SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị : Trƣờng THCS & THPT BÀU HÀM<br />
Mã số :……………<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC<br />
TRONG MÔN VẬT LÍ 7<br />
<br />
Ngƣời thực hiện :<br />
MAI THỊ KIM CHI<br />
Lĩnh vực nghiên cứu :<br />
Quản lý giáo dục<br />
Phương pháp dạy học bộ môn : Lí<br />
Phương pháp giáo dục <br />
Lĩnh vực khác : …………………….<br />
Có đính kèm :<br />
Mô hình<br />
<br />
<br />
<br />
Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Năm học :2009-2010<br />
<br />
Trang - 1 -<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC<br />
TÍCH CỰC TRONG MÔN VẬT LÝ 7<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Phát huy tính tích cực của học sinh đã là một trong các phương hướng cải cách<br />
của ngành giáo dục nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất<br />
nước. Việc đổi mới phương pháp dạy và đã đi đúng hướng với sự phát triển của xã hội.<br />
Cho đến nay, phương pháp dạy và học tích cực đã được áp dụng ở các trường học. Tuy<br />
nhiên, để vận dụng phương pháp dạy và học này đạt hiệu quả tối ưu thì vẫn còn nhiều<br />
khó khăn như: điều kiện cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của học sinh và sự chuẩn bị<br />
của giáo viên.<br />
Môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nó có vai trò quan trọng trong việc<br />
thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Nó có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ qua<br />
lại với các môn học khác. Người giáo viên phải là người tổ chức ra những tình huống<br />
học tập có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy của học sinh. Hình thành và phát triển<br />
ở các em những kỹ năng giải quyết vấn đề, xúc tiến tự học để lĩnh hội tri thức thông qua<br />
thí nghiệm và tư duy .<br />
Đối với người giáo viên phải vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy và học như<br />
thế nào để học sinh tiếp thu tri thức đó là một vấn đề đòi hỏi tính năng động và sáng tạo<br />
của người giáo viên trong khâu chuẩn bị và tổ chức lớp , đòi hỏi học sinh phải có kỹ<br />
năng thực hành và tư duy nhiều hơn nữa để có thể tiếp thu được tri thức mới .<br />
II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:<br />
1. Thuận lợi:<br />
Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:<br />
+ Nhà trường tạo điều kiện tham dự các lớp thay sách, các chuyên đề của trường<br />
và ngành tổ chức<br />
+ Bản thân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy học.<br />
+ Đồ dùng dạy học cấp về tương đối đầy đủ.<br />
+ Được sự hổ trợ của các đồng nghiệp, và đa số học sinh yêu thích môn học.<br />
2. Khó khăn:<br />
+ Nhà trường chưa có phòng bộ môn nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn.<br />
+ Đa số là học sinh dân tộc nên vốn tiếng Việt còn hạn chế.<br />
+ Một số đồ dùng dạy học chất lượng chưa cao.<br />
3. Số liệu thống kê:<br />
Trước khi áp dụng phương pháp này, số liệu học sinh như sau:<br />
Tổng số học sinh của khối 7 : 390 hs, trong đó trên trung bình là: 240 hs đạt 62% ; dưới<br />
trung bình là 150 hs đạt 38 %.<br />
III . NỘI DUNG ĐỀ TÀI:<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Trong luật giáo dục đã ghi rõ phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy<br />
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng<br />
lớp học, môn học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong khi học môn<br />
Vật Lí.Vậy thế nào là tích cực? Tích cực trong học tập là gì? Thế nào là phương pháp<br />
tích cực?<br />
Trang - 2 -<br />
<br />
Tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với<br />
động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ<br />
động sản xuất ra của cải vật chất cấn thiết cho sự phát triển tồn tại của xã hội, sáng tạo<br />
ra nền văn hoá ở mỗi thời đại.<br />
Phương pháp tích cực là phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy<br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học .<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:<br />
a. Nội dung:<br />
“Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn vật lí 7” nhằm giúp cho<br />
giáo viên dạy Vật lí lớp 7 nói riêng và giáo viên dạy môn Vật lí THCS nói chung có sự<br />
đầu tư tốt hơn cho vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dẫn dắt học sinh chủ động,<br />
độc lập, sáng tạo, tích cực lĩnh hội tri thức thông qua thực hành thí nghiệm theo hướng<br />
nâng cao tính tích cực của học sinh trong việc nhận thức hiện thực xung quanh.<br />
Môn Vật Lí chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học, nhằm<br />
phát triển năng lực tư duy cho học sinh, tạo cho các em sự tìm tòi, say mê học tập, lao<br />
động.<br />
Để giúp học sinh học tốt, người giáo viên phải đóng vai trò chủ đạo, phải lập ra<br />
những kế hoạch, những biện pháp lâu dài, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,<br />
gây hứng thú cho các em khi học tập.<br />
Tuy nhiên để dạy môn học này đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải lập<br />
sẵn kế hoạch cho bài dạy, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ dạy học trong từng tiết học, hệ thống<br />
câu hỏi, những kiến thức có liên quan đến bài học…<br />
b. Biện pháp thực hiện<br />
1/ Hướng thực hiện dạy và học tích cực :<br />
Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học<br />
truyền thống mà giáo viên tìm cách phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học<br />
sinh trong học tập, làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo<br />
luận nhiều hơn.<br />
Về mặt hoạt động nhận thức thì các phương pháp thực hành là “tích cực “ hơn<br />
các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan thì “ tích cực “ hơn các phương<br />
pháp dùng lời. Người giáo viên trước hết phải xác định mục tiêu là học, hướng dẫn các<br />
hoạt động của học sinh, huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để<br />
xây dựng bài. Đối với học sinh thì phải tự hoạt động nghiên cứu vấn đề rồi tự đưa ra<br />
kết luận<br />
2/ Những phương pháp và biện pháp tích cực cần thực hiện<br />
a/ Vấn đáp xây dựng kiến thức :<br />
Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả<br />
lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội đựơc<br />
nội dung bài học. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng dẫn<br />
học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang<br />
tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến kể cả<br />
tranh luận giữa thầy với cả lớp và giữa trò với trò. Giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi<br />
của học sinh còn học sinh là người tự phát hiện kiến thức mới, như vậy học sinh mới có<br />
được niềm vui của sự khám phá.<br />
Trang - 3 -<br />
<br />
Không phải nội dung nào giáo viên cũng sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi<br />
mà căn cứ vào hoạt động nhận thức để sử dụng phương pháp vấn đáp cho phù hợp. Ví<br />
dụ khi cần đặt mối liên hệ với kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc củng cố kiến<br />
thức vừa học, giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã<br />
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Có những đề tài nào đó muốn làm<br />
sáng tỏ, giáo viên nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để cho học sinh<br />
dễ hiểu, dễ nhớ.<br />
Phương pháp này không thể thiếu đối với tất cả các bài học.<br />
Ví dụ 1 : Bài 3 : Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng<br />
Sau khi học sinh tiến hành thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 để giải thích các hiện<br />
tượng Nhật thực, Nguyệt thực, giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi:<br />
Giáo viên<br />
Học sinh<br />
? Hãy trình bày sự chuyển động của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất Trái<br />
Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất?<br />
Đất quay xung quanh Mặt Trời<br />
GV thông báo: Khi Mặt Trời, Mặt<br />
Trăng, Trái Đất nằm trên một đường<br />
thẳng.<br />
? Hãy vẽ tia sáng để nhận thấy hiện<br />
tượng Nhật thực?<br />
<br />
? Hãy tìm vị trí để Mặt Trăng trở<br />
thành màn chắn?<br />
? Hiện tượng Nhật thực hoặc Nguyệt<br />
Không. Vì Trái Đất và Mặt Trăng luôn<br />
thực có thể xảy ra trong thời gian<br />
chuyển động<br />
dài không? Vì sao?<br />
Ví dụ 2 : Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang<br />
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là âm phản xạ và tiếng<br />
vang, giáo viên có thể đặt thêm hệ thống câu hỏi nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức<br />
cho học sinh:<br />
Giáo viên<br />
Học sinh<br />
? Hãy phân biệt âm phản xạ và tiếng Giống nhau: đều là âm phản xạ<br />
vang?<br />
Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ<br />
nghe từ khoảng cách âm phát ra ít nhất<br />
khoảng 1/15 giây<br />
HS thảo luận và trả lời C3 , giáo viên hỏi<br />
thêm:<br />
? Tại sao khi nói chuyện rất to trong Trong phòng lớn âm dội lại từ tường đến<br />
phòng lớn thì nghe được tiếng vang. tai ta có thể đến sau âm phát ra nên tai ta<br />
Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ lại nghe thấy tiếng vang. Trong phòng nhỏ<br />
không nghe được tiếng vang?<br />
âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng<br />
Trang - 4 -<br />
<br />
một lúc với âm phát ra nên không nghe<br />
được tiếng vang.<br />
Từ C7 , giáo viên phân tích trên H.14.4<br />
? Nếu âm phát ra gặp đàn cá thì có phản Âm phát ra gặp đàn cá thì phản xạ trở lại<br />
xạ lại không ?<br />
Để biết được các vật dưới nước và biết<br />
? Vậy ngoài việc sử dụng phản xạ âm để được chỗ nào có cá để thả lưới.<br />
xác định độ sâu của biển, tàu đi biển còn<br />
sử dụng tiếng vang với mục đích gì ?<br />
Ví dụ 3 :Bài 19: Dòng điện _ Nguồn điện<br />
Từ H.19.1, học sinh thảo luận và điền đầy đủ nhận xét để hình thành khái niệm dòng<br />
điện, nguồn điện. Giáo viên cần đặt thêm những câu hỏi:<br />
Giáo viên<br />
Học sinh<br />
? Hãy nêu dấu hiệu nhận biết có dòng Đèn bút thử điện sáng, quạt điện quay...<br />
điện chạy qua các thiết bị điện?<br />
Pin, acquy, máy phát điện, ổ điện...<br />
? Hãy nêu ví dụ về các nguồn điện trong Xem dây tóc bóng đèn có đứt không, bề<br />
thực tế ?<br />
mặt tiếp xúc của đui đèn với đế, dây điện<br />
? Nêu cách kiểm tra để đảm bảo mạch có đứt ngầm không, nguồn điện có nạp<br />
điện kín?<br />
điện hay chưa<br />
Để củng cố bài học GV đặt câu hỏi chỉ<br />
yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức vừa<br />
học :<br />
Là dòng các điện tích dịch chuyển có<br />
? Dòng điện là gì ?<br />
hướng<br />
Nối hai đầu dây của bóng đèn với hai<br />
? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua cực của nguồn điện.<br />
trong bóng đèn?<br />
b/ Đặt và giải quyết vấn đề:<br />
- Đặt vấn đề là tạo tình huống có vấn đề; phát hiện nhận dạng những vấn đề nảy<br />
sinh ; phát biểu vấn đề cần giải quyết.<br />
- Giải quyết vấn đề là đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch giải quyết, thực hiện<br />
kế hoạch giải quyết<br />
- Kết luận là thảo luận kết quả đánh giá ; khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu<br />
ra; phát biểu kết luận ; đề xuất vấn đề mới.<br />
- Trong dạy - học đặt và giải quyết vấn đề có thể phân biệt bốn mức:<br />
Mức 1 : Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải<br />
quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên . Giáo viên đánh giá kết quả làm vịêc của<br />
học sinh.<br />
Mức 2 : Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học<br />
sinh thực hiện với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh<br />
giá.<br />
Mức 3 : Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện vấn<br />
đề và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học<br />
sinh thực hiện . Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.<br />
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề giải quyết. Sau đó<br />
tự giải quyết, tự đánh giá có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc .<br />
Trang - 5 -<br />
<br />