intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lý về vấn đề BĐKH

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

527
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lý về vấn đề BĐKH" được nghiên cứu với mục đích: Thông qua một số tiết học tự chọn của lớp 11 A9 thực hiện, xây dựng một số giáo án theo phương pháp học theo dự án về vấn đề BĐKH nhằm tạo hứng thú cho HS trong môn địa lý và quan trọng hơn giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề BĐKH và có ý thức chung tay bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lý về vấn đề BĐKH

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN TRONG  MÔN ĐỊA LÝ VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU                                              Người thực hiện:      Bùi Thị Nhung                                             Chức vụ:                   Giáo viên                                             Đơn vị công tác: THPT Yên Định 1                                             SKKN thuộc môn:    Địa Lý
  2. THANH HÓA NĂM 2013 MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………. 3 I.   Lí   do   chọn   đề   tài  3 ……………………………………………………... II. Mục đích………………………………………………………………. 4 III.   Nhiệm   vụ   nghiên  4 cứu……………………………………………… IV.   Đối   tượng   và   thời   gian   nghiên  4 cứu……………………………... 1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… ... 4 2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………. 4 V. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….. 4 1. Về nghiên cứu lý luận…………………………………………………… 4 2. Về nghiên cứu thực tiễn…………………………………………………. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………… 5 I.   Cơ   sở   lí   luận   và   cơ   sở   thực  5 tiễn……………………………………. 1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………… 5 2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………... 6 II.Thiết kế một số giáo án vận dụng phương pháp học theo dự  6 án 1. Thế nào là học theo dự án………………………………………… …... 6 2. Các bước học theo dự án………………………………………………... 7 3. Hiệu quả khi xây dựng các dự án dạy học về BĐKH…………………. 8 4. Thiết kế một số giáo án theo phương pháp dạy học dự án về BĐKH ở  8 chương trình Địa lý lớp 11 THPT………………………………………… III. Đánh giá kết quả thực nghiệm giảng  18 dạy…………………….. 2
  3. 1. Mục đích của thực nghiệm giảng dạy......................................................  18 2. Đối tượng thực hiện…………………………………………………….. 18 3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………. 19 PHẦN III.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………. 22 I. Kết luận………………………………………………………………… 22 II. Kiến nghị……………………………………………………………… 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI THPT: Trung học phổ thông PPDH: Phương pháp dạy học BĐKH: Biến đổi khí hậu HS: Học sinh GV: Giáo viên TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng ĐNA: Đông Nam Á 3
  4. PhÇn I. §Æt vÊn ®Ò I. Lí do chọn đề tài Cách mạng khoa học – công nghệ và cách mạng xã hội đang phát triển  như  vũ bão với tốc độ  nhanh chưa từng có trong lịch sử  loài người, thúc đẩy  nhiều lĩnh vực có những bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra những triển vọng   hết sức lớn lao khi bước vào thế kỉ XXI. Bên cạnh những thành tựu đạt được,   nhân loại cũng đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó có những  vấn đề   ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỉ  người trên toàn cầu,  đáng chú ý nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Trong bối cảnh  đó, nhân tố con người giữ  vai trò quan trọng đối với sự  phát triển kinh tế  xã  hội của bất cứ một quốc gia nào, đào tạo nguồn nhân lực lại càng là vấn đề  quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác   xác định "Đầu tư  cho giáo dục là quốc sách hàng đầu", trong quá trình thực   hiện Việt Nam đã chú ý đầu tư  toàn diện cho nền giáo dục, để  có thể  cung   cấp cho xã hội  những hạt nhân đủ đức, đủ tài tiếp tục sự nghiệp xây dựng và  bảo vệ đất nước. Từ  những nguyên nhân xuất phát từ  thực tiễn trên, trên cơ  sở  nghiên  cứu đặc điểm tâm lý học sinh, các phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại  cũng như nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lý THPT. Từ đó, tôi thấy  rằng  lứa tuổi THPT  đã trưởng thành hơn về  nhận thức và thái độ  đối với   cuộc sống, với tương lai và sự  nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả  là sự  hình   thành thế  giới quan và các hoạt động giao tiếp trong học tập cũng như  trong  cuộc sống của các em. Đặc biệt ở lớp 11 trong các tiết tự chọn GV có thể sử  dụng nhiều phương pháp dạy học mới với nội dung dạy học phong phú giúp   các em làm quen với môi trường xung quanh, làm chủ được bản thân và ý thức  được vai trò của mình trong cuộc sống hiện đại.  4
  5. Vì vậy, tôi đã lựa chọn PPDH dự  án với đề  tài “ Vận dụng phương   pháp  học theo dự  án trong môn Địa lý về  vấn đề  BĐKH”, vì PPDH dự  án  giúp các em phát huy tốt khả năng tự  học, chủ động, sáng tạo trong quá trình  tìm hiểu hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất   nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá   các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như  các thành viên   trong một nhóm. II. Mục đích Thông qua một số tiết học tự chọn của lớp 11 A9 th ực hiện, xây dựng   một số giáo án theo phương pháp học theo dự án về vấn đề BĐKH nhằm tạo   hứng thú cho HS trong môn địa lý và quan trọng hơn giúp các em nhận thức   đúng đắn về vấn đề BĐKH và có ý thức chung tay bảo vệ môi trường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Xây dựng một số giáo án thực nghiệm.  ­ Vận dụng phương pháp dạy học dự án và một số phương pháp dạy học tích  cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. ­ Đánh giá kết quả. IV. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu  Học sinh lớp 11 A9 trường THPT Yên Định 1 2. Thời gian nghiên cứu Thực hiện trong một số tiết học tự chọn trong năm học 2012 ­ 2013. V. Phương pháp nghiên cứu Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp 1. Về nghiên cứu lý luận Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài. 5
  6. 2. Về nghiên cứu thực tiễn Soạn và thiết kế một số giáo án tiến hành thực nghiệm tại lớp 11A9 PhÇn II. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Sự  thật về  thực trạng dạy và học môn Địa lý nói riêng và các môn xã  hội nói chung đã được biết đến, đa phần các bậc phụ  huynh và các em học   sinh có tư tưởng ngán ngại học các môn này vì nhiều lí do tác động, hơn nữa   các nguyên nhân chủ quan như thiếu cơ sở vật chất hạ tầng, chưa có các điều  kiện học tập tốt (Địa lý là môn học thực nghiệm),…nên chất lượng đạt được   không như mong muốn. Đứng trước vấn đề này, đội ngũ giáo viên đã và đang  bồi dưỡng để nâng cao cả  về  chất và lượng, đáp  ứng nhu cầu của thời đại.   Trong các chu kì bồi dưỡng thường xuyên cho GV, sở  GD & ĐT Thanh Hóa  đã có nhiều chyên đề  trong đó có chuyên đề  về  một số  phương pháp và kĩ  thuật dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh các phương pháp dạy học, nội dung dạy học cũng hết sức   phong phú. Ngoài kiến thức trong SGK hiện nay có rất nhiều nội dung dạy   học được tích hợp trong môn địa lý, trong đó có vấn đề  môi trường . Môi  trường hiện nay là một trong những vấn đề  mang tính toàn cầu. Vấn đề  môi  trường không chỉ đặt ra cấp thiết cho một quốc gia, khu vực mà là cả vấn đề  được thế giới quan tâm. Đặc biệt là vấn đề BĐKH.  Như đã nói ở trên, BĐKH  là một vấn đề lớn, sức ảnh hưởng của vấn đề mang tầm quốc tế, vì vậy các  chương trình giáo dục BĐKH đã được thực hiện khá rộng rãi và được nhiều   6
  7. tổ  chức quan tâm. Tuy nhiên vấn đề  đặt ra vẫn nằm ở khâu thực hiện. Hiện   nay, chưa có môn học riêng về  BĐKH, các nội dung giáo dục BĐKH được  tích hợp trong chương trình SGK của nhiều môn học như Giáo dục công dân,  Sinh học, Địa lý… nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự khả thi. Trong quá trình phân tích nội dung chương trình SGK Địa lý THPT, tôi  thấy rằng  môn Địa có nhiều khả  năng để  tích hợp giáo dục BĐKH, vì môn  Địa lý trang bị cho học sinh các kiến thức tổng hợp về ĐLTN và ĐLKTXH mà   từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên và kinh tế ­ xã hội đều liên quan   trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trường hợp cụ  thể  các đối  tượng địa lý đó có thể là tác nhân, có khi lại là đối tượng hứng chịu hậu quả.  Do vậy, việc có thể  tích hợp giáo dục BĐKH vào môn Địa lý là điều không  phải bàn cãi. Nhưng phải thực hiện như thế nào để có được kết quả tốt nhất  và đồng bộ?  Như vậy, phải làm thế nào để  học sinh thực sự  hứng thú với môn học  và mục tiêu của chương trình giáo dục BĐKH đạt được  kết quả? Tôi đã  nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học dự  án vào lớp 11 THPT nhằm   nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề BĐKH.  2. Cơ sở thực tiễn Nghiên cứu thực trạng giáo dục BĐKH ở trường THPT trước tình hình  biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Nhận thấy  ưu điểm vượt trội của môn  địa lý trong tích hợp nội dung giáo dục BĐKH, tuy nhiên các hình thức tổ  chức, nội dung thực hiện tích hợp còn nhiều hạn chế.   Dựa trên những nghiên cứu về  các tính chất, các đặc trưng của hình  thức dạy học bằng phương pháp xây dựng các dự  án, tôi nhận thấy đây là  một phương pháp dạy học mới, có hiệu quả  cao. Đặc biệt là xuất phát từ  thực tiễn HS trường THPT Yên Định 1, các em còn chưa hiểu nhiều về  vấn  đề BĐKH, trong khi các em có rất nhiều năng lực để  tìm hiểu và hành động.  7
  8. Vì vậy dạy học bằng phương pháp dự án hoàn toàn có thể thực hiện ở trường   THPT Yên Định 1 nhằm phát huy tính độc lập tự chủ của HS đồng thời nâng  cao hiệu quả nội dung dạy học. II. Thiết kế  một số  giáo án vận dụng phương pháp học theo  dự án 1. Thế nào là học theo dự án Dạy học theo dự  án nhấn mạnh đến vai trò của người học, theo định  nghĩa của bộ giáo dục Singapo. Học theo dự  án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ  hội   học tập cho HS tổng hợp kiến thức từ  nhiều lĩnh vực và áp dụng sáng tạo vào  thực tế  cuộc sống. Trong học theo dự  án, các hoạt động học tập dược thiết kế  mang tính  thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy người học làm trung   tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề  thực tiễn của thế  giới  thực tại. xuất phát từ  nội dung học, GV đưa ra một chủ  đề  với gợi ý hấp   dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống   mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. Học  theo dự  án đặt người học vào tình huống có vấn đề  nhưng việc giải quyết  vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Khi người học được tự lựa chọn  nội dung/ tiểu chủ  đề  và tự  đặt ra vấn đề  cần tìm hiểu nghiên cứu, người   học sẽ hoàn toàn chủ  động tích cực trong việc lập kế hoạch nghiên cứu, tìm  kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra. Học theo dự án mang các vấn đề thực tế vào trong môi trường lớp học,   không đơn thuần chỉ là sự tập hợp của các nhân tố riêng lẻ mà là hệ thống các  8
  9. hoạt động được kết nối tới các lĩnh vực khác nhau của việc học. Kết quả của   học theo dự án sẽ vượt qua các ranh giới của môn học đơn lẻ, động lực được   tạo ra từ bên trong. Học sinh sẽ lựa chọn dự án của mình và sẽ  tự  phân tích,   khám phá các chủ đề dự án đó vì các vấn đề thường vô cùng thú vị đối với sự  tò mò của các em. Trong học theo dự án, HS được tự chọn các chủ đề dự án. Mỗi chủ đề  hay chủ  điểm đều bắt đầu từ  thực tế  môi trường nơi các em sống và hình  thành nên cảm hứng để các em tiến hành dự án. Thế giới của các em rất giàu  trí tưởng tượng và được định hình thông qua xã hội mà các em đang sống. Đó  là lí do tại sao học theo dự án là một cách học độc đáo đa dạng mang lại kết  quả cao. 2. Các bước học theo dự án ­ Lựa chọn chủ đề ­ Lập kế hoạch ­ Thu thập thông tin ­ Xử lí thông tin ­ Trình bày kết quả ­ Đánh giá kết quả  3. Hiệu quả khi xây dựng các dự án dạy học về BĐKH Dạy học theo dự  án là một phương pháp dạy học mới, các hoạt động  học tập được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến  thức, lấy HS làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề  thực tiễn.  Vì vậy đối với HS THPT dạy học theo dự án là một phương pháp tích  cực tạo cho các em nhiều kĩ năng sống đồng thời giúp các em hiểu hơn về  những vấn đề  xung quanh. Đặc biệt về  vấn đề  BĐKH, lâu nay các em mới   9
  10. chỉ được nghe đến, nhắc đến mà chưa thực sự có cơ hội tìm hiểu. Vì vậy dạy   học theo phương pháp dự án về BĐKH là thực sự cần thiết và có hiệu quả. 4. Thiết kế một số giáo án theo phương pháp dạy học dự án về BĐKH ở  chương trình Địa lý lớp 11 THPT 4.1. Đề xuất một số dự an ́ ­ Dự an 1: Bi ́ ến đổi khí hậu toàn cầu ­ Dự an 2: Đông Nam Á­ Thách th ́ ức trước biến đổi khí hậu toàn cầu. 4.2. Xây dựng dự án Dự an 1:  Bi ́ ến đổi khí hậu toàn cầu I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: ­ Trình bày được khái niệm BĐKH. ­ Biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH. ­ Nhận thúc được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: ­ Thu thập và xử lí thông tin. ­ Bước đầu hình thành một số kĩ năng lập kế hoạch, giao tiếp, điều tra, phân  tích, tổng hợp và báo cáo… 3. Thái độ:  ­ Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp ­ Học theo dự án. ­ Quan sát, đàm thoại… 2. Phương tiện 10
  11. ­ Máy chiếu. ­ Tư liệu: Tranh ảnh, vi deo ONMT, các thiên tai trên thế giới… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY­ HỌC 1. Vào bài BĐKH toàn cầu là một vấn đề  đang được cả thế giới quan tâm. Trong   chương trình địa lý lớp 11, chúng ta đã được học một số  vấn đề  mang tính   toàn cầu trong đó có vấn đề  BĐKH. Trong tiết học này chúng ta sẽ  tìm hiểu   kĩ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và một số giải pháp. 2. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Lập kế hoạch­ Thực hiện trong 1 tiết chính khóa. Lựa chọn  Giới thiệu chủ đề tìm hiểu “  Nhắc lại tên chủ đề cần tìm  chủ đề Vấn đề BĐKH”. Bài này sẽ  hiểu. ( 5 phút) được học theo phương pháp dự  án. Xây dựng  ­ Tổ chức cho HS phát triển  ­ Trao đổi theo cặp, ghi nội  các tiểu chủ  mạng ý tưởng. dung vào giấy A0 đề. ­ Thảo luận cùng HS để lược  ­ Cùng GV thảo luận để lựa  ( 10 phút) bớt các ý kiến trùng nhau và  chọn nội dung thực hiện dự  hình thành nhiệm vụ của dự án. án. Lập kế  ­ Cho HS nêu các nhiệm vụ cần  ­ HS nêu các nhiệm vụ của  hoạch thực  thực hiện của dự án dự án. hiện. ­ GV sử dụng sơ đồ tư duy nêu  (30  phút) các nhiệm vụ cần thực hiện  của dự án. ( Phần phụ lục) 1. Thế nào là BĐKH? 2. Nguyên nhân của BĐKH? 3. Biến đổi khí hậu có những  11
  12. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS biểu hiện gì? 4. Hậu quả của BĐKH. ­ Cho HS lựa chọn nhiệm vụ  ­ Suy nghĩ và lựa chọn  theo sở thích, hình thành các  nhiệm vụ. nhóm tìm hiểu các nhiệm vụ. ­ Ngồi theo nhóm, lắng nghe  + Nhóm 1: Nhiệm vụ 1 và cùng tham gia + Nhóm 2: Nhiệm vụ 2. + Nhóm 3 Nhiệm vụ 3. + Nhóm 4: Nhiệm vụ 4. ­ Hướng dẫn các nhóm ghi sổ  ­ Thảo luận xây dựng nhiệm   theo dõi và phân công nhiệm vụ  vụ của nhóm. trong nhóm ­ Các nhóm trưởng báo cáo  ­ Theo dõi và giúp đỡ HS kế hoạch của nhóm. ­ Hướng dẫn một số kĩ năng  ­ Các nhóm khác bổ sung,  thực hiện dự án: Giao tiếp, tìm  cùng tham gia góp ý kiến. kiếm và xử lí thông tin, trình bày   báo cáo: có thể trình bày báo  cáo trên Powerpoint, trên giấy  Ao… Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm Thực hiện trong thời gian 1 tuần, GV yêu cầu HS các nhóm làm việc độc lập ở   nhà theo nội dung, kế hoạch đã thống nhất. ­ Thu thập  ­ Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.   Thực hiện theo kế hoạch; thông tin. Thu thập xử lí thông tin, xây  ­ Nhóm 1: Tìm hiểu Thế nào  dựng phiếu điều tra, kĩ năng  là BĐKH giao tiếp… ­ Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên  12
  13. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS nhân của BĐKH. ­ Nhóm 3: Tìm hiểu biểu  hiện của BĐKH. ­ Nhóm 4: Tìm hiểu hậu quả  của BĐKH. Tổng hợp  ­ Theo dõi, giúp đỡ HS xử lí  ­ Từng nhóm phân tích kết  thông tin và  thông tin, cách trình bày báo cáo  quả thu  thập được từ các  hoàn thành  của từng nhóm. nguồn tài liệu khác nhau.  báo cáo ­ Tổng hợp thông tin và thảo   luận, trao đổi về cách trình  bày sản phẩm ­ Xây dựng báo cáo ­ Có kế hoạch trình bày báo cáo.            Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp­ Thực hiện trong 1 tiết chính  khóa Báo cáo kết  ­ Tổ chức cho các nhóm báo cáo   ­ Các nhóm báo cáo kết quả.   quả kết quả. Có thể bằng powerpoint,  (33 phút) giấy Ao. ­ GV lắng nghe, bao quát  lớp. ­ Các nhóm tham gia phản  hồi, góp ý kiến. ­ GV nhận xét bổ sung. ­ Cả lớp thống nhất các ý  kiến và đưa ra hoạt động  nối tiếp của dự án: + Bản thân cần làm gì để  cùng chung tay bảo vệ môi  trường, hạn chế BĐKH. 13
  14. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS ­ Tuyên truyền mọi người  cùng tham gia. Nhìn lại quá   ­ Kết luận, tuyên dương nhóm,  ­ Lắng nghe trình thực  cá nhân. hiện. ( 7 Phút) IV. ĐÁNH GIÁ HS trả lời các câu hỏi: 1. Thế nào là BĐKH? Nêu nguyên nhân, hậu quả của BĐKH? 2. Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế  BĐKH.? V. PHỤ LỤC 1. Các ý tưởng ban đầu. Sơ đồ tư duy. 3. Biến đổi khí hậu có  những biểu hiện gì? Thế nào là BĐKH? Nguyên nhân của  BĐKH BĐKH? Hậu quả của BĐKH. 2. Phiếu tổng hợp dữ liệu                              Câu hỏi 1 2 Thu thập thông tin 14
  15. 3. Biên bản thảo luận: Ngày Nội dung thảo luận Kết quả Dự an 2: ́   Đông Nam Á­ Thách thức trước Biến đổi khí hậu toàn  cầu I. MỤC TIÊU  1. Kiến thức: ­ Biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH ở Đông Nam Á. ­ Giải thích được tại sao BĐKH khiến Đông Nam Á phải quan tâm. ­ Biết được một số biện pháp cần thực hiện để đối phó lại BĐKH của khu  vực  Đông Nam Á ­ Liên hệ với Việt Nam trong Đông Nam Á trước thách thức của BĐKH. 2. Kĩ năng: ­ Thu thập và xử lí thông tin. ­ Bước đầu hình thành một số kĩ năng lập kế hoạch, giao tiếp, điều tra, phân  tích, tổng hợp và báo cáo… 3. Thái độ:  ­ Có ý thức chung tay góp sức mình vào việc bảo vệ môi và hạn chế BĐKH ở  Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: 15
  16. ­ Học theo dự án. ­ Quan sát, đàm thoại… 2. Phương tiện. ­ Máy chiếu. ­ Tư liệu: Tranh ảnh, vi deo một số thiên tai ở khu vực Đông Nam Á… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY­ HỌC 1. Vào bài Theo các chuyên gia trong những năm tới, Đông Nam Á sẽ là khu vực  chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH toàn cầu. Hiện nay ĐNA đang đứng  trước nhiều nguy cơ ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Chúng ta sẽ tìm hiểu  vấn đề này trong nội dung bài học hôm nay.  2. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Lập kế hoạch­ Thực hiện trong 1 tiết chính khóa. Lựa chọn  Giới thiệu chủ đề tìm hiểu  Nhắc lại tên chủ đề cần tìm  chủ đề “Đông Nam Á­ Thách thức  hiểu. ( 5 phút) trước BĐKH”. Bài này sẽ được  học theo phương pháp dự án. Xây dựng   ­ Tổ chức cho HS phát triển  ­ Trao đổi theo cặp, ghi nội  các tiểu   mạng ý tưởng. dung vào giấy A0 chủ đề. ­ Thảo luận cùng HS để lược  ­ Cùng GV thảo luận để lựa  ( 10 phút) bớt các ý kiến trùng nhau và  chọn nội dung thực hiện dự án. hình thành nhiệm vụ của dự án. Lập kế   ­ Cho HS nêu các nhiệm vụ cần  ­ HS nêu các nhiệm vụ của dự  hoạch   thực hiện của dự án án. thực hiện. (30 phút) ­ GV sử dụng sơ đồ tư duy nêu  các nhiệm vụ cần thực hiện. 16
  17. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nguyên nhân của BĐKH ở  Đông Nam Á. 2. Biểu hiện của BĐKH ở Đông   Nam Á. 3. Vì sao Đông Nam Á là khu  ­ Suy nghĩ và lựa chọn nhiệm  vực chịu ảnh hưởng mạnh của  vụ. BĐKH? ­ Ngồi theo nhóm, lắng nghe và  4. Các biện pháp cần thực hiện  cùng tham gia nhằm giảm bớt BĐKH ở Đông  Nam Á. ­ Cho HS lựa chọn nhiệm vụ  theo sở thích, hình thành các  ­ Thảo luận xây dựng nhiệm vụ   nhóm tìm hiểu các nhiệm vụ. của nhóm. + Nhóm 1: Nhiệm vụ 1 ­ Các nhóm trưởng báo cáo kế  + Nhóm 2: Nhiệm vụ 2. hoạch của nhóm. + Nhóm 3 Nhiệm vụ 3. ­ Các nhóm khác bổ sung, cùng  + Nhóm 4: Nhiệm vụ 4. tham gia góp ý kiến. ­ Hướng dẫn các nhóm ghi sổ  theo dõi và phân công nhiệm vụ  trong nhóm ­ Theo dõi và giúp đỡ HS ­ Hướng dẫn một số kĩ năng  thực hiện dự án: Giao tiếp, tìm  kiếm và xử lí thông tin, trình bày   báo cáo: có thể trình bày báo  cáo trên Powerpoint, trên giấy  17
  18. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ao… Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm ( Thực hiện trong thời gian 1 tuần ở nhà. GV giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm   hoàn thành chuẩn bị cho tiết học tuần sau báo cáo)  Thu thập  ­ Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.  Thực hiện theo kế hoạch; thông tin. Thu thập xử lí thông tin, xây dựng  ­ Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân  phiếu điều tra, kĩ năng giao  của BĐKH ở Đông Nam Á. tiếp… ­ Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện  của BĐKH ở Đông Nam Á. ­ Nhóm 3: Tìm hiểu vì sao Đông  Nam Á là khu vực chịu ảnh  hưởng mạnh của BĐKH? ­ Nhóm 4: Tìm hiểu các biện  pháp cần thực hiện nhằm giảm  bớt BĐKH ở Đông Nam Á. Tổng hợp  ­ Theo dõi, giúp đỡ HS xử lí thông  ­ Từng nhóm phân tích kết quả  thông tin và   tin, cách trình bày báo cáo của  thu  thập được từ các nguồn tài  hoàn thành  từng nhóm. liệu khác nhau.  báo cáo ­ Tổng hợp thông tin và thảo  luận, trao đổi về cách trình bày  sản phẩm ­ Xây dựng báo cáo ­ Có kế hoạch trình bày báo cáo. Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp ­ Thực hiện trong 1 tiết chính khóa Báo cáo  ­ Tổ chức cho các nhóm báo cáo  ­ Các nhóm báo cáo kết quả. Có  kết quả kết quả. thể bằng powerpoint, giấy A0. ( 35  phút) ­ Các nhóm tham gia phản hồi,  ­ GV lắng nghe, bao quát  lớp. góp ý kiến. ­ Cả lớp thống nhất các ý kiến và   ­ GV nhận xét bổ sung. đưa ra hoạt động nối tiếp của  dự án: 18
  19. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Việt Nam của chúng ta đang có   những biểu hiện gì của BĐKH. + Bản thân cần làm gì để cùng  chung tay bảo vệ môi trường,  hạn chế BĐKH ở Việt Nam nói  chung và Đông Nam Á nói riêng. ­ Tuyên truyền mọi người cùng  tham gia. Nhìn lại  ­ Kết luận, tuyên dương nhóm, cá  ­ Lắng nghe.  quá trình  nhân. thực hiện. ( 7 phút) IV. ĐÁNH GIÁ HS trả lời các câu hỏi: 1. Nêu nguyên nhân, hậu quả của BĐKH ở khu vực Đông Nam Á? 2. Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế BĐKH  ở Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng? V. PHỤ LỤC 1. Các ý tưởng ban đầu. Sơ đồ tư  duy Nguyên nhân  của BĐKH ở  ĐNA là gì? Vì sao ĐNA chịu  BĐKH ở Đông  BĐKH ở ĐNA có  ảnh hưởng mạnh  Nam Á. những biểu hiện  của BĐKH gì? ĐNA cần thực hiện  những biệp pháp gì để  19 giảm BĐKH?
  20. 2. Phiếu tổng hợp dữ liệu                       Câu hỏi  1 2 Thu thập thông tin 3. Biên bản thảo luận: Ngày Nội dung thảo luận Kết quả III. Đánh giá kết quả thực nghiệm giảng dạy 1. Mục đích của thực nghiệm giảng dạy  Đánh giá nhận thức của học sinh qua môn học ở các mức độ: ­  Điều tra mức độ  hứng thú của học sinh về môn Địa lý sau  thực hiện dự   án.  ­  Điều tra về mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn Địa lý sau thực   hiện dự án. ­ Đánh  giá kết quả nắm kiến thức của HS c ả 2 l ớp TN và ĐC.  2. Đối tượng thực hiện Trong quá trình thực hiện tôi đã tiến hành thực nghiệm tại tr ừơng  THPT Yên Định 1, chọn lớp 11A9 ti ến hành dạy thực nghiệm (L ớp TN) và  khảo sát đánh giá các câu hỏi tương đương ở lớp  đối chứng ( Lớp ĐC)  11A3 là lớp ban tự nhiên và lớp 11A10 là lớp cơ bản D, trong đó có một số  em theo khối C.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2