, chỉ   nên chọn những ý  chính   để lồng ghép sao cho phù hợp với nội dung của bài học ­ Giáo viên không lạm dụng kể  chuyện mà quên đi việc nêu các tấm gương  khác đồng thời giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh học và tìm tư liệu  ở nhà  trước khi đến lớp  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0